dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT ÔN THI VÀO LỚP 10

HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT ÔN THI VÀO LỚP 10

Câu 1: Hãy xác định hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đầu” trong các trường hợp dưới đây:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

a) Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đối tri kỉ.
(Chính Hữu, Đồng chí).

c) Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí)

Câu 2: Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có đoạn:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

a) Trong các từ “nhóm” trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc thì nào được dùng với nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào. Giải thích ý nghĩa của mỗi từ “nhóm” đó.

b) Nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Phân tích giá trị biểu đạt của các từ: “già”, “xưa”, “cũ” trong những câu thơ sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Câu 4: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở câu sau: Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

Câu 5: Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

a) Từ “lá” trong:

Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rơi.
(Hồ Ngọc Sơn)

Công viên là lá phổi của thành phố.

b) Từ “đường” trong:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
(Phạm Tiến Duật)

– Ngọt như đường.

Câu 6: Chỉ ra các từ ngữ nói giảm nói tránh và phân tích ý nghĩa của nó trong các câu sau:

a) Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
(Nam Cao, Lão Hạc)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

b) Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. (Nam Cao, Lão Hạc)

c) Thế là họ đã về chầu thượng đế.
(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)

Câu 7: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ sau:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 8: Chỉ ra những ẩn dụ, hoán dụ trong các câu thơ sau:

a) Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Tố Hữu, Việt Bắc)

b) Cả nhụ cả chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

c) Bấy lâu nghe tiếng mà đào
Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

d) Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Câu 9: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ sau:

a) Dân chài hưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh, Quê hương)

b) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 10: Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ “đi” trong các câu thơ sau: Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

(1) Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
(Chế Lan Viên, Con cò)

Ta (2) đi trọn kiếp con người
Vẫn không (3) đi hết những lời mẹ ru.
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *