dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

GMO LÀ GÌ? THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE TỐT HAY XẤU?

GMO LÀ GÌ? THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE TỐT HAY XẤU?

GMO là gì?

GMO là viết tắt của Genetically Modified Organism là sinh vật biến đổi Gen. Tức là các sinh vật (thực vật, động vật) có DNA bị thay đổi một cách không tự nhiên (như giao phối hay thụ phấn tự nhiên).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Theo Wiki thì Sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh: Genetically Modified Organism) là một sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên. Ví dụ quá trình lai xa giữa cỏ dại với cây trồng biến đổi gen có cùng họ hàng có thể tạo ra loài cỏ dại mang gen biến đổi.

Công nghệ biến đổi gen cho phép những gen riêng lẻ được chuyển từ sinh vật này sang sinh vật khác, cả giữa những loài không liên quan đến nhau.

GMO LÀ GÌ? THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENE TỐT HAY XẤU?

Tên khác của công nghệ biến đổi gen là modern biotechnology, gene technology, recombinant DNA technology (công nghệ tái tổ hợp DNA), genetic engineering (chế tạo gen).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Sinh vật biến đổi gene có nhiều loại khác nhau. Nó có thể là các dòng lúa mỳ thương mại có gen bị biến đổi do tia điện từ (tia X) hoặc tia phóng xạ từ những năm 1950. Nó cũng có thể là các động vật thí nghiệm chuyển gen như chuột bạch hoặc là các loại vi sinh vật bị biến đổi cho mục đích nghiên cứu di truyền. Tuy nhiên, khi nói đến GMO người ta thường đề cập đến các cơ thể sinh vật mang các gen của một loài khác để tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên.

Việc ứng dụng sinh vật biến đổi gen di truyền thường phục vụ cho mục đích kinh tế khoa học. Sửa đổi di truyền là đặc trưng của một sự thay đổi vị trí trong các kiểu gen của một sinh vật, trái ngược với sự ngẫu nhiên, hay đặc trưng của tự nhiên và nhân tạo đột biến theo quy trình.

Vì sao có thực phẩm biến đổi gen?

Thực phẩm biến đổi gen phát triển và được quảng cáo bởi các nhà sản xuất là:

  • Tăng năng suất, tạo ra sản phẩm rẻ;
  • Nhiều ích lợi hơn (khả năng chịu đựng hay giá trị dinh dưỡng cao hơn).
  • Nhiều thức ăn có dinh dưỡng hơn: bằng cách cho thêm vào đoạn gen phụ trách dinh dưỡng, như cho vitamin A vào giống “Gạo Vàng”;
  • Động vật sản xuất nhiều hơn: ví dụ như chèn thêm gen để sản xuất thêm sữa cho bò;
  • Có thể làm giảm tác động của ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tới môi trường như cần ít thuốc trừ sâu hơn, ít chất hóa học độc hại hơn; tái sử dụng vùng đất kém màu mỡ với những giống cây chịu được hạn hán hay đất quá mặn.
  • Thời hạn sử dụng dài hơn: thực phẩm BDG bị hỏng sau thời gian dài hơn bình thường.

Hạt giống BDG chống sâu hại được tạo ra bằng cách kết hợp mã gen dành cho sản xuất độc tố từ vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis). Độc tố này hiện nay được sử dụng như thuốc diệt côn trùng thông thường, và nó an toàncho con người sử dụng. Những hạt này tạo ra độc tố như đã nói, và do đó sử dụng ít lượng thuốc trừ sâu hơn trong vài trường hợp cụ thể, như khi có quá nhiều sâu hại.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Thực phẩm biến đổi gen tốt hay xấu?

Các tác hại và lợi ích của thực phẩm biến đổi gen hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ về những tác hại của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Cũng chưa có chứng cứ khoa học để cho rằng thực phẩm biến đổi gen làm giảm giá trị dinh dưỡng, hay giảm chất lượng thực phẩm.

Tuy nhiên, thực phẩm biến đổi gen có thể gây tác động xấu đến môi trường vì phải tăng thuốc trừ sâu, và nguy cơ chuyển gen từ cây quả sang các loài cỏ dại. Ngoài ra, người ta còn quan tâm đến vấn đề đạo đức khi công nghệ thực phẩm biến đổi gen nằm trong tay của các công ty thương mại đa quốc gia.

Mời bạn xem thêm về thực phẩm biến đổi gen trong video sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Kết quả của nhiều nhóm nghiên cứu độc lập về độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen trên thế giới và được công bố ở một số tạp chí khoa học có giá trị cũng như các tổ chức quốc tế như WHO và FAO cũng cho biết, lịch sử dùng thực phẩm biến đổi gen của toàn thế giới cho đến nay khoảng 20 năm chưa thấy có báo cáo nào nói đến hiện tượng ngộ độc, gây quái thai, dị tật, gây ung thư hay bất kỳ tác dụng có hại nào trên người sử dụng.

Tuy vậy, các nhà khoa học cũng nhận định, thực phẩm được chế biến từ các cây trồng biến đổi gen GMO, cũng có thể dẫn đến những rủi ro như gây dị ứng hoặc gây nên tình trạng lờn thuốc ở người tiêu dùng, kích hoạt các gen không mong muốn làm rối loạn quá trình chuyển hóa.

Các vấn đề chính liên quan đến Sức khỏe con người

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Dị ứng
  • Di chuyển gen. Lo ngại: Gen từ TP BDG có thể chuyển sang tế bào cơ thể và gây ra tác động đến sức khỏe họ. Điều này khá là có thể NẾU người phát triển GMOs sử dụng gen chống Kháng sinh khi tạo ra sinh vật BDG. Dù xác suất trao đổi gen rất nhỏ, WHO khuyến cáo với những người phát triển CN gen rằng không nên đưa gen chống kháng sinh vào công nghệ trao đổi gen.
  • Lẫn hạt, thụ phấn lẫn. Lo ngại: Gen từ cây BDG bay sang bên ruộng thông thường hoặc vào tự nhiên; và việc trồng hỗn hợp hạt giống thường với hạt giống BDG có thể gây ra tác động gián tiếp đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực. Một vài trường hợp thực tế chỉ ra rằng trong thực phẩm cho con người đôi khi có lẫn một lượng nhỏ sản phẩm BDG từ ruộng dành cho gia súc hoặc dành cho công nghiệp. Một vài quốc gia đã yêu cầu trồng tách biệt hẳn cây BDG và cây thông thường để hạn chế tối đa việc lẫn sản phẩm như trên.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *