dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Các định dạng file nhạc thông dụng MP3, FLAC, WAV v.v…

Các định dạng file nhạc thông dụng

Trước khi sở hữu một dàn âm thanh nghe nhạc, xem phim thì bạn cần biết về các định dạng file nhạc thông dụng cũng như thiết bị bạn định mua hỗ trợ các loại file nào.

Các định dạng file nhạc thông dụng MP3, FLAC, WAV v.v…

Các định dạng file nhạc thông dụng

Trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua các định dạng file nhạc thông dụng nhất hiện nay và những gì chúng có thể cung cấp cho bạn:

  • File MP3. MP3 là cụm từ viết tắt của MPEG-1 audio Player 3 hay Motion Pictures Expert Group 1 Layer 3, là một định dạng âm thanh kỹ thuật số được tạo ra bằng cách nén dữ liệu. Trong quá trình nén, các dãy âm thừa, dãy âm quá cao hay quá thấp đều sẽ bị loại bỏ. Do đó, file MP3 có đặc điểm là rất nhẹ, dễ dàng chia sẻ, tải về nhưng chất lượng âm thanh sẽ bị giảm đi nhiều so với âm từ CD hay phòng thu. Các file nhạc đuôi .mp3 là loại file âm thanh phổ biến nhất hiện nay, có thể dễ dàng tìm kiếm miễn phí trên mạng internet.
  • AAC: Đây không phải là định dạng Hi-Res, được phát triển bởi Apple và để thay thế cho MP3. AAC vẫn là nhạc nén và lossy nhưng sở hữu chất lượng tốt hơn chút đỉnh so với MP3, có thể được tải về từ iTunes hay stream qua Apple Music.
  • File WMA. Tương tự như MP3, WMA là một định dạng âm thanh được tạo ra bằng cách nén và mất đi một phần dữ liệu. WMA là viết tắt của Windows Media Audio được phát triển bởi hãng Microsoft, được xem là đối thủ cạnh tranh của MP3. File WMA có dung lượng thậm chí còn nhẹ hơn MP3 (có thể chỉ bằng một nửa) mà chất lượng thì không hề thua kém.
  • File WAV. WAV là viết tắt của Waveform Audio File Format, một định dạng âm thanh được phát triển bởi Microsoft và IBM. Nếu như WAM và MP3 là những đuôi file âm thanh đã trải qua quá trình nén và mất dữ liệu, thì WAM là một dạng file âm thanh gốc, không nén. Và do đó, file WAV có chất lượng âm thanh tốt (tương đương nhạc CD) nhưng khá nặng do dung lượng lớn.
  • File FLAC. FLAC là viết tắt của Free Lossless Audio Codec là một định dạng dùng để nén các dữ liệu âm thanh nhưng không làm mất đi tín hiệu nào. File âm thanh FLAC được giữ lại chất lượng âm tốt, nhưng đã nhẹ đi đáng kể (dung lượng chỉ nhẹ bằng một nửa WAV). Do đặc điểm chất lượng âm cao mà lại không quá nặng, FLAC vừa thích hợp cho việc nghe nhạc hằng ngày mà cũng thuận tiện cho lưu trữ, nên được nhiều người dùng ưa chuộng.
  • File OGG. OGG là một file âm thanh nén sử dụng chuẩn nén Ogg Vorbis miễn phí tương tự chuẩn MP3 nhưng cho chất lượng tốt hơn với kích cỡ file tương đương. File OGG được người dùng đánh giá là nhỉnh hơn so với file MP3, chất âm tốt hơn mặc dù cùng phương pháp nén và dung lượng gần bằng nhau.
  • File AIFF. AIFF là các file âm thanh chất lượng cao dùng để lưu trữ âm thanh CD. Nó có dung lượng tương đương với file . WAV và thường được dùng trong chép đĩa CD. Đối với máy tính hệ điều hành Windows các file AIFF thường có phần đuôi .AIF.
  • File ALAC. ALAC còn gọi là M4A là viết tắt của Apple lossless audio code. Đây là một file nhạc chất lượng cao, được tạo ra bởi phương pháp nén bảo toàn dữ liệu của Apple. Đặc điểm của file ALAC tương tự như file FLAC nhưng không phổ biến bằng.
  • File AMR. AMR là định dạng âm thanh được sử dụng phổ biến trong các thiết bị âm thanh như: điện thoại, máy nghe nhạc. Định dạng này tối ưu hóa để giải mã giọng nói, được áp dụng cho việc đàm thoại trên điện thoại. Vào tháng 10/1998 AMR được sử dụng làm codec nói tiêu chuẩn của 3GPP và vẫn đang còn được sử dụng phổ biến trong mạng GSM và UMTS hiện nay.
  • File MIDI. MIDI (Musical Instrument Digital Interface) bao gồm tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng các bộ gõ và cả tiếng hát tồn tại dưới dạng sóng âm thanh hình SIN. MIDI dùng để trao đổi thông tin biểu diễn giữa các nhạc cụ điện tử hoặc giữa các nhạc cụ điện tử với máy tính. Nhạc MIDI dùng kỹ thuật số (Digital) để lưu lại âm thanh và được mã hóa dưới dạng nhị phân bao gồm các con số 0 và 1. Hơn nữa, do chỉ ghi lại bản nhạc mà file MIDI có dung lượng rất nhỏ nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, Keyboard, guitar điện, kèn saxophone.
  • File WMA9. WMA9 (Window Media Audio) được xem là đối thủ cạnh tranh với MP3, ACC do Microsoft phát triển. Đây là chuẩn nén âm thanh với bit rate thấp hơn một nửa nhưng chất lượng tương đương với MP3.
  • File AAC+. ACC+ là chuẩn âm thanh được nâng cấp từ ACC giúp duy trì chất lượng âm thanh tốt hơn với tốc độ bit nhị phân thấp. ACC+ được tạo nên nhờ sự kết hợp của 2 công nghệ mã hóa là: Advanced Audio Coding (AAC), Spectral Band Replication (SBR).
  • File AAC++. ACC++ là định dạng âm thanh hiệu suất cao được cải tiến từ định dạng AAC+ với việc được bổ sung thêm công nghệ mã hóa Parametric Stereo (PS) giúp mở rộng việc phân phối các tín hiệu âm thanh đa kênh, nhờ thế mà âm thanh codec được tăng hiệu suất một cách đáng kể.
  • File eAAC+. eAAC+ sử dụng cho âm thanh stereo tín hiệu hỗ trợ công nghệ Parametric Stereo (PS) và công nghệ nén tiên tiến hơn so với MP3 giúp người dùng có được một chất lượng âm thanh tương tự từ một tập tin nhỏ hơn nhiều.
  • File AC3. AC3 (Audio Coding 3) được sử dụng hầu hết trên các đĩa DVD giúp mở rộng hệ thống âm thanh vòm. AC3 được tạo ra để tăng độ trung thực so với định dạng trước đó về tiêu chuẩn âm thanh vòm. AC3 cho phép số hóa (coding) âm thanh với tần số thấp hơn (lower sample rate) nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng âm thanh. Hiện nay, AC3 được ứng dụng khá phổ biến trong âm thanh máy tính cũng như trong hầu hết các điện thoại di dộng như nhạc chuông, âm báo cũng được định dạng AC3.
  • DSD: Đây là định dạng Hi-Res 1-bit được dùng trong Super Audio-CD, sở hữu chất lượng 2.8MHz, 5.6MHz và 11.2MHz. Do chất lượng quá cao như vậy nên hiện tại nó không được sử dụng cho nhu cầu streaming.
  • MQA: Đây là định dạng Hi-Res được nén lossless để dành cho nhu cầu stream qua mạng. Tidal Masters hiện đang sử dụng định dạng này cho dịch vụ của mình.
  • WMA Lossless: Định dạng Hi-Res được giới thiệu bởi Microsoft, viết tắt từ Windows Media Audio. Hiện không ai sử dụng nó nữa và các smartphone hay tablet đời mới đang bắt đầu ngừng hỗ trợ nó.

Nhạc nén và không nén: Có gì khác nhau?

Các định dạng file nhạc thông dụng MP3, FLAC, WAV v.v...

Nhạc nén nói chung là sẽ bị giảm chất lượng âm thanh, tuy nhiên còn tùy theo codec nén nhạc cũng như cách điều chỉnh các thông số khi nén. Nếu không có thuật toán nén nào được sử dụng, chất lượng âm thanh của bài nhạc sẽ đỡ mất, nhưng sẽ tốn nhiều dung lượng lưu trữ hơn, và ngược lại.

WAV, AIFF và FLAC

WAV và AIFF vẫn là định dạng không nén được nhiều người biết đến, phát triển dựa trên kỹ thuật PCM được dùng để lưu trữ trực tiếp thông tin nhạc mà không thay đổi gì. WAV và AIFF khác nhau có chăng chỉ là ở cấu trúc lưu trữ thông tin mà thôi, còn về công nghệ thì hầu như tương tự. Chúng có thể được dùng để lưu trữ nhạc với chất lượng CD và cao hơn.

Như nói trên, ưu điểm của AIFF là có thông tin metadata còn WAV thì không. Cả 2 định dạng này đều có kích thước file lớn và tốn nhiều dung lượng lưu trữ.

ALAC, FLAC và WMA

FLAC, hay Free Lossless Audio Codec, như tên gọi của nó là định dạng nhạc miễn phí và có chất lượng tốt, sở hữu kích thước chỉ bằng khoảng 1 nửa so với WAV hay AIFF. FLAC có thể cung cấp chất lượng lên đến 96kHz/32-bit, hơn cả CD.

ALAC cũng là định dạng lossless nhưng tương thích với thiết bị iOS và iTunes, đồng thời có kích thước lớn hơn FLAC chút đỉnh. WMA thì hiện không còn thông dụng nữa.

AAC và MP3

Có 1 điều chắc chắn là ai cũng biết đến MP3. Nó cực kỳ thông dụng và có mặt ở bất cứ đâu, và thường thì khi muốn tải nhạc người ta sẽ nghĩ đến nó đầu tiên. MP3 có chất lượng âm thanh từ thấp đến trung bình, tuy không quá quan trọng với người dùng tầm trung nhưng sẽ làm dân audiophile khó chịu. MP3 có kích thước lưu trữ chỉ bằng 1/10 so với file lossless chất lượng CD, đó là vì 1 số thông tin âm thanh sẽ được loại bỏ khi nén file thành MP3.

Bitrate của file MP3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh khi bạn nghe nhạc. MP3 128kbps sẽ có chất lượng thấp, mất đi nhiều chi tiết hơn so với MP3 320kbps. Nhìn chung MP3 chỉ phù hợp với trước đây do dung lượng lưu trữ của thiết bị chưa cao và còn đắt đỏ. Hiện nay ổ cứng hay thẻ nhớ đã rẻ hơn rất nhiều, đi kèm cùng các thiết bị di động đời mới có bộ nhớ trong cao hơn, khiến khái niệm “lưu trữ tiết kiệm” không còn là vấn đề đáng quan tâm quá nhiều nữa.

AAC (Advanced Audio Coding) cũng là định dạng lossy giống MP3 nhưng cho chất lượng âm thanh cao hơn 1 chút. Định dạng này được dùng cho các file tải về của iTunes, stream Apple Music (256kbps) và YouTube.

Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng các định dạng lossy, cần hiểu rằng tuy bitrate càng cao sẽ cho chất lượng âm thanh càng tốt nhưng điều này còn phụ thuộc vào codec nén nhạc nữa. Ví dụ cùng ở 1 mức bitrate, MP3 sẽ cho chất lượng âm thanh thấp hơn 1 chút so với AAC hay OGG, đó là vì codec MP3 có hiệu năng nén không tốt bằng các codec còn lại.

Hi-Res Audio?

Không như định dạng hình ảnh HD Video với tiêu chuẩn giống nhau, Hi-Res Audio thật muôn hình vạn trạng. Để đơn giản hóa vấn đề này, Hi-Res Audio có thể được hiểu nôm na là các định dạng file có bitrate và bit-depth cao hơn CD, vốn chỉ dừng lại ở 44.1kHz/16-bit. Định dạng Hi-Res Audio thì có thể lên đến 96kHz/16-bit hay 192kHz/24-bit. Thông số này càng cao thì chất lượng nhạc mà bạn nghe được càng chi tiết và trung thực, bù lại dung lượng lưu trữ cũng tăng lên.

Hiện nay các hãng phần cứng đang ngày càng hỗ trợ chơi các định dạng Hi-Res nhiều hơn, dễ thấy nhất là trong những chiếc smartphone hay máy nghe nhạc đời mới.

Định dạng nhạc nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn?

Định dạng nhạc mà bạn chọn sẽ cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đòi hỏi chất lượng mà bạn đề ra. Lấy ví dụ với MP3 chẳng hạn, nó có thể được chép vào và nghe với bất cứ thiết bị nào. Bạn chỉ cần lưu ý rằng MP3 bị hạn chế về chất lượng âm thanh để bù lại cho dung lượng lưu trữ, nên là nếu ưu tiên nghe nhiều nhạc, bộ nhớ trong của điện thoại có hạn vì phải lưu phim, ảnh thì nên down mp3 nghe là khỏe nhất.

Bắt đầu làm quen và sử dụng các định dạng lossless như FLAC sẽ là 1 khởi đầu tốt để nâng cao trải nghiệm nghe nhạc cho bạn. Thuật toán nén file FLAC cân bằng tốt giữa mức nén và chất lượng âm thanh, giúp bạn nghe nhạc hay hơn mà không tốn quá nhiều dung lượng lưu trữ, ít ra là so với WAV hay IAFF.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay