dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Quy trình 6D là gì?

quy trình 6d là gì

Quy trình 6D là quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa và đại biểu HĐND các cấp. Lưu ý rằng, đây cũng có thể là Quy trình 6D trong học tập, đào tạo hiệu quả nhất!

Quy trình 6D là gì?

Để thực hiện việc bỏ phiếu, cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ:

  • Bước 1: Đến khu vực bỏ phiếu
  • Bước 2: Đọc bảng danh sách tiểu sử người ứng cử
  • Bước 3: Đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử
  • Bước 4: Điền phiếu đủ và đúng
  • Bước 5: Đích thân bỏ phiếu vào hòm phiếu
  • Bước 6: Đóng dấu “Đã bỏ phiếu”
Quy trình 6d là gì

Cử tri đến khu vực bỏ phiếu trong khoảng thời gian từ 7h00 – 19h00 ngày bầu cử để tham gia bầu cử.

Bước 2, cử tri tới bảng danh sách tiểu sử người ứng cử được niêm yết trong khu vực bỏ phiếu để tìm hiểu kỹ thông tin về các ứng cử viên.

Tiếp theo, cử tri di chuyển đến “Bàn hướng dẫn” để được tổ bầu cử hướng dẫn quy trình bỏ phiếu. Sau đó, tại “Bàn phát phiếu” cử tri đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử. Cử tri được nhận 01 phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và 03 phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Để thực hiện việc bỏ phiếu, cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ. Nguồn: Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội
Bước quan trọng nhất trong quy trình 6Đ là cử tri cần điền phiếu đủ và đúng. Khi không tín nhiệm người ứng cử nào thì cử tri gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó.

Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem kể cả thành viên tổ bầu cử; không được khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu những kí tự đặc biệt trên phiếu bầu.

Cử tri cũng không được viết thêm, ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu, hoặc bỏ phiếu bầu trắng. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền được đổi phiếu bầu khác.

Sau khi hoàn thành việc viết phiếu bầu cử, cử tri phải đích thân bỏ phiếu và hòm phiếu.

Cuối cùng, cử tri di chuyển tới bàn của tổ bầu cử để đóng dấu đã bỏ phiếu vào thẻ cử tri.

Sau khi thực hiện đầy đủ 6 bước theo quy trình 6Đ nêu trên, cử tri đã hoàn thành xong hoạt động bỏ phiếu của mình.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Mỗi lá phiếu của cử tri sẽ góp phần lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay