dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

25 LỜI DẠY TRÁNH KHẨU NGHIỆP

25 LỜI DẠY VỀ VIỆC ĂN NÓI ĐỂ TRÁNH KHẨU NGHIỆP

25 LỜI DẠY TRÁNH KHẨU NGHIỆP

Khẩu nghiệp là gì?

Trong Phật giáo, khẩu nghiệp là tội nặng nhất để lại nhiều quả báo trong cuộc sống. Ảnh hướng rất lớn đến các mối quan hệ trong cuộc sống như tình yêu, công việc, gia đình và bạn bè. Chỉ cần 1 lời nói khẩu nghiệp có thể làm tổn thương người bên cạnh. Thậm chí lời nói khẩu nghiệp để lại những cái kết buồn khiến bạn của hối hận về sau.

Những vết thương trên cơ thể, thân xác dù có nặng, sâu đến mấy thì thời gian sẽ lành và khỏi hẳn. Còn lời nói xúc phạm, tổn thương đối phương mãi không bao giờ mờ nhạt và xóa bỏ được.

Vì vậy trong giao tiếp, bạn hãy cẩn thận, lựa lời mà nói. Tránh buông lời tổn thương người khác, bởi khẩu nghiệp là tội rất nghiệp. Việc tránh tạo khẩu nghiệp là cách tốt nhất để bạn sở hữu một cuộc sống bình yên, an vui và hạnh phúc, ý nghĩa.

Làm gì để tránh khẩu nghiệp?

Để tránh tạo khẩu nghiệp trong giao tiếp, khi nói chuyện với người khác cần chú ý một vài điều dưới đây:

  • Khi trò chuyện với người khác, hãy cẩn thận và lựa lời mà nói. Tránh nói xấu, chê bây người khác.
  • Thấy chuyện bất bình, không vừa mắt nên giữ im lặng, chuyện của ai nấy biết. Không nên buông lời cay đắng như chuyện đúng rồi.
  • Gặp chuyện bực mình, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo. Không nên lớn tiếng, cãi nhau.
  • Khi gặp chuyện buồn, chuyện khó khăn. Không nên than vãn, oán trách số phận. Thay vào đó hãy bình tĩnh và tìm cách giải quyết tích cực nhất.
  • Trong tình cảm hôn nhân, dù lớn hay nhỏ vợ chồng nên ngồi lại bàn tính thương lượng với nhau. Không nên gây cãi đánh nhau, gây mất hòa khí trong gia đình.
  • Đặc biệt chuyện của người khác, đừng nên xen vào như chuyện đúng rồi. Thay vào đó hãy khuyên giải, tìm cách giải hòa. Đừng bao giờ thêm dầu vào lửa nhé.

Khẩu nghiệp vốn từ miệng mà ra, vì thế hãy lựa lời mà nói, tránh gây hiểu nhầm, mất hòa khí trong các mối quan hệ. Dưới đây là 4 điều nên tránh tụ nghiệp vành môi.

  • Không nói dối. Trong cuộc sống như tình cảm, công việc,… bạn luôn thật thà và ngay thẳng. Dù là việc nhỏ nhất cũng phải thật lòng. Một khi đã nói dối thì sẽ có lần 2, bởi nói dối lần 2 là cách để che giấu cho điều nói dối lần 1. Tệ hơn là nói dối lâu dần theo thời gian sẽ trở thành một thói quen. Đặc biệt việc nói dối sẽ khiến mọi người không còn tin tưởng mình nữa. Dù bạn thay đổi nói thật lòng vẫn không ai tin.
  • Không thêu dệt vấn đề. Tốt nhất bạn không nên nói thêm sự thật vấn đề nào đó trong cuộc sống. Có sao nói vậy, đừng bao giờ truyền đạt vấn đề đến người khác mà phóng to phóng đại câu chuyện thực tế.
  • Không nói hai chiều. Người nói 2 lời, 2 chiều thường không đáng tin cậy, là người thích buông nhịn người khác. Gặp người này nói xấu người kia và ngược lại. Mọi chuyện trên đời việc gì cũng có thể nói được. Đặc biệt gió thổi bên nào thay xuôi bên đó.
  • Không nói lời ác, lời thô tục. Trong giao tiếp, tránh nói lời thô tục, chửi mắng người khác. Thường tâm không tốt sẽ buông lời rất khó nghe. Thậm chí còn cho ra những hành động kém văn minh, rất khó coi.

25 LỜI DẠY VỀ VIỆC ĂN NÓI ĐỂ TRÁNH “KHẨU NGHIỆP”

  1. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
  2. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh.
  3. Nếu ta không thích người khác nói lời thô ác với mình, thì người khác cũng như thế. Vậy tại sao ta lại nhục mạ họ?
  4. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan.
  5. Lời nói có sức mạnh vừa phá hủy, vừa hàn gắn. Khi lời nói vừa chân thành, vừa hòa ái, chúng có thể thay đổi cả thế giới.
  6. Làm việc gì cũng cần phải để cho mình một đường lui. Người độ lượng rộng rãi có thể bao dung người khác. Không nên làm gì, nói gì cũng làm đến tận tuyệt, cùng cực.
  7. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.
  8. Người khôn ngoan có tính kỷ luật về thân, khẩu, ý. Họ thực sự kiểm soát rất tốt những điều đó.
  9. Hứa hẹn là một loại chấp niệm, cả đời đa tình, là phúc hay họa đều khiến đôi bên đau khổ.
  10. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
  11. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
  12. Im lặng là một câu trả lời hay nhất.
  13. Nói chuyện phô trương: cái bản thân có, người khác không hưởng nhờ, cái bản thân có, không biết chừng người khác còn có cái tốt hơn.
  14. Nói chuyện nặng nề: nhân sinh nhiều muộn phiền, ai cũng muốn nhẹ nhõm, đừng khiến ai cảm thấy gánh nặng vì lời nói của mình. Không nói được lời hay, hãy lấy im lặng là vàng.
  15. Đánh giá học vấn: kiến thức mênh mông như biển mà hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước, sao tự nhận mình là biết hết mà đánh giá người khác.
  16. Đánh giá gia đình: gia đình với ai cũng thiêng liêng như nhau, tôn trọng gia đình người khác cũng như tôn trọng gia đình mình.
  17. Đánh giá đức hạnh: mỗi người có những phẩm chất riêng, là tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn hãy để tự mỗi người cảm nhận.
  18. Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
  19. Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.
  20. Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.
  21. Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ không liên quan gì đến bạn.
  22. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ bạn mà có lẽ chính là bạn đang nợ họ, và giờ đến lúc bạn phải trả cái nợ đó.
  23. Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó mà bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân.
  24. Việc của người khác, nên cẩn thận khi nói.
  25. Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay