dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

9 dấu hiệu trầm cảm có thể bạn bỏ qua

9 dấu hiệu trầm cảm có thể bạn bỏ qua

Bạn đã từng bao giờ tự hỏi trầm cảm là gì, dấu hiệu trầm cảm là như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi tổng hợp 9 dấu hiệu trầm cảm có thể bạn bỏ qua.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Lưu ý, mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Nếu gặp vấn đề, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một căn bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh đặc biệt là ở những người gặp quá nhiều căng thẳng stress trong cuộc sống, trải qua cú sốc tinh thần…

trầm cảm là gì

Trầm cảm khiến người bệnh luôn cảm thấy buồn, mất hứng thú về mọi thứ xung quanh. Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành động, đồng thời còn kéo theo những vấn đề về thể chất và tinh thần, nghiêm trọng hơn người mắc bệnh trầm cảm có thể tự hủy hoại bản thân.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Mời bạn xem chi tiết trong bài Bệnh trầm cảm là gì?

Các dấu hiệu trầm cảm

Theo hệ thống phân loại bệnh DSM – V của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, người bệnh được chẩn đoán là trầm cảm khi:

  • Có trạng thái trầm uất hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần
  • Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây:
    1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày;
    2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động;
    3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn;
    4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức;
    5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được;
    6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng;
    7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức;
    8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc không quyết định được;
    9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.

9 dấu hiệu trầm cảm có thể bạn bỏ qua 1

Nếu không được điều trị, các triệu chứng trầm cảm tiếp tục trong nhiều tuần hoặc vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Người mắc trầm cảm sẽ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến ý muốn tự tử. Điều quan trọng, hãy để người bệnh trầm cảm được nói và được lắng nghe, cho họ cơ hội để nói về nỗi buồn, những khó khăn của bản thân.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Cách phòng tránh trầm cảm

Việc tạo môi trường sống, môi trường học tập, làm việc lành mạnh và quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng là vô cùng quan trọng để dự phòng và kiểm soát trầm cảm:

  1. Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
  2. Hãy trò chuyện với mọi người bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.
  3. Nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm: Hãy tích cực giao tiếp với mọi người, hãy chia sẻ với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình. Bạn hãy tiếp tục làm việc, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
  4. Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.

Xem thêm 10 cách phòng tránh trầm cảm

Hãy nhớ rằng điều quan trọng là bạn phải vượt qua được chính bản thân mình. Yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sức mạnh.

Lưu ý, mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Nếu gặp vấn đề, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *