dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Sách không tu lãng phí kiếp người file pdf file word

Sách không tu lãng phí kiếp người file pdf file word

 

CON NGƯỜI TA SAU KHI CHẾT SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Phật nói: Sau khi chết trong vòng 49 ngày chúng sanh sẽ tái sinh vào 1 trong 6 cõi sau đây:

– Cõi trời: dành cho những người tu thập thiện, làm nhiều việc thiện, có nhiều công đức vs đời; những người tu hành tinh tấn nhưng chưa vãng sanh được; những người khi mệnh chung có được thân bằng quyến thuộc thiện hữu tri thức trợ niệm, làm nhiều công đức hồi hướng cho vong linh cũng sẽ được siêu thoát về cõi này. Chúng sanh ở cõi trời sau khi hưởng hết phước báo sẽ lại phải tái sanh về cõi người.

– Cõi người: dành cho những người giữ được ngũ giới, làm lành lánh dữ, có tu chút công đức nhưng chưa thể vãng sanh, chủa thể về cõi trời.

– Cõi Atula: dành cho những người có tu chút công đức nhưng còn ngạo mạn, còn tâm tham, sân hận quá nhiều nên sau khi chết thọ sanh làm quỷ thần.

– Súc sanh

– Ngạ quỷ, quỷ đói.

– Tội nhân địa ngục.

Làm thế nào để sau khi chết sẽ được tái sinh vào cõi trời? Mời các bạn đọc sách: “Không tu lãng phí kiếp người” của cư sĩ Huệ Đạt biên soạn và được nhà xuất bản Hồng Đức in ấn.

LỜI TÁC GIẢ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa Quý vị, con đây mới chỉ đến với Phật Pháp được một năm nên trình độ hiểu biết còn rất hạn chế, nhưng vì hằng ngày nhìn thấy nhiều người không hiểu đạo đã vô tình phạm nhiều nghiệp ác mà chính họ cũng không biết không hay nên con đã cố gắng viết lên quyển sách này. Cũng như con ngày xưa cứ tưởng mình là người tốt vì hay bố thí giúp người nhưng bản thân gây nhiều tội nghiệp mà không biết nên bây giờ dù đã sám hối rất nhiều vẫn chưa hết tội lỗi.

Trước đây con thường nghĩ ngợi nhiều, phải sống sao cho thật ý nghĩa và con nghĩ là phải đạt được nhiều thành công làm được nhiều chuyện để đời thì chết mới không hối tiếc. Cũng may, con làm gì cũng… thất bại, phiền não sinh Bồ Đề nhờ duyên lành mà con đã giác ngộ Phật Pháp, hiểu được chân lý lẽ cuộc đời là vô thường, chỉ có thành tựu tu hành mới là thành tựu vĩnh viễn.

Có người bảo con rằng, ráng chờ đến thành công có nhiều tiền, ráng chờ đến khi tự độ được rồi hãy kể lại chuyện Phật Pháp nhiệm màu, viết sách chia sẻ với mọi người. Nhưng con nghĩ chờ đến bao giờ trong khi tương lai là vô thường bất định; thôi thì cứ xem như người học lớp một chỉ lại cho người mù chữ, được bao nhiêu hay bấy nhiêu theo đúng tinh thần Bố thí Ba La Mật của Chư Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Huệ Đạt kính bút

TẠI SAO PHẢI TU?

1. Vô thường: Vạn vật biến đổi không ngừng, có sinh có diệt, có tồn có hoại, vạn vật vô thường.

Lý do đầu tiên chúng ta phải tu là vì chúng ta ko tồn tại mãi mãi, thời gian trôi qua rất nhanh và mỗi ngày qua đi là 1 ngày ta tiến gần đến cái chết.

Phật nói: Mạng người sống trong hơi thở, hít vào mà ko thở ra nữa nghĩa là chết, không ai có thể biết được mình có thể sồng được bao lâu và mạng người rất mong manh như pháo đã châm ngòi chỉ chờ ngày nổ.

Nếu chúng ta là những người cao tuổi thì hãy nhìn vào những đám tang, những người “đang chết”, chẳng mấy chốc nữa thôi chúng ta sẽ là người phải nằm trong quan tài và chẳng mấy chốc nữa mọi dấu tích về sự tồn tại của chúng ta đều trở về cát bụi tan thành mây khói.

Nếu chúng ta là những người trẻ thì hãy nhìn vào cha mẹ mình, ông bà mình, rồi chẳng mấy chốc chúng ta cũng sẽ già như thế, tay chân run rẩy, sinh hoạt khó khăn khổ sở, ăn chẳng biết ngon, vui chơi thì ko đủ sức, cố gắng làm hết những gì có thể để duy trì tuổi xuân, duy trì mạng sống…rồi có ích gì? cũng phải chết.

Và khi chết chúng ta mang theo được gì? Không gì cả, vợ con phải bỏ lại, của cải bỏ lại, ngay cả cái thân xác mình yêu quý nhất cũng phải bỏ lại thì còn mang theo được gì.

Nhìn vào những người ko lo tu thật đáng thương, ngày ngày tháng tháng khổ tâm lao lực chạy theo danh lợi tiền bạc, vợ đẹp con ngoan…., người chưa có thì muốn có, người có được nấc thang này thì lại muốn leo tiếp nấc thang khác, đến già vẫn còn ham muốn, đến chết mới chịu nhắm mắt xuôi tay bỏ lại tất cả cuối cùng trở lại là con số 0.

Đọc tới đây mọi người sẽ cho con là người bi quan, ko cầu tiến, chắc con là người nghèo khổ ko làm được gì nên bi quan như thế. Nhưng xin mọi người hãy dẹp con qua 1 bên mà nhớ lại những hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngày nào.

Phật Thích Ca là Thái Tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Magia, trị vì Vương quốc Ca tỳ la vệ, thuộc Ấn Độ ngày ấy, nay thuộc Nepal.

Ngài đãng sanh vào buổi sáng rằm tháng 4 Âm lịch (lịch TQ) tại khu vườn Lâm Tỳ Ni vào năm 624 trước dương lịch ( Phật lịch tính từ năm 544 khi Phật nhập Niết Bàn)

Khi chào đời ngài đã có đủ 32 tướng tốt nên được 1 nhà tiên tri đoán rằng sau này ngài sẽ trở thành 1 bậc Đại vương thống trị thiên hạ hoặc 1 vị lãnh tụ tâm linh cứu khổ cho tất cả chúng sanh.

Vì là con 1 của vua Tịnh Phạn và nhà vua lo sợ sau này Thái Tử sẽ đi tu nên nhà vui đã nuôi nấng phục vụ Thái Tử trong điều kiện tốt nhất, tuyệt đối ko để cho Thái Tử buồn phiền. Tuy nhiên sống giữa những cuộc vui chơi cung vàng điện ngọc nhưng trong lòng Thái Tử vẫn đầy ưu tư, suy nghĩ mông lung về lẽ sống chúng sanh nhân loại.

Thấy vậy vua Tịnh Phạn đã cưới vợ cho Thái Tử là công chúa Da Du Đà La để Thái Tử chuyên tâm hơn cho gia đình và cho việc trị vì Vương quốc sau này mà không bỏ đi tu.

Tuy sống trong hoa gấm, vợ đẹp con khôn (Thái Tử có 1 con trai tên là La Hầu La sau này cũng tu theo Phật) nhưng Thái Tử vẫn thấy lòng mình thao thức ko yên, và 1 ngày kia ngài xin phép Vua cha đi ngao du khắp 4 cửa thành cho khuây khỏa.

Khi đến cửa đông thấy những ông già đầu tóc bạc phơ, thân thể ốm yếu, tay run run trên chiếc gậy, trông thật thảm hại. Thái Tử liên tưởng đến thân phận mình trong tương lai có lẽ cũng không khác ông già lụ khụ kia.

Rẽ qua cửa nam là hình ảnh 1 người bệnh nước da xanh ngắt, nằm cong queo bên lề đường, miệng kêu rên rỉ xem ra mạng sống ko còn mấy chốc.

Thái Tử cảm thấy vô cùng thương cảm, sai quân hầu đánh xe quay đi nhưng khi tới cửa tây thì 1 cảnh tượng bi thảm hơn hiện ra trước mắt: kia kìa những người nô lệ nằm chết cong queo chưa ai chôn cất ruồi nhặng bu đầy thật gớm ghiếc.

Vốn xưa nay chỉ toàn thấy cảnh tốt đẹp nên những cảnh tượng ấy làm Thái Tử xúc động mạnh, ngài buồn rầu bảo người đánh se sang phái Bắc để xem dân chúng còn gặp cảnh khổ nào không.

Khi sang cửa Bắc, ngài gặp 1 Sa môn râu tóc cạo nhẵn, hình tướng đoan trang, dáng dẻ khoan thai, Thái Tử thấy luyến mộ vô cùng và chợt ý tưởng thoáng qua: có lẽ chỉ có tu hành mới là đường lối thoát khỏi đau khổ.

Khi về đến nhà Thái Tử ko còn màng tới những cuộc vui chơi, hình ảnh sinh già bệnh chết cứ đeo bám suốt tâm trí Thái Tử, cuối cùng nó cũng thôi thúc ngài phải ra đi tìm đường giải thoát, lúc ấy ngài mới 19t.

Khi chứng đạo trở về ngài có 2 câu thoại rất cảm động vs vua cha và vợ:

– Vua cha hỏi: Con ko yêu cha hay sao mà phải bỏ đi tu?

+ Ngài trả lời: Con đi tìm đạo là vì con rất yêu cha, yêu tất cả mọi người.

  • Vợ ngài hỏi: Chàng ko còn thương thiếp nữa sao mà lại bỏ đi.

+ Ngài trả lời: Tình yêu của ta đối vs nàng vẫn ko hề thay đổi, nhưng tình ái chỉ làm khổ đời người mà thôi.

Hai câu thoại trên đã thể hiện sự từ bi bình đẳng, trí tuệ vô lượng của người tu hành mà thông thường người đời ko hiểu hay nghĩ người tu là người vô trách nhiệm, vô tâm.

…………………………………

Phật là người có hết tất cả những gì tốt đẹp nhất nhưng ngài đã từ bỏ, vậy thì chúng ta đi tìm cái gì?

Thật ra khi nói đến vô thường, đến cái chết thì ai cũng biết, nhưng thường ai cũng nghĩ chắc còn lâu lắm mình mới chết, hoặc nghĩ đến việc sẽ chết càng làm họ lao vào tìm kiếm danh lợi, cố sống hưởng thụ thật nhiều để chết ko uổng phí vì chết là hết mà.

Đây thực sự là điều sai lầm lớn nhất của kiếp người, vì cho rằng chết là hết nên ít người quan tâm đến nhân quả luân hồi, họ chỉ có tầm nhìn hạn hẹp trong 1 kiếp, chỉ biết lo cho cái thân xác giả tạm này để từ đó gây nhiều tội nghiệp mà ko biết đến khi chết bị đọa vào đường dữ chịu đau khổ tận cùng thì mới hối hận muộn màng.

2. Chết về đâu?

Sau khi thấy được sự vô thường của kiếp người, Thái Tử Tất Đạt Đa quyết lòng tìm đạo thoát khỏi sinh tử. Ngài đã trải qua 6 năm tu khổ hạnh, 49 ngày ngồi dưới cội Bồ Đề để tìm ra chân lý, cuối cùng đến đêm rạng sáng mùng 8 tháng chạp Ngài đã chứng được đạo vô thượng. Tìm ra con đường giải thoát chúng sanh.

Vì đã chứng được đạo, có được lục thông nên ngài thấy được con người sau khi chết về đâu.

Phật nói: Sau khi chết trong vòng 49 ngày chúng sanh sẽ tái sinh vào 1 trong 6 cõi sau đây:

– Cõi trời: dành cho những người tu thập thiện, làm nhiều việc thiện, có nhiều công đức vs đời; những người tu hành tinh tấn nhưng chưa vãng sanh được; những người khi mệnh chung có được thân bằng quyến thuộc thiện hữu tri thức trợ niệm, làm nhiều công đức hồi hướng cho vong linh cũng sẽ được siêu thoát về cõi này.

Chúng sanh ở cõi trời sau khi hưởng hết phước báo sẽ lại phải tái sanh về cõi người.

– Cõi người: dành cho những người giữ được ngũ giới, làm lành lánh dữ, có tu chút công đức nhưng chưa thể vãng sanh, chủa thể về cõi trời.

– Cõi Atula: dành cho những người có tu chút công đức nhưng còn ngạo mạn, còn tâm tham, sân hận quá nhiều nên sau khi chết thọ sanh làm quỷ thần.

– Súc sanh

– Ngạ quỷ, quỷ đói.

– Tội nhân địa ngục.

Ba đường dữ này dành cho những người khi sống thường sát sanh hại vật, làm nhiều việc xấu, các giới có phạm, ko biết hành thiện, ko lo tu hành; tỳ theo nghiệp nặng nhẹ mà phải thọ sanh vào 1 trong 3 đường này, chịu khổ cùng cực.

Hòa thượng Tịnh Không trong băng giảng Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm nói rằng: chúng sanh chúng ta mải mê hưởng thụ nên luân hồi ko ngừng nghỉ. Nếu chúng ta có được túc mạng thông như các ngài A la hán, các vị A la hán khi đắc quả biết được quá khứ 500 kiếp. Do biết rõ được quá khứ của mình, các ngài thấy rõ lúc nào sống ở địa ngục, lúc nào làm ngạ quỷ, súc sanh. Thấy xong các ngài sợ đến đổ mồ hôi máu. Bậc A la hán đã đoạn trừ được phiền não mà còn phải sợ đến như vậy thì đủ hiểu khi bị đọa vào 3 đg ác phải chịu đau khổ cùng cực như thế nào.

Khi đã hiểu được sau khi chết chúng ta phải tái sinh vào 1 trong 6 cõi đó vậy thì quý vị thử soi lại mình xem mình có thể sanh vào cõi nào?

Xin thưa lý do thứ 2 và quan trọng nhất tại sao chúng ta phải tu là vì thân người khó được, thường sau khi chết chúng ta bị đọa vào 3 đường dữ.

Phật nói trong kinh Đại Niết Bàn: chúng sanh chết đi có lại được thân người ít như đất trong móng tay Phật. Có nghĩa là số người đi luân hồi vào 3 đường dữ nhiều như đất khắp cả địa cầu.

Nói nôm na dễ hiểu là sau khi chết được đầu thai lại làm người còn khó hơn trúng số đặc biệt, vậy thì quý vị đã biết tại sao phải tu chưa?

Chúng ta chỉ sống 1 kiếp người ngắn ngủi để rồi sau đó bị đọa trăm ngàn kiếp đau khổ cùng cực, nếu là 1 người sáng suốt có trí tuệ thì còn chờ gì nữa mà không tận dụng lần hiếm hoi được làm người này mà tu hành thoát khỏi sinh tử, đi theo con đg giải thoát mà đức Bổn Sư đã khổ công vạch ra.

Ở đây thì cũng có nhiều vị hỏi tài sao lại bất công như vậy? Sống có 1 kiếp người mà phải chịu khổ trăm ngàn kiếp? Xin thưa đó là do có sự tồn tại của luật nhân quả luân hồi, nhưng xin quý vị đừng thắc mắc làm gì vì có giải thích bằng luật nhân quả, lý nhân duyên, quý vị cũng còn hồ nghi. Xin nhớ cho rằng đó là những lời Phật nói, mà những gì Phật nói là chân lý mãi mãi. Một người từ bi, trí huệ vô lượng như Phật mà chúng ta không tin thì quả thật chúng ta đã “bệnh quá nặng, hết thuốc chữa” thật đáng thương!

Thật ra ko phải nhiều người ko tin có kiếp sau mà là chúng ta quá thụ động, người hạnh phúc thì cứ tưởng kiếp sau mình hạnh phúc như vậy, còn người nghèo khổ thì hy vọng kiếp sau mình sẽ khá hơn……, mọi người cứ ngồi đó mà hy vọng tưởng tượng để rồi khi chết bị nghiệp lực dẫn dắt thọ sanh vào những nơi mà mình ko mong muốn. Và vì trong kiếp này chúng ta đã gây quá nhiều nghiệp Sát đạo dâm tham sân si….nên việc bị sanh vào 3 đg dữ là điều tất yếu.

Kết luận: Người đời thường cho rằng sống 1 kiếp người có ý nghĩa là phải làm được cái này cái nọ, lưu danh hậu thế… nhưng xin thưa: Sống 1 kiếp người mà ko biết tu thì xem như vứt đi, xem như vô dụng (vì có làm được gì thì cuối cùng cũng phải bị đọa lạc hàng triệu năm trong 3 đường dữ, có để laị được gì cho con cho đời thì cuối cùng họ cũng bị đọa lạc như chúng ta mà thôi).

*Hiểu cho đúng: 1 mặt Phật nói cho chúng ta thấy bản chất kiếp người là Vô thường, là khổ là không để chúng ta buông xã, ko tham, ko làm điều ác chứ ko phải vô trách nhiệm ko làm gì hết. Mặt khác Phật lại nói kiếp người rất quý, phải biết tận dụng từng phút giây để sống cho có nghĩa, lợi người lợi ta.

3. Nhân quả luân hồi

Con người sở dĩ phải tái sanh luân hồi lên xuống là do luật nhân quả.

Nói đến nhân quả thì hầu như ai cũng hiểu làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác, nhân nào quả nấy… mà thường là chúng ta hiểu sơ sơ kiểu nói chuyện vs nhau vậy thôi chứ ít người tin triệt để, hành động theo luật nhân quả hết mình bởi vì nhân quả là thứ hơi mơ hồ, ảnh hưởng trong nhiều đời nhiều kiếp mà khi ở kiếp hiện tại này bảo chúng ta gieo nhân tốt thì chúng ta thường cảm thấy như bị mất mát, ko biết thật sự sau này có nhận lại được gì ko.

Để chấm dứt sụ hồ nghi của một số người tin hơi hơi và những người chưa tin. Con xin khẳng định luật nhân quả có tôn tại chính xác 100%. Đây ko phải là do con hay người nào nói mà chính là do kim khẩu Đức Bổn Sư sau khi chứng đạo đã phát hiện ra luật này, chính nó là nguyên nhân dẫn đến luân hồi và là nền tảng của hầu hết tất cả những lời dạy của Đức Thế Tôn.

Luật nhân quả là 1 vấn đề lớn mà bàn sâu về nó thì thực sự con ko đủ trình độ nên xin quý vị tìm hiểu thêm trong sách kinh nhà Phật từ từ sẽ rõ. Nhưng ở đây con xin nêu lên vài khía cạnh, vài vd mà mình hiểu biết.

Phật nói: Con người sinh ra hình tướng đẹp xấu khác nhau, hoàn cảnh giàu nghèo khác nhau, sức khỏe mạnh yếu khác nhau……tất cả là do nghiệp lực đã tạo ra trong tiền kiếp.

Khi chúng ta sinh ra là chúng ta đã mang theo vô lượng nghiệp tiền kiếp, và gần như nghiệp này sẽ là nhân quyết định tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời mình và người ta thường hay gọi là số mạng. Chúng ta phải hiểu rằng con người là có số mạng để khi gặp cảnh nghịch chúng ta ko quá bi quan đau khổ và khi gặp cảnh thuận ta ko quá tự cao ngạo mạn. Nhưng tuyệt nhiên số mạng ở đây ko phải trên trời rơi xuống hay thần thánh nào ban cho mà số mạng là do chính những gì chúng ta đã làm trong quá khứ và số mạng sẽ có thể thay đổi cộng vs những gì mình làm trong kiếp này.

Có thể hình dung chúng ta sinh ra như 1 hạt giống đã có sẵn. Nếu trồng trong đk bình thường sẽ ra quả bình thường, nếu nỗ lực hơn sẽ ra quả tốt hơn, và những nghiệp chúng ta gây ra trong kiếp này sẽ quyết định nhân nào chín trước chúng ta sẽ thọ lãnh quả đó trước nhân nào chưa chín thì lại mang theo ở kiếp sau.

Ví dụ: Nếu chúng ta giết hại 100 con gà chúng ta sẽ bị bệnh. Tiền kiếp chúng ta đã giết 99 con gà, đến đây nếu giết thêm 1 con nữa sẽ bệnh nhưng chúng ta đã biết tu biết nhân quả từ bỏ sát sanh thì nghiệp bị bệnh đó sẽ ko thể xảy ra được.

Kinh nhân quả Phật dạy: Muốn biết nhân đời trước cứ xem cs hiện tại này, cần biết quả đời sau nên xem hành động hôm nay.

Ví dụ: Muốn được giàu sang thì phải có phước, phải bố thí. Muốn khỏe mạnh thì tránh sát sanh, ăn chay. Muốn xinh đẹp thì tránh tà dâm nóng giận, thường cúng hoa dâng Phật. Muốn được “lên xe xuống ngựa” thì xây cầu đắp đường…

Nhân tiện ở đây con xin nói về chuyện xem bói, thường ít nhiều chúng ta khá tin tưởng vấn đề này nhưng tại sao Phật bảo không nên xem bói? Vì điều đó ko đem lại lợi lộc gì cả, ko thể thay đổi được gì cả mà có khi lại mang thêm phiền phức đau khổ.

Ví dụ: thầy bói nói 3 ngày nữa bạn sẽ chết, nếu 3 ngày sau bạn chết thật thì kết quả ko đổi mà bạn phải lo lắng đau khổ trong 3 ngày trước khi chết. Còn nếu bạn ko chết thì bạn cũng đã hoang mang 3 ngày và có khi còn sống hưởng thụ gây thêm nghiệp.

Còn nếu bạn nghĩ biết trước để hành thiện tránh nghiệp (điều mà hầu như tất cả thầy bói đều khuyên) thì sự hành thiện của bạn ko thật tâm, vì mình là chính chứ ko phải vì người nên phước báo rất ít.

Vậy thì tại sao chúng ta ko ngày ngày hành thiện để điều xấu ko thể tới và phước đức tăng trưởng!

Cũng như vấn đề tướng số, phong thủy… con ko nói chuyện đó đúng hay sai nhưng khẳng định tất cả những thứ đó cũng chịu tác động bởi luật nhân quả. Vd như khi mình có phước sẽ giàu thì sẽ được sinh ra có tướng giàu, sẽ được ở nơi phong thủy tốt, cũng như Phật có 32 tướng tốt là do đã tu trong vô lượng kiếp rồi.

Hiểu rõ và tin tưởng luật nhân quả như vậy chúng ta sẽ chủ động được cs của ta trong kiếp này và có thể quyết định được sự tái sinh ở kiếp sau.

4. Nghiệp: Thân, Khẩu, Ý

Như đã nói ở trên nghiệp là nhân quyết định tất cả vậy thì nghiệp xuất phát từ đâu? Chúng ta thường nghĩ chỉ có thân mới là tác nhân gây nghiệp vì thân làm việc này việc nọ nhưng thực sự nghiệp xuất phát từ 3 thứ: thân, khẩu, ý mà trong đó ý mới là cái gốc quyết định. Thân nghiệp, khẩu nghiệp dễ điều khiển chứ ý nghiệp sâu sa mông lung rất khó trừ diệt nên nó cứ giờ giờ phút phút tạo nghiệp mà mình ko hề biết, và đó là lý do tại sao chúng ta cứ mãi luân hồi vì còn nghiệp là còn luân hồi.

  • Thân nghiệp

+ Ác nghiệp: sát sinh, trộm cướp, tà dâm

+ Thiện nghiệp: phóng sanh, bố thí…

  • Khẩu nghiệp

+ ác nghiệp: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời ly gián.

+ thiện nghiệp: nói thật, giảng kinh nói pháp, nói lời tốt đẹp…

– Ý nghiệp:

+ ác nghiệp:tham, sân (nóng, giận, ganh ghét….), si (u mê, tà kiến)

+ thiện nghiệp: từ bi hỷ xả, trí tuệ.

Ở đây muốn nhắc lại ý nghiệp, chuyện làm lành gặp lành, làm ác gặp ác ở thân nghiệp thì dễ hiểu còn việc chỉ cần nghĩ ác thôi là đã gây nghiệp ác phải trả giá thì nhiều người khó chấp nhận, nhưng đây là sự thật vì cái ý là chủ cái thân cái khẩu, nếu ko diệt trừ tận gốc thì sớm muộn gì cũng xảy ra.

Ví dụ: thấy người làm việc thiện trong lòng hoan hỷ như vậy cũng đã có phước.

Ganh ghét người khác, muốn họ gặp điều ko may như vậy đã là có tội.

Tóm lại luật nhân quả chắc chắn tồn tại rất linh ứng mà nếu chúng ta đã hiểu đã tin rồi thì phải kiểm soát nhân cho kỹ ngay từ trong ý để hái quả ngọt. Có câu: Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Những bậc giác ngộ thiền nhìn thấy nhân xấu là đã sợ ko để xảy ra trong khi chúng ta thường đợi đến thấy quan tài rồi mới đổ lệ, hối hận muộn màng.

*Tu được gì?

– Nếu tu hành đúng pháp ít nhất chúng ta sẽ ko bị đọa vào 3 đường dữ, kiếp sau sẽ được làm người tốt hơn hoặc sanh về cõi trời. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp tu phước không phải tôn chỉ Phật dạy, Phật chỉ mong muốn chúng ta tu được vãng sanh chấm dứt sanh tử luân hồi.

– Còn trong kiếp này 1 khi đã giác ngộ tu theo Phật chúng ta sẽ thấy mọi thứ tốt đẹp lên rất nhiều, chúng ta sẽ cảm thấy mình như được sinh ra thêm 1 lần nữa vs 1 con người tốt hơn, sống từ bi hỷ xả nên thân tâm thường được an lạc, không còn sợ sống sợ chết nữa.

*Những ai phải tu?

– Nếu bạn là người giàu có hạnh phúc thì bạn đang là người có đầy đủ phước báo để thuận lợi hơn trong việc tu hành. Bạn đang hái quả ngọt thì phải biết trồng lại căn lành hơn nữa để kiếp sau hưởng tiếp; chứ nếu cứ mãi sào phước, gây nghiệp thì sớm muộn gì cũng khổ. Hơn nữa người có đầy đủ tất cả mà tu thì thường rất dễ chứng đắc vì khi đó là họ đã giác ngộ thực sự.

– Nếu bạn là người nghèo khổ thì bạn càng phải tu. Kiếp này của bạn xem như đã vứt đi thì tại sao lại ko chuẩn bị cho kiếp sau? Khi bạn đã tu thì bạn sẽ ko còn mặc cảm chuyện giàu nghèo nữa, và bạn có 1 lợi thế là “không có gì để mất” nên dễ phát tâm tinh tấn tu hành, quyết tu cho được để ko uổng phí 1 kiếp người cực khổ.

– Nếu bạn đang là người thất bại thì bạn cần phải tu để hiểu được đời là vô thường, danh lợi tiền bạc chỉ là giả tạm thoáng qua. Còn sức khỏe trí tuệ là còn tất cả vì đó là tài sản lớn nhất, ráng lo tu hành để phước đức tăng trưởng thì lo gì ko có ngày hái quả ngọt.

– Còn nếu bạn đang là người gặp đau khổ trong chuyện tình cảm, mất người thân… thì cần phải hiểu tình ái chỉ làm khổ đời người, nó là sợi dây trói buộc chúng ta cứ mãi luân hồi trong bể khổ. Đây là nổi khổ do tâm tham ái của phàm phu nên chỉ khi biết tu có được tâm phật thì mới diệt trừ được.

– Và nếu bạn là người già cả, bệnh tật thì càng phải tu gấp vì bạn là người cảm nhận được cái chết gần hơn ai hết. Hãy xem mỗi ngày còn lại là 1 cuộc chiến giành lại khoảng thời gian lãng phí đã qua. Ưu điểm của bạn là dễ buông xả hết mọi thứ để chuyên tâm lo việc tu hành nên hiệu quả sẽ vô cùng lớn.

Tóm lại là:

Người già người trẻ

Người khỏe người đau

Nghèo khó sang giàu

Tu mau kẻo trễ.

Trót sinh nơi cõi Ta bà

Kiếp đời ngũ trược chỉ là chiêm bao

Tu hành đừng đợi kiếp nao

Thân người khó được chớ nào dễ đâu

TU NHƯ THẾ NÀO?

Ăn chay giữ giới làm thiện

Niệm Phật từ tâm thoát khổ đau

2 câu thơ đối trên gần như trả lời đủ chúng ta phải tu như thế nào.

1. Ăn chay

Tu phải ăn chay vì:

– Đạo Phật là đạo từ bi và bình đẳng. Phật nói: tất cả chúng sanh đều có chủng tử Phật. Thực ra ta và vật là giống nhau chỉ có khác nhau về hình dáng mà thôi. Con vật cũng có những phản ứng yêu ghét sợ hãi đau đớn như con người, nó chỉ ko có trí thông minh bằng con người và ko thể giao tiếp được vs chúng ta nên chúng ta ko cảm nhận được sự bình đẳng này.

Có người bảo con vật sinh ra là để chúng ta ăn, như vậy là ko đúng. Chẳng qua ta mạnh hơn nó nên có thể giết nó để thỏa mãn cho nhu cầu thể xác chứ nếu giả sử mình vô rừng gặp cọp thì thử hỏi xem ai sinh ra cho ai ăn

Thử tưởng tượng cảnh mình bị cắt cổ lột da….đau đớn biết chừng nào. Cho nên vì từ bi bình đẳng chúng ta nên cố gắng hạn chế việc giết hại càng nhiều càng tốt rồi tiến dần đến việc ăn chay trường.

– Theo luật nhân quả: giết mạng đền mạng, sát sanh hại vật là nguồn gốc bệnh tật, chiến tranh.

Người và vật đều có linh hồn như nhau nên khi bị giết chúng cũng phát tâm sân hận chờ dịp trả thù, nếu sau này sinh ra đồng làm người thì chúng sẽ giết ta lại hoặc khi chúng làm người ta bị đọa làm thú thì chúng cũng giết ta… cứ thế xoay vòng mãi vô cùng tận nên con người cứ mãi gieo chiến tranh giết hại khắp nơi, thật là đau khổ.

Xưa nay trong 1 bát canh

Oán sâu như bể hận thành non cao

Muốn hay nguồn gốc binh đao

Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh

Hơn nữa từ sinh ra cho đến chết cơ thể chúng ta gần như được nuôi dưỡng bằng máu xương đông vật. Cho nên cơ thể chúng ta đầy rẫy nghiệp chướng nên ít ai ko bệnh tật, tham lam, sân hận…hãy thử ăn chay 1 tg quý vị sẽ thấy mình rất thanh thoát ít nóng giận, dễ dàng thanh tịnh hơn trên con đường tu hành.

– Ăn chay vì sức khỏe, môi trường.

Khoa học đã chứng minh ăn chay tốt cho sức khỏe hơn ăn thịt.

Nhà dinh dưỡng học Chu Tu Tuệ nói:

“Ăn nhiều thực phẩm có thịt, trong y học gọi là thực vật mang tính chua, máu dơ. Lúc muốn trung hòa tính chua này, chất canxi trong máu phải tiêu hao năng lượng lớn, lượng canxi mất tế bào sẽ bị lão hóa, cơ thể mệt mỏi ko sức chịu đựng, dễ đưa đến thần trí hôm ám và suy yếu. Còn ăn nhiều ray xanh trái cây, những thực vật mang tính kiềm này có thể làm cho máu giữ được chất kiềm, máu trong sạch, khiến cơ thể nhẹ nhàng thoải mái, tinh lực dồi dào, chịu đựng giỏi, đầu óc nhanh nhạy đồng thời có thể sống lâu”.

Còn đối vs môi trường, ngành chăn nuôi gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, phát sinh nhiều thảm họa như lũ lụt, sóng thần….cuối cùng thì chúng ta cũng là người gánh chịu.

Nhiều người cho rằng ăn chay ko có sức khỏe. Nếu ai nghĩ như vậy thì vô chùa xme thần sắc những bậc ăn chay tu lâu năm đẹp như thế nào, hay xa hơn là lên chùa Thiếu Lâm tìm vài nhà sư đọ sức sẽ biết được ai mạnh ai yếu chứ khoa học nói cũng ko tin, Phật nói cũng ko tin, thì cuối cùng chính mình là người chịu thiệt thòi thôi.

Chúng ta thường ngại ăn chay vì thói quen lâu nay ăn thịt nên khi chuyển qua ăn chay cảm thấy nhạt nhẽo, bây giờ hiểu đạo rồi xin quý vị thử tập ăn chay dần dần cũng sẽ cảm thấy ngon, khi đã cảm thấy ngon rồi thì ăn chay trường luôn đi chớ ăn mặn chi cho mắc thêm cái nghiệp.

– Ăn chay như thế nào?

Mới bước vào ăn chay có người ăn chay kỳ (2, 6, 10, 15 ngày), có người ăn chay đụng (nghĩa là giờ nào thích ăn chay thì ăn, đụng đâu ăn đó). Thực ra chuyện ăn chay chẳng có cách gì cả mà chỉ do tâm và ý chí của mỗi người, miễn sao càng ít giết hại càng tốt.

Bản thân côn lúc mới hiểu đạo cũng chỉ ăn chay 2 ngày mùng 1 và ngày rằm, rồi sau ăn 6 ngày, 10 ngày. Những ngày ko ăn chay thì cũng chay đụng sáng chay chiều mặn, chỉ đến khi phát tâm “ráng tu cho đặng” con mới phát nguyện ăn chay trường. Thỉnh thoảng có lúc hơi ngán thì nghĩ: nhiều người còn ko có cơm ăn, ngay cả Phật là Thái Tử mà còn đi khất thực ai bố thí gì ăn đó chứ làm gì có đồ ăn chay đủ thứ như mình, thế là ăn ngon thôi, bây giờ quen rồi không còn thèm thịt cá nữa.

Sau khi đã biết ăn chay, biết nghiệp sát sanh thì ta nên tiến thêm bước nữa là phóng sanh. Sát sanh tội nặng bao nhiêu thì phóng sanh phước báu bấy nhiêu. Những người sức khỏe yếu hay mắc bệnh muốn sống thọ thì phóng sanh là cách tốt nhất.

Có cậu học trò xin thầy là bậc tu sĩ đắc đạo về nhà chơi, thầy thấy được cậu ấy ko sống quá 7 ngày nên cho về nhà 7 ngày để được chết tại nhà. 7 ngày sau cậu ta quay trở lại, thầy thấy ngạc nhiên nên hỏi: mấy ngày nay con có làm chuyện gì cực thiện ko. Câu trả lời: đâu có. Trên đg về con thấy 1 đàn kiến bọ nước cuốn trôi nên lấy cây lá cứu chúng thoát nạn thôi. Thế là thầy đã hiểu tại sao cậu học trò mình ko chết.

Duyên phóng sanh cứu mạng phước lớn như thế, có thể tác động được luật nhân quả thay đổi số mạng. Ở đây cậu ấy cũng đâu phải tốn tiền phóng sanh nên ko phải ko có tiền chúng ta ko phóng sanh được.

Tóm lại việc ăn chay, phóng sanh phải xuất phát từ tâm từ bi yêu quý mạng sống chúng sanh; cho nên nếu những người thường ăn chay mà còn hay đập muỗi, giết kiến… thì tâm đạo vẫn còn thua xa người ăn mặn nhưng ít giết hại, trong lòng thường nghĩ tha được thì tha.

2. Giữ giới

Phât dạy:” Qua sông sinh tử, giới làm thuyền be”

Người tu tại gia phải giữ ít nhất 5 giới

Một: ko sát sanh: nghĩa là o giết hại mạng người. Bao gồm ko được trực tiếp giết, ko xíu bảo người giết, thấy người bị giết ko được vui mừng. Chúng ta biết quý trọng sinh mạng mình thì phải biết quý trọng sinh mạng người khác và suy rộng ra những con vật cũng quý trọng mạng sống, nên vì lòng từ bi bình đẳng chúng ta cũng phải giảm bớt sát sanh hại vật.

Hai: không trộm cướp: Trộm cướp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi mình quên nỗi đau người khác. Đây là hành động trái vs nhân đạo, rái luật pháp nên người Phật Tử tuyệt đối ko được làm.

Ba: Ko tà dâm: Người Phật tử tại gia được có vk có ck nhưng ko được ngoại tình, vì đây là hành động làm đau khổ gia đình mình gđ người, tạo thành nguy cơ tán gia bại sản.

Bốn: ko nói dối: là nói trái sự thật mưu cầu lợi mình gại người, trừ trường hợp vì lợi người lợi vật ko nỡ nói thật để người bị hại hoặc đau khổ.

Năm: ko uống rượu : uống rượu làm tâm trí mê mờ ko bình tĩnh sáng suốt nên trái vs mục đích giác ngộ của Phật. Hơn nữa rược thường là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xấu khác vô cùng nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Tuy nhiên trường hợp phải uống rượu thuốc trị bệnh thì được nhưng hết bệnh phải ngưng.

Còn để thành 1 con người hoàn hảo hơn Phật dạy phải tu thập thiện, bên cạnh ngũ giới còn có thêm: ko nói ly gián, ko nói thuê dệt, bớt tham, bớt sân, bớt tà kiến.

Không luận là Phật Tử hay ko Phật Tử nếu mọi người đều thực hiện được những giới luật này thì tự thân được an lạc, gđ hòa thuận hạnh phúc, xã hội thuần phong mỹ tục, thế giới hòa bình.

Việc giữ giới là vô cùng quan trọng vì Phật thấy khi làm những việc xấu đó thì phải bị đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nên Ngài mới ban giới luật là để tốt cho chúng ta. Tuy nhiên đã là con người phàm phu thì ko ai ko có tội, vấn đề là biết ăn năn sám hối tu sửa, hành thiện càng nhiều để phước đức bừ đắp. Tuyệt đối ko vì ko giữ được 1, 2 giới gì đó mà bỏ luôn ko tiếp tục tu hành.

Lợi ích của việc giữ giới là rất lớn Nếu chúng ta chưa thể tu chứng đắc vãng sanh được thì kiếp sau cũng sanh về cõi trời, cõi người vs đầy đủ phước báo: khỏe mạnh, xinh đẹp, giàu có….thường được gần thiện hữu tri thức trợ duyên để tiếp tục tu hành chứng quả.

3. Làm việc thiện

Người tu hành phải làm việc thiện vì nó gắn liền vs tâm từ bi, ko ai tu thành chánh quả mà ko từ bi cả.

Mang đến niềm vui cho người gọi là Từ. Giúp người trừ đi nỗi khổ gọi là Bi.

Khi làm việc thiện mình sẽ gieo được nhân tốt, sẽ được nhận quả tốt, hơn nữa phước báo khi làm việc thiện sẽ trợ duyên cho chúng ta dễ dàng hơn trên con đường tu hành

Chúng ta có thể làm việc thiện bằng nhiều cách:

– Bố thí: khi bố thí là ta đã gieo được tâm từ, trừ tâm tham, bố thí bao gồm:

+ Tài thí: đem tiền bạc, thuốc men vật dụng cúng dường tam bảo, cho người cần thiết, giúp đỡ mọi người. Phật dạy:”giúp đỡ mọi người là cúng dường Phật”.

Nhiều người chỉ nghĩ bố thí là việc chỉ dành chi người dư giả, còn mình nghèo thì cho ít quá phước cũng chẳng được bao nhiêu; lại có người nghĩ rằng đợi giàu chút nữa thì bố thí nhưng chẳng biết bao giờ con người chịu cho là đủ cả, người nghèo khổ mà chờ đợi những người này thì chỉ có nước chết.

Phật dạy: Phước báo nhiều hay ít là do tâm bố thí nhiều hay ít chứ ko phải của bố thí nhiều hay ít.

Ví dụ: Ngày xưa có 1 cô gái ăn xin chỉ còn chút tiền có thể sống được một bữa, khi đến chùa cô phát tâm bố thí, cô muốn bố thí cho tất cả chúng tăng trong chùa nhưng mình có ít tiền quá bèn nghĩ: mình mua một cân muối bố thí thì tất cả sư tăng đều được dùng.

Khi lên đến chùa cô gái được sư trụ trì tiếp đón rất long trọng với nghi thức đón Bồ tát, vì sư đã được Bồ Tát ứng báo là sẽ có 1 cô gái đến bố thí vs tất cả lòng thành, tất cả những gì mình có được.

Nhờ phước báo ấy sau này cô gái lấy được Hoàng Tử. Khi đã giàu có cô gái ấy đã chở cả xa vàng bạc châu báu lên chùa bố thí 1 lần nữa nhưng lần này sư trụ trì chỉ ra đón tiếp cô 1 cách bình thường.

Cô gái hỏi: Xưa con chỉ bố thí 1 cân muối sao lại được đón tiếp long trọng. Còn bây giờ con đem đến cả xe vàng mà thầy lại đón tiếp bình thường như thế này?

Sư trụ trì phân giải: ngày xưa tuy là 1 cân muối nhưng đó là tất cả công sức khổ cực, nhịn ăn để cúng dường vs tất cả lòng thành nên của đó rất quý. Còn bây giờ vàng bạc châu báu này là của nhân dân, thí chủ chỉ cúng dường dùm họ mà thôi, tất nhiên nhà chùa cũng rất trân trọng.

+ Pháp thí: Ấn tống kinh sách tranh ảnh Phật, giảng kinh nói Pháp giúp người giác ngộ…..tất cả là việc pháp thí.

Phật dạy: pháp thí thắng mọi thí. Điều này Phật dạy rất rõ ràng, nhiều người cũng hiểu nhưng ít người làm đúng.

Đa phần chúng ta khi bố thí thường tập trung phần tài thí vì nó trực tiếp, dễ nhận thấy, dễ được mọi người dành tình cảm tốt đẹp hơn. Vô hình chung chúng ta chỉ cho họ con cá, cứu được họ 1 lúc; còn việc pháp thí giống như cho họ cần câu, giác ngộ rồi thì tự họ cứu họ được cả kiếp này và kiếp sau. Nếu tài thí hay hơn thì Phật đã làm vua lấy tiền cho dân chúng chứ đâu cần tìm đạo hướng dẫn chúng sanh giải thoát làm gì.

Cứu 1 mạng người hơn xây 7 cái chùa, nhưng giúp 1 người hiểu đạo thì công đức sẽ còn lớn hơn cứu 1 người. Vì khi hiểu đạo thì mới thực sự là sống và 1 người hiểu đạo sẽ đem lại lợi ích cho rất nhiều người. Cứ thế nhân lên chẳng mấy chốc mọi người sẽ cùng hiểu đạo, thế giới này sẽ vô cùng tốt đẹp, để cõi Ta bà này gần hơn tới cõi cực lạc thì đó mới chính là điều Phật mong muốn.

+ Vô úy thí: là đem tình thương, sự vui vẻ đến cho người làm cho con người được yên tâm, ko còn lo sợ. Hoặc an ủi khuyên dạy cho người bớt đau khổ, an ổn, tăng thêm dũng khí, niềm tin và nghị lực sống.

Kinh Ưu Bà Tắc: Ở đời ai nghèo đến nỗi không có thân. Thấy người làm phước nên tự thân đến giúp, như vậy cũng gọi là thí chủ, cũng được phước đức.

Kết luận: Việc Pháp thí hay tài thí đều rất quan trọng mà tỳ điều kiện, hoàn cảnh chúng ta hành cho phù hợp. Tuy nhiên việc bố thí cốt là ở tâm từ bi yêu thương người thực sự chứ nếu vì mục đích khác thì phước báo rất ít.

Thế gian 1 cõi vô thường

Đời người 1 kiếp hãy thương nhau cùng

– Đi chùa lễ Phật

Lễ Phật một lễ phước sanh vô lượng

Niệm Phật một niệm tội diệt hà sa

Mục đích của việc đi chùa lầ để tỏ lòng tôn kính nhớ ơn Đức Phật, nhớ ơn chư tăng, là để cầu chánh Pháp học đạo chứ không phải để cầu phước báo như đa số người nghĩ vì Phật cũng không có quyền ban phước cho ai cả.

Tuy nhiên nếu chúng ta đi chùa đúng mục đích như đã nói thì cũng xem như làm việc thiện, sẽ được có phước vì mình là tấm gương tùng thiện để mọi người tin ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Kính lão đắc thọ, kính Phật thì sớm muộn gì cũng có ngày thành Phật.

– Tụng kinh niệm Phật

Người không hiểu thường nghĩ rằng tụng kinh niệm Phật là 1 công việc nhàm chán chẳng lợi ích gì, chứ thực sự việc này đem lại phước báo rất lớn. Bởi vì khi tụng kinh niệm Phật, bên cạnh tạo được công đức cho bản thân như lời Phật nói, người niệm còn hồi hướng công đức này cho tất cả chúng sanh, cầu cho những chúng sanh trong 3 đường dữ mau siêu thoát, cầu cho người đang sống được an lạc, cầu cho tất cả đều tròn thành Phật đạo……Một công việc vì tất cả mọi chúng sanh như vậy thì dĩ nhiên công đức vô lượng.

4. Niệm Phật

Thời Phật tại thế xét thấy chúng sanh mỗi người căn cơ khác nhau nên Phật dạy rất nhiều cách tu cho phù hợp, cả thảy có đến 84.000 pháp môn. Song trong đó pháp môn niệm Phật được xem là thù thắng nhất (tạm hiểu là hay nhất, dễ tu đắc đạo nhất).

Trong A Di Đà kinh yếu giảng dạy rằng:”Đời mạt pháp, ức vạn người tu hành, ít có người đắc đạo, chỉ còn nhờ vào pháp niệm phật mới được độ thoát”.

Trong kinh niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật nói:”Niệm Phật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất mà chư Phật dùng để cứu độ hết thảy chúng sanh. Đây là môn tu thích đáng, Khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc niết bàn tại thế, thành Phật trong 1 đời”.

Chỉ qua 2 đoạn kinh trên có thể kết luận. Trong đời mạt pháp này (hiện nay gọi là thời mạt pháp) để tu hành được vãng sanh trong một kiếp chỉ có pháp môn niệm Phật cho dù chúng ta ở hạng căn cơ nào.

Nguồn gốc pháp môn niệm Phật

Xa xưa có vị Tỳ kheo Pháp Tạng, khi tu hành chứng đắc, Phật hiệu A Di Đà đã dùng công đức tu tập của mình tạo nên 1 thế giới gọi là Tây Phương Cực Lạc và Ngài đã phát 48 lời thệ nguyện hóa độ chúng sanh, trong đó có nguyện thứ 18 và 19 như thế này.

– Nguyện 18: Lúc Tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước Tôi, khi lâm chung nhẫn đến mười niệm, nếu ko được sanh, (Trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy bán chánh pháp) thì Tôi ko ở ngôi chánh giác”.

– Nguyện 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát bồ đề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi nước Tôi, đến lúc lâm chung, nếu Tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thì tôi không ở ngôi chánh giác.

Sau này đến khi Đức Phật Thích Ca trụ thế, Ngài đã thuyết lại công đức vô lượng của Phật A Di Đà và truyền dạy pháp tu Niệm Phật để chúng sanh được về Tây phương cực lạc ứng vs lời đại nguyện.

*Về Tây Phương Cực Lạc được gì?

– Bất sanh bất diệt, sống mãi đến ngày thành Phật ko còn bị đọa lại vào 6 cõi nữa.

– Cực lạc nghĩa là vui nhất, sướng nhất cảnh vật tuyệt đẹp, dân chúng được tự tại muốn gì được nấy (khi mới lên chúng ta còn ham muốn ăn uống, vui chơi đều được cả) hằng ngày được nghe Phật, Bồ Tát thuyết pháp đến khi thành Phật.

*Tu niệm Phật như thế nào? (Tịnh độ tông)

Với pháp môn niệm Phật, người tu phải đạt được 3 điều sau:

a) Tín: Là tin chắc sự tồn tại của Thế giới Cực Lạc.

Trong kinh Di Đà có đoạn: Nhĩ giới, Phật cáo trưởng lão Xá Lợi Phất: Tùng thị tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết cực lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp.

Tạm dịch: Bấy giờ Đức Phật bão ngài Xá Lợi Phất, từ đây về Tây phương xa hơn 10 vạn ức Phật độ, có thế giới tên là Cực Lạc, cõi ấy có đức Phật A Di Đà đang hiện tại thuyết pháp.

Chúng ta tu pháp môn niệm Phật vs mục đích cuối cùng là được vãng sanh về Tây phương cực lạc cho nên điều đầu tiên chúng ta cần phải tin chắc là có sự tồn tại của thế giới này, và cơ sở của niềm tin là thế giới Cực lạc do chính kim khẩu đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nói ra.

Vì thế giới Cực lạc khó tin, Vì pháp môn niệm Phật được vãng sanh khó tin, vì sợ chúng sanh ko tin nên trong 1 đoạn kinh ngắn ở trên Ngài đã dùng đến 2 từ có để khẳng định: Có sự tồn tại thế giới Tây phương cực lạc, có Phật A Di Đà đang thuyết pháp.

Thêm 1 lý do khoa học nữa để tham khảo: trong tập san Spuneak bằng anh ngữ xuất bản tại nga vào khoảng năm 1983-1985 các nhà khoa học ko gian Hoa Kỳ và Nga đã nói rằng có 1 hành tinh rất vĩ đại lớn gấp 10 lần trái đất ở về hướng tây, khoảng cách từ trái đất đến hành tinh đó ước chừng 1 tỷ năm ánh sáng. So sánh vs lời Phật thì có thể đó chính là thế giới cực lạc.

Ở đời làm việc gì cũng phải có niềm tin, khi tu cũng vậy, lòng tin (chánh tín) chính là nguồn gốc của đạo, nếu ko tin sâu vào ngôi tam bảo (Phật, Pháp,Tăng) thì đường đạo khó đi vững vàng.

Muốn tin thì nghĩ thế này: Ở hạng phàm phu chúng ta mà còn có nhiều người rất có uy tín, lời nói luôn xem trọng huống hồ chi Phật là bậc Đại Từ Đại Bi, Đại Trí, Đại Dũng mà lại có thể dối gạt chúng sanh hay sao.

b) Nguyện: Là tha thiết cầu nguyện được về Tây phương cực lạc.

Sau khi đã tin sâu thì phải nguyện thiết, chúng ta phải nguyện được về tây phương cực lạc.

Chúng ta phải phát tâm chán ghét cõi ta bà đầy ô trược, đau khổ này để về với thế giới cực lạc đầy tươi đẹp như Phật Thích Ca đã giới thiệu:

Mặt đất của thế giới cực lạc hoàn toàn bằng vàng, núi non ao hồ, cây cối đều bằng đã quý, ngọc ngà kim cương mã não sáng chói. Thân người trên đó thì trang nghiêm tươi đẹp, hàng ngày được ngủ nghỉ, vui chơi nghe pháp tùy thích….

Và sau khi giới thiệu để chúng ta tin, chúng ta yêu thế giới cực lạc, trong kinh còn ghi rõ Phật đã nhiều lần khuyên chúng ta phải nguyện về đó, có đoạn Phật nói: Xá Lợi Phất ơi, chúng sanh nghe rồi thì nên phát nguyện, nguyện sanh sang đấy, là vì làm sao, vì sanh sang đấy được cùng thượng thiện nhân hội hợp 1 nơi.

Đây là điều kiện bắt buộc, chúng ta phải nguyện thiết về Tây phương cực lạc thì mới ứng vs lời nguyện của Phật A Di Đà . Tâm nguyện của chúng ta phải ứng được vs tâm Phật thì khi mệnh chung Phật mới biết mà đến rước.

Việc này cũng dễ hiểu: chẳng hạn như khi chúng ta ra bến xe thì phải muốn đi về đâu để người ta biết mà bán vé. Nếu bây giờ chúng ta ko khởi tâm phát nguyện dứt khoát, đến lúc mệnh chung lưu luyến cõi ta bà thì khó lòng mà về được.

Ghi nhớ: thường xuyên phát nguyện:”Con đây chán cõi Ta bà, muốn được về Tây phương cực lạc. Cầu xin Đức từ phụ A Di Đà, khi con mệnh chung đến nơi tiếp dẫn. Nam Mô Di Đà Phật”.

c) Hạnh: Hạnh là niệm Phật, đây mới thực sự là công việc quan trọng nhất của kiếp người.

Chúng ta có thể niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật hay 4 chữ A Di Đà Phật đều được cả.

Nam Mô A Di Đà Phật: là đem cả thân mạng quy ngưỡng lễ bái Đức Phật A Di Đà và nguyện ngài cứu độ.

Chúng ta phải niệm Phật vì theo đại nguyện thứ 18 của phật A Di Đà, chỉ cần ai trước lúc lâm chung niệm đủ 10 niệm liền được Phật đến rước vãng sanh về cực lạc.

Nghe qua thì thấy quá dễ nhưng thực sự là khó vô cùng vì ai cũng có cận tử nghiệp: thân thể tứ đại phân rã đau đớn bệnh tật, nghiệp tốt xấu kéo về, tiếc nuôi thân xác, của cải, người thân…..làm cho tâm thức người sắp chết ko thể an ổn mà nhớ đến niệm Phật.

Cho nên muốn nhất tâm bất loạn niệm Phật khi đó thì chỉ có cách là niệm Phật, niệm Phật chứng được tam muội hoặc chí ít cũng thành thói quen đi đứng nằm ngồi gì cũng niệm.

Thật ra con cũng chỉ mới niệm Phật được 1 năm, chưa chứng được gì cả nên ko chỉ người khác được, nên xin quý vị tìm cho mình minh sư chỉ dẫn hay tìm sách của những người tu đã chứng đắc hướng dẫn.

Tuy nhiên nếu ko tìm được thì cũng ko cần lo lắng, trong sách nói đến rất nhiều cách nhưng theo con tất cả các cách đó cũng ko nằm ngoài Tín sâu, Nguyện thiết, Hạnh chuyên cần.

Lưu ý:

– Khi niệm Phật gặp vọng tưởng thì vẫn cứ niệm bình thường không quan tâm, đừng sợ tội lỗi vì tâm phàm phu không thể hết vọng tưởng, vọng tưởng là lửa niệm Phật là nước, tưới lâu ngày thì lửa sẽ tắt niệm riết từ từ tâm sẽ thanh tịnh chứ ko phải tâm thanh tịnh thì mới niệm Phật.

– Thời gian đầu mới niệm Phật chúng ta thường quên, cho nên con đã áp dụng biện pháp nhắc nhở, ghi câu A Di Đà Phật lên bất cứ nơi đâu mà mình thường nhìn thấy, như phòng khách, bàn làm việc, nhà bếp, mặt đồng hồ xe, đt… cách này khá hiệu quả xin quý vị làm thử.

– Nên mua 1 máy niệm Phật.

– Nên mua 1 xâu chuỗi cầm tay.

– Nếu sau vài năm tinh tấn niệm Phật hoặc lâu hơn mà chúng ta vẫn chưa chứng được gì cả thì cũng không cần phải lo lắng. Niệm được tam muội, nhất tâm bất loạn niệm 10 niệm lúc mệnh chung thì được “tuyển thẳng” theo nguyện thứ 18, còn không lỡ chết bất đắc kỳ tử hay gì đó thì Phật cũng sẽ cho chúng ta “đậu vớt” theo nguyện thứ 19 mà thôi (chỉ cần nguyện thiết, tu công đức, siêng niệm Phật).

Cho nên chỉ cần nhớ luôn luôn niệm Phật, tùy vào điều kiện hoàn cảnh mà niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được cả.

*Mười điều lợi ích cho người niệm Phật

01. Ngày đêm thường được hết thảy chư thiên đại lực thần tướng ẩn thân thủ hộ.

02. Thường được hai mươi lăm vị đại bồ tát như Quán Thế Âm bảo vệ gia hộ.

03. Ngày đêm thường được chư Phật hộ niệm, Phật A Di Đà thường phóng quang minh nhiếp thọ người ấy.

04. Hết thảy ác quỷ, dạ xoa, la sát đều chẳng hai được, chẳng phải trúng thuốc độc rắn độc.

05. Nước, lửa, oán, tặc, đao binh, súng ống gông cùm, lao ngục…..đều chẳng mắc phải.

06. Những tội nghiệp đã tạo khi trước thảy đều tiêu diệt.

07. Đêm ngủ mộng thấy điềm lành, hoặc thấy thân sắc vàng thắng điệu của Phật A Di Đà.

08. Tâm thường hoan hỉ, vẻ mặt tươi tắn, khí lực sung mãn, việc làm tốt đẹp.

09. Thường được hết thảy mọi người kính trọng.

10. Lúc lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền. Tây phương Tam Thánh dùng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh tịnh độ, liên hoa hóa sinh, hưởng sự vui thắng diệu.

*Xin tham khảo những điều trích trong niệm Phật tống yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân để hiểu rõ hơn về pháp môn niệm Phật.

01. Tịnh độ tông ưu hơn các tông, hạnh niệm Phật ưu hơn các hạnh, vì thu nhiếp tất cả căn cơ.

02. Hỏi: Người xuất gia niệm Phật vs người tại gia niệm Phật hơn kém ra sao?

Đáp: Người xuất gia niệm Phật vs người tại gia niệm Phật công đức bằng nhau ko hơn ko kém.

03. Chẳng phải thanh tịnh tâm mình, trừ nghiệp chướng rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật tội chướng sẽ tiêu diệt.

04. Người làm biếng niệm Phật là người đánh mất vô lượng châu báu. Người siêng niệm Phật là người khai mở vô biên sáng suốt. Nên dùng tâm cầu vãng sanh mà tương tục niệm Phật.

05. Đã được thân người khó rồi, nếu tương lai để rơi vào 3 đường dữ thì đáng buồn, đáng tiếc vô cùng.

06. Tuy được nghe danh hiệu nhưng ko tin cũng như ko được nghe. Tuy có tín tâm nhưng ko xưng niệm cũng như ko tin. Bởi thế nên 1 lòng niệm Phật.

07. Người niệm Phật có lòng cầu vãng sanh và ko nghi A Di Đà bổn nguyện khi lâm chung ko bị điên đảo. Sở dĩ được vậy là nhờ chư Phật lai nghinh. Phật lai nghinh để người tu niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, ko phải lúc lâm chung chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.

08. Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng cho họ thì Phật A Di Đà phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ súc sinh. Kẻ chìm trong 3 đường dữ chịu khổ sẽ bớt khổ. Người chết khi mệnh chung được giải thoát.

09. Người tu tình độ trước hết nên biết hai điều này.

– Vì người có duyên dù phải bỏ thân mạng, tài sản cũng nên vì họ mà nói pháp môn tịnh độ.

– Vì sự vãng sanh của mình, nên xa lìa mọi phiền nhiễu mà chuyên tu hạnh niệm Phật.

10. Trong kinh niệm Phật Ba La Mật Phật dạy: muốn vãng sanh cực lạc, chỉ cần xưng danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu Phật chính là biểu tượng của pháp thân, và người niệm Phật không cần phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. Vì ngay nơi danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên tướng hảo uy lực… ko thể nghỉ bàn.

Đạt đủ Tín Nguyện hạnh

Chẳng cần biết là ai

Mệnh chung sẽ về ngay

Cỗi Tây phương Cực lạc.

Một chuyện niệm Phật vãng sanh

Từ xưa đến nay có rất nhiều gương vãng sanh được lưu lại trong sách vở, băng đĩa vs đầy đủ bằng chứng (lưu lại xá lợi, biết trước ngày giờ mệnh chung, nói 1 bào kệ, có mùi thơm lạ, có nhạc trời, hoa cỏ nở tốt lạ thường, có nhiều điềm tốt lạ thường….) xin quý vị tham khảo. Ở đây con xin kể lại chuyện 1 người nghèo, bận rộn, ko hiểu gì về Phật pháp nhưng chí thành niệm Phật, liền được vãng sanh.

Câu chuyện Hoàng thợ rèn.

Ngày xưa có 1 người thợ rèn tên Hoàng, hàng ngày phải luyện binh khí cho triều đình đánh giặc. Bản thân anh ta không thích tiếp tay cho việc giết chóc nhưng vì đây là lệnh bắt buộc, nên hàng ngày Hoàng phải làm việc vs tinh thần khổ não, ko vui.

Một hôm có nhà sư đi ngang, anh ta cúng dường 1 số thực phẩm. Để đền đáp nhà sư muốn thuyết pháp chỉ anh ta tu hành nhưng Hoàng trả lời.

– Tôi cũng muốn tu, nhưng hàng ngày tôi phải lao động cực khổ thế này thì thời gian đâu mà tu.

Nhà sư thấy vậy vui vẻ bày cách cho anh ta tu theo pháp môn niệm phật như thế này.

– Mỗi lần anh thổi lửa 1 cái anh niệm A Di Đà Phật, dùng búa đạp xuống thanh sắt 1 cái cũng niệm A Di Đà Phật, cứ thế mà tu.

Thế là từ đó Hoàng làm theo lời nhà sư 1 cách tâm thành, từ từ trong lòng anh không còn cảm thấy khổ não mệt mỏi nữa. Càng niệm càng khỏe, càng khỏe càng niệm, cứ thế 1 thời gian sau Hoàng được Phật điển báo ngày giờ mệnh chung, anh ta chuẩn bị mọi thứ, đến ngồi bên lò rèn, trước khi ra đi đã nói 1 bài kệ:

Đã đã đương đương

Luyện lâu thành thép

Thái bình kề cận

Ta về tây phương

5. Quy y Tam bảo

Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Trở về nương tựa vs Phật Pháp Tăng gọi là quy y tam bảo.

Quy y tam bảo có vai trò rất quan trọng đới vs người muốn tu, nó dựa trên sự giác ngộ và mong muốn trở thành người con Phật để đi đến cùng con đường giải thoát.

Sau khi quy y chúng ta thường tự ý thức được mình là Phật tử nên sẽ ít dám làm việc gì tạo ác nghiệp. Tâm thường hướng thiện, được Chư Bồ Tát gia hộ dẫn lối đi theo chánh đạo. Việc này ngoài đời cũng như mình làm giấy chứng minh nhân dân, sẽ dễ dàng hơn trong mọi công việc của cuộc sống. Quy y sẽ dễ dàng hơn trên con đường tu học, con Phật thì Phật sẽ rước.

Muốn quy y xin quý vị đến chùa để được hướng dẫn.

PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU – TIN PHẬT, NIỆM PHẬT, GẶP PHẬT

Vào khoảng tháng 10 – 2008 AL, con bị bệnh khá nặng, viêm mũi họng, phế quản nên suốt ngày hỷ mũi, ho rất khó chịu, con bệnh kiểu này cũng thường xuyên và thường phải uống thuốc thời gian dài mới hết, thật là chán nản.

May mắn con được 1 người tu tại gia gần nhà cho mượn quyển sách “Kinh nghiệm niệm Phật và những câu chuyện luân hồi” của cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ do chùa Hoằng Pháp phát hành. Có lẽ do nhân duyên đời trước nên sau khi chỉ đọc qua 1 quyển sách con đã giác ngộ của Phật), mọi nhận thức trong con đã thay đổi và hình như mình mới vừa sinh ra. Con không còn bị dằn vặt đau khổ vs những thất bại trong cuộc sống, sự phiền não khó chịu về bệnh tật 10 phần chỉ còn 3, trong lòng tự tín khởi lên niềm hân hoan mình phải làm cái gì đó để đánh dấu sự giác ngộ này.

Và con quyết định đi lễ Phật bằng xe đạp tại chùa Hoằng Pháp, nơi phát hành quyến sách con đọc, dù chưa biết chùa ở đâu, chỉ nghe nói là chùa rất nổi tiếng ở Hóc Môn xa nơi con ở đến 250km (con ở tỉnh Sóc Trăng). Đây thực sự là chuyện ko tưởng vì lúc đó sức khỏe con rất yếu, nhưng con quyết tâm phải đi cho được.

Thế là hằng ngày con bắt đầu cố gắng tập thể dục, đi bộ thôi chứ chạy cũng ko nổi, con cố gắng phải hết bệnh cho kịp để đi lễ Phật vào ngày 17 tháng 11 AaL, lễ vía Phật A Di Đà mà nghe nói chùa Hoằng Pháp tổ chức rất long trọng.

Rồi 1 tuần trôi qua mà bệnh ko giảm, con hơi lo đi ko nổi nên phát nguyện:”nếu con hết bệnh con sẽ đạp xe đạp đi chùa Hoằng Pháp lễ Phật cầu cho mọi người đừng bệnh như con”. Nhưng sau 1 tuần nữa cũng ko hết, sắp đến ngày 17 rồi.

Hơi buồn, hơi bực nhưng trong lòng đầy quyết tâm con phát nguyện tiếp:” Nếu con ko hết bệnh con vẫn đi lễ Phật tại chùa Hoằng Pháp vào ngày 17 tháng 11AL, cho dù phải chết giữa đường con vẫn đi”.

Và thật nhiệm mầu, con đã hết bệnh đúng ngày 12 tháng 11, vừa kịp thời gian cho cuộc hành trình, thế là ko ngần ngại con đã ra tiệm cầm đồ mua 1 chiếc xe đạp 220 ngàn để sáng 12 bắt đầu khởi hành.

(Sự nhiệm màu lần thứ nhất là do phát tâm xả thân vì đạo ko mong cầu. Người đời chúng ta thường hay “trả giá” vs chư Phật, thần thánh, hay cầu nguyện kiểu “Nếu con trúng số hay được này nọ thì con sẽ…” nghĩa là ko được thì ko làm, cần phải được trước mới làm)

Sáng hôm sau khoảng 8h con mới xuất phát vì thời tiết lúc đó buổi sáng rất lạnh con ko thể nào đi sớm hơn được, buổi trưa thì rất nóng nên đạp mỗi giờ phải dừng lại nghỉ 1 chút nên tốn rất nhiều thời gian, đến 5h chiều mới tới Cần Thơ tìm chỗ trọ nghỉ lại sáng mai đi tiếp.

Bình thường chuyện đạp xe đạp chúng ta thấy rất dễ dàng, nhưng mới 60km đầu tiên chân còn muốn sụm đi lên cầu thang nhà trọ mà chân nhấc ko nổi, có lẽ là do lâu rồi ko đạp xe và sức khỏe còn yếu nhưng lý do chính là chiếc xe đạp quá tệ, đạp nặng vô cùng, trên đường đi con đã 2, 3 lần tìm chỗ đổi xe nhưng ko vừa ý. Lúc này con bắt đầu cảm thấy ko ổn, nếu k tìm được chiếc xe đạp khác tốt hơn thì chắc ko thể nào chạy đến nơi.

6 giờ chiều, Cần Thơ, con đón xe ôm đi ăn chay vì đạp xe hết nổi rồi. Hơi đặc biệt là anh em xe ôm cũng là người hay đi chùa công quả, cũng ăn chay nên cả 2 vui vẻ ăn cùng. Lúc đó tiện miệng con hỏi có chỗ nào bán xe đạp còn tốt mà ko quá mắc ko, thế là thật may mắn anh ta chỉ con mua được 1 chiếc xe đạp 200 ngàn nhưng khá ổn, chiếc xe cũ con định bán lại 120 ngàn nhưng nghe anh ta nói con ko có xe đạp đi học nên con bố thí luôn.

(Đây có thể xem là sự nhiệm mầu lần thứ 2, vì nếu ko đổi được xe chắc sẽ ko thể đạp tới vì đường còn rất xa mà chân đã mỏi. Có lẽ do việc bố thí bữa cơm chay đã trợ duyên cho con có được chiếc xe vừa ý và việc anh xe ôm giúp đỡ con hết lòng cũng đã nhận lại quả xứng đáng. Cho nên xin quý vị đừng ngại bố thí, giúp đỡ mọi người)

Cứ thế mỗi ngày đi từ 8h sáng đến 5h chiều, gặp quán cơm chay lúc đói thì ăn ko thì ăn bánh mì ko mua mang theo. Trên đường niệm Phật suốt hoặc mở máy niệm Phật đeo ở trước ngực, cho dù mệt mỏi cỡ nào trong lòng con cũng ko bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc.

Một hôm khoảng 12h trưa con đi đến 1 ngôi chùa, phía trước chùa trông rất tho xơ, cũ kĩ. Lúc đó hơi đói mà chưa gặp quán cơm chay nên cũng định vô chùa hy vọng có ăn, nhưng khi thấy ngôi chùa trống vắng quá nên lễ Phật xong ra ngoài ngồi nghỉ chút rồi đi, khi đã lên xe con quay lại nhìn thấy chùa hơi ngèo nên muốn vô cúng dường chút đỉnh. Tự nhiên con đi tuốt ra sau thì thấy ở đây có khá đông Phật Tử đang nghỉ trưa nên ko khí yên lặng chứ hôm ấy là ngày chùa có đám.

Sau khi lễ Phật thì có 1 vị đến nói chuyện và mời con ở lại dùng cơm, niệm Phật. Dĩ nhiên con vui vẻ ở lại và có hỏi vị ấy tại sao lại mời người lạ ở lại tụng kinh niệm Phật vs đạo tràng thì vị ấy chỉ trả lời lấp lửng “tại sao có nhiều người đến lễ chùa mà cô chỉ mời con niệm Phật chung”.

(Lòng thành đã được chư thiên Bồ Tát gia hộ cho được lễ Phật, niệm Pháp, gặp Tăng và còn được ăn như mong muốn)

Phật pháp nhiệm màu.

Rồi 1 buổi chiều khoảng gần 5h, đoạn trung lương Tiền Giang, sau 1 ngày dài nắng bụi con vừa mệt vừa đói mà đoạn đường đó ko có chỗ ăn, ko có chỗ nghỉ nên cũng hơi lo. Lúc ấy từ phía sau có giọng 1 người đàn bà gọi con “cậu ơi, cậu ơi” con quay lại thì thấy 1 cô khoảng 50 tuổi dáng vẻ hiền từ đang đạp xe đạp tiến lên.

– Cậu đi đâu vậy? Cô ấy hỏi

+ Dạ con còn đi xa lắm. Con trả lời-xa là đi đâu?

+ Dạ con đi chùa ở tận Hóc Môn

– Đường còn xa cậu ghé nhà tôi nghỉ lại sáng mai hãy lên đường. Cô ấy mời con về nhà nghỉ, dĩ nhiên là quá lạ nên con cảm ơn từ chối và đạp xe nhanh lên cách cô ấy khoảng 100m thì tự nhiên trong lòng thấy nôn nao phải quay lại thì thấy cô ấy tiếp tục vẫy tay gọi con, thế là con phải dừng xe đợi cô ấy lên.

– Thôi vậy con vô nhà cô ăn đi rồi hãy đi. Cô tiếp tục mời thân thiện hơn.

+ Dạ con ăn chay: con trả lời mong được đi

– Thì cô mời con cơm chay. Đến đây thì con ko biết nói gì nữa nên hỏi vui rằng

+ Cô biết con tốt xấu mà dám mời về nhà.

– Cô ây trả lời khẳng định: Cô chắc con hiền.

Thế là ko thể từ chối tấm lòng này được nữa nên con theo cô ấy về nhà gần đó, trên đường con vẫn còn nghĩ bụng không hay: không biết đây là Bồ Tát hay ma quỷ giả dạng đây, nhưng nghĩ lại mình đâu có cái gì để lừa gạt ngoài chiếc xe đạp cà tàng này nên mạnh dạn vào nhà.

Ngôi nhà cách mặt lộ chừng 100m nhưng cũng li kỳ không kém, trong nhà trống hoắc ko có 1 thứ gì, ngay cả cửa trước cũng tạm bợ ai muốn vào cũng được dù là nhà tường hẳn hoi, y như là nhà mới biến lên vậy (tất nhiên là không phải)

Sau khi rót con ly nước cô ấy ra xe đạp lấy vô 1 cái giỏ, bên trong có sẵn cơm chay và 1 quả bưởi, mọi thứ như đã được chuẩn bị sẵn, con vừa ăn mà trong lòng cảm thấy vui và kỳ lạ, chắc là Bồ Tát thật rồi.

Ăn xong cả 2 trò chuyện đủ thứ nhưng chủ yếu là về đạo mặc dù lúc đó con hiểu biết rất ít, đang lúc vui vẻ con tiện miệng hỏi:”Hỏi thiệt cô chứ tại sao con vs cô xa lạ mà cô dám mời con về nhà ăn và nghỉ”.

Cô ấy nhìn tôi và kể lại: Sáng giờ cô làm việc trong chùa, rồi được ơn trên điển cho cô biết là phải ra đón 1 cậu thanh niên đang trên đường đi chùa giúp đỡ cậu ấy.

Con nghe mà lạnh nổi da gà. Giữa biển người mênh mông, biết mặt cũng ko thể tìm được chứ đùng nói chi 2 người xa lạ đạp xe đạp, chỉ cần chênh lệch nhau 1 giây là ko thể tìm ra được. Đúng là Phật pháp nhiệm màu ko thể nghĩ bàn.

Chia tay con tặng cô ấy chiếc máy niệm Phật mà con thường mang theo bên mình. Trao đổi số điện thoại và thỉnh thoảng cũng gọi hỏi thăm. Rất tiếc là con bị mất đt nên mất hết số bây giờ cũng ko thể liên lạc được, chỉ còn biết cô ấy tên Xuyến nhà ở đoạn Trung Lương, Tiền Giang.

Chưa đi đến nơi nhưng có thể xem như con đã gặp Phật, có lẽ Phật muốn con nhắn nhủ vs mọi người rằng: Tin Phật, niệm Phật chắc chắn gạp Phật, chắc chắn Phật ko bỏ rơi.

Rồi cuối cùng tâm nguyện con cũng hoàn thành, con đến chùa Hoằng Pháp đúng ngày 17 tháng 11 lễ Phật. Hôm ấy thật đông vui có rất nhiều người thành tâm cúng dường đủ thứ, con thấy hổ thẹn vì bấy lâu nay mình ở đâu mà ko biết nơi này. Nhưng khi nhìn đâu cũng thấy người niệm Phật, xung quanh toàn âm thanh niệm Phật tự nhiên lòng con thấy hoan hỷ lạ thường, vậy là Thế Giới Cực lạc đã dần dần ẩn hiện trong trái tim con.

Phụ lục

TRỢ NIỆM TIỄN NGƯỜI VỀ CẢNH CỰC LẠC

Phàm là con người mỗi khi nghe đến cái chết ai cũng đều sợ, ko muốn nhắc tới nhưng đây là chuyện ko thể tránh khỏi thì tại so chúng ta ko chuẩn bị cho mình và người thân 1 cái chết thanh thản để kiếp sau được sanh về cõi lành.

Sự chuẩn bị này tốt nhất là đầy đru cả 2 giai đoạn

1. Giai đoạn đang sống đến lúc hấp hối

– Chuẩn bị ở đây là biết lo tu.

2. Giai đoạn hấp hối và sau khi chết 49 ngày.

– Đối vs bản thân thì buông xả tất cả, tập trung niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.

– Đối vs người thân thì chuẩn bị trợ niệm.

* Trợ niệm tiễn người về Tây Phương Cực Lạc, sanh về cõi lành.

Trợ niệm là cách thức trợ giúp nhắc nhở thần thức người lúc sắp lâm chung nhớ đến niệm Phật, hoặc chí ít cũng làm cho họ được bình an thanh thản ra đi để được sanh về cõi lành. Việc trợ niệm là vô cùng cần thiết vì thần thức lúc đó rất mê mờ, hoang ang nagy cả người thường niệm Phật cũng khó định tâm thì đừng nói chi đén người chưa tu chưa từng niệm Phật.

Những việc cần lưu ý

– Chuẩn bị: Hình Phật A Di Đà hoặc Tây Phương Tam Thánh, hoa quả, nhang, đèn, nước, máy niệm Phật.

– Để người bệnh hấp hối nằm quay mặt về hình Phật, tốt nhất là hướng tây (ko tiện thì ko chấp).

– Đối vs người hấp hối thì phải tạo mọi đk tốt nhất cho họ được chết tại nhà vì như thế sẽ thuận tiện hơn trong việc trợ niệm

– Theo quan niệm thông thường của chúng ta là “còn nước còn tát” nên khi người bệnh hấp hối thì thường chích thuốc hồi sinh, hô hấp nhân tạo….Để kéo dài sự sống. Điều đó chẳng có lợi ích gì, lại còn gây thêm đau đớn cho người bệnh làm thần thức càng hoảng loạn, sân hận ko thể niệm phật được, dễ sanh vào đường dữ.

– Lúc hấp hối ko được cho nhiều người vào thăm, đừng vì cả nể. Người thân phải cố gắng bình tĩnh trò chuyện nhẹ nhàng trấn an tinh thần người bệnh, khuyên họ buông xả tất cả tạp trung niệm Phật, mở máy trợ niệm hoặc có người niệm vừa đủ họ nghe. Nếu người bệnh đã mê mờ không giao tiếp được nữa thì chúng ta chỉ tập trung niệm Phật tương đối lớn tiếng, thay phiên nhau niệm đừng để gián đoạn, đây là việc quan trọng nhất lúc này xin quý vị ghi nhớ.

– Khi bệnh nhân đã tắt thở thì vẫn cứ tiếp tục niệm, liên tục như vậy ít nhất 8h, tốt nhất là 24h.

Trong 8h đầu vì thần thức chưa hoàn toàn lìa khỏi xác nên tuyệt đối tránh mọi sự va chạm, chỉ dùng vải đắp toàn thân người chết để tránh ruồi muỗi đậu vào. Càng không được thay quần áo, tẩm liệm vì lúc đó họ chưa chết hẳn nên đụng vào họ sẽ rất đau đớn dễ sân hận. Nếu sau 8 giờ họ chưa nhắm mắt thì dùng khăn ấm vuốt mắt, nếu chân tay cứng thì dùng khăn ấm nắn lại và nhẹ nhàng đặt vào vị trí cũ.

– Người thân phải cố gắng ko được níu kéo khóc than bi thảm, như vậy sẽ làm người chết càng đau khổ, quyến luyến ko chịu về thế giới cực lạc, dễ bị ma quỷ dẫn dắt.

Thường trong vòng 49 ngày mới chết họ chưa đi luân hồi, trở thành thân trung ấm quanh quẩn trong gia đình, ai làm gì nghĩ gì họ cũng biết nên người thân tránh để xảy ra những chuyện không vui. Lúc này họ chỉ hoàn toàn trông cậy vào những việc làm phước thiện của chúng ta để tích lũy phước đức chờ ngày định nghiệp (ngày thứ 49)

Cho nên trong 49 ngày đó, chúng ta phải nỗ lực làm tất cả việc lành như: Ăn chay niệm Phật, cúng dường tam bảo, ấn tống kinh sách, phóng sanh, bố thí….và hồi hướng công đức cho người quá cố.

– Có điều kiện thì thỉnh chư Tăng, Ni, mời ban trợ niệm đến nhà hoặc ở chùa làm lễ cầu siêu cho vong linh mỗi tuần 1 lần, đặc biệt là ngày thứ 49 nên dồn hết sức vì đây là ngày định nghiệp quyết định cõi thọ sanh. Sau ngày này thì vẫn có thể hồi hướng công đức cho họ được nhưng hơi khó 1 chút, cách tốt nhất lúc này là thành tâm niệm Phật hồi hướng thì vong linh mới có thể siêu thoát được.

– Phải tuyệt đối cúng chay dù sinh thời người chết ăn mặn và cũng ko nên đãi tiệc mặn, rượu chè, chỉ làm hại cho người đã khuất mắc nghiệp thêm.

– Những người có điều kiện thường miễn nhận tiền phúng điếu, như vậy chưa hẳn là tốt vì người đến viếng khi đó sẽ mua nhang đèn, vòng hoa rất nhiều chỉ càng lãng phí. Thay vào đó cứ nhận tiền rồi làm việc thiện hồi hướng cho người quá cố thì khi đó mới thực sự là cúng cho họ.

– Nếu lúc hấp hối mà mời được ban hộ niệm thì tốt nhất vì họ chuyên nghiệp hơn, nhiều người tu lâu có huệ nên cũng dễ dẫn dắt thần thức người chết hơn. Tuy nhiên ít ai được có phước như vậy nên mỗi người chúng ta phải chuẩn bị tư tưởng để tự lo cho người thân mình khi hữu sự.

Tóm lại: Dù là người có tu hay ko tu thì lúc lâm chung cũng vô cùng quan trọng, quyết định cả kiếp người mà ít ai để ý đến, chỉ quen cúng đốt vãng mã cho nhiều vừa lãng phí vừa chẳng được gì cả. Nếu thực sự yêu thương người thân thì chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng làm theo những hướng dẫn trên để chắc chắn người thân chúng ta được sanh về cõi lành.

NGƯỜI VÃNG SANH

(phần này dành cho người đã tu niệm Phật)

– Tin chắc có thế giới Cực Lạc, có Phật A Di Đà vs lời nguyện cứu độ chúng sanh

– Tin chắc pháp môn niệm Phật vãng sanh, dù Bổn Sư Thích Ca có hiện ra chỉ mình pháp môn khác thì cũng xin từ chối mà quyết lòng chỉ theo pháp môn này.

– Tin chắc mình sẽ vãng sanh, chỉ cần 1 chút lo sợ nghi ngại mình ko vãng sanh thì sẽ ngăn cách đại nguyện vs Phật.

– Tin sâu câu Nam Mô A Di Đà Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức diệu dụng ko thể nghỉ bàn, không có tụng kinh, chú, bố thí…. nào bằng, tin được như vậy sẽ chuyên niệm rất tinh tấn.

– Tin sâu nhân quả, nhất cử nhất động đều sợ tội, mỗi ý niệm phát khởi đều có thể đoán được quả ở tương lai.

– Chán cõi Ta bà, sợ khổ tam đồ, ưa thích Cực lạc.

– Phát tâm chân thành, 1 lòng cầu về cực lạc ko giờ phút nào thối chuyển. Ở đây ko phải nguyện bằng lời nói mà là từ tâm buông xả, cái gì của cõi này đều ko thích, ngàn kiếp sau làm vua cũng ko chịu. Nguyện được như vậy thì tâm niệm Phật mới chân thật, sẽ cảm ứng đạo giao. Đây là mấu chốt của việc vãng sanh.

– Lấy việc vãng sanh làm mục tiêu cảu kiếp này, ko nên nguyện kiếp sau tu tiếp vì rất khó có nhân duyên thù thắng như hôm nay. Phải nghĩ rằng kiếp này nếu ko vãng sanh thì sớm muộn gì cũng rơi vào 3 ác đạo.

– Hiểu rõ vô thường, lúc nào cũng nghĩ cái chết cận kề để phát lòng tinh tấn.

– Trên tha thiết vs Phật, dưới tha thiết độ chúng sanh. Ngoài ra ko còn tha thiết vs thứ gì.

– Chí thành cung kính Phật, lúc nào cũng nghĩ Phật đang ở bên mình nên đi đứng nằm ngồi đều trang nghiêm.

– Tu niệm Phật chú ý 2 điều:

+ Chánh công phu: là niệm Phật, phải dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, mỗi niệm thanh tịnh mới tính là công đức, mới vãng sanh được. Còn niệm Phật bị vọng tưởng chỉ được phước đức.

Mỗi niệm xuất phát từ tâm, qua miệng, vào tai rồi trở lại vào tâm. Niệm thầm cũng nghe được âm thanh từ tâm. Dụng công lâu ngày sẽ đạt tịnh niệm tiếp nối, rồi đạt nhất tâm. Nhất tâm rất khó nên phải dung trợ công phu.

+ Trợ công phu:

– Chế ngự vọng tưởng: trong sinh hoạt hằng ngày mỗi khi vọng niệm khởi liền dùng câu Nam Mô A Di Đà Phật chế ngự, lâu ngày thành quen, đến lúc lâm chung vọng tưởng có kéo đến thì tự nhiên câu niệm Phật khởi lên, liền được Phật cảm ứng.

– Sám hối hồi hướng: nên lạy sám hối hằng ngày, mỗi khi biết mình gây nghiệp càng sám hối, sau đó hồi hướng công đức sám hối về Tây phương cực lạc. Hoặc làm chuyện tốt cũng hồi hướng về Cực lạc chứ ko mong cầu phước hữu lậu.

– Tùy hỷ công đức: thấy người làm việc lành sinh tâm hoan hỷ, nghĩ rằng người này sẽ về cực lạc làm bạn vs mình.

– Nơi nào cũng tu được, lúc nào cũng tu được, tùy vào căn tánh mà chọn tu nhà hay tu chùa chứ ko thấy rằng có gì chướng ngại tu hành.

– Đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật. Làm gì cũng nghĩ vì vãng sanh, ăn cơm cũng vì để có thân tu vãng sanh chứ việc ăn ngủ cũng chẳng có gì ham thích.

– Càng tu càng thanh tịnh, càng dễ tính. Thấy ai cũng là Bồ tát chỉ có mình là phàm phu Ngày đêm thường tự trách mình còn quá tệ tu hành chưa tinh tấn.

– Xêm tất cả việc thế gian ko có gì quan trọng bằng việc niệm Phật, cho nên đã tinh tấn niệm Phật rồi thì chuyện thế gian chẳng còn vướng bận, có hay không rồi cũng chỉ là huyễn hoặc mà thôi.

Thực sự việc vãng sanh rất khó, bằng chứng là 2000 người tu theo Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vãng sanh ko quá 10 người, khó như vậy nên mọi người phải thận trọng, phải thực sự quyết tâm. Tuy nhiên Tổ dạy khó hay dễ là do tâm nguyện vãng sanh của chúng ta có chân thật hay ko mà thôi.

Lược ghi theo lời giảng của Thầy Chơn Hiếu – đĩa kinh nghiệm tu niệm Phật của các vị tổ – xin quý vị tìm nghe.

PHẬT NÓI LUÂN HỒI

Các con đã từng đau khổ vì cái chết của cha, mẹ, anh, chị, con trai, con gái của các con; các con đang chịu đựng nỗi thống khổ ấy, các con đã từng nhỏ lệ khóc suốt trên con đường (luân hồi) bất tận này, và những giọt nước mắt ấy còn nhiều hơn nước của tất cả bốn biển.

Máu của các con đã từng chảy khi các con là con bò, con trâu, con cừu, con dê mà đồ tể đã chặt đầu.

Các con đã từng bị kết án như một tên sát nhân, quân cướp đường, đứa dâm loạn và các con đã bị chặt đầu, máu của các con đã chảy còn nhiều hơn nước của tất cả bốn đại dương.

Thế là, các con đã từng chịu nỗi khổ đau, những hình phạt và những sự khốn cùng, những nấm mồ của các con đã chất đầy các nghĩa địa, chắc chắn nhiều lúc các con đã chán ghét tất cả những hình thức sinh tử này, đã từng muốn tránh xa nó và muốn được giải thoát vĩnh viễn”

Đây là đoạn thuyết cực kì quan trọng, nếu ai thấm được điều này thì sẽ:

  • Có được tình yêu thương từ bi bình đẳng với tất cả mọi người dù tốt hay xấu, mọi loài dù dơ hay sạch vì chúng ta đã từng là những chúng sinh đó.

  • Hiểu được cuộc đời vô thường, kiếp người tạm bợ ngắn ngủi mà trước mắt là sự luân hồi đau khổ không có ngày ra mà quyết tâm tu hành giải thoát.

  • Đây là gốc của Tín, Nguyện, Hạnh. Nếu người niệm Phật nào cũng sợ tột cùng nỗi khổ luân hồi thì tín nguyện sẽ vô cùng tha thiết, niệm phật ngày đêm chẳng dám lơ là thì chẳng có lý do gì lâm chung chẳng được vãng sinh.

Nam Mô A Di Đà Phật

MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH SÁCH TƯỢNG PHẬT

MỘT: Những tội lỗi đã tạo trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ.

HAI: Thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh ngục tù.

BA: Vĩnh viễn tránh được những quả báo phiền khổ, oan trái của đời trước cũng như đời này.

BỐN: Được các vị hộ pháp thiện thần thường xuyên gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc, hùm beo, tránh xa không dám hãm hại.

NĂM: Tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm không ngủ thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt.

SÁU: Chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y đức đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.

BẢY: Lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến, ngợi khen.

TÁM: Ngu chuyển thành trí, bệnh thành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thịnh đạt. Nhàm chán thân nữ, mệnh chung liền được nam thân.

CHÍN: Vĩnh viễn xa lìa đường ác, sinh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phúc lộc tròn đầy.

MƯỜI: Hay vì tất cả chúng sinh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phúc quả thù thắng. Sinh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Nếu muốn in ấn mời các bạn download file pdf hoặc file word tại link sau

File pdf: Không tu lãng phí kiếp người

File word: Không tu lãng phí kiếp người

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay