
SKKN Sử dụng phim tài liệu kết hợp với một số phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho học sinh phần lịch sử Việt Nam (1954-1975)
SKKN Sử dụng phim tài liệu kết hợp với một số phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho học sinh phần lịch sử Việt Nam (1954-1975)
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
§IỀU KIỆN – HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng
kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu
cầu cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ môn Lịch
sử nó gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em. Vì đối tượng của
lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “trực quan sinh động”,
cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử
liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính xác,
chân thực như nó đã tồn tại.
Chất lượng dạy học môn Lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số
lượng học sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít. Có nhiều phụ huynh và học
sinh coi môn Lịch sử là môn học “phụ”. Nhận thức của các em về lịch sử là sai
lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất
của các sự kiện và hiện tượng lịch sử.
Vậy phải làm gì để tạo hứng thú cho cho các em khi học môn Lịch sử? Đây
là vấn đề mà các giáo viên đang đứng trên bục giảng luôn quan tâm, tìm hướng
giải quyết. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy “gây hứng thú cho học sinh trong
giờ học Lịch sử” là một trong những yêu cầu thiết yếu, quan trọng hàng đầu trong
dạy học lịch sử, phát huy tính tích cực, chủ động, khơi dậy sự say mê, hứng thú
của học sinh đối với lịch sử, có nghĩa là đáp ứng được một trong những yêu cầu
của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Để phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đồng thời xuất phát từ thực
tế học tập của học sinh, từ thực tế đổi mới dạy học, trong phạm vi của sáng kiến
này tôi không có tham vọng nhiều, ngoài việc đưa ra ý kiến “Sử dụng phim tài
liệu lịch sử kết hợp với một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để
gây hứng thú cho HS học phần lịch sử Việt Nam (1954 – 1975)” nhằm trao
đổi với đồng nghiệp đôi chút kinh nghiệm được rút ra qua những năm giảng dạy
của bản thân. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề hay, hấp dẫn, với nhiều hứa hẹn,
nếu mỗi giáo viên biết sử dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ học
Lịch sử.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Việc sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong dạy học lịch sử không phải
2
là một vấn đề mới mẻ, từ trước đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng và
không ai phủ nhận vai trò to lớn của việc sử dụng các đoạn phim tài liệu ở mọi cấp
học, kể cả ở bậc đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này như thế
nào để có hiệu quả là một vấn đề không phải đơn giản. Hầu như các giáo viên
chiếu các đoạn phim tài liệu trong quá trình dạy học còn mang tính xem cho vui,
mang tính giải trí, giáo viên chưa biết chọn lọc các đoạn phim có thời lượng và nội
dung phù hợp để trình chiếu. Kết quả là học sinh cảm thấy nhàm chán, khô khan
với môn học. Từ đó đã tạo ra một thế hệ học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử,
nhiều học sinh học lịch sử chỉ mang tính đối phó, không có hứng thú trong quá
trình học, thậm chí không thể nhớ và hệ thống được kiến thức cơ bản của bộ môn.
Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, có vị trí quan trọng trong tiến
trình LS dân tộc, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về LS Việt Nam – thời
kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miển Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. Dạy LS Việt Nam giai đoạn này,
GV có thể khai thác và sử dụng nhiều đoạn phim tài liệu lịch sử, góp phần bổ sung
và cụ thể hóa kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phát triển toàn diện
HS, đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH của GV.
Đứng trước thực tế này, ngoài các phương pháp mà giáo viên vẫn sử dụng
khi dạy học tôi nhận thấy nếu như mình kết hợp tốt các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực đồng thời tìm tòi và lựa chọn những thước phim tài liệu lịch sử để
minh họa cho bài học thì sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh tạo cho các em
có sự say mê và yêu thích môn học hơn, giờ học sẽ gây được ấn tượng, hấp dẫn với
học sinh. Từ những băn khoăn, mong muốn thiết thực này, tôi đã nghiên cứu, tìm
tòi và đưa ra ý tưởng “Sử dụng phim tài liệu lịch sử kết hợp với một số
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho HS học phần
lịch sử Việt Nam (1954 – 1975)” trong chương trình Lịch sử lớp 9.
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Tính mới của sáng kiến
Tính mới của giải pháp: Đây là giải pháp mới, chưa trùng với các giải pháp
trước đó và lần đầu được áp dụng trong dạy học ở trường THCS
Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi để làm đề tài này tôi thấy rằng việc sử
dụng các loại phương tiện kĩ thuật trong DH nói chung(phim, tranh, ảnh, bản đồ,
sơ đồ, lược đồ…), sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử nói riêng đã được
nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và các giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử quan tâm
3
ở những khía cạnh khác nhau. Điểm chung là đều khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự
cần thiết phải sử dụng phim tài liệu trong DHLS – một biện pháp quan trọng để đổi
mới PP và nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, các tài liệu chưa cụ thể hóa
hình thức, phương pháp sử dụng phim tài liệu lịch sử trong DHLS Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ở lớp 9. Vì vậy, thực hiện đề tài này, tôi nhằm:
– Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phim tài liệu lịch sử
trong DHLS.
– Khai thác, chọn lọc các đoạn phim tài liệu lịch sử từ nhiều nguồn khác
nhau, trên cơ sở ấy tìm hiểu và viết nội dung của chúng phục vụ việc dạy – học
LSVN giai đoạn 1954 – 1975 cho HS lớp 9.
– Đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả các đoạn phim tài liệu lịch sử
trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975) .
2.2. Các giải pháp cụ thể:
2.2.1. Danh mục các đoạn phim tài liệu lịch sử có thể và cần khai thác,
sử dụng trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975).
Việc khai thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong DHLS Việt
Nam (1954 – 1975) phải đảm bảo những yêu cầu về tính giáo dục, tính khoa học và
tính vừa sức. Căn cứ vào nội dung LS Việt Nam (1954 – 1975) và các nguồn phim
tài liệu lịch sử, tôi xin đề xuất danh mục các đoạn phim tài liệu lịch sử áp dụng cho
từng bài, từng mục như sau (có một số đoạn phim sưu tầm về có thời lượng hơi
dài, tôi đã cắt bớt để phù hợp với bài học) :
Bài học | Tên đoạn phim | Thời lượng | Dùng để dạy nội dung |
Bài 28: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn | – Quân đội Việt Minh vào tiếp quản thủ đô Hà Nội 1954 | 01:27 | I- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – ne – vơ 1954 |
4
ở miền Nam (1954- 1965) | – Chủ tịch HCM khóc và xin lỗi nhân dân sau cải cách ruộng đất | 01:11 | II – 1. Hoàn thành cải cách ruộng đất |
– Ách thống trị của Mỹ – Diệm ở miền Nam | 03:38 | III – 1. Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng | |
– Diễn biến phong trào Đồng Khởi | 01:44 | III – 2. Phong trào Đồng Khởi | |
– Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3 | 01:59 | IV-1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng |
5
Xoay xung quanh nội dung phần V có nhiều đoạn phim tư liệu, giáo viên lựa chọn các đoạn phim phù hợp với mục đích dạy học của mình: – Trực thăng vận và thiết xa vận quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam – Ấp chiến lược, biểu tượng của nền dân chủ VNCH – Chiến thắng Ấp Bắc | 01:44 01:28 01:17 | V- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961 -1965) |
6
– Chiến tranh đặc biệt 1961 – Phật giáo biểu tình phản đối tổng thống Ngô Đình Diệm | 03:47 03:05 | ||
Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước | Chiến tranh cục bộ( đoạn phim tài liệu này giao viên có thể sủ dụng nhiều mục đích dạy học khác nhau) | 04:40 | I- Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ |
7
Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam | 02:01 | I-2. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ |
– Nhìn lại sự kiện “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – Chiến tranh đánh phá miền Bắc lần 1: âm mưu và thủ đoạn của Mỹ | 01:45 03:48 | II – 1. Mỹ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (giáo viên lựa chọn một trong hai phim tài liệu này để phù hợp với mục đích dạy học của mình ) |
8
Mùa hè đỏ lửa 1972 | 04: 11 | 3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 |
– Ký ức kinh hoàng ngày không quân Mỹ định xơi tái Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không 1972 | 02:32 03:45 | IV – 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương( Ở phần này có 3 đoạn phim tư liệu liên quan đến nội dung bài học, giáo viên lựa chọn một trong ba đoạn phim này để phù hợp với mục đích dạy học của mình) |
9
– Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ | 02:08 | |
Hiệp định Pari | 02:32 | V- Hiệp định Pa – ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam |
– Lịch trình giải phóng miền Nam | 03:45 | III – Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc |
10
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy, các đoạn phim tài liệu lịch sử trong
DHLS Việt Nam 9 (1954 – 1975) rất phong phú và sinh động. Sử dụng các đoạn
phim tài liệu lịch sử trên trong DH LSVN giai đoạn này sẽ giúp HS tái hiện lại bức
tranh LS sinh động, hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc và thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thống nhất đất nước. Căn cứ vào thời gian, thời lượng đoạn phim, nội dung
kiến thức và điều kiện từng trường, GV cần khai thác và sử dụng hiệu quả những
đoạn phim này.
2.2.2. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng các đoạn phim tài
liệu lịch sử học trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975).
Phim tài liệu lịch sử là một nguồn tài liệu quí giá, mang tính chân thực,
khách quan, khoa học. Những đoạn phim tài liệu lịch sử có tác dụng rất lớn trong
DHLS, không chỉ bồi dưỡng kiến thức cho HS mà còn góp phần tạo hứng thú, rèn
luyện kĩ năng học tập cho các em, từ đó nâng cao hiệu quả bài học. Song, khi lựa
chọn các đoạn phim tài liệu lịch sử để DHLS nói chung, phần LS Việt Nam (1954
– Chiến dịch Huế – Đà Nẵng – Chiến dịch Hồ Chí Minh | 02:08 03:43 |
11
– 1975) nói riêng, GV cần lưu ý một số yêu cầu cơ bản mang tính phương pháp
luận sau:
– Thứ nhất GV phải căn cứ vào nội dung kiến thức bài học để lựa chọn các
đoạn phim tài liệu lịch sử phù hợp.
Nếu GV không căn cứ vào nội dung kiến thức cơ bản của SGK, khó tránh
được việc lựa chọn không thích hợp với nội dung bài học, dẫn đến việc sử dụng
phim tài liệu mang tính mua vui. Mỗi đoạn phim tài liệu lịch sử có thời lượng
thường kéo dài, khối lượng thông tin đa dạng, phong phú, trong khi thời lượng của
một tiết dạy chỉ có 45 phút. Vì thế, phải lựa chọn những đoạn phim phù hợp với
nội dung bài học, lượng thông tin vừa đủ, không quá nhiều vì sẽ làm loãng trọng
tâm bài học hoặc tập trung quá nhiều thời gian của HS vào xem phim, làm mất sự
đi sự tập trung, chú ý của HS vào nội dung bài giảng (mỗi bài học không nên lặp
lại nhiều lần cùng một đoạn phim, thời lượng của mỗi đoạn phim chỉ nên từ 1 đến
4 phút).
– Thứ hai, khi sử dụng các đoạn phim tài liệu phải phản ánh chính xác sự
kiện, hiện tượng, nhân vật, địa điểm, thời gian, không gian. Vì thế, khi lựa chọn
các đoạn phim tài liệu lịch sử, GV phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của những
đoạn phim. Qua đó, HS nắm được các sự kiện LS, góp phần giúp các em khắc
phục tình trạng “hiện đại hóa” LS.
– GV cần chọn lọc những đoạn phim tài liệu phù hợp, ngắn gọn, có tính thực
tiễn, có tính giáo dục và phù hợp với kiến thức trong SGK. Hoặc, khi giới thiệu
hướng dẫn HS khai thác và tìm kiếm các đoạn phim tài liệu trên mạng Internet hỗ
trợ cho việc học tập LS, GV phải cung cấp cho các em địa chỉ đáng tin cậy, định
hướng theo nội dung và giai đoạn LS.
– Thứ ba, Khi sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử, GV không nên lựa chọn
những đoạn phim tài liệu quá dài hoặc quá ngắn nên lựa chọn những đoạn phim có
điểm nhấn, để tạo điều kiện thuận lợi cho HS chủ động theo dõi và ghi nhớ được
những thông tin cần thiết liên quan đến các câu hỏi, nội dung bài học
– Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi ứng dụng CNTT trong DH nói
chung, khai thác và sử dụng phim tài liệu lịch sử nói riêng, GV phải làm chủ các
phương tiện kĩ thuật DH hiện đại như máy chiếu, máy tính; kĩ năng khai thác thông
tin và giao tiếp trên Internet, sử dụng các phần mềm DH,…
– Một yêu cầu quan trọng liên quan tới yếu tố kĩ thuật khi sử dụng phim tài
liệu khoa học trong DHLS là GV phải nắm vững “nguyên tắc 3D”: đúng lúc, đúng
chỗ và đúng độ.
12
– Bên cạnh những đoạn phim tài liệu LS chính thống, có sẵn, GV cần học
cách xây dựng, thiết kế các đoạn phim tài liệu phục vụ cho bài giảng dựa trên các
đoạn phim tài liệu có sẵn hoặc hình ảnh nhằm phù hợp với nội dung và thời gian
tiết dạy. Để làm được việc này, GV phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ
trợ cắt ghép phim: Ở đây tôi đang sử dụng phần mềm cắt phim Fomat Factory, rất
dễ sử dụng.
2.2.3. Một số sáng kiến gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử
Việt Nam 9 giai đoạn 1954 – 1975 bằng các đoạn phim tài liệu lịch sử.
2.2.3.1. Sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động có ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học. Nó
sẽ tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên. Nó giúp
học sinh ôn tập củng cố lại nội dung của bài cũ đồng thời là sự chuẩn bị cho bài
học mới. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt
động khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học.
Hiện nay rất nhiều giáo viên đưa ra nhiều ý tưởng cho phần hoạt động khởi
động như : tổ chức các trò chơi : Ai là ai, đuổi hình bắt chữ, Ai là triệu phú…Các
trò chơi này sẽ mang lại cho không khí của lớp sôi động hơn nhưng lại không cung
cấp được nhiều kiến thức cho học sinh.
Thực tiễn việc dạy – học môn LS đã chứng minh rằng, nếu quá trình học tập
của HS được bắt đầu bằng những biểu tượng, hình ảnh sẽ giúp các em ghi nhớ kiến
thức lâu hơn, vững chắc hơn. Do đó, sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử để đưa
vào phần hoạt động khởi động là một hướng đi đúng đắn, góp phần tích cực vào
quá trình đổi mới PPDH.
Muốn nâng cao hoạt động khởi động bằng các đoạn phim tài liệu lịch sử,
GV nên sử dụng câu hỏi tự luận kèm theo trình chiếu đoạn phim. GV có thể tắt
tiếng của đoạn phim và yêu cầu HS thuyết minh lại nội dung của đoạn phim đó.
GV có thể sử dụng các đoạn phim tài liệu để tiến hành phần khởi động theo 3 cách:
Cách 1: Sử dụng đoạn phim tài liệu khoa học để nêu câu hỏi kiểm tra kiến
thức cũ.
Ví dụ, dạy bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965 –
1973) để kiểm tra bài cũ, giáo viên chiếu đoạn phim tài liệu “chiến lược chiến
tranh đặc biệt”. Đây là đoạn phim mặc dù thời lượng ít nhưng đã khái quát rất đầy
đủ về âm mưu thủ đoạn của Mỹ và những thắng lợi tiêu bi
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education