dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Siêu nhận thức Metacognition là gì?

Siêu nhận thức Metacognition là gì? Chúng tôi giới thiệu bài viết từ trang https://www.intel.com có bổ sung thêm. Dạy học Siêu nhận thức là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả giúp học sinh có kết quả tốt hơn. Mời bạn xem thêm trong bài ĐIỀU GÌ GIÚP HỌC SINH THÀNH CÔNG? HÃY DẠY CÁC EM HỌC CÁCH HỌC.

Tư duy về tư duy

Jason được giao một một dự án khoa học, nhưng dường như em không biết phải bắt đầu dự án như thế nào. Em ngồi và nhìn ra cửa sổ một lúc, sau đó giơ tay phát biểu ý kiến với giáo viên.

“Thưa cô, em không hiểu”, em nói.

“À”, giáo viên nói, “hãy nghĩ về một vài thứ mà em có thể làm để bắt đầu”

“Thưa cô, em có thể lập ra một danh sách những việc mà em phải làm”

“Em có thể làm gì nữa?”

“Thưa cô, em có thể suy nghĩ về những gì em đã làm trong dự án vừa qua”

“Ý kiến của em hay đấy”

“Lần trước em đã đi thư viện và tìm kiếm trên máy tính. Em đã mất rất nhiều thời gian mà không tìm thấy gì”

“Vậy lần này em có thể làm việc gì khác?”

“Thưa cô, có lẽ em sẽ nhờ Holly giúp em chọn đúng các từ khoá tìm kiếm. Bạn ấy thật sự giỏi việc đó.“

“Có vẻ đây là điểm khởi đầu cho một kế hoạch tốt đấy”

Jason rất thông minh và rất ham mê khoa học, nhưng em thiếu các khả năng giúp em thực hiện những dự án phức tạp. Khi trao đổi với Jason, giáo viên đã giúp em suy nghĩ một cách siêu nhận thức, vì vậy em bắt đầu có ý thức về các quá trình tư duy của mình, vạch ra chiến lược để hoàn thành dự án, và theo dõi tính hiệu quả của những chiến lược này.

Siêu nhận thức, hoặc “tư duy về tư duy”, là các quá trình trí tuệ có khả năng điều khiển và điều chỉnh cách thức suy nghĩ của con người. Siêu nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện dự án bởi vì học sinh phải quyết định phương pháp nào sẽ sử dụng và sử dụng ra sao.

Nghiên cứu của Marzano (1998) về 4000 phương thức can thiệp trong giáo dục đã cho thấy phương thức có hiệu quả nhất đối với việc cải thiện quá trình học tập của học sinh là tập trung vào cách thức học sinh suy nghĩ về quá trình tư duy của mình và cách thức học sinh cảm nhận về bản thân với vai trò là người học.

Siêu nhận thức Metacognition là gì?

Phần này chúng tôi trích đăng từ Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 – 2/2020), tr 50-54; 7

Theo Flavell, J. H., siêu nhận thức là: Sự hiểu biết của cá nhân liên quan đến quá trình nhận thức của bản thân, các sản phẩm và những yếu tố khác có liên quan, trong đó còn đề cập đến việc theo dõi tích cực, điều chỉnh kết quả và sắp xếp các quá trình này luôn hướng tới mục tiêu đặt ra.

Brown, A. L. tiếp tục phát triển khái niệm của Flavell bằng cách thêm hai khái niệm. Theo Brown: SNT là kiến thức về nhận thức và sự điều chỉnh nhận thức. Kiến thức về nhận thức bao gồm: kiến thức khai báo, kiến thức thủ tục và kiến thức điều kiện; sự điều chỉnh về nhận thức là biểu thị của việc lập kế hoạch, giám sát và đánh giá nhận thức.

Cũng theo Brown: Kĩ năng SNT đề cập đến khả năng kiểm soát, giám sát và tự điều chỉnh các hoạt động diễn ra khi học tập và giải quyết vấn đề. Từ quan niệm về SNT, Brown cho rằng kĩ năng SNT gồm có: dự đoán, lập kế hoạch, giám sát và đánh giá.

Những thành phần của siêu nhận thức

Siêu nhận thức Metacognition là gì? 1

Thành phần cơ bản nhất của siêu nhận thức là ý thức về quá trình tư duy. Ý thức này bao gồm những cách mà học sinh thường tiếp cận nhiệm vụ và những cách thức khác mà các em có thể dùng đến. Những học sinh giỏi luôn ý thức về cách thức mà các em tư duy và có thể đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt về những chiến lược hiệu quả.

Thành phần lập kế hoạch của siêu nhận thức chịu trách nhiệm về “việc nhận biết hoặc kích hoạt các kỹ năng đặc biệt, các chiến thuật, và các quá trình sẽ được sử dụng để hoàn thành mục tiêu” (Marzano, 1998, trang 60). Một học sinh trong giai đoạn này sẽ tự hỏi là mình có thể làm những gì và cách thức nào là hiệu quả nhất trong tình huống hiện tại. Với công việc đơn giản, người ta thậm chí không hề có ý thức về những gì mình đang lựa chọn. Tuy nhiên, đối với một công việc phức tạp, quá trình siêu nhận thức sẽ rõ ràng hơn khi có nhiều lựa chọn khác nhau hiện lên trong đầu.

Thành phần cuối cùng của siêu nhận thức là theo dõi. Chức năng này có nhiệm vụ kiểm tra tính hiệu quả của kế hoạch và những chiến lược đã sử dụng. Chẳng hạn, một sinh viên năm thứ 2 ngành sinh học quyết định thiết kế một sơ đồ trên máy tính nhằm ôn lại một chương nào đó để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Sau vài phút, anh nhận ra rằng mình đã dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu phần mềm hơn là cho nội dung bài học và quyết định vẽ sơ đồ trên giấy. Một học sinh lớp 5 đang tạo lập dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm bắt đầu thêm vào danh sách dài những con số và sau đó nhận ra rằng công việc sẽ tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn nếu em sử dụng chương trình bảng tính. Liên tục theo dõi các quá trình tư duy và đưa ra những thay đổi cần thiết là thành phần then chốt của siêu nhận thức.

Tài liệu tham khảo
Marzano, R. J. (1998). A theory-based meta-analysis of research on instruction. Aurora, CO: McREL.
www.mcrel.org/PDF/Instruction/5982RR_InstructionMeta_Analysis.pdf* (PDF, 172 trang)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay