dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

9 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn

9 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn 1

Không chỉ có thảm họa, thiên tai, những lễ hội, sự kiện đông người cũng dễ tạo nên tình trạng đám đông xô đẩy, chen lấn, gây nguy hiểm cho những người tham gia. Một câu hỏi quan trọng khi rơi vào một đám đông hỗn loạn là làm sao để sinh tồn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn!

Các vụ chết vì giẫm đạp trong đám đông, thường có 3 nguyên nhân chính sau đây:

  1. Chết vì ngạt thở (nguyên nhân lớn nhất);
  2. Chết vì bị chèn ép quá mức, tổn thương xương và nội tạng;
  3. Chết vì bị giẫm đạp.

Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít khi vì nguyên nhân ban đầu. Nhiều vụ chỉ do 1 gói hành lý rớt ra khỏi xe, hay 1 tiếng pháo nổ, 1 bóng điện bị nổ, 1 tảng đá rơi, 1 nhóm cãi nhau, 1 tiếng hét… và biến thành nỗi sợ hãi tập thể. Hầu hết vì những nguyên nhân tưởng tượng chứ không phải do mối đe doa thực tế tại thời điểm đó.

9 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn

10 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn
Đám đông ở Lễ hội “Diễu hành tình yêu” năm 2010 ở Đức. Ảnh: Arne Müseler

#1 Luôn cảnh giác

Một khi bạn đã ở sẵn bên trong một đám đông và dần cảm thấy áp lực, đó là khi tình huống nguy hiểm đã trở nên quá muộn để hành động.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng không đặt mình vào tình huống nguy cấp này. Vấn đề là, hầu hết mọi người không nhận ra rằng nó nguy hiểm. Chúng ta không có văn hóa nhận thức về sự nguy hiểm của đám đông trong khi nó thực sự nguy hiểm.

10 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn
Luôn tìm xem lối thoát hiểm ở đâu khi đến một toà nhà, hội trường đông người

Khi đi vào bất kỳ tòa nhà hay hội trường event nào, việc đầu tiên không phải là đi nhìn nhân vật VIP, khoan xem ai đẹp ai xấu, mà hãy nhìn xem lối thoát hiểm ở đâu. Rèn thành thói quen, tự động, nhìn exit ngay từ lúc chưa có chuyện gì xảy ra.

Do đó, tốt nhất không nên chủ quan và bắt đầu rời đi ngay khi bạn thấy đám đông trở nên đặc kín dần.

Nhanh chóng rời khỏi đám đông khi có thể. Nếu bị đám đông dày đặc bao quanh, khả năng tự do di chuyển của bạn sẽ bị giảm. Lúc này, càng đứng lại chờ đợi lâu sẽ càng khó thoát.

#2 Di chuyển đúng cách

  • Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo đám đông. Có khả năng bạn sẽ bị kẹt lại trong đám đông đang chạy đó.
  • Nếu lỡ đã kẹt cứng, hãy di chuyển theo dòng người, hơi xéo theo hướng có khoảng trống, không đi ngược, không cắt ngang, không ngồi xuống.
  • Nếu đi, 2 tay che trước ngực như kiểu boxing.

#3 Luôn đứng thật vững trên 2 chân

Các chuyên gia cho biết việc đứng vững trên 2 chân là đặc biệt quan trọng vì một khi đã ngã xuống, bạn sẽ không thể đứng lên dưới sức ép và không gian chật chội của đám đông.

Nếu lỡ ngã thì nằm nghiêng co người lại như kiểu thai nhi, hai tay ôm đầu. Không nằm sấp hay ngửa vì dễ chấn thương phổi.

#4 Bảo vệ vùng không gian quanh ngực

Bảo vệ đường thở là quan trọng nhất. Trong đám cháy hay trong thảm cảnh giẫm đạp thì ngạt thở là nguy cơ lớn nhất, nên bảo vệ phổi là đầu tiên!

Mặc dù các bộ phim thường miêu tả các nạn nhân tử vong do “giẫm đạp”. Trên thực tế, lý do phổ biến nhất cho việc bị tổn thương nặng hay thiệt mạng trong các thảm họa đám đông là do ngạt khí.

Một điều quan trọng là phổi cần không gian để giãn nở trong lồng ngực khi bạn hít thở. Trong một đám đông quá chật chội, bạn sẽ không thể thực hiện việc thở một cách dễ dàng.

#5 Tiết kiệm oxy

Phần lớn các trường hợp tử vong trong các vụ giẫm đạp là do ngạt thở. Do đó, hãy tránh la hét để tiết kiệm oxi, kiểm soát hơi thở của mình.

#6 Đừng xô đẩy, hãy thuận theo đám đông

Trong một đám đông, mọi tác động sẽ là phản ứng dây chuyền. Khi bạn đẩy người lân cận, họ sẽ đẩy người bên cạnh họ cho đến khi dòng người chạm chướng ngại vật. Sau đó, sự thúc đẩy được khuếch đại như một làn sóng và quay trở lại phía bạn.

Nếu bạn cảm thấy bị đẩy, đừng đẩy lại. Đừng khuếch đại làn sóng này. Chỉ cần thuận theo “dòng chảy”. Cảm giác sẽ rất khó chịu, nhưng đó là cách tốt nhất để cư xử trong tình huống này. Đừng tạo thêm áp lực trong hệ thống.

Trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, bạn có thể chịu nhiều đợt đẩy cùng một lúc. Đây là điều các nhà khoa học gọi là sự hỗn loạn của đám đông. Bạn không muốn ở nơi có hai con sóng giao nhau, bởi vì áp lực đến từ hai hướng ngược nhau, và điều đó thực sự nguy hiểm.

#7 Tránh tường và những vật cứng

Khi quan sát các ca chấn thương và tử vong trong đám đông, nhà khoa học nhận ra chúng thường diễn ra gần các vật thể cứng.

9 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn 2
Bờ rào, tường, trụ cột… có thể là nơi nguy hiểm nhất. Ảnh: The New Yorker

“Như vậy là hợp lý, vì nếu bạn thuận theo dòng chảy của các cơn sóng đẩy, bạn sẽ ổn. Nhưng nếu đứng cạnh tường, bạn sẽ không thể di chuyển và bị làn sóng nghiền ép vào tường”.

#8 Học cách phát hiện mật độ đám đông

Mật độ đám đông hay số người/m2 và biến số tối quan trọng và là thứ đầu tiên họ đo đạc khi nghiên cứu. Thông thường sẽ có một ngưỡng giới hạn cho con số này.

9 kỹ năng sinh tồn trong đám đông hỗn loạn 3
Quang cảnh dòng người đông đúc tại Itaewon tối thứ bảy, 29/10.
  • Dưới 5 người/m2 sẽ được coi là ổn, dù không dễ chịu.
  • Trên 6 người/m2, mọi thứ bắt đầu trở nên nguy hiểm.
  • Từ 8 người/m2: Phần lớn sẽ xảy ra chấn thương hoặc thậm chí là tệ hơn nhiều.

Tuy nhiên, việc hình dung mật độ này không phải đơn giản với tất cả mọi người. Có một bí quyết nhận định là nếu bạn thấy cả 2 vai hay nhiều hướng xung quanh cơ thể bị người khác chạm vào, tức là mật độ đã ở mức 6 người/m2, nếu có thể di chuyển, hãy rời đi ngay lập tức, đó là dấu hiệu cảnh báo

#9 Giữ bình tĩnh

Quan trọng nhất, và cũng khó nhất, ai cũng biết rồi, nhưng vẫn cần nhắc lại, đó là GIỮ BÌNH TĨNH.

Hoảng sợ là một tình huống cụ thể, khi đám đông lao về cùng một hướng để thoát khỏi một mối nguy hiểm thực sự hoặc chỉ là nghi ngờ. Ví dụ như vụ giẫm đạp Madhya Pradesh ở Ấn Độ (2013), quảng trường Place de la République ở Paris (2015), Lễ hội thác ở Victoria, Úc (2016), quảng trường Piazza San Carlo ở Turin (2017) và Lễ hội công dân toàn cầu ở New Thành phố York (2018)…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay