SKKN Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục
Thế giới đang bước vào thời đại 4.0, trong đó giáo dục đóng vai trò là động
lực quan trọng thúc đẩy cuộc Cách mạng này đạt được mục tiêu lớn.Vì thế, tư duy
giáo dục hiện đại cũng phải thay đổi cho phù hợp. Giáo dục hiện đại không chỉ có
sứ mệnh cung cấp kiến thức mà quan trọng là phát triển năng lực và phẩm chất cho
người học. Xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế gới là xây
dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Giáo dục phổ thông ở nước ta những năm
gần đây cũng đang có bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung
sang tiếp cận năng lực, rèn luyện phẩm chất người học, từ chỗ quan tâm học sinh
học được cái gì sang chỗ vận dụng được cái gì qua việc học, từ chỗ người thầy là
trung tâm sang chỗ học sinh đóng vai trò là trung tâm trong quá trình dạy học. Hơn
bao giờ hết, các nhà giáo dục phải tìm tòi những cách thức, phương pháp, phương
tiện, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người
học. Từ đó, hình thành và phát triển ở người học những phẩm chất, năng lực cần
thiết, biết cách vận dụng nó để tự tin bước vào cuộc sống.
2. Xuất phát từ đặc trưng của môn Ngữ văn
Bên cạnh đó, đối với bộ môn Ngữ văn, quá trình học không chỉ hình thành ở
người học những năng lực chung cần thiết mà còn hướng tới những năng lực đặc
thù. Một trong số ấy là năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. Người học không
chỉ biết sử dụng ngôn ngữ thành thạo mà còn phải hướng đến những ngôn ngữ hay
có cảm xúc, có màu sắc văn chương, không chỉ biết cảm nhận, phân tích một tác
phẩm văn học đơn thuần mà còn hướng đến khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá,
tái tạo và sáng tạo theo yêu cầu thẩm mĩ.
3. Xuất phát từ thực trạng viết nghị luận văn học của học sinh
Đã từ lâu vẫn tồn tại trong trường phổ thông một thực trạng là học sinh coi
nhẹ môn Ngữ văn. Chính vì vậy các em thiếu đi kiến thức và kĩ năng cần thiết để có
thể viết một bài nghị luận văn học đảm bảo yêu cầu. Những vấn đề mà các em gặp
phải thường là không nắm chắc được kiến thức cơ bản của bài học như: tác giả,
hoàn cảnh sáng tác, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Bên
cạnh đó là vấn đề thiếu đi những kĩ năng cần thiết để viết một bài nghị luận văn
học. Đọc một đề bài mà không biết sẽ giải quyết vấn đề từ đâu, bắt đầu như thế nào.
Vì thế hầu như các em viết tùy tiện, nghĩ gì viết nấy…dẫn đến chỗ thừa vẫn thừa,
chỗ thiếu vẫn thiếu, nội dung quan trọng lại sơ sài, nội dung cần lướt thì lan man.
Do đó điểm số chưa đạt yêu cầu như kì vọng.
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 4
Từ những lý do cơ bản đó, sáng kiến “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình
chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp
THPT” sẽ giúp người học không chỉ biết viết một bài nghị luận văn học về thơ trữ
tình đúng, đủ, đảm bảo kiến thức cơ bản mà còn cần phải hướng đến một bài văn
hay, có giá trị văn chương, mang màu sắc sáng tạo riêng của người viết. Hơn thế,
điểm cao trong phần Nghị luận văn học của đề thi Tốt nghiệp THPT sẽ góp phần
lớn đến tổng điểm toàn bài, giúp HS có cơ hội đỗ vào các trường Đại học mình
mong muốn.
Như vậy, việc tạo nền tảng giúp HS nắm chắc được kiến thức cơ bản và có kĩ
năng viết một bài Nghị luận văn học hay, đạt điểm cao trong các kì thi khảo sát, đặc
biệt là thi TN THPT là điều rất cần thiết đáp ứng được mong mỏi và nhu cầu của
người dạy và người học hiện nay, giúp học sinh có cơ hội lựa chọn được con đường
đi tốt nhất, trường học yêu thích nhất trên ngưỡng cửa cuộc đời.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1.Về phía yêu cầu thời lượng và kiến thức chương trình thi tốt nghiệp THPT
những năm gần đây.
– Thời lượng và kiến thức
+ Thời gian: 120 phút gồm 2 phần: Đọc hiểu và Làm văn.
+ Kiến thức: Phần NLVH chủ yếu lớp 12.
+ Điểm phần NLVH : 5/10 điểm toàn bài ( chiếm 50% số điểm).
– Xác định nội dung, kiến thức ôn tập
Những năm gần đây Bộ giác dục và đào tạo thường công bố đề minh họa cho
các môn thi. Đó là căn cứ quan trọng để giáo viên khái lược những kiến thức, dạng
bài có thể xuất hiện trong đề thi, từ đó định hướng nội dung và hình thức ôn tập cho
HS. Tính từ năm 2017 đến nay, đề thi môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc hai
phần Đọc hiểu và Làm văn với tổng thời gian thi là 120 phút.
Đối với câu Nghị luận văn học, đề đảm bảo kiến thức cơ bản, vừa sức với học
sinh trung bình và có mức độ phân loại với học sinh khá – giỏi. Năm 2017, phần
Nghị luận văn học tập trung chủ yếu ở chương trình Ngữ văn 12. Năm 2018, phần
này tập trung kiến thức chủ yếu ở chương tình Ngữ văn lớp 12, có tích hợp với kiến
thức Ngữ văn lớp 11, chiếm khoảng 10% tổng số điểm của câu NLVH. Nhưng bắt
đầu từ năm 2019 đến nay, nội dung kiến thức câu Nghị luận văn học tập trung chủ
yếu trong chương trình Ngữ văn 12. Dạng đề thi cũng chủ yếu thiên về yêu cầu cảm
nhận nên định hướng ôn tập cũng khá rõ ràng.
Tuy nhiên năm 2020 và 2021 là những năm học đặc biệt khi các lớp học
truyền thống phải chuyển sang lớp học online do ảnh hưởng của dịch Covid 19 trên
toàn thế giới. Vì thế, đưa ra kế hoạch và phương pháp giúp học sinh ôn tập tốt phần
Nghị luận văn học là rất cần thiết.
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 5
1.2. Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay.
Ngữ Văn là một môn học quan trọng chiếm nhiều thời lượng trong chương
trình dạy – học ở các nhà trường, là môn thi bắt buộc trong các kì thi định kì, học kì
và thi tốt nghiệp THPTQG. Môn Ngữ văn không chỉ giúp các em hiểu được thế giới
tự nhiên, đời sống xã hội xung quanh mình mà còn góp phần định hướng nhân cách,
đạo đức, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho các em. Song thực tế đáng buồn hiện
nay đa phần học sinh không đánh giá đúng vai trò của bộ môn Ngữ Văn trong nhà
trường. Theo kết quả thống kê của Bộ Giáo Dục sau kì thi THPTQG năm học 2018
– 2019 đã có tới 1265 học sinh bị điểm liệt môn Ngữ Văn, số điểm từ 8 trở lên chỉ
đếm trên đầu ngón tay ở các trường học. Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ trước đến
nay môn Văn bị “mất mùa”, có số điểm liệt nhiều, số điểm cao lại quá ít như vậy.
Con số ấy không khỏi khiến nhiều phụ huynh, học sinh hoang mang, lo lắng, các
thầy cô dạy bộ môn Ngữ Văn băn khoăn, trăn trở. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến thực
trạng trên?
Có lẽ nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là cái nhìn của xã hội đối với bộ
môn này. Thực tế hiện nay đa phần phụ huynh định hướng cho con học các môn tự
nhiên để chọn thi các ngành kinh tế, kĩ thuật. Chính vì lí do đó nên học sinh không
còn tha thiết học bộ môn Ngữ Văn, chỉ coi môn Ngữ Văn là bộ môn thi tốt nghiệp.
Các em học chống đối với quan niệm không cần phải học bộ môn này nhiều chỉ cần
qua điểm liệt để đỗ tốt nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai là yếu tố tâm lí của học sinh với bộ môn này. Các em
ngại học môn Ngữ Văn vì cho rằng đây là môn học phải ghi chép, đọc nhiều. Xuất
phát từ tư tưởng “lười biếng” đó nên trong giờ học nhiều em không tập trung tìm
hiểu, khai thác kiến thức trong các bài học, không chủ động tiếp cận bài học mà chỉ
dựa vào thầy cô cung cấp cho mình được những gì, thậm chí không chú ý nghe
giảng, nói chuyện riêng. Trong các giờ kiểm tra chỉ loay hoay tìm cách hỏi bài, chép
“phao” vì không có kiến thức. Quan trọng là các em không có hứng thú với môn
học, yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương, không tìm thấy được những giá trị
mà môn học mang lại hoặc không tìm ra được phương pháp học tốt nhất để đạt
điểm trung bình chứ chưa nói tới điểm cao.
Thứ ba về phía thầy cô, có thể trong các giờ dạy chưa thu hút được sự yêu
thích của học sinh. Có thể là do nội dung bài dạy phải dập khuôn theo sách hướng
dẫn hoặc thiết kế. Nhiều thầy cô giáo dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông
xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức lớn trong tư duy đổi mới.
Thực tế cho thấy bên cạnh năng lực chuyên môn, tình yêu văn chương và tâm huyết
của các thầy cô có thể cảm hóa được học sinh, từ đó gieo vào các em niềm say mê
khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Quan trọng nhất là các thầy cô vẫn chưa đưa ra
được cách thức tốt nhất giúp các em ôn tập, hệ thống nội dung cơ bản để bài viết
vừa đảm bảo kiến thức nền vừa có phần nâng cao, sáng tạo.
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 6
Để có thêm cơ sở thực tiễn về vấn đề trên, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực
trạng dạy học kiến thức và kĩ năng làm văn cho học sinh ở các trường THPT thuộc địa
bàn tỉnh Nam Định thông qua hình thức sử dụng phiếu hỏi đối với giáo viên dạy khối
12 của các huyện Ý Yên, Vụ Bản,; dùng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh ở các
trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là THPT Đại An, THPT Mỹ
Tho, THPT Lý Nhân Tông.
a. Khảo sát tình hình giảng dạy chương trình Ngữ văn 12 của GV ở trường
THPT
– Số GV được phỏng vấn: 135.
– Thời gian phỏng vấn: 15/10/2021
– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế dạy học Đọc hiểu văn bản và Làm văn
trong chương trình Ngữ văn 12 của giáo viên hiện nay ở các trường THPT trong địa
bàn tỉnh Nam Định để làm cơ sở thực tiễn cho Báo cáo “Rèn kĩ năng nghị luận thơ
trữ tình chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt
nghiệp THPT” của khối học này.
– Nội dung khảo sát: (Phụ lục 3)
– Kết quả khảo sát:
Bảng kết quả khảo sát giáo viên ở câu hỏi từ 1- 7
Câu hỏi | Kết quả đánh giá của giáo viên | |||||||
A | B | C | D | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 123 | 91,1 | 12 | 8,9 |
2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 45 | 33,3 | 90 | 66,7 |
3 | 35 | 25,9 | 40 | 29,6 | 38 | 28,1 | 22 | 16,3 |
4 | 12 | 8,9 | 35 | 25,9 | 53 | 39,2 | 40 | 29,6 |
5 | 20 | 14,8 | 50 | 37 | 40 | 29,6 | 25 | 18,5 |
6 | 0 | 0 | 43 | 31,8 | 80 | 59,25 | 12 | 8,9 |
7 | 12 | 8,9 | 60 | 44,4 | 43 | 31,9 | 20 | 14,8 |
Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình
Ngữ văn 12 của 135 giáo viên Ngữ văn trên địa bàn các huyện Ý Yên, Vụ Bản như
trên, có thể đưa ra kết luận: Hầu hết giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của
việc rèn luyện kỹ năng, tăng cường trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động
hình thành kiến thức, thực hành, vận dụng trong mỗi giờ Ngữ văn. Vấn đề này đã
được các nhà trường chỉ đạo thực hiện song vẫn mang tính hình thức như chỉ thể
hiện trên giáo án hoặc ở các tiết dạy thanh tra, hội giảng. Học sinh chưa được giáo
viên thường xuyên chú trọng giao nhiệm vụ qua hoạt động thực hành, vận dụng. Vì
vậy các em còn nhút nhát, thiếu tự tin. Khi gặp các tình huống phát sinh trong thi
cử, đời sống hoặc tham gia các hoạt động tập thể, các em bộc lộ rất rõ điểm yếu
này.
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 7
b. Khảo sát tình hình học chương trình Ngữ văn 12 của học sinh ở trường
THPT
Tôi sử dụng 242 phiếu điều tra cho 06 lớp 12 ban Khoa học cơ bản của 03
trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Lý Nhân
Tông, trường THPT Mỹ Tho, trường THPT Đại An, cụ thể như sau:
Bảng đối tượng khảo sát học sinh
TT | Tên trường | Lớp | Số học sinh |
1 | Trường THPT Lý Nhân Tông – Tỉnh Nam Định | 12A2 12A6 | 40 39 |
2 | Trường THPT Mỹ Tho – Tỉnh Nam Định | 12A4 12A7 | 40 41 |
3 | Trường THPT Đại An – Tỉnh Nam Định | 12A3 12A8 | 42 40 |
4 | Tổng | 6 lớp | 242 |
– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế việc học rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ
tình chống Pháp (Ngữ văn 12) của học sinh ở một số trường THPT hiện nay để làm
cơ sở thực tiễn cho Sáng kiến.
– Nội dung khảo sát: (Phụ lục 4)
– Kết quả điều tra khảo sát:
TT | Câu hỏi | Không | Thỉnh thoảng | Thường xuyên |
1 | Em có nghe thấy thầy cô nhắc đến hoạt động rèn kĩ năng nghị luận khi xác định mục tiêu bài học không ? | 168 (69,4%) | 52 (21,5%) | 22 (9,1%) |
2 | Trước khi vào các giờ học đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hoặc rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học về thơ trữ tình em có chuẩn bị bài ở nhà không? | 18 (7,4%) | 150 (62%) | 74 (30,6%) |
3 | Khi chuẩn bị bài ở nhà, em có tìm thêm tài liệu tham khảo hoặc những đường link về bài học không? | 120 (49,6%) | 92 (38%) | 30 (12,4%) |
4 | Khi học đọc hiểu các văn bản thơ trữ tình hoặc làm các bài nghị luận văn học về thơ trữ tình, thầy cô có hướng dẫn em | 22 (9,1%) | 89 (36,8%) | 131 (54,1%) |
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 8
làm các bài tập vận dụng không? | ||||
5 | Trong quá trình tiếp cận kiến thức, thầy (cô) có thường đặt câu hỏi để khơi gợi cảm xúc và liên tưởng, tưởng tượng cho các em không? | 11 (4,5%) | 151 (62,4%) | 80 (33%) |
6 | Trong quá trình học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, em có hay bình giá những hình ảnh, những chi tiết nghệ thuật hoặc các câu văn đặc sắc trong văn bản không? | 25 (10,3%) | 137 56,6%) | 88 (36,4%) |
7 | Khi học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình em có chú ý đến việc liên hệ, so sánh (liên văn bản), đối chiếu,… với các loại hình nghệ thuật khác không? | 13 (5,4%) | 177 (73,1) | 52 (21,5%) |
8 | Sau giờ học đọc hiểu văn bản và rèn kĩ năng làm văn nghị luận, em có làm các bài tập vận dụng thầy (cô) giao về nhà không? | 67 (27,7%) | 130 (53,7%) | 45 (18,6%) |
Có thể thấy, kết quả khảo sát đã phần nào phác hoạ được bức tranh học tập
phần đọc hiểu văn bản thơ trữ tình chống Pháp và rèn kĩ năng làm bài nghị luận văn
học (Ngữ văn 12), nhất là hoạt động thực hành, vận dụng của phân môn này ở nhà
trường phổ thông. Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình vừa cung cấp cho học sinh tri thức
phong phú về mọi lĩnh vực của đời sống, vừa bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ,
đồng thời rèn luyện những kĩ năng viết cần thiết có thể áp dụng trong việc rèn kĩ
năng làm văn ghị luận trong các bài kiểm tra hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Song, việc học phân môn này đang diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức, chưa
có tính mục đích rõ ràng, không tạo được hứng thú cho học sinh.
Trước thực trạng trên, việc “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp
(Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp THPT” là
vấn đề mà người viết rất trăn trở, làm thế nào để các em yêu thích, làm thế nào để
các em say mê bộ môn Ngữ văn và có thể viết được những bài văn có giá trị văn
chương thực sự. Vì thế, tôi xin đưa ra một số giải pháp từ chính những kinh nghiệm
từ thực tế dạy –học của mình để giúp các em yêu thích và đam mê Văn học, tìm ra
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 9
cách học phù hợp, không chỉ biết cách viết một bài văn đúng mà còn hướng đến
một bài văn hay như mong muốn.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Việc giúp học sinh đạt điểm cao phần nghị luận văn học có ý nghĩa rất quan
trọng. Vì vậy để giúp học sinh làm tốt được yêu cầu ấy trong các bài thi nói chung,
đặc biệt là bài thi Tốt nghiệp THPT nói riêng, trước hết giáo viên cần xác định rõ
mục tiêu, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.1. Xác định rõ mục tiêu.
Từ thực tế dạy học, tôi nhận thấy việc “Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình
chống Pháp (Ngữ văn 12) nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi Tốt nghiệp
THPT” có thể giúp học sinh:
– Nắm vững kiến thức đã học, trên cơ sở đó học sinh vận dụng kiến thức để
giải quyết những bài tập hoặc xây dựng kiến thức cho bài học mới; nắm vững kiến
thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn
liên quan
+ Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp
các em học đi đôi với hành. Từ đó giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn,
phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, đặc
biệt là năng lực tự học;…
+ Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý
thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ
năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
+ Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về cuộc sống, những tác động
tích cực cũng như tiêu cực đối với con người cũng như ảnh hưởng của con người
đến cuộc sống.
+ Thông qua việc hiểu biết về thế giới quanh mình bằng việc vận dụng kiến
thức đã học để tìm hiểu, các em sẽ ý thức được hoạt động của bản thân, có trách
nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện
tại cũng như tương lai sau này của các em.
+ Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển ở các em
tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn trên con đường dẫn tới thành
công.
2.2. Xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản đối với các tác phẩm thơ trong chương
trình Ngữ văn 12.
2.2.1. Đặc trưng của thể loại thơ
a. Đặc trưng chung
Thơ tiêu biểu cho thể loại trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là
tiếng nói của tình cảm con người . Những rung động của trái tim trước cuộc đời đều
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 10
qua thơ mà thể hiện. Vì thế Vonte nói rằng: “thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là
những tâm hồn cao cả và đa cảm”, còn thi sĩ người Anh W.Worth khẳng định “ thơ
ca là sự bộc phát của những tình cảm mãnh liệt” nhất.
Thơ có đặc trưng riêng về nội dung và hình thức. Về nội dung thơ có các đặc
trưng sau: thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức hoá; tính cá thể hoá
của tình cảm trong thơ; chất thơ của thơ. Về hình thức, thơ có các đặc trưng sau: thơ
biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng; ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt. Các đặc
trưng này vừa chi phối vừa là điểm tựa để xây dựng kế hoạch dạy học văn bản thơ.
Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Trong Mĩ học
Heghen viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng
không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người máu thịt, thần
kinh… Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần” ,“Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên
cho ý thức nhận thấy sức mạnh của đời sống tinh thần và những gì lay động làm ta
xúc cảm trong các dục vọng và tình cảm nhân tính”. Tình cảm trong thơ không bộc
lộ một cách bản năng vô thức mà “lắng lọc qua cảm xúc, gắn liền với khoái cảm về
sự tự ý thức về tình đời”. Thơ lấy điểm tựa là cuộc sống để thể hiện tình cảm.Theo
tác giả Nguyễn Thanh Hùng: “Toàn bộ thế giới âm thanh và những ấn tượng có thể
cảm nhận được bằng tai, bằng mắt đều được phản ánh trong nghệ thuật và tạo
thành ngôn ngữ đặc trưng riêng biệt của nó”. Nhà thơ được ví như những con ong
hút nhụy từ những bông hoa của cuộc sống cho nên bất cứ hiện thực nào đi vào
trong thơ cũng nhằm biểu hiện tình cảm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú
say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng, niềm an ủi. Lê Quý Đôn cũng đã nói: “ Mây gió cỏ
hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy đều từ lòng người mà ra…hãy xúc động cho
ngọn bút có thần”.
Nhưng chỉ có cảm xúc thì chưa thể có thơ, mà cảm xúc đó phải được thể hiện
bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ của thơ trữ tình. Vậy ngôn ngữ của
thơ trữ tình có những đặc trưng gì. Maiacôxki nói “Quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ
ca cũng như người lọc quặng, lọc lấy tinh chất, tìm ra từ cái bề bộn của tấm quặng
những từ đẹp, ánh sắc kim”. Nhà thơ Nga Nhêcraxôp cho rằng: “ Phép tắc cần theo
một cách kiên trì là làm sao lời thơ chặt chẽ mà ý thơ mênh mông”. Tác giả Trần
Thanh Đạm cũng đã nói: “Thơ là nghệ thuật của ý lớn, tình sâu trong lời hay, ý đẹp
..thơ tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, tinh túy, lí tưởng trong cuộc sống và những
gì cao quý đằm thắm, thiết tha nhất trong lòng người”…Tóm lại, ngôn ngữ thơ là
ngôn ngữ mang tính hình tượng, đầy cảm xúc, giàu nhạc tính, hàm súc…
Từ những tổng kết trên phương diện lí luận như trên cần rút ra kết luận có
phương pháp luận khi dạy học thơ trữ tình là phải phân tích cảm xúc, nhân vật trữ
tình và ngôn ngữ.
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 11
b. Thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
Thơ giai đọạn này vừa kế tục những đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ở giai
đoạn 1930-1945, đồng thời cũng tìm về nhiều yếu tố của thơ ca dân gian, thơ cổ
điển; mặt khác, lại có những tìm tòi, cách tân về phương thức nghệ thuật để phù hợp
với thời đại mới, với tư tưởng, cảm xúc của con người thời đại.
Thơ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện
thực theo hướng tăng cường chất liệu đời sống, nhất là đời sống cách mạng và
kháng chiến. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực, sinh động về con người,
về đất nước, về nhân dân trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dưng sau
chiến tranh. Đồng thời, thơ cũng là sự biểu hiện tập trung những tình cảm, cảm xúc
tiêu biểu và bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong một
thời kì lịch sử đầy biến động ở chặng đường 1945-1975. Thơ tập trung thể hiện
những tình cảm chung của dân tộc, nhân dân như tình quê hương, lòng yêu nước, ý
chí chiến đấu giành độc lập tự do, tình đồng bào, đồng chí, tình cảm hậu phương
với tiền tuyến, lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ,… Những tình cảm riêng tư
của con người như tình mẹ con, cha con, tình yêu đôi lứa, luôn được đặt trong sự
thống nhất với tình cảm chung mang tính cộng đồng. Nền thơ cách mạng từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945 đề cao xu hướng tăng cường tính hiện thực của thơ,
chủ trương “mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ đi vào cuộc sống”
(Xuân Diệu), đã tạo điều kiện đưa ngôn ngữ của đời sống hằng ngày, khẩu ngữ,
ngôn ngữ sinh hoạt, làm ăn của quần chúng, cả ngôn ngữ chính trị, quân sự vào thơ.
Mặt khác, do nhu cầu nâng cao sức khái quát, triết lí, suy tưởng nên ngôn ngữ thơ
cũng gia tăng chất trí tuệ, sử dụng nhiều biểu tượng, tượng trưng.
Từ sau năm 1975, nhất là từ thời kì đổi mới, thơ được mở rộng biên độ cả về
chất liệu thi ca cũng như nội dung trữ tình, đề cập tới mọi phương diện của đời sống
cá nhân và đời sống xã hội, thức tỉnh ý thức cá nhân, nhận thức lại nhiều vấn đề của
quá khứ và hiện tại, hướng tới những giá trị nhân văn, nhân bản bền vững. Về hình
thức nghệ thuật, thơ từ sau năm 1945 một mặt tiếp tục khai thác những hình thức
quen thuộc trong truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian, đồng thời tiếp
tục con đường hiện đại hoá về hình thức thơ của thơ mới 1932-1945. Xu hướng tự
do hoá hình thức thơ đã được khởi phát từ thơ mới, đến sau năm 1945 và nhất là từ
sau năm 1975 càng được đẩy mạnh.
Quan sát tiến trình thơ có thể thấy sự biến đổi rất rõ của ngôn ngữ thơ trong sự
biến đổi của các thời đại thi ca, trong các loại hình thơ. Trong thơ trung đại, do sự
chi phối của cảm quan thời trung đại về vũ trụ và nhân sinh, do quan niệm mĩ học
thiên về tính cân xứng, tính sùng cổ mà ngôn ngữ thơ đậm tính ước lệ, tượng trưng.
Sự sáng tạo về ngôn ngữ của nhà thơ hướng vào việc lựa chọn từ ngữ cho đắt, sắp
đặt câu thơ cho chỉnh với các quy định về niêm, luật. Thơ hiện đại giải phóng chủ
thể trữ tình thoát khỏi những ràng buộc khắt khe, tạo điều kiện phát triển cái tôi cá
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 12
nhân – cá thể, từ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và mọi cảm giác. Phù hợp với điều
đó, ngôn ngữ thơ cũng thoát khỏi tình trạng nặng nề tính trang nhã, ước lệ, dày đặc
điển cố từ chương sách vở để gần gũi hơn với tình cảm, cảm xúc chân thực và tự
nhiên của con người. Tổ chức ngôn ngữ của câu thơ cũng chuyển sang hướng gần
với lời nói.
2.2.2. Nguyên tắc sắp xếp các tác phẩm thơ trong SGK Ngữ văn 12
Việc sắp xếp các văn bản văn học chủ yếu dựa vào hai tiêu chí: tiêu chí về thể
loại và tiêu chí về lịch sử văn học. Ngoài việc nắm vững đặc trưng của từng thể loại,
giáo viên còn phải nắm được các tác phẩm thơ trong sách Ngữ văn 12 được sắp xếp
theo tiêu chí về lịch sử văn học.
Việc nắm bắt được tiêu chí ấy sẽ giúp giáo viên hệ thống được kiến thức cơ
bản chính xác và giúp học sinh nắm được đặc trưng thể loại của từng giai đoạn.
2.2.3. Hệ thống kiến thức cơ bản của từng tác phẩm thơ trữ tình chống Pháp
TT | Tác phẩm | Hoàn cảnh sáng tác | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Tây Tiến (Quang Dũng) | – Bài thơ được viết năm 1948 – Khi nhà thơ rời xa đợn vị cũ trong nỗi nhớ thiết tha. Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến” – Được in trong tập “Mây đầu ô” | – Khắc họa tuyệt đẹp bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội, thơ mộng trữ tình. – Xây dựng bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và bi tráng. – Tất cả được đan dệt trong nỗi nhớ thương lưu luyến của nhà thơ về mảnh đất và con người một thời gắn bó. Từ đó, thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào quá khứ, tình yêu sâu nặng với đông đội, với đất nước quê hương. | – Thể thơ thất ngôn – Ngôn ngữ thơ có lúc gần gũi, giản dị, có lúc trang trọng cổ kính. – Hình ảnh thơ vừa lãng mạn vừa đậm chất hiện thực – Giọng điệu thơ thay đổi theo dòng xúc cảm. – Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. – Phối hợp các biện pháp tu từ: điệp từ, ẩn dụ, đối lập tương phản, nhân hóa, nói giảm nói tránh… |
2 | Việt Bắc (Tố Hữu) | – Tháng 10 – 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi. | – Khắc họa bức tranh tuyêt đẹp về thiên nhiên Việt Bắc vừa thơ mông trữ tình, vừa hùng vĩ dữ dội, bức | – Thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc. – Bài thơ được viết theo lối kết cấu đối |
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 13
– Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. – Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. – Bài thơ nằm trong tâp thơ Việt Bắc (1946- 1954) | tranh về cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng sâu đậm nghĩa tình. – Thể hiện tình cảm lưu luyến , bịn rịn của những người cán bộ Cách Mạng về xuôi với đồng bào Việt Bắc và đó cũng là tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ Cách Mạng; thể hiện tình nghĩa thủy chung gắn bó, tình cảm uống nước nhớ nguồn làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. | đáp thường gặp trong ca dao dân ca. – Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi đậm sắc thái dân gian. -Hình ảnh thơ chân thực nhưng đậm sắc thái thẩm mĩ, có khả khơi gợi nhiều xúc cảm. – Giọng thơ ngọt ngào sâu lắng thiết tha, có khi mạnh mẽ hào hùng. – Các biện pháp tu từ phong phú, linh hoạt: điệp từ, ngữ, so sánh quen thuộc của ca dao, đối lập…. |
2.3. Xây dựng kiến thức, kĩ năng làm bài.
2.3.1. Xác định dạng đề
+ Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ không có định hướng
+ Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ có định hướng
+ Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố
thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả….
– Cảm nhận đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định.
2.3.2. Các bước làm bài
Gồm 3 bước
– Bước 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đây là thao tác mà nhiều học sinh bỏ qua trong quá trình làm bài NLVH mà
không ý thức được được nó đóng vai trò rất quan trọng giúp các em có thể xác định
đúng kiểu bài, xác định đúng vấn đề nghị luận, xây dựng hệ thống luận điểm, phạm
vi tư liệu dẫn chứng cũng như lựa chọn các thao tác lập luận cơ bản để hình thành
cấu trúc bài viết một cách đầy đủ và khoa học nhất. Nên dành cho thao tác này
khoảng 3– 5 phút.
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 14
– Bước 2: Viết bài (Chính là phần trọng tâm của sáng kiến)
– Bước 3: Đọc lại và sửa lỗi
2.3.3. Kĩ năng làm bài
2.3.3.1. Kĩ năng viết bài nghị luận về thơ.
Văn bản thơ trước hết là một văn bản văn học cho nên cảm thụ, phân tích thơ
cần tuân theo những yêu cầu, những phương pháp chung của kiểu bài cảm thụ,
phân tích tác phẩm văn học: cần tìm hiểu, đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và
giá trị nghệ thuật của bài thơ trong mối liên hệ với tác giả và thời đại. Khi phân tích
có thể chia tách hoặc kết hợp hai mặt nội dung và nghệ thuật. Mặt khác, thơ thuộc
loại hình tác phẩm trữ tình nên ngoài những đặc điểm chung của văn bản văn học
còn có những đặc điểm riêng của thể loại. Do đó, phương pháp, kĩ năng làm bài
cảm nhận, phân tích văn bản thơ cũng có những điểm khác biệt so với văn xuôi, kí
và kịch.
* Khi tìm hiểu, phân tích văn bản thơ, học sinh cần chú ý:
– Học thuộc lòng văn bản thơ, vì việc thuộc lòng văn bản sẽ giúp học sinh
nắm vững tác phẩm, lắng nghe được giọng điệu, nhịp điệu của tác phẩm, trên cơ sở
đó có căn cứ khoa học, xác đáng và chủ động, dễ dàng hơn trong việc phân tích, lí
giải.
– Nắm vững xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ bởi thơ không trực tiếp kể
về những sự kiện nhưng mỗi bài thơ thường được gợi lên từ một sự kiện nào đó của
cuộc sống. Bởi vậy, để hiểu sâu sắc về bài thơ cần đặt nó trong hoàn cảnh ra đời để
thấy mối quan hệ giữa nội dung, ý nghĩa của nó với thời đại, để hiểu thông điệp
thực sự mà tác giả muốn gửi tới người đọc.
– Nắm bắt được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm và sự thể hiện của cái tôi
trữ tình (nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình) trong bài thơ.
– Hiểu được vị trí, nội dung ý nghĩa của từng khổ thơ, đoạn thơđặt trong
chỉnh thể tác phẩm.
– Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (đối với thơ chủ yếu là từ
ngữ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu, nhịp
điệu…)
– Nắm được ảnh hưởng, tác dụng, ý nghĩa của bài thơ trong sự nghiệp sáng
tác của tác giả và trong nền văn học nói chung.
* Tìm hiểu các kiểu, dạng đề thi TN THPT về văn bản thơ, chúng tôi nhận
thấy có thể chia thành bốn dạng bài như sau:
– Một là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc một đoạn thơ thuần tuý (thông
thường, không theo định hướng)
– Hai là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ theo định hướng
– Ba là: cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu
tố thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả….
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 15
– Bốn là: cảm nhận /phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý
kiến, một nhận định.
Mỗi dạng bài này lại có phương pháp, kĩ năng làm bài riêng.
2.3.3.2. Gợi ý hệ thống đề bài ở từng tác phẩm thơ trữ tình chống Pháp.
a. Tây Tiến – Quang Dũng
* Các dạng đề
– Dạng 1: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ.
– Dạng 2: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ có định hướng. Đó có thể là:
+ Những vấn đề về phương diện nội dung như: vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây
Bắc Bộ (hẹp hơn có thể là vẻ đẹp dữ dội, hiểm trở hoặc vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình);
vẻ đẹp người lính Tây Tiến (hẹp hơn có thể là vẻ đẹp hào hung, hào hoa hoặc bi
tráng); cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng;….
+ Những vấn đề về nghệ thuật: Nghệ thuật thể hiện tài hoa; bút pháp lãng
mạn; ngôn ngữ thơ giàu chất họa, chất nhạc,…
+ Phong cách tác giả,…
– Dạng 3: Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố
thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác
giả….Phần nhận xét có thể là:
+ Những vấn đề thuộc nội dung, tư tưởng: đặc điểm của chiến trường Tây
Bắc, vẻ đẹp của thiên nhiên, người lính Tây Tiến, tinh thần bi tráng, sự vận động
của cảm xúc thơ…
+ Những vấn đề thuộc nghệ thuật: bút pháp xây dựng hình tượng, bút pháp
hiện thực lãng mạn, cách sử dụng ngôn ngữ thơ, tính nhạc và tính họa trong thơ….
+ Những vấn đề thuộc phong cách nghệ thuật của nhà thơ: hồn thơ lãng mạn
tài hoa, cách cảm nhận độc đáo, sáng tạo
– Dạng 4: cảm nhận / phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý
kiến, một nhận định. Có thể làm rõ
+ Một phương diện nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm
+ Phong cách tác giả
+ Lí luận văn học.
* Một số đề bài gợi ý:
– Dạng 1:Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ trong bài thơ.
Đề số 1: Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm
Heo hút cồn mây sung ngửi trời
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 16
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luôn mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường hịch cọp true người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
( Tây Tiến- Quang Dũng – trích Ngữ văn 12- tập I)
Đề số 2: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
( Tây Tiến- Quang Dũng – trích Ngữ văn 12- tập I)
Đề số 3: Phân tích bài thơ Tây Tiến
– Dạng 2: Cảm nhận/phân tích từng đoạn thơ có định hướng.
Đề số 4: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016).
Đề số 5: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
( Tây Tiến- Quang Dũng – trích Ngữ văn 12- tập I)
Đề số 6: Phân tích chất nhạc và chất họa trong đoạn thơ sau (hoặc phân tích
vẻ đẹp của thiên nhiên và con người):
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
…………………………………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 17
Đề số 7: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…..
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Đề số 8: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính trong bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016).
Đề số 9: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến”
của Quang Dũng.
– Dạng 3: Cảm nhận/ phân tích đoạn thơ/ bài thơ. Từ đó nhận xét một yếu tố
thuộc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, phong cách của tác giả
Đề số 10: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
………………………………
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Từ đó nhận xét về đặc điểm của chiến trường Tây Bắc đối với người lính Tây
Tiến
Đề số 11:Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng viết:
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
……………………………………
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Và
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
………………………………..
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Phân tích hình tượng người lính trong hai đoạn thơ trên . Từ đó cảm nhận về
bút pháp xây dựng hình tượng của tác giả
Đề số 12: Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi
sinh của người lính Tây Tiến
“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Và
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
………………………………….
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cảm nhận hình tượng người lính trong hai đoạn thơ trên.Từ đó nhận xét về tinh
thần bi tráng của hình tượng.
Đề số 13: Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng viết
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
………………………………………..
Rèn kĩ năng nghị luận thơ trữ tình chống Pháp ( Ngữ văn 12) nhằm giúp HS đạt điểm cao trong kì thi TN THPT
Trang 18
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Trình bày cảm nhận của anh/ chị trong đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm
hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ.
– Dạng 4: cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ để làm sáng tỏ một ý kiến,
một nhận định.
Đề số 14: Có ý kiến cho rằng : “ Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian
khổ nhưng giàu chất thơ của một đoàn quân đã đi vào huyền thoại” . Anh/ chị hãy
làm sáng tỏ ý kiên trên qua đoạn thơ sau:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
………………………………
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Đề số 15: Có ý kiến cho rằng: “Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật
là không lặp lại người khác, thậm chí không lặp lại chính mình”. Anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
…….
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Đề số 16: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,
có ý kiến cho rằng :“người lính ở đây vừa có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước
vừa mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp hôm nay”.
Bằng hiểu biết về hình tượng người lính trong bài thơ, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
Đề số 17: Có ý kiến cho rằng ‘Thi phẩm Tây Tiến đã được chạm khắc bằng
một thứ ngôn ngữ rất độc đáo và mang sức sống kì diệu của một thời binh lửa”.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua đoạn thơ sau:
“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12 tập 1)
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education