dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Bài thơ đọc ngược đọc xuôi theo 8 cách!

Các Bài thơ đọc ngược đọc xuôi (còn gọi là thơ nghịch đảo – Lục chuyển hồi văn) là những bài thơ mà đọc xuôi hay ngược đều có ý nghĩa. Ngoài ra, còn có một bài thơ rất kỳ lạ, tựa đề là “Cảnh xuân” có thể đọc ngược, đọc xuôi, cắt đầu, cắt đuôi từng câu mà vẫn cực hay. 

Bài thơ đọc ngược đọc xuôi hay nhất

Theo thông tin tham khảo thì bài “CẢNH XUÂN” của tác giả Nguyễn Vân Thiên, còn có bút hiệu Thiện Mỹ Giang. Bài thơ “Cảnh Xuân” không phải là sáng tác “độc lập”, mà được tác giả viết bài thơ này lồng vào 1 truyện ngắn đề là “Khai Bút Đầu Xuân”, và truyện ngắn này đã được đăng trên Tạp chí NGÀN THÔNG số Xuân năm 1972 { Tòa soạn chung với Tuổi Hoa: 38 Kỳ Đồng, Q.3, Saigon)

Bài thơ đọc ngược đọc xuôi theo 8 cách! 1

Không biết tác giả là ai, nhưng khi đọc bài thơ này ta vô cùng khâm phục tác giả của bài thơ, càng thêm yêu quý và càng phải giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Vậy mà có kẻ bày ra thứ trò cải tiến nhảm nhí và muốn phá hoại chữ nghĩa của bao thế hệ tổ tiên để lại.

Cách đọc thứ nhất là đọc xuôi, bình thường:

“Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười”.

Đến cách đọc thứ hai, là đọc ngược từ phải sang trái và từ dưới lên:

“Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta”

Cách đọc thứ ba, là đọc xuôi như cách đọc thứ nhất, nhưng mỗi câu thơ bỏ hai từ đầu:

“Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười”

Cách đọc thứ tư, là đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới đọc lên, mỗi câu thơ lại bỏ hai từ cuối:

“Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta”

Cách đọc thứ năm là đọc ngược từ phải sang trái, mỗi câu bỏ ba từ đầu:

“Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân”

Cách đọc thứ sáu, là đọc xuôi, mỗi câu bỏ 3 từ cuối:

“Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai”

Cách đọc thứ bảy, là đọc xuôi, mỗi câu thơ bỏ bốn chữ đầu:

“Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười”

Còn cách đọc thứ tám, là đọc ngược từ dưới lên, mỗi câu lại bỏ bốn từ cuối:

“Bóng thướt tha
Tiếng ngân nga
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta”

Các bài thơ đọc ngược đọc xuôi khác

Hàn Mặc Tử cũng là một nhà thơ có nhiều bài thơ nghịch đảo, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Bài thơ đọc ngược đọc xuôi theo 8 cách! 2

Đi thuyền (Hàn Mặc Tử – Lục chuyển hồi văn)

Bài thơ gốc:

Bèo trôi nước giợn sóng mênh mông
Cỏ mọc bờ xa bóng liễu trông
Chèo vững thiếp qua vời khổ hải
Chí bền chàng đến vận trung không
Theo lần nguyệt xế mây mờ mịt
Hoạ đáp thông reo trống não nồng
Neo thả biết đâu nơi định trước
Bèo trôi nước giợn sóng mênh mông

Đọc ngược:

Mông mênh sóng giợn nước trôi bèo
Trước định nơi đâu biết thả neo
Nồng não trống reo thông đáp họa
Mịt mờ mây xế nguyệt lần theo
Không trung vận đến chàng bền chí
Hải khổ vời qua thiếp vững chèo
Trông liễu bóng xa bờ cỏ mọc
Mông mênh sóng giợn nước trôi bèo

Cửa sổ đêm khuya (Hàn Mặc Tử – Lục Chuyển Hồi Văn)

Bài thơ gốc:

Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương
Lạ cảnh buồn thêm nỗi vấn vương
Tha thướt liễu in hồ gợn sóng
Hững hờ mai thoảng gió đưa hương
Xa người nhớ cảnh tình lai láng
Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
Qua lại yến ngàn dâu ủ lá
Hoà đàn sẵn có dế bên tường.

Đọc ngược:

Tường bên dế có sẵn đàn hòa
Lá ủ dâu ngàn yến lại qua
Bàng bẽ rượu thơ ngâm bạn vắng
Láng lai tình cảnh nhớ người xa
Hương đưa gió thoảng mai hờ hững
Sóng gợn hồ in liễu thướt tha
Vương vấn nỗi thêm buồn cảnh lạ
Gương lồng cửa rọi nguyệt cười hoa

Vô Đề (Vua Tự Đức – Lục Chuyển Hồi Văn)

Bài thơ gốc:

Gương tà nguyệt xế đã ngoài song
Héo hắt sao trông quá sức trông
Thương bấy thiết tha lòng héo liễu
Nhớ thêm vàng vọ má phai hồng
Vương sầu xiết tưởng chi ngôi bắc
Ðoạn thảm xui buồn vã chạnh đông
Chàng hỡi biết chăng ai bực bội
Loan hàng viết thảo tả tình chung

Đọc ngược:

Chung tình tả thảo viết hàng loan
Bội bực ai chẳng biết hỡi chàng
Đông chạnh vã buồn xui thảm đoạn
Bắc ngôi chi tưởng xiết sầu vương
Hồng phai má vọ vàng thêm nhớ
Liễu héo lòng tha thiết bấy thương
Trông sức quá trông sao héo hắt
Song ngoài đã xế nguyệt tà gương

Đền Ngọc Sơn (Khuyết Danh – Lục chuyển hồi văn)

Bài thơ gốc:

Linh uy tiếng nổi thật là đây:
Nước chắn, hoa rào, một khoá mây.
Xanh biếc nước soi, hồ lộn bóng,
Tím bầm rêu mọc, đá tròn xoay.
Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng,
Khách vắng khi đưa xạ ngát bay.
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng,
Rành rành nọ bút với nghiên này.

Đọc ngược:

Này nghiên với bút nọ rành rành:
Thắng cảnh đồn vang tiếng thị thành.
Bay ngát xạ đưa khi vắng khách;
Tiếng ầm chuông đánh lúc tàn canh.
Xoay tròn đá mọc rêu bầm tím;
Bóng lộn hồ soi nước biếc xanh.
Mây khoá một rào hoa chắn nước,
Đây là thật nổi tiếng uy linh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay