dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Axit hóa đại dương là gì?

Axit hóa đại dương là gì?

Axit hoá đại dương (acid hóa đại dương) là hiện tượng giảm nồng độ pH liên tục trong các đại dương trên Trái Đất do sự hấp thu khí CO2 mà quá trình tác động của con người thải ra khí quyển.

Axit hóa đại dương là gì?

Acid hóa đại dương là quá trình giảm độ pH của các đại dương trên Trái đất, nguyên nhân do sự hấp thụ CO2 từ khí quyển.

Khí CO2 do các hoạt động sản xuất công nghiệp (đốt than, đốt dầu…) và các hoạt động nông nghiệp, giao thông thải ra khi hòa tan với nước tạo thành axit cacbonic (acid carbonic H2CO3). Acid carbonic lại phân ly thành ion HCO3- và ion H+, làm tăng độ acid của đại dương.

Axit hóa đại dương là gì? 1

Hấp thụ CO2 từ khí quyển của đại dương gây ra acid hóa từ từ của đại dương. Độ pH của nước biển bề mặt đã giảm khoảng 0,1 đơn vị so với thời điểm bắt đầu thời kỳ công nghiệp, tương ứng với việc tăng 26% của nồng độ ion H+.

Từ năm 1751 đến 1994, độ pH ở bề mặt đại dương được ước tính đã giảm từ khoảng 8.25 xuống 8.14, tương ứng với việc tăng gần 30% nồng độ axít (nồng độ ion H+) trong các đại dương trên thế giới.

Tính đến nay, đại dương đã hấp thụ khoảng một phần ba CO2 chúng ta tạo ra, pH biển đã giảm hơn 0,1 đơn vị, tương ứng với sự gia tăng khoảng 29% nồng độ ion H+. Dự kiến pH sẽ giảm thêm 0,3 đến 0,5 đơn vị vào khoảng năm 2100.

Hậu quả của axit hoá đại dương

Việc tăng độ acid có thể có những hậu quả rất có hại, chẳng hạn như làm giảm tốc độ trao đổi chất, làm giảm các phản ứng miễn dịch, tẩy trắng rạn san hô. Điều này có thể có lợi cho một số loài, như làm tăng tốc độ tăng trưởng của sao biển, hoặc làm cho các loài sinh vật phù du có vỏ phát triển rất mạnh.

Axit hóa đại dương là gì?
Theo các nhà nghiên cứu, axit hóa đại dương có thể gây ra sự tuyệt chủng của hàng loạt sinh vật biển. Ảnh: John Anderson / Getty Images
  • Tác động đến các sinh vật vôi hóa ở đại dương: khi pH của đại dương giảm, nồng độ ion carbonat cần thiết cho trạng thái bão hòa sẽ tăng lên và khi nồng độ carbonat của biển nằm dưới mức bão hòa này, các cấu trúc làm từ calci carbonat dễ bị hòa tan.
  • Tác động đến các rạn san hô: các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh, do đó khi đại dương bị acid hóa, san hô rất nhạy cảm khi pH trong nước giảm, vì vậy san hô sẽ mất màu, môi trường sống của nhiều rạn san hô bị mất dẫn đến gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật biển.
  • Các tác động sinh học khác: ngoài quá trình vôi hóa, các sinh vật có thể phải chịu các tác động bất lợi khác, trực tiếp hoặc gián tiếp… Acid hóa đại dương có thể làm thay đổi tính chất âm học của nước, tác động đến tấtcả các động vật sử dụng âm thanh để định vị bằng tiếng vang hoặc giao tiếp, hoặc có thể gia tăng hiện tượng thủy triều đỏ, góp phần vào sự tích tụ chất độc (như acid domoic, brevetoxin, saxitoxin) trong các sinh vật nhỏ, làm tăng khả năng ngộ độc của chúng.
  • Tác động đồng thời của quá trình đại dương ấm lên và quá trình khử oxy: acid hóa kết hợp với quá trình ấm lên của đại dương, chủ yếu là do CO2 và các khí thải nhà kính khác, có tác động tổng hợp đối với sự sống và môi trường biển. Sự ấm lên của biển cũng làm giảm khả năng hấp thụ ôxy từ khí quyển, làm trầm trọng thêm quá trình khử ôxy, là tác nhân gây ức chế thêm cho các sinh vật biển, do đó hạn chế chất dinh dưỡng, làm tăng nhu cầu trao đổi chất.
  • Tác động phi sinh học: acid hóa đại dương có thể dẫn đến giảm đáng kể quá trình lắng các trầm tích carbonat trong nhiều thế kỷ và thậm chí là hòa tan các trầm tích carbonat hiện có. Điều này sẽ làm cho biển có vai trò lớn hơn như một hầm chứa CO2.
  • Tác động đến hoạt động công nghiệp: acid hóa đại dương có thể làm suy giảm nghề cá thương mại, ngành công nghiệp du lịch và ảnh hưởng đến kinh tế, vì acid hóa đại dương gây hại cho các sinh vật vôi hóa vốn là nền tảng của mạng lưới thức ăn. Ví dụ: việc suy giảm các động vật chân cánh, sao biển vốn là nguồn thực phẩm đáng kể sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho toàn bộ hệ sinh thái.
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay