dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Mashup là gì?

Mashup hoặc Mash-up (từ tiếng Anh to mash: pha trộn hỗn hợp, nghiền nát chung) có thể là trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, âm nhạc, video… Nhưng thường gặp nhất là trong âm nhạc, với các bài hát mashup.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bài hát mashup là gì?

Mashup hay bài hát mashup là một bài hát hoặc sáng tác được tạo bằng cách pha trộn, ghép từ hai hoặc nhiều bài hát được thu âm từ trước đó, thường là từ những bài hát với thể loại âm nhạc khác nhau (tương tự như Hợp khúc, khác với liên khúc là pha trộn từ hai hoặc nhiều bài hát cùng thể loại). Còn được gọi là bastard pop/rock, bootleg, Bootsy, Cut-Ups, là một hiện tượng remix được tạo ra vào giữa những năm 1990.

Dễ hiểu hơn, mashup là thuật ngữ để chỉ việc ghép (hoặc tự hát lại – nhạc cover) các video hoặc bài hát không liên quan đến nhau trở thành một clip hoặc một bản nhạc hoàn chỉnh. 

Mashup là gì?
Nếu tìm trên Youtube sẽ thấy hàng trăm ngàn video mashup

Mashup trở nên phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trên Youtube, vào năm 2012 và đang ngày càng trở nên phổ biến.

Cần phân biệt Mashup và Liên khúc. Liên khúc là sự kết hợp của hai hoặc nhiều bài hát khác nhau ở cùng một thể loại nhạc nhưng Mashup là sự kết hợp của nhiều bài hát và nhiều thể loại nhạc khác nhau.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tại sao Mashup lại phổ biến?

Lý do mashup được ưa chuộng trên thế giới vì đây một sân chơi âm nhạc rộng mở tất cả mọi người từ những ca sĩ chuyên nghiệp cho tới những người nghiệp dư.

Mash-up cũng không bắt buộc người chơi phải là dân chuyên nghiệp. Chỉ cần có một chút cảm thụ âm nhạc tốt, khả năng cắt ghép trình độ trung bình, người chơi nhạc nghiệp dư cũng có thể tạo ra một bản Mash-up theo sở thích của mình.

Bạn có thể mashup 3, 5, 10 thậm chí là 30 ca khúc yêu thích trong một bản mashup. Những ca khúc đó có thể lấy lại, hoặc bạn tự thu âm, sáng tác. Cùng một chùm ca khúc nhưng mỗi người có cách thể hiện, hoà trộn khác nhau tạo nên nhiều biến tấu không ai giống ai…

Điểm hấp dẫn của mash-up chính là nhiều bài hát rời rạc và thậm chí là không liên quan gì đến nhau mà cũng không thuộc cùng một dòng nhạc. Nhưng chúng lại được kết nối với nhau một cách khéo léo mà không bị trật nhịp hay bị phô.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Cách để tạo ra một bản mash-up như thế nào?

Đầu tiên là bạn sẽ phải nghe nhiều nhiều bài hát để tự định hình được gu âm nhạc cho bản thân. Vậy phải nghe bao nhiêu mới đủ? Câu trả lời đơn giản là lúc bạn có thể nghe bài hát này, nhưng cảm thấy được nó na ná giống bài hát khác mà không hiểu tại sao. Sau đó bạn sẽ tìm được cách tự đàn và ghép các bài hát với nhau một cách rất tự nhiên.

Các kỹ thuật tách, ghép beat để khi trộn không bị nhiễu… được áp dụng để tạo ra một bản Mashup hoàn hảo, nếu không có nghề, bản Mash-up rất dễ bị “liên khúc hóa”.

Ngoài ra, bạn có thể dùng những bài hát có vòng hợp âm giống nhau để tạo nên một bản mashup.

??̀?? ℎ?̛̣? ?̂? ??̀ ??̣̂? ?ℎ??̂̃? ??̂̀? ℎ?? ℎ??̣̆? ?ℎ??̂̀? ℎ?̛̣? ?̂? đ?̛?̛̣? ??̛̉ ??̣?? ????? ??̣̂? ??̉? ?ℎ?̣?. ??́? ℎ?̛̣? ?̂? ????? ??̀?? đ?̛?̛̣? ?ℎ?̂̉ ℎ??̣̂? ??̛?̛́? ??̣?? ?ℎ?̛̃ ??̂́ ?? ??̃ ??̀ ??̣̆? ??̣? ?ℎ?? ???̀?ℎ ??̛̣ ?ℎ?̛ ??̀?? ???̂̀? ℎ??̀?.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Mashup là gì? 1
Những vòng hòa thanh phổ biến thường dùng nhất trong đệm hát

Trong âm nhạc có rất nhiều hợp âm, nhưng luôn có những vòng hợp âm thông dụng được dùng đi dùng lại nhiều lần để cho ra đời nhiều bài hát khác nhau. Đây chính là điểm mấu chốt của phương pháp này. Ta sẽ dùng những bài có vòng hợp âm giống nhau để ghép chúng lại thành một bản Mashup.

  • Bước 1: Tìm những bài hát có vòng hợp âm giống nhau và có màu bài hát giống nhau, cùng chủ đề với nhau. 
    Ví dụ 2 bài Ông bà anh và Nói đi mà sử dụng cùng vòng hợp âm Am C F G, có giai điệu vui tươi nên ghép 2 bài với nhau sẽ không bị “đá nhau” trong lời bài hát.
  • Bước 2: Phân đoạn cho mỗi bài hát. Bạn nên chia mỗi phần của bài hát này để ghép của mỗi phần của bài hát kia.
    Ví dụ: Mỗi bài hát có 3 đoạn gồm: Intro đoạn đầu, điệp khúc và đoạn cuối. Bạn sẽ hát chuyển luân phiên giữa các đoạn với nhau sao cho khớp vòng âm nhất và đoạn cuối có thể phiêu qua lại bằng lời của 2 bài.
  • Bước 3: Tập riêng lẻ từng đoạn đã được phận. Bạn sẽ phải tập lẻ từng đoạn sao cho nhuần nhuyễn nhất, tập cách vào câu hát của từng đoạn và tập những đoạn chuyển giữa các đoạn bài hát với nhau. 
  • Bước 4: Thử tập ghép các đoạn lại với nhau, sau đó nhờ một người nào đó hát để bạn đàn và cũng chính bước này sẽ giúp tạo cho bạn những cảm hứng để nghĩ ra cách chuyển đoạn một cách mượt mà hơn.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *