dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Bộ đề thi thử Văn tác phẩm TÂY TIẾN

Bộ đề thi thử Văn tác phẩm TÂY TIẾN

O2 Education xin giới thiệu Bộ đề thi thử Văn tác phẩm TÂY TIẾN có đáp án gồm hơn 30 đề thi thử từ các trường trên cả nước.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Mời Thầy Cô và các em tham khảo thêm:

I. Những dạng đề thi về bài Tây Tiến

Dạng 1: Cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ
Đề thi thường trích dẫn 1 hoặc 2 khổ thơ trong bài Tây Tiến và yêu cầu nêu cảm nhận. Rất ít khi cho phân tích cả bài.

Dạng 2: Nghị luận ý kiến  bàn về bài Tây Tiến- Quang Dũng

Dạng 3: So sánh đoạn thơ trong bài Tây Tiến- Quang Dũng với đoạn thơ trong bài thơ khác có cùng chủ đề hoặc có điểm tương đồng về nội dung.
Với bài Tây Tiến- Quang Dũng, đề thi có thể yêu cầu so sánh với Việt Bắc, Đất nước, hoặc đoạn thơ miêu tả hình tượng người lính,…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Dạng 4: Liên hệ thực tế
Ví dụ đề bài cho phân tích hình tượng người lính Tây Tiến , từ đó liên hệ tới hình ảnh người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương chẳng hạn,… hoặc liên hệ tới lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

Trọng tâm kiến thức: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
Kiến thức phân loại: So sánh với hình tượng người lính trong Đồng Chí của Chính Hữu. Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
Đề thi: Tây Tiến được sử dụng trong khá nhiều các đề thi Quốc gia, đề minh họa THPT Quốc gia cũng như các kỳ thi giữa – cuối kỳ. Đề thi đại học khối C năm 2013 từng yêu cầu cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến, đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia 2017 cũng hỏi về hình tượng này. Năm nay các em cần chú ý đến bức tranh thiên nhiên và nỗi nhớ trong đoạn một và đoạn hai.

II. Bộ đề thi thử Văn tác phẩm TÂY TIẾN:

1. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Bình luận ngắn gọn về nét độc đáo của hình tượng này

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

HƯỚNG DẪN

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:   + Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. + Bình luận nét độc đáo của hình tượng này.0.5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm   Thí sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo những ý sau:3.5
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm « Tây Tiến » ? và đoạn thơ.   -Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là ghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng được biết nhiều với tư cách là nhà thơ. Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Sáng tác chính: Mây đầu ô (thơ, 1968), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988). -Tây Tiến được viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ. Lúc đầu bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến. In trong tập “Mây đầu ô” -Bài thơ bao trùm là nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân. Trong đó nổi bật là đoạn thơ khắc họa thành công hình ảnh người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp độc đáo. 2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ. – Giới thiệu về đoàn binh Tây Tiến – Hai câu thơ đầu: khắc tạc vẻ đẹp bức chân dung người lính Tây Tiến khi đặt giữa phông nền thiên nhiên TB hiện lên giữa bao khó khăn thiếu thốn, lại càng bi tráng, lãng mạn và hào hoa: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm” + Vẻ đẹp bi tráng gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh xao “xanh màu lá”; kì dị “không mọc tóc” ; “quân xanh màu lá” nguyên nhân do những ngày tháng hành quân vất vả, thiếu thốn đó là dấu ấn trận sốt rét rừng. Hiện thực gian khổ, khắc nghiệt. + Bên cạnh đó cái bi còn có chất hào hùng, nghệ thuật đối lập giữa vẻ ngoài và tâm hồn bên trong đó là tinh thần, khí chất mạnh mẽ trong tư thế bên người lính “giữ oai hùm” làm chủ rừng thiêng sông núi, chúa tể. Qua đó câu thơ mang âm hưởng hào hùng, người lính tuy gian khổ, thiếu thốn nhưng yêu đời, kiêu hùng. -Hai câu thơ tiếp: dấu ấn lãng mạn của những chàng trai Hà Nội mang tâm hồn hào hoa: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” + Hai chữ “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng “mắt trừng” là ánh mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với ý chí mạnh mẽ thề sống chết với kẻ thù, ánh mắt căm hờn rực lửa. + Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” – mộng giết giặc, lập công, hòa bình, đôi mắt có tình, đôi mắt “mộng mơ” thao thức nhớ về quê hương. + Và trong bóng Hà Nội nào có quên một dáng “kiều thơm”, đó là bóng hình của những người bạn gái Hà thành thanh lịch yêu kiều, diễm lệ, với ý nghĩa ấy ta thấy người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi non sông mà còn rất hào hoa, lãng mạn. -Hai câu thơ tiếp theo vẻ đẹp lí tưởng của thời đại: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + các từ Hán việt như “biên cương” “viễn xứ” gợi lên không khí cổ kính, không gian xa xôi hẻo lánh heo hút hoang lạnh, nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết không né tránh hiện thực. + câu thơ tiếp theo càng khẳng định dữ dội hơn nữa như một lời thề sông núi: “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” + Bốn chữ “chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái chắc nịch, gợi vẻ phong trần, mang vẻ đẹp thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” . “chiến trường” nơi bom đạn khốc liệt là cái chết dữ dội kề cận nguy nan, “đời xanh” là tuổi trẻ, cuộc sống vào giai đoạn đẹp nhất, nhiều ước mơ, khát vọng lí tưởng nhiệt huyết, thế nhưng ở đây ngưới lính lại “chẳng tiếc” đời mình. – Hai câu thơ cuối sự hi sinh bi tráng của ngưới lính: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” + Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính. + người con ưu tú anh dũng của dân tộc về với đất mẹ “anh về đất” là cách nói giảm nói tránh đi cái chết làm câu thơ không bi mà không lụy, ý thơ từ đó mang các anh về với thế giới của vĩnh hằng. + con sông Mã chứng nhân lịch sử,bạn đồng hành của đoàn quân TT, cũng nhỏ dòng lệ cảm thương lay động cả đất trời, đã gầm lên “khúc độc hành” khúc tráng ca bi hùng rực rỡ nét sử thi “sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiếng gầm ấy là khúc nhạc bi tráng , khúc nhạc thiêng tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng. -Đánh giá, nhận xét: sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh, đối lập tương phản giữa ngoại hình tiều tụy với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính biện pháp nhân hóa, ẩn dụ…ngôn ngữ sử thi, lãng mạn hào hùng, chất thơ mang dấu ấn của tri thức.0.5   2.0
3. Bình luận ngắn gọn về vẻ đẹp độc đáo của hình tượng này.   + Xuất thân của đoàn quân TT: đa phần là thanh niên tri thức trẻ tuổi Hà Nội. + Hoàn cảnh chiến đấu: khắc nghiệt, thiếu thốn nhưng họ lạc quan, yêu đời, mang vẻ hào hùng đầy hào hoa của tuổi trẻ. + Hơn thế vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua những khó khăn, gian khổ mất mát bi thương cùng với tinh thần hiên ngang, bất khuất, hào hùng của người lính TT. + Giong điệu, âm hưởng đoạn thơ mang màu sắc tráng lệ, hào hùng.1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.0,25
e. Sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.0.25

2. Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến

Sông Mã  xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao  sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông  mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu  mùa em thơm nếp xôi.

( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020)

Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến
a.    Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận   Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.0.25
b.    Xác định đúng vấn đề nghị luận   Phân tích thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến0.5
c.     Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.   Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:2.5  
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ   * Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ: Con đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ – Hai câu thơ đầu: Khái quát về nỗi nhớ – Sáu câu thơ tiếp: Thiên nhiên Tây Bắc + Khí hậu khắc nghiệt + Địa hình hiểm trở – Hai câu thơ 7-8: sự gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến – Hai câu thơ 9-10: Thử thách thác ngàn, thú dữ – Hai câu thơ cuối: Kỉ niệm đẹp, ấm tình quân dân. * Nghệ thuật  Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng. – Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ chỉ địa danh, từ hình tượng, từ Hán Việt cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, điệp,… – Hình ảnh đặc sắc, đậm chất nhạc, chất họa.0.5     1.5 0.5
* Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến:   Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu… Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình. – Tây Tiến của QD có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa: Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội – Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi – Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.1.0  
d.    Chính tả ngữ pháp tiếng việt   Đảm bảo đúng chính tả ngữ pháp tiếng việt0.25
e.     Sáng tạo   Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diển đạt mới mẻ0.5

3. Tính bi tráng được thể hiện qua bài Tây Tiến

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

                  (Trích:Tây Tiến– Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.)

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tính chất bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ.

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận   Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.    0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận   Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn trích    0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm   Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 
*Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích0,5
*Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua đoạn trích.   – Ngoại hình: + “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: diện mạo độc đáo, lạ thường đồng thời phản ánh được hiện thực tàn khốc nơi rừng núi Tây Bắc -Tâm hồn, tính cách: + “Dữ oai hùm” tinh thần của họ cho thấy sự  mạnh mẽ đối lập với vẻ ngoài vàng vọt xanh xao do bệnh sốt rét rừng mang lại. +“Mắt trừng” khí thế quyết tâm trong từng người lính. – “Gửi mộng qua biên giới”: Quyết tâm giết giặc lập công. – “Mơ dáng kiều thơm”: Giấc mơ hào hoa lãng mạn về quê hương Hà Nội mà mỗi người lính mang theo, chính là động lực giúp họ kiên cường hơn khi thực tế quá khắc nghiệt. Lí tưởng cao đẹp: – Các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào…” làm cho không khí trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn. – Bút pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” mang ý nghĩa nhân văn và rất hào hùng, không mang lại cảm giác bi lụy. – Các anh hy sinh cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho đất nước “chẳng tiếc đời xanh”“Sông Mã gầm lên khúc độc hành” – nhân hóa hình ảnh con sông Mã  lời tiễn biệt, để nói lên sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến.1,5
Giải thích tính bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ   “Bi”: Buồn, đau thương. “Tráng”: Mạnh mẽ, hùng tráng. Người lính Tây Tiến có sự hi sinh, mất mát nhưng không làm giảm đi tinh thần mạnh mẽ,quyết tâm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước.    1,0
*Đánh giá   -Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung người lính với ngoại hình và tâm hồn bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng. -Người chiến sĩ Tây Tiến đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc, tạo nên một tượng đài bất tử về anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.    0,5
d. Chính tả, ngữ pháp   Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt0,25
e. Sáng tạo   Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn dạt mới mẻ.    0,5

4. Nét đẹp cổ điển và hiện đại của người lính trong bài Tây Tiến

Trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), hình tượng người lính Tây Tiến có khi được miêu tả vẻ đẹp tư thế giống như những trang nam nhi thời xưa:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Nhưng có khi người lính Tây Tiến lại được khắc họa đúng với vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Anh/ chị hãy cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến qua những dòng thơ trên để thấy được nét đẹp cổ điển hiện đại của hình tượng này. Từ đó, nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), hình tượng người lính Tây Tiến có khi được miêu tả vẻ đẹp tư thế giống như những trang nam nhi thời xưa:   “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa    Gục lên súng mũ bỏ quên đời” Nhưng có khi người lính Tây Tiến lại được khắc họa đúng với vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Anh/ chị hãy cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến qua những dòng thơ trên để thấy được nét đẹp cổ điển  vàhiện đại của hình tượng này. Từ đó, nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.10,0
Yêu cầu về nội dung, kĩ năng, phương pháp:   – Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. – Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những luận điểm lớn sau:
Vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận1,0
Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.   – Tác phẩm: in trong tập Mây đầu ô, sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. – Vấn đề nghị luận: Hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại. Đó là nét đẹp riêng về hình tượng người lính trong thơ của Quang Dũng (dẫn thơ). 
Triển khai các luận điểm chính8,0
1. Luận diểm 1.   a. Hình tượng người lính Tây Tiến có khi được miêu tả vẻ đẹp tư thế giống như những trang nam nhi thời xưa:  “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa    Gục lên súng mũ bỏ quên đời” * Giải thíchvẻ đẹp tư thế giống như những trang nam nhi thời xưa”là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính từ vẻ đẹp bên ngoài đến vẻ đẹp lý tưởng. – Vẻ đẹp bên ngoài: vẻ đẹp ước lệ,  vẻ đẹp có những nét vẽ phi thường, vẻ đẹp sánh ngang cùng vũ trụ (Ví dụ: Hình ảnh người lính thời Trần trong bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” – Cắp ngang ngọn giáo trải mấy thu; Hình ảnh trượng phu trong “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu  – “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”  – Muôn đợt sóng bạc cùng bay lên;…). – Vẻ đẹp bên trong là vẻ đẹp của con người có lý tưởng, quên mình cho Tổ quốc. * Biểu hiện qua hai câu thơ:“Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. – Vẻ đẹp lý tưởng: Sẵn sàng xả thân, hy sinh quên mình vì nghiệp lớn. +  Coi cái chết nhẹ nhàng, chỉ như một giấc nghỉ tạm thời trên con đường hành quân: ++ Từ ngữ:  dãi dầu: vất vả, gian lao, khó nhọc;khôngbước nữa: cách nói giảm, nói tránh về sự hy sinh; gục: là một động từ diễn tả một trạng thái nghỉ ngơi tạm thời. Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, ngôn ngữ trong từ diển thì từ “gục” có khi chỉ một tư thế không đẹp. Nhưng trong câu thơ của Quang Dũng, khi nói về sự hy sinh của những người lính Tây Tiến, thì động từ này có khả năng diễn tả rất hay tư thế của người lính. ++ Từ “gục” đặt trong hệ thống những bài thơ khi viết về người lính (Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ; Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư; Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,…), gợi được vẻ ngang tàng của người lính. +  Trước cái chết vẫn thể hiện một tư thế ngang tàng, ngạo ngễ, không lùi bước hay nản chí: ++ Hình ảnh: “anh bạn (…) không bước nữa”; “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, có hai cách hiểu:  Cách hiểu thứ nhất về hình ảnh “anh bạn (…) không bước nữa”; “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: có người cho rằng đây là câu thơ miêu tả người lính Tây Tiến qua chặng đường hành quân vất vả, mệt mỏi, đã dừng chân nghỉ ngơi nơi dốc đèo vách núi. Hình ảnh người lính trở nên lãng mạn, vô tư, trẻ trung. ++  Cách hiểu thứ hai, đây là câu thơ viết về sự hy sinh của người lính. Cách hiểu này hợp lý hơn, nếu ta đặt hai câu thơ trong thế giới nghệ thuật của toàn bài thơ Tây Tiến  thì lời thơ đã ẩn chứa một hiện thực tàn khốc của chiến tranh, người lính phải đối diện với những thử thách triền miên chồng chất, điều này đã được gợi lên qua những từ ngữ trong đoạn thơ (đoàn quân mỏi, cọp trêu người, dãi dầu). Và sự gian khổ đã được đẩy lên tận cùng là sự hy sinh. ++ “Gục lên súng mũ” là tư thế hy sinh của người lính. Đặc biệt qua các hình ảnh “không bước nữa”, “bỏ quên đời”…, nó làm giảm đi sự đau thương, mất mát khi nói về sự ra đi của đồng đội; đồng thời cho thấy chất ngang tàng, kiêu bạc của những con người đã lên đường vì lý tưởng cho tổ quốc quyết sinh. – So sánh nâng cao: Hình ảnh người lính Tây Tiến giống như những trang nam nhi thuở xưa [ý này để cho bài viết sắc sảo hơn, dành cho học sinh khá, giỏi]: + Vì chí lớn mà gạt tình riêng: Đó là hình ảnh trang nam nhi ra đi “Một giã gia đình một dửng dưng(…) Mẹ thà coi như chiếc lá bay/ Chị thà coi như là hạt bụi/ Em thà coi như hơi rượu say” (Tống biệt hành – Thâm Tâm); Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng đã rơi đầy (Đất nước – Nguyễn Đình Thi); … + Quyết hy sinh thân mình vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm chốn ngược chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ; (…) Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rát khổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu). => Hai câu thơ chủ yếu khắc họa vẻ đẹp lý tưởng, vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến, vẻ đẹp đó mang bóng dáng của những người lính, những trang nam nhi thuở xưa. Dường như âm vang của những trang nam nhi chí lớn trong thơ văn thuở trước đã đổ bóng xuống câu thơ của nhà thơ tài hoa Quang Dũng. b. Nhưng có khi người lính Tây Tiến lại được khắc họa đúng với vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” * Giải thích:người lính Tây Tiến lại được khắc họa đúng với vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp”: Đó không phải là vẻ đẹp ước lệ, là vẻ đẹp từ chính cuộc sống hiện thực, vẻ đẹp từ chính đời sống tâm hồn của người lính; đồng thời đó là vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên, chân chất và mang tính phổ biến của những người lính trong thời đại lịch sử mới. * Biểu hiện qua hai câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/   Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: – Tâm hồn hào hoa, lãng mạn: + Từ “mắt trừng”: ánh nhìn như muốn xé cả không gian núi rừng miền Tây Bắc, đó là đôi mắt của những gnuwoif lính nới biên ải gian lao. Ánh mắt ấy gợi tả nét oai phong của nguwoif lính Tây Tiến. + “gửi mộng qua biên giới”: là mộng lớn tiêu diệt kẻ thù giải phóng quê hương, đó cũng là giấc mộng chung của biết bao người lính ra trận; nhưng có thể còn là giắc mộng riêng tư gửi cho những người thân yêu, người thương ở quê nhà mà những giây phút nghỉ ngơi, tạm lắng tiếng súng tiếng bom từ nhiên lại ùa về trong trái tim, tâm hồn của những người lính nơi vùng biên cương xa xôi. – Nỗi niềm thương nhớ gửi về hậu phương: + “Đêm mơ Hà Nội …” toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính, nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp của người lính Tây Tiến qua những giây phút họ sống với những nỗi nhớ niềm thương, riêng tư thầm kín của họ. (Liên hệ với bài “Nhớ”của Hồng Nguyên (viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp: “-Đằn nớ vợ chưa? / – Đằng nớ? (…) Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu). Ở họ đều là những tâm hồn trẻ trung, hồn hậu, trong sáng của những chàng trai vừa rời ghế nhà trường lên đường chiến đấu. + “Dáng kiều thơm”: Chỉ gợi hình ảnh những cô gái Hà Nội, một dáng nét rất đẹp, lãng mạn; Là cách nói lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến dành cho những cô gái Hà thành, thể hiện được nét đẹp tâm hồn rất hiện đại, một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, hào hoa, đa tình của những người lính Tây Tiến. => Với bút pháp lãng mạn, hình ảnh sáng tạo, giàu chất tạo hình,nhà thơ Quang Dũng đã diễn tả rất tinh tế, vừa chân thực vừa lãng mạn, kiêu sa trong tâm hồn những người lính Tây Tiến. Đây cũng là nét riêng của thơ Quang Dũng trong việc thể hiện chân dung tâm hồn của người lính. 2. Luận điểm 2. Nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. – Vẻ đẹp chói ngời lí tưởng cao cả, coi cái chết là sự hiến dâng đem lại tính chất bi tráng cho đoạn thơ, biến những nấm mồ nằm rải rác nơi biên viễn trở thành đài tưởng niệm sừng sững ghi danh người lính Tây Tiến anh hùng. -Bút pháp tương phản, cách nóitrẻ trung, ngang tàng đậm chất lính của thơ Quang Dũng đã tạo ấn tượng khác lạ. Bề ngoài có tiều tụy nhuốm chút phong sương nhưng vẫn toát lên vẻ oai phong lẫm liệt, ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn. – Những câu trên đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật Quang Dũng: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Khiến cho đoạn thơ một vẻ đẹp đặc biệt, góp phần khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vô cùng độc đáo: “tiều tụy mà lẫm liệt, lam lũ mà hào hùng, dữdằn mà đa cảm và đầythơ mộng” (GS.Nguyễn Đăng Mạnh).   
Đánh giá1,0
– Bức tượng đài người lình Tây Tiến được khắc tạc bằng bút pháp tương phản, vừa hiện thực vừa lãng mạn, từng đường nét như được khắc đậm bằng những ngôn từ, hình ảnh đầy ấn tượng, làm nên vẻ đẹp riêng của hình tượng người lính Tây Tiến, thật khác lạ so với những bài thơ về người lính Cách mạng cùng thời.   – Hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại.

5. Vẻ đẹp của người lính qua bài thơ Tây Tiến

Về đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

                     (Trích “Tây Tiến”-Quang Dũng)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp người lính Tây Tiến qua khổ thơ trên. Từ đó nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến”.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận   Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  (0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận   Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp nổi bật cơ bản của người lính Tây Tiến  (0,25)
3. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý và bố cục sau đây:   a. Mở bài: – Dẫn dắt vấn đề: Trong nền thơ văn kháng chiến, ta không thể không nhắc tới những tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng,…trong số đó nổi bật là nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến. – Nêu vấn đề: Bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với mảnh đất Tây Tiến thân thương và những người đồng chí, đồng đội cùng “vào sinh ra tử”; đặc biệt khổ 3 của bài thơ đã khắc họa hình tượng những người lính vô cùng đặc sắc: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành” b. Thân bài * Cảm nhận đoạn thơ – Cảm nhận hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chất bi tráng qua hai dòng đầu: “Tây Tiến đoàn binh…dữ oai hùm” + Đoàn binh Tây Tiến: Đoàn quân được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào chặn đánh các đợt tiến công biên giới Việt – Lào, khi đó Quang Dũng là đội trưởng của đoàn quân đó + Đoàn quân của Quang Dũng hiện lên kì dị, lạ thường: Tuổi đời trẻ măng nhưng đầu ai nấy đều “không mọc tóc” + Tuy trong gian khổ, người lính vẫn giữ được tư thế hiên ngang, bất khuất, oai hùng “dữ oai hùm” – Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của những người lính (trong những câu thơ tiếp theo) + Tâm hồn mơ mộng, tràn trề sức xuân: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới… kiều thơm” => Những chàng trai tuổi 18, đôi mươi xuất thân là những học sinh, sinh viên đất Hà thành nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng lên đường ra chiến trận. + “Mắt trừng”: Đôi mắt đang dõi theo kẻ thù, tràn đầy sự căm hận và sự quyết tâm chống thù + “Mộng biên giới”: Giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng trở về quê hương, gia đình… + “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ người thương. – Cảm nhận về vẻ đẹp bi tráng của người lính qua việc Quang Dũng miêu tả sự hi sinh anh dũng: “Rải rác biên cương…khúc độc hành” + Âm điệu câu thơ như chùng xuống trước sự mất mát, hi sinh của các chiến sĩ, trước những ngôi mộ vô danh nằm rải rác giữa biên cương + “Mồ viễn xứ”, “biên cương”: Từ Hán Việt tạo không khí trang trọng, bi hùng như một bản hùng ca tiễn biệt người lính + Nhưng dù có phải đối mặt với cái chết thì người lính vẫn nguyện hiến dâng tuổi xuân, thậm chí cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của dân tộc “chẳng tiếc đời xanh”, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng “anh về đất” + Cái chết của các anh được lí tưởng hóa, mĩ lệ hóa “Áo bào thay chiếu”. => Sự hi sinh đầy cao đẹp, thiêng liêng + Trước những hi sinh của các anh, con sông Mã lịch sử “gầm lên khúc độc hành” như “gầm” lên khúc tráng ca tiễn biệt đồng đội để họ đi vào cõi bất tử. – Nêu lại đại ý toàn khổ 3 bài thơ Tây Tiến. * Cảm hứng lãng mạn qua bài thơ: – Cảm hứng lãng mạn thể hiện đậm nét trước hết ở cái tôi của Quang Dũng. – Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến còn thể hiện đậm nét trong bút pháp lãng mạn. + Qua thiên nhiên Tây Bắc + Qua hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hòa hoa, lãng mạn, hào hùng, bi tráng c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân(4.00)   3,0 1,0
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.(0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(0,25)

6. Bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau. Từ đó hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                                           Quân xanh màu lá giữ oai hùm
                                           Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                                           Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
                                           Rải rác biên cương mồ viên xứ
                                           Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                           Áo bào thay chiếu anh về đất
                                           Sông mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1. NXB Giáo dục).

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ . Từ đó nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.   5.0
Yêu cầu về hình thức : Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận văn học: có đủ mở bài, thân bài, kết bài. 0.25
Yêu cầu về nội dung: 
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ . Từ đó nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng0.25
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc.   Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:0.25
I. Mở bài   Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. – Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. – Khái quát nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượng đoàn binh Tây Tiến. Đoạn thơ vừa đậm chất hiện thực, vừa điển hình cho bút pháp lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. II. Thân bài 1. Khái quát chung Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ – nỗi nhớ, khắc họa vẻ đẹp người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng, hào hùng với sức mạnh và lý tưởng và sự hi sinh cao cả mà cội nguồn là lòng yêu nước. – Hình tượng người lính Tây Tiến tiêu biểu cho vẻ đẹp người lính chống Pháp. 2. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến a. Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn – Người lính xuất hiện trực tiếp trên cái nền hoang vu hiểm trở và thơ mộng của Tây Bắc với một vẻ đẹp độc đáo, kì lạ. Lính Tây Tiến hiện ra oai phong và dữ dội khác thường. Nhưng ẩn sau cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, một tâm hồn đầy mộng mơ: mộng lập công, mơ về Hà Nội với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) b. Vẻ đẹp gắn với lý tưởng và sự hi sinh cao đẹp – Thực tế gian khổ thiếu thốn làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi tóc (vệ trọc). Quang Dũng không hề che giấu sự thực tàn khốc đó. Song, họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, lẫm liệt, hùng tráng. Sau vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng dữ oai hùm. – Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lý tưởng quên mình vì Tổ Quốc: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội, bi tráng của dòng sông Mã: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông mã gầm lên khúc độc hành à Hình ảnh những người lính Tây Tiến thấm đẫm vẻ đẹo bi tráng, chói ngời lý tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thưở xưa một đi không trở lại è Tổng kết: Hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hào hùng vừa hào hoa, lãng mạn; vừa bi hùng, bi tráng gắn với lý tưởng cao cả, lòng yêu nước cháy bỏng, vì Tổ Quốc mà hi sinh. 3. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang DũngChất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không né tránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang cờ đợi người lính: Rải rác biên cương mồ viễn xứ. à Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng – Bút pháp lãng mạn: + Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính + Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng. + Thể hiện ở khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: Hiện thực, thiếu thốn, bệnh tật, chết đói đối lập với sức mạnh dữ dội , lẫm liệt và lý tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng + Thể hiện ở bút pháp  lý tưởng hóa hình tượng. à Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp của người lính chống Pháp III. Kết bài – Vẻ đẹp hình tượng người lính hội tụ ở vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa nhưng lại rất mạnh mẽ, hào hùng; vẻ đẹp bi tráng gắn với lý tưởng và sự hi sinh cao cả. – Vẻ đẹp đó thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: hiện thực đến trần trụi nhưng lãng mạn đến bay bổng, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.0.25             0.75           0.75                 0.75                         0.5                 0.5         0.25
c. Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…0,25
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.0,25

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *