dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Dạy Siêu nhận thức Metacognition

Dạy siêu nhận thức (Metacognition). Hãy tìm hiểu những cách thức giáo viên kết hợp siêu nhận thức trong lớp học theo dự án. Chúng tôi giới thiệu bài viết từ trang https://www.intel.com. Dạy học Siêu nhận thức là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả giúp học sinh có kết quả tốt hơn. Mời bạn xem thêm trong bài ĐIỀU GÌ GIÚP HỌC SINH THÀNH CÔNG? HÃY DẠY CÁC EM HỌC CÁCH HỌC.

Dạy Siêu nhận thức Metacognition

Dạy cho học sinh cách thức suy nghĩ về tư duy của mình

Khả năng siêu nhận thức của học sinh có thể phát triển mạnh trong một môi trường mà ở đó quá trình tư duy thực sự là một phần quan trọng của việc dạy học và giao tiếp suốt cả ngày. Để tạo ra môi trường như vậy, giáo viên và học sinh phải xây dựng một hệ thống ngôn ngữ về tư duy mà tất cả mọi người đều phải sử dụng một cách nhất quán với nhau. Khi giáo viên sử dụng những thuật ngữ như “kỹ thuật”, “quá trình” và “siêu nhận thức” thường xuyên, họ có thể truyền đạt tầm quan trọng của chúng đến với học sinh, đồng thời nhấn mạnh những quá trình quan trọng đối với việc học hiệu quả.

Tishman, Jay và Perkins (1992) đề nghị treo những tấm tranh áp phích xung quanh phòng học để nhắc nhở học sinh suy nghĩ về tư duy của mình. Những câu hỏi gợi ý như “Đây có phải là chiến lược tốt nhất cho bài tập này không?” hoặc “Kế hoạch của các em có phải đang được thực hiện theo cách tốt nhất không?” sẽ giúp học sinh nhớ làmình phải tư duy siêu nhận thức.

Việc cung cấp cho học sinh thời gian và công cụ để giúp các em có thể tư duy siêu nhận thức nhiều hơn trong việc học là một trong những cách hữu hiệu nhất để cải thiện thành tích học tập của các em (1998). Sổ tay ghi chép và nhật ký học tập có thể giúp các em nhận ra những chiến lược mà các em đã sử dụng hoặc có thể sẽ sử dụng và sau đó đánh giá hiệu quả của chúng. Việc đưa ra những lời gợi ý hoặc nhắc nhở như “Các em sẽ làm gì tiếp theo?”; “các chiến lược của các em đang được thực hiện tốt đến mức nào?” có thể cung cấp cho học sinh một cấu trúc đòi hỏi các em phải tư duy siêu nhận thức. Nhiều học sinh, nhất là những em có nhu cầu đặc biệt, có thể thu được nhiều lợi ích nhờ những lời hướng dẫn rõ ràng và được lặp đi lặp lại về các kỹ thuật tư duy siêu nhận thức. Ví dụ, một giáo viên có thể bắt đầu với việc nói lên suy nghĩ về siêu nhận thức như sau:
Được rồi. Cô sẽ làm gì với bước tiếp theo của dự án này? Cô cần phải đưa tất cả những thông tin mà cô đã thu thập được vào một bài báo cáo. Cô có thể đưa từng đoạn thông tin vào 1 mẫu ghi và sau đó sắp xếp chúng thành một dàn bài, nhưng việc làm các mẫu ghi sẽ tốn rất nhiều thời gian. Cô có thể đọc lướt qua những mẫu ghi của mình và đánh dấu vào mỗi mẫu ghi theo từng loại, sau đó gạch bỏ tất cả những phiếu mà cô sẽ không dùng đến. Sau đó, cô sẽ quan sát xem công
việc diễn ra như thế nào.

Mặc dù việc đề cập đến các quá trình nhận thức thực sự là một phần của việc làm mẫu cho quá trình siêu nhận thức, nhưng việc quan trọng là làm mẫu cho quá trình tư duy nhằm tác động đến khả năng tự điều chỉnh của học sinh. Việc làm mẫu các kỹ thuật học tập, như phương pháp hiểu các bài khóa (ví dụ đặt câu hỏ) hoặc giải quyết vấn đề về từ vựng (ví dụ nhận ra những sự biến đổi của từ) là một phương pháp hiệu quả trong việc dạy cho học sinh các chiến lược học tập, nhưng nếu việc nhận thức, lập kế hoạch và theo dõi tư duy không được thực hiện rõ ràng thì việc làm mẫu sẽ không có tác động gì đến tư duy siêu nhận thức của học sinh.

Những nguồn tài liệu khác có thể hướng dẫn về tư duy siêu nhận thức, nhất là đối với học sinh lớn tuổi hơn, bao gồm tiểu sử, nhật ký, thư và những bài viết mang tính cá nhân khác của những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực mà các em đang nghiên cứu. Được tiếp cận với những kỹ thuật giải quyết vấn đề của những nhà tư tưởng “huyền thoại” có thể tạo cảm hứng và nâng cao kiến thức cho học sinh.

Sau khi làm mẫu về siêu nhận thức, bước tiếp theo là tạo cho học sinh cơ hội thực hành những kỹ năng siêu nhận thức với sự trợ giúp của giáo viên. Học sinh có thể vừa suy nghĩ vừa nói theo cặp hoặc theo nhóm. Việc lắng nghe cách thức bạn mình tiếp cận với những vấn đề phức tạp có thể giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết về những kỹ thuật có thể thực hiện.

Cuối cùng, sử dụng các câu hỏi gợi ý như “Trước tiên các em có thể làm gì?” và “Các em có thể thử làm điều gì nữa?” và “Chiến lược của các em hiệu quả ở mức độ nào?” sẽ gợi cho học sinh suy nghĩ về tư duy của mình trong lúc các em đang làm việc.

Những câu hỏi thúc đẩy siêu nhận thức

Ý thức

  • Tôi sẽ tiếp cận bài tập này như thế nào?
  • Tôi sẽ phải làm gì trong dự án này?
  • Tôi sẽ làm gì khi không hiểu những gì tôi đang đọc?
  • Khi tôi gặp khó khăn, tôi sẽ làm gì?
  • Tôi nghĩ tới điều gì trong khi tôi đang đọc sách?

Lập kế hoạch

  • Bài tập này thuộc loại gì?
  • Mục tiêu của tôi là gì?
  • Tôi cần những thông tin nào?
  • Tôi có thể gặp phải những vấn đề nào trong lúc đang thực hiện và cách thức xử lý chúng ra sao?
  • Tôi có những tài liệu tham khảo nào?
  • Bài tập này sẽ mất thời gian bao lâu?
  • Có những bài tập nhỏ nào trong dự án lớn đó?
  • Những việc nào tôi phải làm theo đúng thứ tự và những việc nào tôi có thể làm bất kỳ lúc nào?
  • Tôi cần phải hợp tác với những ai và với những sự kiện nào?
  • Ai có thể giúp tôi?
  • Tôi muốn học được điều gì từ dự án này?

Theo dõi

  • Những việc mà tôi đang làm có hiệu quả không?
  • Tôi không hiểu điểm nào trong bài tập này?
  • Liệu tôi có thể làm bài tập này một cách khác không?
  • Tôi có phải bắt đầu lại không?
  • Tôi có cần phải thay đổi cách thức làm việc một chút để đạt hiệu quả hơn không?
  • Tôi có thể kiểm soát điều gì trong môi trường làm việc của mình?
  • Tôi có thể xử lý những khó khăn ngoài mong đợi như thế nào?
  • Tôi đang học được điều gì?
  • Tôi có thể làm gì để học được nhiều hơn và tốt hơn?
  • Đây có phải là cách tốt nhất để làm việc này không?

Tài liệu tham khảo

Marzano, R.J. (1998). Siêu phân tích dựa trên lý thuyết các nghiên cứu về dạy học. Auroral, Co: McREL www.mcrel.org/PDF/Instruction/5982RR_InstructionMeta_Analysis.pdf*

Tishman, J, E. Jay & D.N. Perkins (1992). Dạy cách tổ chức tư duy: Từ chuyển giao đến hội nhập văn hóa. Cambridge, MA: ALPS. http://learnweb.harvard.edu/alps/thinking/docs/article2.html*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay