dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

TÔI KHÔNG MUỐN CON TÔI HỌC GIỎI

TÔI KHÔNG MUỐN CON TÔI HỌC GIỎI

“Học thật, thi thật để có nhân tài thật” là bài toán mà Thủ tướng Chính phủ vừa đặt ra cho tân Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn. Nhân dịp này, xin đăng lại bài viết của bạn Kiên Nguyen Anh Beo, một cựu Amser. Bài viết đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều cựu Amsers khác.
Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên và phản đối: cha mẹ ai chẳng muốn con mình thông minh học giỏi? Mà học giỏi thì tốt quá chứ sao, sau này sẽ có điều kiện để vào trường danh tiếng, xin được học bổng và đi học nước ngoài, v.v…
Đầu tiên tôi xin công nhận là điều mọi người nói hoàn toàn đúng, và xin đính chính: Tôi không muốn con tôi phải học giỏi bằng mọi giá và đặc biệt không muốn con tôi học giỏi trong điều kiện hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam.
tôi không muốn con tôi học giỏi
Ngoài việc “học giỏi”, trẻ con cần phải “làm giỏi” bằng cách tập làm việc nhà từ bé

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài Lớp mầm non ở Nhật để thấy trẻ con Nhật Bản được hướng dẫn tự lập từ bé như thế nào.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tại sao “Tôi không muốn con tôi học giỏi”?

Những mặt chưa được của hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam đã được đề cập rất nhiều, tôi chỉ xin nêu một số nhận định cá nhân như sau:
  • Hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thừa. Ví dụ thừa ở kiến thức môn toán cấp 3. Trừ những em xác định sẽ đi chuyên sâu những môn tự nhiên theo nghề nghiệp, còn đối với các em đi theo khối xã hội thì chắc lên đại học sẽ hoàn toàn không cần đến kiến thức toán. Ngoài ra, có những ngành yêu cầu học toán trong chương trình (ví dụ như kinh tế), nhưng sau này khi các em đi làm chắc sẽ không cần đến kiến thức cao hơn là đạo hàm bậc 2, trừ khi các em đó muốn nghiên cứu chuyên sâu kinh tế về mặt lý thuyết.
  • Hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thiếu. Thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học. Giáo trình lịch sử không đầy đủ và có một số vấn đề đang bị các nhà sử học tranh luận. Môn văn thiếu những tác phẩm văn học đương đại là những sản phẩm đề cập tới cấc vấn đề gần gũi với các em trong cuộc sống hiện tại, với ngôn ngữ hiện tại. Hiển nhiên là nếu các em phải học về những vấn đề mà các em không hiểu, thấy xa lạ thì cũng khó mà đòi hỏi các em say mê và thích thú. Kết quả là phần lớn các em sẽ học có tính chất đối phó.
  • Hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thiếu. Chắc nhiều người sẽ công nhận là phần lớn các em tốt nghiệp đại học xong muốn làm việc được thì phải học lại một số kỹ năng cơ bản, ví dụ như soạn thảo văn bản. Ở đây tôi không muốn nói tới việc xây dựng văn bản theo đúng quy định hành chính nhà nước. Tôi chỉ muốn nói tới việc xây dựng một văn bản một cách mạch lạc, đúng chủ đề.
  • Nếu các em đi học ở trường công lập, hoặc thậm chí ngay tại các trường tư hoặc dân lập nhưng do các giáo viên tư duy theo phong cách của trường công lập giảng dậy, có nhiều khả năng là các em sẽ trở thành đàn cừu: được giới thiệu một số đề mẫu có sẵn, được cung cấp và phải học thuộc một số phương án giải quyết có sẵn, không khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo. Cũng giống như trong đàn cừu, những con đi chệch ra khỏi đàn sẽ bị xua chó ra cắn để trở lại hàng ngũ. Hiện nay một số nơi bắt đầu áp dụng phương thức ra đề mở để khuyến khích tư duy sáng tạo. Nhưng theo tôi vấn đề hiện nay là đội ngũ giáo viên nói chung đã đủ khả năng để chấm những bài tư duy ấy hay chưa, có đủ khả năng chấp nhận lối tư duy khác chuẩn mực của các em hay không.
  • Nếu các em đi học ở trường công lập, nhiều khả năng là các em sẽ phải mất nhiều thời gian để học thêm. Con cái một số người quen của tôi phải học đến hơn 10h tối hàng ngày, mặc dù cháu mới học lớp 1. Như vậy khó mà đòi hỏi các cháu còn niềm say mê học tập lắm, khi mà nhu càu tự nhiên ở lứa tuổi này của các cháu là chơi và phát triển về thể chất. Tôi nghi rằng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý học đường như tật về mắt hay cột sống phổ biến hiện nay.
  • Cũng có thể vì các cháu phải dồn hết thời gian vào việc học mà không còn thời gian để chơi, tiếp xúc với các bạn khác cùng trang lứa và qua đó manh nha hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội – hay cũng có thể nói là phát triển trí tuệ cảm xúc, trong khi kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống trưởng thành của các em không kém gì kiến thức chuyên môn. Thực tế ở nơi tôi làm việc, khi tiếp xúc với các em sinh viên tới thực tập thì các em có thành tích học tập cao nhất trong nhóm chưa chắc đã là những người làm việc hiệu quả.
Vì vậy, tôi không muốn con tôi học giỏi nếu cái giá phải trả cho thành tích học tập là sự nhồi nhét kiến thức (với một phần không nhỏ các kiến thức có được là không có giá trị thực tiễn cao lắm), nếu cái giá phải trả là việc cháu phải hy sinh thời gian để vui chơi với các bạn cùng trang lứa, nếu cái giá phải trả là áp lực thành tích học tập và áp lực ngay từ trong gia đình, nếu cái giá phải trả là sự mất đi khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, nếu cái giá phải trả là thiếu những kỹ năng giao tiếp xã hội.
Cái tôi mong muốn là con tôi có được niềm ham mê khám phá cái mới, phát triển được khả năng tư duy độc lập, lô-gic và nếu có thể thì sáng tạo, phát triển những kỹ năng xã hội. Tôi mong mỗi ngày cháu đến trường là một ngày vui, để cháu coi việc đến trường là cơ hội để chơi với các bạn, để thực sự học được cái mới mà bản thân cháu thấy thú vị, và cháu không thấy bị áp lực hay tự ti khi các bạn có thành tích học tập cao hơn mình, khi các bạn thi được học bổng đi học nước ngoài mà mình lại không. Vậy nên thành tích học giỏi không phải là ưu tiên số một mà tôi trông đợi ở con tôi. Tôi chỉ muốn con tôi lớn lên thành người bình thường.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *