dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng?

Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng

Có thể bạn chưa biết, ngoài các quy tắc kết hợp thực phẩm thì cách nấu ăn, cách chế biến sẽ có ảnh hưởng lớn đến lượng chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm. Vậy cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng, cách nấu thức ăn sao cho giữ được chất dinh dưỡng?

Đừng quên ghé Shopee để mua những thực phẩm và dụng cụ nhà bếp tốt nhất https://shope.ee/10SIviWgPg

Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng? 1

1. Cách nấu ăn có thể thay đổi hàm lượng dinh dưỡng?

Việc chế biến giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Ví dụ, protein trong trứng nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn 180% so với trứng sống. Tuy nhiên, một số cách nấu ăn lại làm giảm những chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm:

  • Vitamin tan trong nước: Vitamin C và vitamin B – thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), axit folic (B9) và cobalamin (B12);
  • Vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D, E và K;
  • Khoáng chất: Chủ yếu là kali, magiê, natri và canxi.
Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng
Chế biến thực phẩm sai cách có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

Lượng vitamin trong một bữa ăn phụ thuộc vào hai yếu tố. Một là lượng tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Hai là các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, oxy, axit và kiềm ảnh hưởng đến sự ổn định của vitamin. Tỷ lệ mất vitamin trong lúc nấu ăn cụ thể là:

  • Luộc sôi: 35 – 60%
  • Chần: Ít hơn luộc;
  • Hấp: 10 – 25%;
  • Nấu áp suất: 5 – 10%
  • Quay trong lò vi sóng: 5 – 25%
  • Rang: 10 – 47%;
  • Hầm / om: 10 – 12%;
  • Nướng: 10 – 12%;
  • Chiên: 7 – 10%.

Thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Cách chế biến, nấu chín, thậm chí đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà bạn hấp thu được từ thực phẩm.

2. Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng?

Tránh gây ra những sai lầm chúng tôi liệt kê dưới đây và đừng chủ quan bởi đó là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi nấu ăn đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

2. Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng?
  • Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.
  • Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
  • Ăn cà rốt nấu chín tốt hơn ăn cà rốt sống: Cà rốt khi được nấu chín có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cà rốt sống.
  • Khi nấu chín, cà rốt có hơn 25% falcarinol, một hợp chất chống ung thư so với cà rốt sống.
  • Ngoài ra chất beta caroten (chất tiền vitamin A) có trong cà rốt chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong nó.
  • Nếu bạn ăn sống cà rốt thì 90% beta caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.
  • Cho muối ngay khi mỡ vừa sôi: Lưu ý khi xào thức ăn, bạn hãy cho muối vào ngay lúc dầu mỡ vừa sôi, khoảng 30 giây đến 1 phút sau hãy cho thức ăn vào xào thì sẽ giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
  • Nấu rau xong không ăn ngay: Mọi người thường nghĩ rằng, rau phải ăn nguội mới ngon nhưng không biết rằng, nếu để xào, luộc rồi ăn liền chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%.
  • Còn nếu bạn chế biến sẵn, chờ người thân về, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%.
  • Như vậy có nghĩa là nếu rau để qua đêm thì giá trị dinh dưỡng trong rau là không còn, bạn không nên tiếc của mà hãy từ bỏ nó.
  • Để tỏi ở ngoài 10 phút trước khi nấu: Các đặc tính chữa bệnh của tỏi chỉ có thể phát huy được tác dụng một cách tối đa bằng cách cắt, nghiền, hoặc nhấn nó và sau đó để chúng đủ 10 phút ở ngoài trước khi nấu.
  • Bởi khi tỏi được đập dập nó sẽ “khởi động” một phản ứng enzym giải phóng một hợp chất chứa lưu huỳnh rất có lợi cho sức khoẻ.
  • Do vậy, nếu có thêm thời gian thì hợp chất tạo thành sẽ hoàn chỉnh hơn và do đó tác dụng của chúng lên cơ thể cũng toàn diện hơn.
  • Đựng thực phẩm trong túi trong suốt: Nếu bạn đang uống sữa túi hoặc đựng thực phẩm trong túi trong suốt, vậy bạn hãy chuyển sang sữa hộp và đựng thực phẩm trong hộp kín.
  • Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent (Bỉ) cho hay, chất riboflavin trong sữa và rau dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời.
  • Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thực phẩm Mỹ, cố gắng tránh để sữa và ngũ cốc trong túi đựng trong suốt, để có thể bảo lưu chất dinh dưỡng.
  • Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá là những thực phẩm kém an toàn.
  • Và hãy nhớ là ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

Luộc sôi, đun lửa nhỏ và chần phù hợp với từng loại thực phẩm

Những cách nấu ăn này có điểm chung là đều cần đun sôi nước, nhưng khác nhau ở nhiệt độ:

  • Chần: Dưới 180°F hay 82°C;
  • Đun lửa nhỏ: 185 – 200°F hay 85 – 93°C;
  • Luộc sôi: 212°F hay 100°C.

Các loại rau nói chung là một nguồn vitamin C tuyệt vời, nhưng bạn sẽ làm mất một lượng lớn dưỡng chất này khi nấu chín rau trong nước nóng. Vì vitamin C tan trong nước và nhạy cảm với nhiệt độ, nên có thể thoát ra khỏi rau khi được ngâm trong nước nóng. Trên thực tế, luộc sôi là cách nấu ăn làm giảm vitamin C nhiều nhất. Bông cải xanh, rau bina và rau diếp có thể mất hơn 50% vitamin C khi đun sôi.

Vitamin B cũng nhạy cảm với nhiệt. Có hơn 60% thiamine, niacin và các loại vitamin B khác sẽ bị mất khi thịt được ninh nhừ. Nhưng nếu bạn dùng cả nước luộc thịt hầm xương thì sẽ tiêu thụ đủ 100% khoáng chất và 70 – 90% vitamin B.

Mặt khác, cá luộc được chứng minh là bảo tồn hàm lượng axit béo omega-3 nhiều hơn đáng kể so với chiên hoặc quay trong lò vi sóng. Tuy làm mất vitamin trong lúc nấu ăn, nhưng các phương pháp chế biến có đun sôi nước lại rất ít tác động đến chất béo omega-3.

Quay trong lò vi sóng

Quay trong lò vi sóng là một phương pháp nấu ăn dễ dàng, thuận tiện và an toàn. Với thời gian nấu ngắn và giảm tiếp xúc với nhiệt, lò vi sóng giúp bảo quản các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Thậm chí các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng lò vi sóng là phương pháp tốt nhất để duy trì khả năng chống oxy hóa của tỏi và nấm. Trong khi đó, chỉ có khoảng 20 – 30% vitamin C trong rau xanh bị mất khi nấu bằng lò vi sóng, ít hơn hầu hết các phương pháp nấu ăn khác.

Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng
Lò vi sóng giúp bảo quản các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm

Nên áp chảo và xào thay chiên

Với xào và áp chảo, thức ăn được chế biến trong chảo, để trên lửa từ trung bình đến cao, thêm một lượng nhỏ dầu hoặc bơ. Hai kỹ thuật này khá giống nhau, nhưng khác ở tần suất khuấy, nhiệt độ và thời gian nấu. Nhìn chung, đây là một cách lành mạnh để chuẩn bị thức ăn.

Cách nấu ăn nhanh và không có nước khi áp chảo sẽ giúp ngăn ngừa mất vitamin B. Đồng thời, việc thêm chất béo từ dầu và bơ sẽ cải thiện khả năng hấp thụ các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ hấp thụ beta carotene trong cà rốt xào nhiều gấp 6,5 lần so với ăn cà rốt sống.

Trong một nghiên cứu khác, nồng độ lycopene trong máu tăng hơn 80% khi ăn cà chua xào trong dầu ô liu thay vì ăn sống. Tuy nhiên, xào cũng đã được chứng minh làm giảm đáng kể lượng vitamin C trong bông cải xanh và bắp cải.

Chiên là cách nấu ăn trong một lượng lớn chất béo – thường là dầu – ở nhiệt độ cao. Thức ăn cũng hay được phủ một lớp bột áo bên ngoài. Đây là một cách chế biến thực phẩm phổ biến vì lớp da động vật hoặc lớp bột phủ bên ngoài sẽ giúp thực phẩm chín đều mà vẫn ẩm mềm bên trong. Chất béo được sử dụng trong khi chiên cũng làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều thích hợp để chiên. Cá béo là nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những chất béo này rất nhạy cảm và dễ bị mất đi ở nhiệt độ cao. Ví dụ, cá ngừ chiên đã được chứng minh là làm giảm tới 70 – 85% hàm lượng omega-3, trong khi nướng chỉ gây tổn thất tối thiểu.

Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng?

Nhưng, một số thực phẩm lại rất thích hợp với chiên rán, chẳng hạn như khoai tây. Vitamin C và B, và cũng như làm tăng lượng chất xơ trong khoai tây bằng cách chuyển đổi tinh bột thành kháng tinh bột (resistant starch).

Khi dầu được làm nóng đến nhiệt độ cao trong một thời gian dài, các chất độc hại aldehyd hình thành, có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác. Loại dầu, nhiệt độ và thời gian nấu sẽ ảnh hưởng đến lượng aldehyd được tạo ra. Hâm nóng dầu cũng làm tăng sự hình thành aldehyd.

Như vậy, không nên để lâu quá chín nếu bạn muốn chiên thức ăn, và nên sử dụng những loại dầu chiên tốt, lành mạnh.

Hấp là cách nấu ăn giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất

Hấp là một trong những phương pháp nấu ăn đúng cách nhất để bảo quản các chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vitamin tan trong nước – những chất rất nhạy cảm với nhiệt và nước. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hấp bông cải xanh, rau bina và rau diếp chỉ làm giảm 9 – 15% hàm lượng vitamin C.

Cách nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng? 2

Nhược điểm của cách nấu ăn này là có mùi vị nhạt nhẽo. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách thêm một ít gia vị và dầu hoặc bơ sau khi nấu.

3. Mẹo để giữ chất dinh dưỡng và tránh mất vitamin trong lúc nấu ăn

Sau đây là một số lời khuyên để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng và mất vitamin trong lúc nấu ăn:

  1. Sử dụng càng ít nước càng tốt khi chần hoặc luộc;
  2. Dùng nước canh sau khi luộc rau củ hoặc ninh thịt, hầm xương;
  3. Ăn hết các món rau đã nấu chín trong vòng 1- 2 ngày, vì hàm lượng vitamin C có thể tiếp tục giảm khi thực phẩm nấu chín tiếp xúc với không khí;
  4. Nếu có thể, hãy cắt thức ăn sau khi nấu, thay vì sơ chế trước như thường lệ, hoặc cắt thành miếng lớn. Khi thức ăn chưa sơ chế được nấu chín, sẽ giảm tiếp xúc với nhiệt và nước hơn;
  5. Tương tự, không gọt vỏ rau củ trước khi nấu, tốt nhất là giữ nguyên vỏ để tối đa hóa mật độ chất xơ và chất dinh dưỡng;
  6. Chỉ nên luộc rau trong vài phút. Khi nấu thịt, gia cầm và cá, hãy nấu trong thời gian ngắn nhất, vừa đủ chín;
  7. Không khuấy quá nhiều trong khi luộc;
  8. Không dùng baking soda khi luộc rau. Mặc dù giúp duy trì màu sắc tự nhiên của rau củ, nhưng vitamin C sẽ bị mất trong môi trường kiềm do baking soda tạo ra.

Mặc dù chế biến, làm chín thực phẩm sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn, nhưng có thể làm giảm mức độ của một số vitamin và khoáng chất. Không có cách nấu ăn hoàn hảo, đảm bảo giữ lại toàn bộ các chất dinh dưỡng. Nhìn chung, nên nấu trong thời gian ngắn với nhiệt độ thấp và lượng nước tối thiểu, vừa đủ chín sẽ tối đa hóa chất lượng bữa ăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay