dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phương pháp Retrieval Practice là gì?

Retrieval practice là một trong số những cách học siêu tốc phần chiến lược & tiến trình học tập lưu giữ kiến thức được lâu dài hiệu quả. Đây là một trong hai cách được nhắc đến trong bài ĐIỀU GÌ GIÚP HỌC SINH THÀNH CÔNG? HÃY DẠY CÁC EM HỌC CÁCH HỌC.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Phương pháp Retrieval Practice là gì?

Phương pháp Retrieval Practice chính là phương pháp truy hồi (nhắc lại) kiến thức. Đây là một kỹ thuật nhằm giúp bạn gợi nhớ lại những kiến thức đã học. Nói một cách dễ hiểu, thay vì việc tập trung thu nạp kiến thức mới thì bạn nên dành khoảng thời gian đó để ôn lại kiến thức cũ một cách chủ động.

Nghe không có gì mới mẻ, nhưng trên thực tế, người học thường dùng phương pháp truy hồi (Retrieval Practice) gián tiếp qua sự yêu cầu của giáo viên như gấp hết sách vở để kiểm tra bài cũ (câu hỏi được nêu trước), làm những bài kiểm tra định kỳ, tạo một tâm thế bị động cho quá trình ôn tập kiến thức và tất nhiên bạn sẽ không thể thấy được những ưu điểm của phương pháp này.

Việc áp dụng Retrieval Practice trong quá trình học tập sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, điển hình như:

  • Chuyển đổi những kiến thức mới học đang ở dưới dạng short-term memory (trí nhớ ngắn hạn) thành long-term memory (trí nhớ dài hạn);
  • Tăng tư duy bậc cao và tăng việc chuyển hoá kiến thức;
  • Tăng metacognition (siêu nhận thức) về quá trình học của bản thân;
  • Tăng việc sử dụng các cách học hiệu quả ở ngoài lớp học;
  • Tăng việc chuẩn bị bài học một cách kĩ càng trước khi bắt đầu;
  • Tăng khả năng linh hoạt kiến thức và vận dụng trong nhiều tình huống khác nhau.
  • Tạo dựng sợi dây kết nối giữa các mảng kiến thức đa dạng, thuận lợi cho việc hệ thống hóa kiến thức.
  • Nhanh chóng đánh giá việc học của chính mình và xác định điểm mạnh của bản thân cũng như bất kỳ lỗ hổng nào trong quá trình học;
  • Kết nối các kiến thức đã học với kiến thức sắp được học.

Retrieval Practice không chỉ đơn thuần là một cách kiểm tra – đánh giá (As an assessment) mà là một phần quan trọng của chiến lược & tiến trình học tập (as part of the learning process) để giúp người học thực sự lưu giữ kiến thức dài hạn.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Vì thế, bạn cần chủ động áp dụng phương pháp học trên như một hình thức self learning chứ không được nghĩ đó là một cách học để chống đối, có như vậy bạn mới có thể đạt những hiệu quả rõ rệt và nâng cao chất lượng học tập của bản thân.

Sử dụng phương pháp Retrieval Practice khi nào?

Khi nào nên dùng Retrieval Practice: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc luyện tập RP thường xuyên và gần với thời điểm mới tiếp thu xong kiến thức sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Bạn có thể hình thành thói quen làm RP vào:

  • Cuối ngày học hôm đó;
  • Buổi sáng ngay sau ngày học;
  • Cuối tuần khi có thời gian rảnh;
  • Ngay trước buổi học tiếp theo.

Một số kỹ thuật Retrieval Practice

Một số cách để áp dụng Retrieval Practice cho việc học từ vựng tiếng Anh, hoặc bất cứ kiến thức của môn học nào khác.

1. Sử dụng Flashcards

Mỗi thẻ flash card bao gồm câu hỏi ở mặt trước và câu trả lời ở mặt sau. Tấm thẻ thường được sử dụng để ghi nhớ từ vựng, ngày tháng lịch sử, công thức hoặc bất kỳ chủ đề nào có thể học được thông qua hình thức câu hỏi kèm theo câu trả lời. Vì vậy, nhiều người đã sử dụng cách này để học từ vựng Tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Phương pháp Retrieval Practice là gì? 1

Đối với từ vựng tiếng Anh, người học sẽ sử dụng 2 mặt của mỗi tấm card: một mặt ghi từ tiếng Anh và một mặt ghi nghĩa tiếng Việt. Sau khi viết xong các tấm card, bạn có thể nhìn vào mặt tiếng Anh để nhớ nghĩa tiếng Việt và ngược lại.

Nếu làm flashcard bằng tay (cắt giấy và viết chữ), bạn có thể vẽ hình minh họa. Nếu làm flashcard bằng máy tính sau đó in ra, bạn có thể chèn hình minh họa mờ làm nền của flashcard. Tất nhiên, nếu bạn sử dụng hình minh họa là chính từ vựng trên flashcard thì việc học sẽ chẳng có ích gì. Vì vậy, hãy sử dụng các hình chỉ-có-môt-chút-liên-quan đến từ cần học. Ví dụ, nếu bạn muốn học từ “Lawyer” (luật sư), bạn có thể để hình là một … bộ tóc giả chẳng hạn.

Phương pháp Retrieval Practice là gì? 2
Trên mạng có rất nhiều nguồn flashcard kèm minh họa để học từ vựng tiếng Anh dễ dàng

Một công cụ minh họa hiệu nghiệm nữa là màu sắc. Bạn có thể tạo cho riêng mình một bảng mã màu, ví dụ như: màu vàng là danh từ, đỏ là động từ, xanh lá là tính từ, trắng là từ đếm được, đen là từ không đếm được…

Bên cạnh những tấm card ở dạng truyền thống thì giờ đây người học cũng có thể tải một số app học tập miễn phí có thiết kế ở dạng flashcards, điển hình như Quizlet. Khi học tập trên Quizlet, người học có thể:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Tự tạo bộ flashcards cho riêng mình tùy theo nhu cầu học;
  • Chia sẻ bộ flashcard của mình cho người khác;
  • Tìm cho mình những flashcard phù hợp trong kho dữ liệu khổng lồ chứa hàng trăm ngôn ngữ của Quizlet do những người dùng khác tự tạo và chia sẻ

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ flash card:

  • Thay vì nhanh chóng lật thẻ lên sau khi nhớ được nghĩa, người học cần tự gợi nhớ lại tất cả nội dung liên quan đến từ vựng, ngữ cảnh được sử dụng, cách phát âm,… thông qua việc hồi tưởng, liên hệ hoặc nhớ ví dụ.
  • Nên sắp xếp các thẻ từ mới và cũ theo các chủ đề liên quan để luyện tập khả năng liên hệ từ vựng, tránh giữ các bộ thẻ ở thứ tự như ban đầu.
  • Việc phân loại sẽ giúp cho phương pháp học tiếng Anh với flashcard của bạn rõ ràng hơn. Đầu tiên, hãy giữ các loại flashcards khác nhau (flashcards dạng từ, flashcards dạng câu hỏi, flashcards dạng bài tập…), rồi sử dụng bảng màu để phân loại chi tiết hơn nếu bạn muốn.
  • Đối với các thẻ bạn nhớ, trả lời được ngay thì có thể để riêng, thẻ nào bạn thấy khó nhớ, chưa hiểu rõ thì để riêng và ưu tiên thời gian để ôn tập lại nó nhiều hơn.
  • Chỉ nên chuyển thẻ nhớ sang bộ tiếp theo sau khi đã truy hồi kiến thức thành công tối thiểu 3 lần. Mục đích của việc này là để chắc chắn rằng người học đã hiểu rõ và có phản xạ tốt với lượng từ vựng mới, nhằm tránh việc chủ quan.
  • Bạn có thể tráo các flashcards với nhau, thậm chí tráo các mặt khác nhau, rồi rút bừa một vài thẻ và thách bản thân nhớ lại/đoán nội dung của mặt sau.

2. Vẽ sơ đồ tư duy (Mind map)

Sơ đồ tư duy hay còn được gọi là sơ đồ tư duy, đây là một công cụ trực quan nhằm tận dụng hết các khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là các khả năng học tập, nhớ, sáng tạo và phân tích. Và đây chính là một quá trình kết hợp giữa các yếu tố hình ảnh, màu sắc cũng như việc sắp xếp không gian – thị giác. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, bạn sẽ dùng những từ khoá đơn giản để kích hoạt ra những ý tưởng và nội dung khác.

Phương pháp Retrieval Practice là gì? 3

Các loại sơ đồ tư duy thông dụng gồm có sơ đồ hình cây (tree map), hình tròn, bong bóng, luồng (flow map)… Tùy vào mục đích và kiến thức cần ôn tập mà bạn lựa chọn loại sơ đồ phù hợp. Thông thường nhất là loại bản đồ tư duy hình cây.

Phương pháp Retrieval Practice là gì? 4

Đây là một phương pháp học tập rất phổ biến trong việc giúp ôn tập lượng lớn tài liệu cũng như trong việc học từ vựng.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Phương pháp Retrieval Practice là gì? 5

Ở cách học này, người học sẽ xây dựng một sơ đồ biểu thị quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng hoặc từ vựng.

Cụ thể, người học có thể xây dựng các sơ đồ từ vựng theo chủ đề, sau đó gợi nhớ tới những từ vựng liên quan tới chủ đề đó rồi từ từ chia ra các nhánh như các từ loại có liên quan, ví dụ hay một vài lưu ý đặc biệt…

Cách này sẽ giúp cho các từ vựng đã học được hệ thống hóa tốt hơn và cũng dễ dàng cho việc tìm kiếm và ôn luyện theo từng chủ đề sau này.

Người học có thể sử dụng tài liệu trong quá trình xây dựng sơ đồ tư duy. Điều này có thể tạo cho người học cơ hội xem và nghiên cứu lại những mạng kiến thức đã học đồng thời chắt lọc ra những từ bản thân cần phải nhớ.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Khi vẽ sơ đồ, người học cũng nên sử dụng những màu sắc khác nhau hoặc các nhãn dán để giúp cho các phần trong sơ đồ trở nên rõ ràng hơn, bắt mắt hơn, tạo cảm hứng học tập hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều màu sắc hay lạm dụng dán quá nhiều thứ linh tinh vì điều này có thể khiến chính bản thân chúng ta bị xao nhãng khỏi việc học từ vựng.

Cách vẽ bản đồ tư duy mindmap

Sơ đồ tư duy mindmap có thể vẽ trên giấy hoặc trên bảng vẽ điện tử thông qua các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Word, Powerpoint, Coggle, Mindly… Tuy nhiên, dù vẽ bằng cách nào, chúng ta cũng cần biết rõ các bước để có thể lập được bản đồ tư duy đúng chuẩn.

  • Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề chính của sơ đồ tư duy;
  • Bước 2: Vẽ các ý lớn từ chủ đề chính;
  • Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy;
  • Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ.

3. Brainstorming

Brainstorming được hiểu là phương pháp động não, suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Bằng cách dựa trên các ý tưởng tập trung xung quanh vấn đề cần giải quyết, những người brainstorming sẽ xem xét các mặt lợi ích – tồn đọng rồi rút ra đáp án tốt nhất, sau đó tiếp tục triển khai.

Phương pháp Retrieval Practice là gì? 6

Alex Osborn – ông trùm ngành quảng cáo trên đại lộ Madison, phát triển cách tiếp cận ban đầu và xuất bản nó trong cuốn sách “Applied Imagination” năm 1953. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã tạo nên nhiều sự cải tiến cho kỹ thuật ban đầu của ông.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Đối với việc học từ vựng thì đây là phương pháp mà người học tự đưa ra cho mình một chủ đề hay từ khóa và tự ghi ra tất cả những từ hoặc cụm từ có liên quan chứ không dùng bất kỳ một tài liệu nào khác.

Brainstorming có thể nói là một trong số những cách kiểm tra phản xạ và mức độ ghi nhớ của người học đối với lượng từ vựng tiếng Anh mới siêu hiệu quả và phù hợp với tất cả người học. Tuy nhiên, phương pháp truy hồi kiến thức cần thời gian chứ không phải “Hãy brainstorming đi” là nhớ ra luôn đâu. Cũng chính vì thời gian dành cho phương pháp mà người học mới tăng được khả năng ghi nhớ từ vựng đó.

Hơn thế, để đạt được thành công khi sử dụng phương pháp Retrieval Practice, tập trung cao độ là yếu tố then chốt.

Bạn cần đảm bảo rằng bạn đang thực sự nghĩ về chủ đề hoặc từ khóa mình đã để ra thay vì để tư tưởng trôi dạt về phương xa.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tuy vậy, việc quá tập trung để nghĩ ra những từ liên quan đôi khi lại khiến người học lãng quên đi cách phát âm cũng như là ngữ cảnh sử dụng của những từ ngữ ấy, làm cho hiệu quả của quá trình ôn luyện từ vựng không đạt được kết quả toàn diện.

Một số phương pháp khác

Sau khi hoàn thành câu hỏi bài tập của bài đọc/bài nghe, nhìn câu hỏi và tóm tắt lại bài đọc/nghe:

  • Tự viết/Tự nói bài tóm tắt về bài nghe/đọc;
  • Viết ra 2 điều bạn học được trong buổi học vừa rồi;
  • Tự đặt câu hỏi theo dạng 5W-H questions (Who, What, Where, When, Why, How) về bài đọc/nghe/kiến thức mới học và tự trả lời;
  • Viết lại trình tự buổi học ngày hôm đó;
  • Viết ra tất cả những gì bạn còn nhớ về kiến thức của buổi học hôm đó;
  • Nếu bạn muốn sáng tạo, hãy thử tự vẽ mind map về trình tự/kiến thức của buổi học;
  • Hình dung bản thân là giáo viên và thử giải thích lại kiến thức đó học cho học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *