Cách nhận biết và phân biệt các biển báo giao thông
1. Cách phân biệt các biển báo giao thông đường bộ
Biển báo giao thông đường bộ được chia làm 5 nhóm gồm có biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo phụ. Dưới đây là cách nhận biết và phân biệt các biển báo giao thông kể trên. Cách nhận dạng các loại biển báo nhanh như sau:
- Biển nguy hiểm (hình tam giác vàng)
- Biển cấm (vòng tròn đỏ )
- Biển hiệu lệnh (vòng tròn xanh)
- Biển chỉ dẫn (vuông, hình chữ nhật xanh)
- Biển phụ (vuông, chữ nhật trắng đen). Hiệu lực nằm ở biển phụ khi có đặt biển phụ
Trong đó, biển hiệu lệnh và biển cấm thì người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo. Ví dụ biển cấm đỗ xe thì không được đỗ xe, biển hiệu lệnh rẽ phải thì chỉ được phép rẽ phải.
Biển chỉ dẫn thì người tham gia giao thông không bắt buộc làm theo. Ví dụ biển chỉ dẫn chỗ quay đầu xe, mà chúng ta không có nhu cầu quay đầu xe thì cứ việc đi bình thường theo mục đích của chúng ta.
Biển báo nguy hiểm để cảnh báo người tham gia giao thông cần chú ý như sắp đến đoạn đường hẹp, đường vòng cua gấp…
Biển phụ sử dụng để bổ sung thông tin cho 4 loại biển báo trên.
2. Các loại biển báo giao thông đường bộ
2. 1. Biển chỉ dẫn (hình chữ nhật, hình vuông, màu xanh)

- Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
- Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên. Nếu biển có nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác
- Biển chỉ dẫn trên các đường ôtô không phải là đường cao tốc gồm 90 biển có mã “I”
- Mời các bạn xem chi tiết trong bài CÁCH NHẬN BIẾT VÀ Ý NGHĨA CÁC BIỂN CHỈ DẪN
Mời các bạn tải về file PDF khổ A5 (xem trên điện thoại rất tốt) gồm các loại biển chỉ dẫn Phu luc bien chi dan o2.edu.vn
2.2. Biển hiệu lệnh (vòng tròn xanh)
- Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
- Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
- Biển hiệu lệnh gồm 65 biển có mã R và R.E
- Bạn đọc xem chi tiết tại đây: Ý NGHĨA CÁC LOẠI BIỂN HIỆU LỆNH
1.3. Biển cấm (vòng tròn đỏ )
- Hình tròn nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
- Gồm có 63 biển, từ biển P.102 đến biển P.140, có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy.
Xem chi tiết tác dụng, ý nghĩa của các biển báo cấm tại đây:
1.4. Biển nguy hiểm (hình tam giác vàng)
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Khi gặp loại biển này, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
- Biển báo nguy hiểm có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. Hình tam giác đều có ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên (trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới)
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W.
Xem chi tiết tác dụng, ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm tại đây:
1.5. Biển phụ (vuông, chữ nhật trắng đen)
- Nhận biết: Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc được sử dụng độc lập.
- Tác dụng của biển phụ: Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính: biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số 507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
- Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng. Biển số S.507 và S.508 (a,b) có đặc điểm riêng
- Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
- Biển phụ gồm 31 biển có mã S, SG và SH.
- Ý nghĩa sử dụng các loại biển phụ: Mời bạn đọc xem tại bài viết này CÁC LOẠI BIỂN PHỤ ĐƯỜNG BỘ