dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Khai thác ứng dụng Google Forms trong dạy học và kiểm tra đối với học sinh THPT

SKKN Khai thác ứng dụng Google Forms trong dạy học và kiểm tra đối với học sinh THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Trong thời đại như hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng
trong hầu hết mọi lĩnh vực, và giáo dục cũng không phải trường hợp
ngoại lệ. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diến biến phức
tạp thì việc đưa công nghệ thông tin vào giáo dục để dạy học trực
tuyến đang là xu thế của các nước. Các phần mềm dạy học trực tuyến
được sinh ra ngày một nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng
gia tăng của người dùng. Tuy nhiên, việc chọn phần mềm học online
lại không hề đơn giản mà cần đáp ứng được nhiều yếu tố khác nhau,
đảm bảo phù hợp với công việc.
Bên cạnh các phần mềm dạy học trực tuyến như: Phần mềm dạy
học online hàng đầu Mona eLMS, phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud
Meeting, Phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí Google Classroom, Ứng dụng
dạy học online TrueConf, Hệ thống học trực tuyến Microsoft Teams, phần mềm
dạy học ClassIn,… Để tăng tương tác trong buổi học, đa dạng hóa các hoạt
động học tập, đánh giá, phản hồi ngay từng nhiệm vụ nhỏ của HS thì còn cần
một số công cụ hỗ trợ như: Kahoot, Mentimeter, Padlet, Microsoft forms,
Google forms,… làm cho việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong các công cụ hỗ trợ trên, tôi đã sử dụng ứng dụng Google Form,
được phát triển bởi Google, trong việc dạy học trực tuyến. Bản thân tôi nhận
thấy đây là một công cụ tạo và quản lý biểu mẫu khảo sát cực kỳ hữu ích. Dữ
liệu được thu thập bằng cách sử dụng biểu mẫu thường được lưu trữ trong
Google Drive và Google Sheet giúp cho việc quản lý và thống kê kết quả đơn
giản và khoa học. Mặc dù có rất nhiều ứng dụng khảo sát trực tuyến nhưng
2
Google Forms vẫn là một lựa chọn tuyệt vời vì nó được phát triển bởi Google
nên độ tin cậy cao, hoạt động ổn định, có sẵn nhiều tài liệu hướng dẫn nên rất dễ
tiếp cận, sử dụng dễ dàng và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “KHAI THÁC ỨNG DỤNG
GOOGLE FORMS TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐỐI VỚI HỌC
SINH THPT”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Trong quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp, đối với hầu hết các bộ môn,
các thầy cô tốn không ít thời gian cho việc kiểm tra bài tập đã giao về nhà cho
học sinh. Nếu kiểm tra trong giờ dạy trên lớp thì chỉ có thể kiểm tra về số lượng
thôi cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc giảng dạy bài mới trong tiết học đó. Nếu
thu vở của học sinh về để kiểm tra thì giáo viên phải mang một số lượng không
nhỏ vở (hoặc giấy) về và phải kiểm tra xong để trả ngay cho học sinh còn làm
bài tập của buổi học tiếp theo.
Thực tế trong nhà trường, vẫn còn một số học sinh chưa có ý thức tự giác
trong học tập ở một số môn học, học sinh vẫn còn lười làm bài tập về nhà, đến
lớp mới chép bài của bạn để đối phó với việc kiểm tra của thầy cô.
Trong dạy học trực tuyến, việc điểm danh học sinh vào mỗi buổi học
cũng tốn thời gian nếu thầy cô trực tiếp điểm danh. Một số thầy cô thu và chấm
bài làm đã giao về nhà của học sinh qua email hay mạng xã hội. Nếu duy trì
cách này một thời gian các thầy cô sẽ nhanh chóng nhận ra nhiều hạn chế và
khó khăn như mất kiểm soát vì có quá nhiều email và tin nhắn; khó theo dõi quá
trình kiểm tra, đánh giá; khó lưu trữ và tìm lại thông tin cũng như bỏ sót hoặc
nhầm lẫn. Việc nộp bài qua email chỉ tiện lợi nhất thời nhưng thật ra lại rất mất
thời gian mà hiệu quả kém, lại còn vất vả cho cả thầy và trò.
3
Mặt khác từ thực tế quan sát cho thấy tới 80% học sinh THPT sở hữu
smartphone riêng, thời gian sử dụng smartphone lên tới 5 đến 6 giờ/ngày . Khả
năng thao tác và tiếp cận công nghệ thông tin trên điện thoại của học sinh rất
nhanh
Các trường THPT đều có phòng học bộ môn Tin học
Với thực trạng trên tôi nhận thấy rằng việc khai thác ứng dụng Google
Forms có thể khắc phục được những khó khăn trong giảng dạy, tiết kiệm được
thời gian bằng việc ứng dụng công nghệ, quan trọng hơn là có thể lưu trữ, thống
kê kết quả thu được theo nhu cầu của giáo viên giúp cho việc phản hồi của giáo
viên tới học sinh và phụ huynh cũng kịp thời hơn. Từ đó giúp nâng cao tính tự
giác trong học tập, rèn luyện khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá đối với bản thân
học sinh.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Cơ sở kiến thức chung
Google Forms được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực ngành nghề khác nhau,
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Chúng ta có thể:
Nhận các câu trả lời nhanh chóng
Thu thập lý lịch của học sinh đầu khóa, thu thập địa chỉ email của học sinh, tạo
một bài kiểm tra nhanh và hơn thế nữa.
4
Tạo bản khảo sát bằng kiểu trình bày
Sử dụng ảnh hoặc biểu trưng của riêng mình và Biểu mẫu sẽ chỉ chọn màu phù
hợp để hoàn tất biểu mẫu duy nhất của riêng bạn hoặc chọn từ một nhóm các
chủ đề được sắp xếp để đặt tông màu.
5
Hỏi và đáp theo cách của bạn
Chọn từ một loạt các tùy chọn câu hỏi, từ câu hỏi trắc nghiệm đến danh sách thả
xuống theo thang tuyến tính. Thêm hình ảnh và video trên YouTube hoặc sáng
tạo hơn bằng tính năng phân nhánh trang và logic bỏ qua câu hỏi.
Tạo hoặc phản hồi nhanh chóng
Biểu mẫu có tính phản hồi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng (và
khéo léo) tạo, chỉnh sửa cũng như phản hồi biểu mẫu trên màn hình lớn và nhỏ.
(Có thể phản hồi biểu mẫu từ bất kỳ phương tiện nào mà không cần đăng nhập)
Được sắp xếp và phân tích
Các câu trả lời cho bản khảo sát của bạn được thu thập gọn gàng và tự động
trong Biểu mẫu với thông tin phản hồi và biểu đồ trong thời gian thực.
6
Ngoài ra, hãy cân nhắc thêm dữ liệu của bạn bằng cách xem tất cả nội dung của
dữ liệu trong trang tính
Dữ liệu trong trang tính
2.2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trước hết, tôi tìm hiểu và thực hành sử dụng thành thạo cách tạo biểu mẫu thu
thập thông tin bằng Google Form. Hiểu được mục đích của Google Forms là để
thu thập thông tin nên mỗi thông tin mình cần thu được sẽ là một câu hỏi trong
form.
Có hai cách để tạo form là tạo form thủ công và tạo form tự động
7
2.2.1. Tạo form thủ công:
Sử dụng cho trường hợp muốn thu thập các câu hỏi với các định dạng
khác nhau. Ví dụ như tạo form điều tra lý lịch với học sinh đầu khóa, tạo form
theo dõi nề nếp học sinh, tạo form thu bài tập tự luận về nhà, tạo form kiểm tra
trắc nghiệm….
Về cách tạo form thủ công này có rất nhiều trang web hướng dẫn nên tôi
không đề cập lại ở đây. (Chỉ cần seach Google Forms là sẽ có rất nhiều trang
hướng dẫn, đây là một trong các trang hướng dẫn tạo Google Form:
https://helpdesk.ctu.edu.vn/huong-dan-khac/89-huong-dan-su-dung-googleforms-tao-bai-kiem-tra)
Dưới đây là cách tôi đã khai thác form để thu bài tập tự luận về nhà đã
giao cho học sinh thông qua một ứng dụng trung gian là Youtube. Cụ thể, các
học sinh sau khi làm bài tập về nhà thì sẽ chụp ảnh bài làm hoặc quay lại bài
làm của mình (video khoảng 20 giây) (thường là quay vì dung lượng 1 video
20s sẽ nhẹ hơn dung lượng các ảnh) rồi đăng lên Youtube của cá nhân học sinh,
chỉnh sửa chế độ hiển thị ở chế độ “không công khai” nếu học sinh không muốn
video này xuất hiện trên các trang tìm kiếm của google, sau đó copy đường link
bài làm đó gửi vào form mà tôi tạo trước đó. (Việc này học sinh làm rất nhanh).
Sở dĩ tôi yêu cầu học sinh đăng bài lên Youtube cá nhân là do mỗi tài khoản
Google cá nhân chỉ có dung lượng lưu trữ tối đa là 15Gb, nếu toàn bộ học sinh
các lớp tôi dạy đều gửi bài trực tiếp cho tôi thì chả mấy chốc Drive của tôi hết
dung lượng bộ nhớ. Nếu các thầy cô có tài khoản Gmail cơ quan (Gsuit) hay
trường học (đuôi edu.vn) thì có dung lượng Drive lớn hơn thì có thể để học sinh
gửi tệp vào form luôn mà không cần đăng qua Youtube. Lúc đó các tệp bài làm
của học sinh sẽ được lưu trong Drive của thầy cô.
Với mục đích này, tôi tạo form với 3 câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Họ và tên học sinh. Câu hỏi này có thể để ở dạng “câu trả
lời ngắn” để học sinh tự nhập tên của mình, nhưng như vậy thì kết quả trả về sẽ
mỗi tên một kiểu định dạng, nên tôi thường chọn ở dạng “trắc nghiệm” và mỗi
8
phương án trả lời là tên của một học sinh, học sinh chỉ việc chọn tên của mình
mà không phải nhập dữ liệu (nhanh cho học sinh)
Câu hỏi 2: Tên bài tập. Tôi cũng đặt sẵn tên bài tập để học sinh chỉ việc
chọn, vừa nhanh cho học sinh, vừa thống nhất kết quả cho tôi khi thống kê
Câu hỏi 3: Link bài tập. Tôi để ở dạng “trả lời ngắn” để học sinh dán đường
link video bài tập ở Youtube vào đây
9
Tất cả các câu hỏi này tôi đều để ở dạng bắt buộc trả lời (có dấu *) vì đó
đều là các thông tin tôi cần nhận được.
Sau khi tạo xong các câu hỏi, tôi vào phần cài đặt (biểu tượng bánh răng
ở phía trên bên phải màn hình) để định dạng câu trả lời theo nhu cầu
Rồi bấm vào nút “Gửi” ở cạnh nút cài đặt để gửi biểu mẫu cho học sinh
10
Với form này tôi có thể thu được bài của học sinh và xem bài làm của học
sinh trước khi có giờ học trên lớp (tùy vào thời hạn tôi thống nhất với học sinh
từ khi giao bài), tôi có thể nắm được các ưu điểm và nhược điểm ở bài làm của
học sinh để rút kinh nghiệm trong giờ học tiếp theo mà không tốn thời gian trên
lớp để kiểm tra bài nữa. Và nhờ kết quả thống kê của biểu mẫu tôi có thể biết
được có bao nhiêu học sinh nộp bài, có bao nhiêu học sinh nộp bài đúng thời
hạn, những học sinh nào tích cực nhất, thậm chí còn có thể biết được học sinh
nào thường hay thức khuya,… qua các lần nộp bài từ cột “Dấu thời gian”
Với kết quả thu thập được tôi có thể xem bài làm của học sinh ở mọi nơi, mọi
lúc chỉ cần với điện thoại thông minh có kết nối mạng và phản hồi kết quả ngay
qua email cho từng cá nhân học sinh bằng cách nhập nhận xét vào ô “nhận xét”
và bấm “chia sẻ”, hoặc note lại các lỗi chung để nhắc nhở khi lên lớp
11
2.2.2. Tạo form tự động:
Sử dụng cho trường hợp muốn thu thập các câu hỏi với các định dạng giống
nhau. Ví dụ như tạo form để thu bài tập trắc nghiệm (các câu hỏi đều ở định
dạng “trắc nghiệm”), tạo form để làm kiểm tra trắc nghiệm, tạo form để điểm
danh,…
Để làm việc này tôi dùng công cụ tạo form tự động “Forms19/05”.
Forms 19/05 là công cụ cho phép bạn tạo và quản lý các Google form trắc
nghiệm từ các file ảnh. Các form này được chấm điểm tự động, có thể dùng làm
bài tập, bài kiểm tra, bài thi,… Công cụ được viết bằng Apps Script, vào ngày
19/05/2021, bởi Nguyễn Thế Phúc – Nam Định.
12
a. Cách tạo form tự động
Để sử dụng lần đầu công cụ này, chúng ta cần truy cập vào địa chỉ hết sức dễ
nhớ “forms1905.me” và thực hiện các thao tác sau để đi tới trang chủ.
Chọn “review permissions” (nút màu xanh) để chọn tài khoản truy cập
13
Sau khi chọn tài khoản truy cập, sẽ tới giao diện sau
Chọn mục “nâng cao” để tiếp tục
14
Chọn “Đi tới forms1905.me”
Chọn “Cho phép” để đi tới giao diện chính là bảng tính sau
15
Trên giao diện này, bấm vào nút công cụ “forms19/05” để bắt đầu tạo form tự
động. Có 2 tùy chọn form để lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng:
Tùy chọn 1: Nếu đã in đề trắc nghiệm cho học sinh thì tôi chọn “tạo
form không ảnh” với quy ước số thứ tự của câu trên đề chính là số thứ tự của
câu trong form (lúc này trong form không có đề bài, chỉ có các phương án A, B,
C, D) để học sinh nhập đáp án đã làm. Cách này tôi dùng để thu thập kết quả bài
tập trắc nghiệm.
Nếu đây là lần đầu làm form bằng công cụ này thì phải chọn lại tài khoản email
và lặp lại các bước như trên cho đến khi ra giao diện sau
Đến đây nhập các thông tin trong các tab: “tên đề thi”, “số câu hỏi”, và “chuỗi
đáp án”. “Chuỗi đáp án” nhập theo đúng thứ tự câu hỏi trong đề. Cuối cùng
bấm “tạo form” và chờ kết quả.
16
Form chỉ có 4 phương án lựa chọn mà không có ảnh nội dung câu hỏi
Tùy chọn 2: Nếu học sinh chưa có đề tôi chọn “tạo form từ ảnh”. Vậy
trước khi làm form chúng ta cần phải có file ảnh, mỗi ảnh là một câu trắc
nghiệm cần làm. Có nhiều công cụ để tạo ảnh từ file word, tôi sẽ giới thiệu hai
cách mà tôi đã sử dụng.
Cách 1: Công cụ hóa ảnh tự động của tác giả Lê Hoài Sơn. Công cụ này thuận
lợi cho những ai đang dùng phần mềm B&T pro của cùng tác giả, lúc này chỉ
việc bấm theo hướng dẫn và chờ kết quả. (Thi thoảng bị lỗi, số ảnh tạo được
không bằng số câu trong đề)
Cách 2: Công cụ cắt ảnh thủ công Faststone Captune . Công cụ này sử
dụng khi công cụ hóa ảnh tự động ở trên bị lỗi (thường là do cài đặt máy không
phù hợp, không dùng phần mềm B&T pro). Khi đó ta sẽ cắt mỗi câu trắc
nghiệm trong file word thành một file ảnh, và các file ảnh của các câu trong một
đề phải được lưu lại trong cùng một folder và được đánh số liên tục (cách này
17
thủ công nhưng không mất nhiều thời gian mà các file ảnh tạo được hoàn toàn
chính xác).
40 file ảnh tương ứng với 40 câu hỏi trong cùng một thư mục
Sau khi có file ảnh và chuỗi đáp án của đề, tôi vào giao diện chính của
forms1905 chọn “tạo form từ ảnh” và điền các thông tin trong các tab, phần
này có thêm nút “tải ảnh lên”, bấm vào chọn tệp và chọn toàn bộ file ảnh vừa
tạo, cuối cùng bấm vào “tạo form” và chờ kết quả
18
Sau khi hoàn thành ta sẽ được form như sau:
b. Các cách khai thác form tự động
 Điểm danh khi học trực tuyến bằng Zoom.
Khi triển khai dạy trực tuyến tôi thường làm một form trắc nghiệm nhỏ gồm 5
câu hỏi kiến thức cơ bản của buổi học trước để cho học sinh làm vào đầu buổi
học với mục đích kiểm tra ngắn (thay cho kiểm tra miệng trên lớp) đồng thời
điểm danh học sinh có mặt đầu buổi học.
 Nộp bài tập trắc nghiệm đã làm ở nhà.
Sau khi học sinh làm bài tập trắc nghiệm ở nhà thì nhập đáp án vào form để nộp
bài. Lúc này học sinh có thể biết được kết quả (điểm số) ngay sau khi nộp bài,
tùy vào cài đặt thầy cô có thể cho học sinh biết ngay đáp án các câu sai hoặc
không. (Thường thì tôi không cho các em biết đáp án câu sai vì để các em tiếp
tục suy nghĩ và làm lại)
19
 Làm bài kiểm tra trực truyến.
Đối với nhà trường cho phép học sinh mang điện thoại đến trường thì có thể
kiểm tra trực tuyến ngay tại lớp. Đối với nhà trường không cho phép học sinh
mang điện thoại đến trường thì có thể cho học sinh di chuyển đến phòng Tin
học của nhà trường để làm bài kiểm tra trực tuyến.
2.2.3. Các tiện ích thu được từ việc dùng form
Việc làm trắc nghiệm trên form, (theo hai phương thức: nộp đáp án bài trắc
nghiệm hay kiểm tra trực tuyến) mang lại các tiện ích sau:
– Giáo viên có thể nhận được thông báo ngay khi học sinh nộp bài, có
thể giới hạn thời gian làm bài của học sinh


kết quả
Trong phần “câu trả lời” có phần thống kê để thầy cô có thể phân tích

– Giáo viên biết ngay được biểu đồ phân phối phổ điểm của học sinh, từ
đó đánh giá được mức độ phù hợp của đề đối với học sinh
20
– Giáo viên có thể biết được đâu là nội dung học sinh thường sai, thuộc
phần kiến thức nào để hướng dẫn kĩ hơn
– Giáo viên biết được câu hỏi nào đa số học sinh chọn đáp án sai, là do
hiểu nhầm nội dung câu hỏi hoặc nội dung các phương án, hoặc thậm chí là do
giáo viên tích nhầm đáp án đúng
21
– Câu có tỉ lệ chọn các phương án tương đương nhau chứng tỏ câu hỏi
khó, mỗi học sinh làm ra một đáp án hoặc học sinh chọn ngẫu nhiên theo cảm
tính
– Ở trang tính thu thập kết quả, giáo viên có thể biết được cụ thể bài
làm của từng học sinh, câu nào học sinh làm sai, câu nào học sinh không làm.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ