SKKN Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án: Nghiên cứu, chế tạo thiết bị khuyến cáo thời gian tắm nắng cho trẻ mầm non
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu
là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Hình thức tổ chức giáo dục STEM có thể là dạy học các môn học thuộc lĩnh
vực STEM, hoạt động trải nghiệm STEM hay hoạt động nghiên cứu khoa học.Tùy
thuộc vào đối tượng học sinh để giáo viên có thể có định hướng dạy học cho phù
hợp.
Để có thể bắt kịp theo thời đại mới, biến việc chinh phục tri thức tiến đến
thành công dễ dàng hơn; Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã rất quan tâm đến
việc phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho học sinh bằng những việc làm
thiết thực:
– Hướng dẫn và khuyến khích các trường Trung học trong toàn Tỉnh triển
khai việc giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM từ năm học 2018 – 2019.
– Ngày hội STEM và cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học
2018 – 2019 theo công văn số 1317/ SGDĐT-GDTrH ngày 24/09/2018.
– Ngày hội STEM và cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học
2019 – 2020 theo công văn số 1285/ SGDĐT-GDTrH ngày 9/10/2019.
– Ngày hội STEM và cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học
2020 – 2021 theo công văn số 1643/ SGDĐT-GDTrH ngày 20/10/2020.
Nhằm giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, quyết tâm hơn,
vận dụng tốt hơn kiến thức đó trong thực tiễn, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm
của bản thân đã thực hiện dạy học theo định hướng STEM và hướng dẫn học sinh
chế tạo sản phẩm tham gia Ngày hội STEM và cuộc thi KHKT dành cho học sinh
trung học năm học 2018 – 2019, năm học 2019 – 2020, năm học 2020 – 2021 với
sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án: Nghiên cứu, chế tạo thiết bị
khuyến cáo thời gian tắm nắng cho trẻ mầm non”.
[4]
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Từ năm học 2018 – 2019, nhiều trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Nam Định đã tiếp cận với giáo dục STEM, hướng
học sinh “học đi đôi với hành” và cũng đã có nhiều sản phẩm STEM được đánh giá
cao trong “Ngày hội STEM và cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm
học 2018 – 2019, năm học 2019 – 2020, năm học 2020 – 2021”.
Tuy nhiên, việc dạy – học các chủ đề STEM hiện nay vẫn còn là khó khăn
của nhiều học sinh, nhiều giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng.
Chính vì vậy, tôi viết sáng kiến này với mục đích chia sẻ một số nội dung cụ
thể mà bản thân đã thực hiện; tôi hi vọng những nội dung này sẽ giúp giáo viên và
học sinh có thêm sự tự tin, niềm đam mê trong việc dạy – học theo định hướng giáo
dục STEM trong trường phổ thông với một dự án cụ thể “Hướng dẫn học sinh
thực hiện dự án: Nghiên cứu, chế tạo thiết bị khuyến cáo thời gian tắm nắng
cho trẻ mầm non”.
Như chúng ta biết, Giáo dục mầm non là một phần trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3
tháng đến 6 tuổi (Điều 21- Luật Giáo dục 2005), tạo sự khởi đầu cho sự phát triển
toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt
đời. Đó là chia sẻ của TS. Trần Thị Ngọc Trâm, nguyên Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu giáo dục mầm non (GDMN), Viện Nghiên cứu giáo dục (GD) Việt
Nam. Theo TS. Trần Thị Ngọc Trâm, sự phát triển của trẻ ở những năm đầu đời có
liên quan chặt chẽ đến khả năng học tập của trẻ. Sự phát triển này bắt đầu từ trước
khi sinh ra. Do vậy, việc chăm sóc, giáo dục trẻ cần bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ
(chăm sóc hướng dẫn bà mẹ khi mang thai) và đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi sơ
sinh đến 6 tuổi. Có thể nói những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng
nhất của đời người, đặc biệt là giai đoạn não bộ phát triển và hoàn thiện. Đây cũng
là thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dinh dưỡng, sức khỏe và có tác động lớn
nhất đến khả năng nhận thức, học tập, tính cách và các kĩ năng của con người. TS
Trần Thị Ngọc Trâm khuyến nghị, cần tạo mọi điều kiện để huy động tối đa cho tất
[5]
cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng – 6 tuổi đều được tiếp cận với dịch vụ mầm non
có chất lượng. Mở rộng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ
sở GDMN trên địa bàn dân cư.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, bệnh viện 103, học viện quân y khuyến cáo nên tắm
tử ngoại toàn thân giúp điều trị cho trẻ em bị còi xương, chậm lớn; nâng cao sức đề
kháng và tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, bệnh nhân trong giai đoạn
bình phục; rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra, tia tử ngoại còn có thể
điều trị tại chỗ bệnh vảy nến, bạch biến, rụng tóc … nếu dùng liều cao.
Bức xạ Mặt Trời bao gồm các tia quang phổ (ánh sáng đơn sắc) và các tia
khác có bước sóng dài ngắn khác nhau: tia hồng ngoại (700nm – 1mm); tia tử ngoại
(100nm – 400nm); ánh sáng đơn sắc mắt thường nhìn thấy được (400nm – 700 nm
và tia năng lượng khác. Tia tử ngoại (tia UV) trong bức xạ mặt trời thường có 3
dạng phân loại theo độ ngắn của bước sóng: UVA; UVB và UVC. Tia UVB cung
cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D, tuy nhiên nó cũng làm da bị sạm và làm
tổn thương trực tiếp ADN. Tia UVA góp phần làm hại cho da, đặc biệt là làm cho
da bị lão hóa sớm. Tia UVC bị chặn lại ở tầng khí quyển của Trái Đất, do đó không
ảnh hưởng đến da. Lượng tia tử ngoại trong bức xạ Mặt Trời tác động đến cơ thể
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian trong ngày, theo mùa, vị trí địa lý và độ
cao. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng Mặt Trời đối với làn da mỏng
manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi
tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kì thời gian nào trong ngày. Đối với trẻ
lớn hơn, thời gian ánh nắng Mặt Trời tia UVB giúp cơ thể sản sinh vitamin D nhiều
nhất là giữa trưa. Theo lời của bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng nhóm nghiên
cứu cơ xương, trường Đại học Tôn Đức Thắng Hà Nội, thời gian phơi nắng phù
hợp nhất ở Việt Nam là trong khoảng từ 9 – 10h sáng và 3 – 4h chiều. Như vậy,
tắm nắng được xem là cách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ em để phòng
ngừa bệnh còi xương. Khi tiến hành khảo sát về thời gian cho trẻ hoạt động ngoài
trời tại các cở sở mầm non thì hầu hết các trường đều chú trọng đến hoạt động ngoài
trời của trẻ. Thời gian hoạt động ngoài trời tại các cơ sở đang để cố định ở hai
khung: mùa hè và mùa đông. Tổng thời gian hoạt động ngoài trời là 40 phút, thời
[6]
điểm bắt đầu là 8h40’ đối với mùa hè và 8h50’ đối với mùa đông. Tuy nhiên, chúng
ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề do sự biến đổi khí hậu: suy thoái đa
dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất
và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy… Thời tiết và
khí hậu không còn đúng theo chu kỳ sinh khí tự nhiên. Do đó, cường độ bức xạ
Mặt Trời và bức xạ tử ngoại trong bức xạ Mặt Trời không còn tuân theo đúng chu
kì tự nhiên, nếu cứ áp dụng đúng một khung giờ cố định sẽ không đảm bảo liều
lượng Vitamin D cần thiết cho trẻ trong một ngày thông qua việc tắm nắng và còn
có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Qua tìm hiểu, chúng em thấy rằng trên
thị trường Việt Nam và thế giới đã có nhiều thiết bị đo cường độ tia tử ngoại. Ở
Mỹ cũng đã có hai tổ chức bảo vệ môi trường là the U.S. Environmental Protection
Agency (EPA) và Cục dự báo thời tiết – the National Weather Service (NWS) đo
chỉ số tia tử ngoại (UV index) nhằm dự báo mức độ bức xạ cực tím cho mỗi ngày,
báo động cho mọi người những ngày mà mức độ bức xạ tử ngoại của Mặt Trời
được cho rằng sẽ cao bất thường. Các nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương
tự. Nhưng, tất cả các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đo được cường độ và
đưa ra những cảnh báo ước chừng cho tất cả mọi người. Chính vì vậy tôi đã hướng
dẫn học sinh tạo ra một thiết bị có thể chính xác hóa thời gian hoạt động ngoài trời
của trẻ, đảm bảo đủ lượng UV mà không nguy hiểm, giúp nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phù hợp với cả nông
thôn hay thành thị, tiện lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Nội dung cơ bản của sáng kiến là các bước chi tiết tôi đã thực hiện hướng
dẫn học sinh áp dụng các kiến thức được học ở nhà trường, đặc biệt là kiến thức
của bộ môn Vật lí và công nghệ để chế tạo được thiết bị hiển thị được thời gian tắm
nắng, ứng dụng cho các cơ sở mầm non. Qua đó, giúp học sinh hứng thú hơn trong
việc học và nhận thức rõ hơn vai trò trong thực tiễn của các kiến thức khoa học. Ở
đó, học sinh được trải nghiệm; khám phá các ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong
thực tiễn đời sống; từ đó lan tỏa, giúp nhiều học sinh thêm yêu và say mê nghiên
[7]
cứu khoa học. Mục đích sâu xa hơn là để giúp học sinh đưa kiến thức mình tiếp thu
được gần hơn với thực tế, từ đó thêm hứng thú với môn học, đồng thời có định
hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình hơn trong tương lai.
Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện dự án này theo tiến trình nghiên cứu
sau:
Khảo sát hiện trạng về việc trẻ em mầm non hoạt động ngoài trời.
Nghiên cứu tổng quan về tia UV, ảnh hưởng của tia UV đối với cơ thể
trẻ và các thiết bị đo cường độ tia UV đã có.
Tìm hiểu về cảm biến, mạch điều khiển, mạch thu – phát tín hiệu RF.
Xây dựng nguyên lí và chế tạo thiết bị định lượng tử ngoại.
Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình.
Khảo sát hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Ứng dụng thiết bị tại các trường mầm non.
2. 1. Khảo sát hiện trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non.
Tôi đã cho học sinh tiến hành khảo sát về thời gian cho trẻ hoạt động ngoài
trời tại các cở sở mầm non trên địa bàn thành phố Nam Định như: trường mầm non
8/3, trường mầm non Hoa Sữa, trường mầm non Nguyễn Du, trường mầm non Phan
Đình Phùng, trường mầm non Sao vàng … và thu được kết quả cụ thể như sau:
Nội dung | Kết quả | Ghi chú |
Hoạt động ngoài trời | 100% các trường mầm non có tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. | |
Cơ sở áp dụng thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời | ||
Hiểu biết của các giáo viên, phụ huynh và học sinh về chỉ số UV và ảnh hưởng của UV đến trẻ em | – 17,86% biết về chỉ số UV – 100% giáo viên, 81,25% phụ huynh, 26,67% trẻ mầm non: biết ảnh hưởng tích cực của UV. | Rất ít trẻ biết được tác hại của tia UV |
[8]
– 42,86% giáo viên, phụ huynh biết tác hại của UV |
Bảng 1. Kết quả khảo sát hiện trạng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non
Căn cứ vào kết quả trên, các em học sinh trong nhóm nghiên cứu đã tự nhận ra
được ngay cả một số giáo viên mầm non cũng chưa thực sự hiểu nhiều về tác dụng
cũng như tác hại của tia UV. Thời gian hoạt động ngoài trời của các trường mầm
non là cố định trong khi thời tiết và khí hậu lại có những biến đổi bất thường. Vì
vậy, cần có một giải pháp để hỗ trợ các cơ sở trong việc tổ chức các hoạt động
ngoài trời cho trẻ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
2.2. Tổng quan về tia tử ngoại
Trong thành phần phổ của bức xạ Mặt trời đến Trái đất có khoảng 4 – 5 % năng
lượng bức xạ UV. Bức xạ UV của Mặt Trời có bước sóng từ 100 đến 400 nm được
phân chia thành ba loại: UVA, UVB và UVC.
Tia UVA | Tia UVB | Tia UVC | |
Bước sóng | Từ 315 – 400 nm | Từ 280 – 315 nm | Từ 100 – 280 nm |
Đặc điểm | – Dễ dàng xuyên qua tầng ozon tới bề mặt trái đất. – Chiếm khoảng 98% năng lượng bức xạ UV của Mặt Trời tới mặt đất. – Thâm nhập sâu hơn vào da so với tia UVB | – Hoạt động mạnh mẽ hơn ở những nơi có khí hậu nắng nhiều. – Bị tầng ozone hấp thụ mạnh, khi tới mặt đất chỉ còn khoảng 2% năng lượng bức xạ UV là của UVB. – Không xuyên qua thủy tinh. | – Hầu hết bị tầng ozon hấp thụ, lượng còn lại đến Trái Đất là không đáng kể. |
Tác dụng | Kích thích tiền chất vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi ở cơ thể con người. |
[9]
Được ứng dụng trong việc điều trị bệnh về da như: bệnh vảy nến – bệnh do các tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, xuất hiện vảy. Việc tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, làm giảm triệu chứng bệnh. | |||
Tác hại | Gây ra sự già hoá quang (làm già trước tuổi) và sương mù quang hoá. | Triệt miễn dịch, gây ung thư da, rối loạn thị giác và bệnh đục nhân mắt. | Gây ra sự đột biến , hủy diệt hệ sinh thái, phá hủy cấu trúc gen. |
Bảng 2. Bảng phân loại tia tử ngoại
Tử ngoại có bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng cao, khả năng quang hóa
và quang điện càng mạnh nhưng khả năng đâm xuyên kém. Khi tia UV tiếp xúc
với da thì mức độ cảm ứng của da ngoài việc phụ thuộc vào các vùng da trên cơ
thể thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như công suất bức xạ, thời gian chịu tác dụng
của bức xạ, màu sắc của da, góc tới của bức xạ, tình trạng chức năng của cơ thể lúc
chịu tác dụng của bức xạ … Với ba loại tia tử ngoại trên thì tia UVB là loại tia duy
nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D3.
Vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng, duy trì một cơ thể khỏe
mạnh và tắm nắng là hình thức bổ sung tốt nhất lượng vitamin D này. Để đảm bảo
liều lượng Vitamin D cần thiết cho trẻ là từ 600 – 1000 IU/ngày[1] trong một ngày
thì thời gian tắm nắng mỗi lần của trẻ tùy thuộc vào cường độ ánh sáng Mặt Trời
và mức độ tiếp xúc của da … Khoảng thời gian tắm nắng ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả tác dụng của tia tử ngoại đối với cơ thể trẻ.
2.3. Thiết bị đo tia tử ngoại
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam và thế giới có rất nhiều những thiết bị
đo tia tử ngoại khác nhau.
[1] IU tương đương 0,025 µg, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huong-dan-tam-nang-dung-cach-de-bo-sung-vitamin-d-cho-tre/.
[10]
STT | Mã thiết bị | Giá thành | Đặc điểm | Hình ảnh |
1 | M&MPRO PFT-310 Công nghệ Mỹ | 700.000 | Chỉ số tia tử ngoại hiển thị bằng màu sắc của thiết bị | |
2 | UV340B Xuất xứ: Đài Loan | 4.100.000 | Chỉ số tia tử ngoại hiển thị trên màn hình LCD. | |
3 | Máy đo ánh sáng-UV Lutron UV-340A Hãng sản xuất: Đài Loan | 3.500.000 | Chỉ số tia tử ngoại hiển thị trên màn hình LCD. Đầu đo được trang bị thêm bộ lọc chuẩn. | |
4 | M&MPRO PFT- 301 Công nghệ Mỹ | 225.000 | Chỉ số tia tử ngoại hiển thị trên màn hình LCD. | |
5 | Máy đo ánh sáng đèn UV (UVA/ UVC) Xuất sứ: Đài Loan | 18.818.800 | Chỉ số tia tử ngoại hiển thị trên màn hình LCD. Phạm vi đo rộng. | |
…….. |
Bảng 3. Một số thiết bị đo cường độ tia tử ngoại hiện có trên thị trường.
[11]
Các thiết bị trên và nhiều thiết bị, ứng dụng khác trên thị trường đều hoạt động
trên nguyên lí dùng một cảm biến tử ngoại để đo chỉ số tử ngoại (UV) và hiển thị
số liệu đo được trên màn hình hoặc thang màu.
| Ưu điểm: Các thiết bị đã đo được chính xác cường độ bức xạ UV trong |
môi trường cần đo; kết quả đo nhanh chóng; cấu tạo thiết bị đơn giản; giá thành và mẫu mã đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. | |
| Hạn chế: Chỉ số UV là thông số không phải ai cũng có thể đọc và hiểu |
được; thiết bị yêu cầu người sử dụng phải tìm hiểu thêm một số kiến thức chuyên
ngành khi sử dụng; chỉ số UV của Mặt Trời liên tục thay đổi theo thời gian và các
yếu tố thời tiết nên đối với những hoạt động ngoài trời diễn ra trong một khoảng
thời gian dài thì việc sử dụng thiết bị để hộ trợ cảnh báo, khuyến cáo chưa phù hợp.
2.4. Tính thời gian tắm nắng khuyến cáo dành cho trẻ mầm non
Chỉ số UV | Từ 1 – 2 | Từ 3 – 5 | Từ 6 – 7 | Từ 8 – 10 | 11+ |
Màu hiển thị | Xanh lục | Vàng | Cam | Đỏ | Tím |
Mức độ gây hại | Thấp | Trung bình | Cao | Rất cao | Cực cao |
Bảng 4. Qui ước màu sắc và mức độ nguy hiểm của chỉ số UV đối với cơ thể.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy, các cảm biến tia UV trên thị
trường có thể cho kết quả chính xác về chỉ số UV và cường độ bức xạ UV của Mặt
trời tại một thời điểm xác định. |
Theo quy ước quốc tế, chỉ số UV được tính theo công thức[2]: |
I là cường độ UV.
Dấu () là phép tính làm tròn.
Lại có, mật độ năng lượng hấp thụ được tính theo công thức: E I t .
Với t (s) là khoảng thời gian đủ nhỏ để coi cường độ I không đổi.
[2] https://www.epa.gov/sunsafety/calculating-uv-index-0
D
I 25
I
UV
[12]
Mặt khác, khi ở ngoài trời trong thời gian 10 phút vào mùa hè thì tổng hợp
được 400 IU Vitamin D[3]. Hơn nữa, chỉ số UV trong tia nắng Mặt Trời trung bình
lúc 9h sáng đo được ở mùa hè cỡ 4. Từ đó, ta tính được mật độ năng lượng UV cần
thiết để tổng hợp 1IU cho cơ thể là:
4.25.10.60
150
Ei 400 (đơn vị mật độ năng lượng).
Lượng Vitamin D cần thiết trong một ngày của trẻ em là 600 – 1000 IU. Do
đó, mật độ năng lượng UV cần thiết khi tắm nắng cho trẻ em là:
E E 0 600 90000 i (đơn vị mật độ năng lượng).
Vậy nên, thời gian tắm nắng hiển thị trên thiết bị được tính theo công thức:
0
ht
E E
t
I
Với Iht là cường độ UV ở thời điểm hiện tại.
Bằng cách tính toán trên, tôi đã hướng dẫn học sinh chế tạo được thiết bị hiển
thị chính xác thời gian tắm nắng còn lại kể từ khi trẻ bắt đầu tham gia hoạt động
ngoài trời đến khi trẻ nhận đủ lượng bức xạ UV cần thiết. Tính toán này cho phép
gửi thông báo kết thúc hoạt động tự động mà giáo viên các trường mầm non không
cần liên tục quan sát thiết bị.
2.5. Nguyên lí hoạt động của thiết bị
Để phù hợp với mô hình của các trường mầm non, thiết bị được thiết kế gồm
hai bộ phận tách rời: Bộ phận ngoài trời và bộ phận trong nhà.
Bộ phận ngoài trời Bộ phận trong nhà
[3] https://procarevn.vn/luu-y-khi-bo-sung-vitamin-d-bang-anh-nang-mat-troi-1608/
[13]
Sơ đồ khối của thiết bị:
Nguyên lí hoạt động của thiết bị cụ thể là: Cảm biến UV thu cường độ UV
thực ở sân trường và truyền về bộ xử lí Arduino nano ở bộ phận ngoài trời, tín hiệu
được xử lí và truyền sang module RF để truyền dữ liệu không dây đến bộ nhận. Tín
hiệu từ bộ nhận được truyền sang trung tâm xử lí Arduino nano ở bộ phận trong
nhà, phân tích, xử lí và hiển thị ra màn hình Oled, cảnh báo qua còi và hiển thị màu
sắc qua Led RGB.
Để tiến hành định lượng thời gian tắm nắng, bấm các nút điều khiển để bắt
đầu, trung tâm xử lí sẽ căn cứ mật độ năng lượng cần thiết, mật độ năng lượng đã
nhận, cường độ UV hiện tại để tính toán thời gian còn lại và hiển thị lên màn.
2.6. Linh kiện và lắp ráp
Để thiết kế thiết bị, chúng em đã tìm hiểu và lựa chọn các linh kiện sau:
Module Cảm Biến Tia UV GY-ML8511: hoạt động bằng cách phát tín
hiệu tương tự so với lượng tia cực tím phát hiện được. Điện áp cung cấp cho cảm
biến này là 3.3 – 5VDC, tích hợp bộ khuếch đại nội, có độ nhạy cao với tia UV-A
và UV-B
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education