dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ?

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ?

Gia đình tôi mới sinh đứa con gái, và việc vui mừng này suýt làm cho tôi bị trầm cảm. Tôi lo sợ là tôi sẽ phá hỏng cuộc đời của nó và giáo dục nó không đúng cách. Bố mẹ của tôi có thể gọi là người tốt. Họ đã làm việc vất vả rất nhiều để tôi được ăn no mặc ấm. Nhưng bù lại họ rất nghiêm khắc và đòi hỏi tôi phải đáp ứng được kì vọng của họ. Tôi đã phản đối và có lẽ tôi là một đứa con tồi. Tôi lớn lên và không như bố mẹ mong đợi. Và có hàng ngàn những đứa trẻ như vậy.

Có lẽ cha mẹ của chúng ta chỉ muốn làm gương cho chúng ta. Tôi chắc rằng là tôi không tốt như mong chờ của bố mẹ. Và tôi xin chia sẻ 9 lý do vì sao kể cả trong gia đình nề nếp vẫn có thể lớn lên thành đứa trẻ hư, ở thế kỷ 21 này cũng vẫn vậy.

#1 Cố gắng hoàn toàn kiểm soát cuộc sống của con

Tất nhiên là việc kiểm soát hoàn toàn của cha mẹ đều do động cơ tốt. Làm sao có thể đảm bảo an toàn cho con khi xung quanh là hỗn loạn? Phải đặc cho con những quy tắc, những giới hạn. Đó là việc cha mẹ tôi đã làm. Tôi không được đi chơi về muộn, phải đi ngủ sớm và làm bài tập ít nhất 3 tiếng 1 ngày. Họ chọn cho tôi quần áo, nhạc, sở thích. Nhưng có lẽ trường hợp của tối vẫn còn bình thường.

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ? 1

Một cô gái 16 tuổi ở Anh thì không được như vậy. Trên trang Quora cô gái nêu 23 việc chứng minh là cha mẹ của cô đã quá đà trong việc cố gắng giáo dục con gái.

Cô gái viết là nhìn ngoài thì người ta tưởng cô là người bình thường, yêu đời, nhưng thực tế là cô cảm thấy mình như tù nhân trong chính ngôi nhà của mình. Và đây là lý do:

  • Trước đây tôi không có smartphone. Mẹ tôi cho tôi chiếc iPhone 4 cũ, vì tôi đã hoàn thành kì thi xuất sắc. Tôi có thể dùng nó 30 phút mỗi ngày. Và tôi có thể chơi thể thao 20 phút mỗi ngày.
  • Tôi không có đời tư. Tôi không được gặp gỡ bạn bè trừ một lần vào Giáng Sinh và 3 lần vào kì nghỉ hè. Không có bạn trai nào cả: tôi học trường toàn nữ và 99 % thời gian tôi không nhìn thấy con trai. Trong nhà thì lắp camera khắp nơi. Tôi không biết chúng được lắp ở vị trí nào, nếu tôi tìm thì sẽ bị phạt.
  • Tôi có trang Instagram và Facebook, nhưng cha mẹ tôi kiểm soát tất cả, gồm cả tin nhắn. Nếu tôi thay mật khẩu — họ lại đổi lại. Hàng ngày họ kiểm tra lịch sử và chặn các website «xấu».
  • Nếu tôi có bất kì sai sót nào trong bài kiểm tra ở trường — đó là nỗi nhục. Tôi phải học hàng ngày, kể cả vào các kì nghỉ. Thậm chí trong nhà vệ sinh tôi cũng không được riêng tư. Mẹ tôi luôn đứng ngoài cửa và tôi phải nói chuyện với mẹ. Tôi ngủ trên giường cùng mẹ, bố tôi cũng ngủ trong phòng đó. Giờ đi ngủ là 22:30.

Việc kiểm soát như vậy sẽ dẫn đến điều gì? Cha mẹ thất bại và đứa con sẽ đi ra thế giới rộng lớn và hoàn toàn không có khả năng tự lập. Tại sao tôi chắc điều đó?

Trước 18 tuổi tôi không biết tôi thích nhạc gì và nhóm nhạc nào: cha mẹ đã chọn nhạc, phim thay tôi. Tôi chưa xem bất kì phim hài thanh niên nào của Mỹ. Thay vào đó khi lớn hơn tôi đã biết cách qua mặt cha mẹ, đã trượt kì thi tốt nghiệp và đại học và đến bây giờ vẫn chưa chắc là mình chọn đúng ngành nghề. Tóm lại là tôi chưa sẵn sàng cho cuộc sống tự lập. Rõ ràng là cần hỗ trợ từ cha mẹ, nhưng không nên quá đà.

#2 Kỳ vọng vào con quá nhiều

Tôi không nói là cha mẹ tôi không tốt. Họ là người tốt, biết quan tâm chăm sóc. Chỉ là họ muốn điều khác: trong đầu của họ có hình ảnh mà tôi sẽ trở thành, và đôi khi hình ảnh đó không giống với những gì bản thân tôi muốn.

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ?

Từ bé tôi ước đi học võ, nhưng từ 4 tuổi lại đi học trượt tuyết. Khi tôi chuẩn bị nhập học trường âm nhạc, tôi muốn chơi đàn violin. Cha mẹ tôi thì lại nghĩ tôi sẽ là tay chơi đàn piano. Và cuối cùng tôi học không nổi 1 năm. Giờ thì tôi biết đánh đàn ghita và vẫn ước đi học đàn violin. Nhưng giờ thì tôi không còn thời gian cho việc đó.

#3 Không được khen và đòi hỏi quá cao

Cả đời tôi, cha mẹ chưa lần nào khen tôi. Nhưng câu như «Con giỏi lắm!», «Rất tốt!», «Cố lên!», có lẽ không có trong từ điển của họ. Thay vào đó là những câu như «Không tệ, nhưng vẫn sai ở đây, chỗ này phải làm thế này…».

Cha mẹ tôi cho rằng lời khen phải đi kèm với lời phê phán. Họ luôn cho rằng là lẽ ra có thể làm tốt hơn, họ cố gắng chỉ những lỗi của tôi và cho lời khuyên. Và tới lúc nào đó tôi chán chẳng muốn làm gì. Cố gắng làm gì nếu không được thưởng gì?

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ?

Đứa trẻ mà luôn bị cha mẹ không hài lòng sẽ rất khó để sống hài hòa với bản thân, yêu đời. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh điều đó. Hóa ra những đứa trẻ chịu nhiều áp lực trong gia đình có xu hướng tự làm mình tàn tật hơn. Ngoài ra chúng hay bị đau đầu mãn tính.

#4 Cấm là cách duy nhất để quản lý con

Nếu con không thực hiện theo mong đợi của cha mẹ thì họ sẽ tạo thêm động lực. «Không dọn nhà thì không được đồ chơi mới», «Không được điểm cao thì không được đi xem phim». Cha mẹ trở nên quá nghiêm khắc. Như cha mẹ tôi bị cuồng điểm cao. Khi tôi bị điểm thấp là tôi mất đi quà sinh nhật. Them vào đó là cãi vã và những ánh nhìn thất vọng.

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ?

Tôi từng nghĩ là không thể tệ hơn. Trước khi tôi đọc được chia sẻ của một cô gái trên Quora. Cha mẹ cô ấy nghiêm khắc đến mức ngày sinh nhật cô ấy không muốn đồ chơi mới hay vé đi du lịch mà chỉ là một chút thời gian tự do.

«Chúc mừng sinh nhật con! Bố mẹ tặng con món quà đặc biệt… là SỰ TỰ DO. Con có 168 tiếng để làm bất cứ cái gì con muốn».

Theo kết quả nghiên cứu quá nghiêm khắc dẫn đến trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện, đỉnh điểm là lúc 5 tuổi. Nhưng quan trọng nhất là khi trẻ học được cách qua mặt cha mẹ — thì họ sẽ mất đi công cụ kiểm soát duy nhất họ biết. Tôi đã biết nói dối lúc 16 tuổi, còn cô gái đó đã biết sớm hơn tôi 2 năm:

«Bố mẹ tôi rất nghiêm khắc, và khi nào tôi đủ 18 tuổi tôi sẽ tìm mọi cách thoát khỏi đây. Còn giờ thì tôi đành phải tuân thủ hàng loạt các quy tắc. Họ không cho tôi gặp gỡ các bạn trai, nhưng tôi đi chơi với bạn trai từ lúc 14 tuổi. Tôi theo Đạo Hồi và phải mặc trang phục kín mít mỗi khi ra khỏi nhà, nhưng tôi chỉ đi cách nhà một đoạn là ngay lập tức tôi thay quần bò và áo phông. Tôi trốn khỏi nhà khi bố mẹ đi ngủ, tôi tìm cách tự kiếm tiền. Và đến giờ bố mẹ tôi không hề biết. Cha mẹ nghiêm khắc sẽ làm cho con hư».

#5 Luôn theo đuổi phương pháp giáo dục truyền thống

Đó là đánh và quát mắng. Trẻ phải coi bố mẹ là những người có thể chia sẻ những bí mật chứ không phải sợ bị đánh và mắng, ngoài ra việc đánh con có những hậu quả về lâu dài. Không chỉ về tâm lý mà còn về thể chất.

Có lần tôi bị đánh, tát, họ ném đồ của tôi vào tường. Nên từ lớp 5 tôi không còn chia sẻ gì với cha mẹ. Và đến giờ vẫn vậy.

Việc sử dụng bao lực chính là thể hiện sự bất lực của cha mẹ. Quát mắng nhiều cũng vậy: trẻ sẽ sao chép lối sống của gia đình, chính lối sống đó giáo dục con cái. Động lực lớn nhất là tấm gương của chính cha mẹ.

#6 Coi việc nhà là thứ để trao đổi

«Rửa bát thì được 5 chục», «Đi chợ thì được tiền thừa», «Dọn phòng thì được mua máy nghe nhạc» — những câu quen thuộc với rất nhiều người. Cách đó hoạt động, cho đến khi đạt giới hạn. Và trong mỗi yêu cầu của cha mẹ, con sẽ thấy lợi ích và trở thành hay đòi hỏi vì được quá nuông chiều.

Hồi nhỏ, mỗi lần tôi đi đổ rác, bố tôi cho tôi 5 nghìn. Dọn nhà cũng được 5 nghìn. Nhưng rồi một ngày ông ấy nói là tôi đã lớn và không còn trả tiền nữa. Đó là cú sốc lớn đối với tôi — tôi không thể hiểu nổi tôi đã mắc sai lầm gì.

Đứa trẻ phải có những việc nhà tự giác làm không đòi hỏi lợi ích. Bán có bắt con trả tiền cho bữa ăn bạn nấu không?

#7 Yêu cầu không rõ ràng và lời đe dọa không thể thực hiện

Mẹ tôi luôn cấm tôi những thứ bà ấy không thích. Bố tôi thì đôi khi cho tôi thoải mái hơn. Cuối cùng tôi nhận ra «không» có thể là «thôi cũng được», và bắt đầu thử thách sự kiên nhẫn của cha mẹ. Chúng tôi rất nhiều lần cãi vã. Bố mẹ bắt đầu nhường nhịn, và tôi chỉ biết nói: «Lần trước bố mẹ cho con mà». Không thể giữ vững quan điểm nếu bạn đe dọa bằng những thứ không thể thực hiện.

Vây nên bây giờ, với tư cách là ông bố trẻ, tôi quyết định hạn chế tối đa các điều cấm. Tôi chỉ tưởng tượng điều mà con tôi đòi hỏi và nếu tôi có thể chấp nhận được điều đó dù chỉ một giây thì tôi sẽ cho con điều đó. Còn đã cấm cái gì thì sẽ luôn luôn như vậy. Và tôi hi vọng con tôi sẽ đón nhận điều đó một cách bình tĩnh, như anh chàng này trên Quora.

Trong gia đình cậu ta rất ít điều bị cấm. Nhưng đã cấm thì không nên cố làm điều đó. Có lần cậu ta nhuộm tóc và cuối cùng là phải nhuộm lại dưới sự giám sát của bố. Và cậu ta cũng không hề buồn vì hiểu rằng đã làm một việc trong số ít những viêc bố mẹ cấm.

#8 Chỉ có một ý kiến là đúng, đó là ý kiến của bố mẹ

Đến giờ tôi vẫn phải đấu tranh với việc đó. Bố mẹ tôi luôn có ý kiến riêng về mọi việc: tôi làm việc gì, ăn mặc thế nào, ăn uống làm sao. Kể cả bây giờ khi tôi đã 30 tuổi và đã có gia đình, mọi cuộc trò chuyện đều phải có những lời chỉ dạy. Và có lẽ tôi sẽ chọn không gọi điện hay không đến chơi. Sắp đến mức chúng tôi chỉ gặp nhau 1 năm 1 lần.

VÌ SAO BỐ MẸ TỐT MÀ CON HƯ? 2

Đến 14 tuổi tôi đồng ý với mọi thứ, nhưng rồi tôi quyết định chống cự và cứ như vậy đến tận bây giờ. Tôi lại chọn trường khoa học xã hội, trượt ván, đến việc cưới vợ tôi cũng phải đấu tranh. Mỗi lần gặp gỡ là một lần cãi vã. Họ chỉ biết ý kiến của họ và không hề nghe tôi. Tôi không muốn con gái tôi trải qua những việc này.

#9 Mong muốn mãi mãi duy trì một trật tự

Mỗi phụ huynh sẽ đến lúc phải chấp nhận việc con cái đã lớn, sẽ rời khỏi nhà và sống tự lập. Theo tôi, việc chuẩn bị cho con bước vào cuộc sống tự lập chính là nhiệm vụ chính của cha mẹ. Nếu thành công có nghĩa là bạn là phụ huynh tốt.

Nhưng bố mẹ tôi không chấp nhận điều đó. Tôi sống với họ đã 15 năm. Tôi có vợ và con nhưng bố mẹ tôi dường như không hiểu. Họ chờ đợi là tôi sẽ gọi điện cho họ hàng ngày và cuối tuần nào cũng sang chơi. Tôi không đủ sức để làm điều đó. Đến mức tôi phải giả vờ ốm hoặc cố tình nhận công việc vào cuối tuần chỉ để được ở nhà. Và điều đó cũng làm tôi tổn thương — mỗi lần từ chối tôi cảm thấy mình như kẻ phản bội. Có lẽ không quan hệ sẽ đơn giản hơn. Tôi hy vọng sẽ không để điều này xảy ra với con gái tôi.

Tôi vẫn rất yêu cha mẹ, nhưng chưa thể nói ra điều đó, và họ cũng không thể thừa nhận rằng họ đã nuôi dạy một chàng trai cũng không đến nỗi tệ. Hy vọng các bạn không có vấn đề gia đình nào. Nếu có thì hãy chia sẻ. Có thể chúng ta cùng tìm được ra câu trả lời.

(Tác giả Nam Nguyen sưu tầm và lược dịch)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay