Chỉ số thông minh cảm xúc EQ giúp chúng ta làm chủ và xử lí linh hoạt những tình huống trong cuộc sống. Khác với chỉ số IQ thường do bẩm sinh thì EQ là một kĩ năng có thể luyện tập để nâng cao mỗi ngày.

Xem thêm Chỉ số EQ là gì?
Các yếu tố của chỉ số EQ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chỉ số EQ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thành công của con người. Người có chỉ số này càng cao thì khả năng thành công thường lớn hơn và ngược lại. Vậy những loại cảm xúc nào hình thành nên EQ?
Khả năng nhận thức
Hiểu đơn giản thì đây là mức độ hiểu bản thân của bạn. Bạn hiểu được cảm xúc tồn tại trong cơ thể mình từ đó mới nắm được cơ chế kiểm soát và xây dựng cảm xúc cá nhân. Bên cạnh hiểu biết về cảm xúc thì khả năng nhận thức còn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về sở thích, cảm giác…của bản thân. Hai yếu tố quan trọng hàng đầu của khả năng tự nhận thức ở cơ thể người đó chính là mức độ tự tin và nhận diện cảm xúc cá nhân.

Từ khả năng tự nhận thức bản thân để có những điều chỉnh cảm xúc nhất định. Những điều chỉnh này phải phù hợp và phát huy được tác dụng của nó. Tự điều chỉnh hay tự quản lý bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực. Phát huy những cảm xúc tích cực và hạn chế, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực chính là mục đích, tiêu chí để đánh giá khả năng tự điều chỉnh.
Khả năng xây dựng động lực thúc đẩy
Việc xây dựng những mục tiêu rõ ràng và quyết tâm đạt được nó luôn tìm thấy ở những người có chỉ số EQ cao. Việc xây dựng mục tiêu rõ ràng giúp bạn có động lực hơn và việc đạt được thành công cũng trở nên dễ dàng hơn. Để đạt được mục tiêu đã đề ra việc giữ được một tinh thần lạc quan, sẵn sàng, có những quyết định đúng đắn phù hợp và tinh thần quyết tâm là cực kì quan trọng.
Khả năng đồng cảm
Đồng cảm chính là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác. Hiểu được khó khăn, vất vả hay niềm vui sướng hạnh phúc của những người bên cạnh. Khả năng đồng cảm càng cao thì khả năng đánh giá nhận xét, nắm bắt về đối phương càng chính xác, nhờ đó mà khả năng thành công cũng cao hơn.

Các nhà khoa học khác tin rằng sự đồng cảm được tạo ra hoàn toàn thông qua trí tuệ. Giả thuyết là chúng ta có thể trải nghiệm sự đồng cảm bằng cách nhìn người khác và dùng lý trí để xác định cách chúng ta nên cảm thấy hoặc phản ứng với cảm xúc của người khác.
Một số cách cách để đồng cảm với người khác bạn có thể thử áp dụng như:
- Cảm thấy tò mò hơn về người lạ: Những người đồng cảm là những người tò mò về những người xung quanh họ. Họ có thể bắt chuyện với người lạ hoặc quan sát người khác một cách cởi mở hơn. Sự tò mò này giúp chúng ta đồng cảm, vì cho thấy những thế giới quan, lối sống khác nhau và những người mà chúng ta không thường gặp.
- Tập trung vào những điểm tương đồng hơn là sự khác biệt.
- Lắng nghe nhưng cũng phải chia sẻ để đồng cảm với người khác. Hãy đặt mình vào vị trí của ai đó.
- Lắng nghe nhưng cũng phải chia sẻ. Đồng cảm không chỉ là việc có sự cảm thông với người khác mà còn là thể hiện bản thân với họ. Việc tin tưởng và chia sẻ với ai đó bằng những suy nghĩ và cảm xúc chân thành của bạn là điều cốt yếu để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và đồng cảm với người khác.
Một số kĩ năng xã hội khác
Bên cạnh các yếu tố trên thì các kỹ năng xã hội cũng là một phần quan trọng của EQ. Các kỹ năng xã hội bao gồm như sự nhạy bén, khả năng ngoại giao, tố chất lãnh đạo, khả năng teamwork,… Đây đều là những kỹ năng cần thiết phải có ở những người lao động hiện đại. Người có được những yếu tố này thì khả năng thành công và sự thuận lợi trong công việc càng cao.

Xem thêm 15 mẹo tâm lý giao tiếp bắt buộc phải biết.
EQ không phải là một chỉ số bất biến, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Những người có chỉ số EQ thấp hoàn toàn có thể cải thiện nó bằng chính lối sống hàng ngày. Việc xây dựng và phát triển chỉ số EQ có ý nghĩa rất lớn.
Cách tăng chỉ số EQ
Chỉ số thông minh IQ rất khó để thay đổi nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện chỉ số EQ thông qua học hỏi và luyện tập. Cùng xem qua những mẹo giúp bạn kiểm soát và nâng cao chỉ số EQ của mình nhé.
1. Nhận biết điểm mạnh của bản thân
Bạn là một người giỏi lắng nghe, hài hước hay thường rất kiên nhẫn khi làm bất cứ một việc nào? Hãy xác định điểm mạnh của mình hoặc nhờ bạn bè nhận xét để tìm ra ưu điểm ấy.

Các nghiên cứu cho thấy khi bạn tự nhận thức được điểm mạnh của mình, bạn cũng có xu hướng nhận ra điểm mạnh của người khác, điều này sẽ mang lại những kết quả tích cực trong các mối quan hệ. Trong công việc, một người biết được ưu điểm và khả năng của mình cũng dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà quản lý hoặc nhà tuyển dụng và giúp bạn có cơ hội thành công cao hơn. Đồng thời, việc biết được đâu là điểm mạnh của mình cũng giúp bạn dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với bản thân.
2. Biết giới hạn của điểm mạnh
Bất cứ điều gì quá mức cũng sẽ gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn nên biết giới hạn của mình là gì. Ví dụ như đi đôi với tính hoạt bát là nói quá nhiều hoặc đức tính kiên trì đôi khi có thể biến thành cố chấp. Vì vậy, bạn cần biết đâu là ngưỡng vừa đủ của các đức tính tốt mà bạn có được.
Bạn nhận biết được điều này bằng cách lấy một mảnh giấy, viết các đức tính tốt của bạn vào bên trái. Sau đó, nghĩ đến hậu quả sẽ thế nào nếu bạn áp dụng các ưu điểm ấy một cách “quá liều”. Từ đó, bạn sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước những tình huống căng thẳng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bạn bè nếu muốn có kết quả thật khách quan.
3. Biết giới hạn sức chịu đựng của bạn
Cách nhanh nhất để một người phá hỏng sự nghiệp hoặc mối quan hệ chính là thiếu kiểm soát cảm xúc của họ. Bởi vì, bạn có thể phải đối mặt với nhiều điều tệ hại không thể tưởng tượng được trong cuộc sống, nhưng phản ứng như thế nào lại là quyết định của chính bạn. Trong tình huống bạn vấp phải sự phản đối của ai đó về ý kiến của bạn trong một cuộc họp ở công ty, nếu lúc này bạn “bùng phát” cảm xúc của mình và giận dữ, to tiếng thì hình ảnh của bạn trong mắt mọi người sẽ xấu đi rất nhiều.
Vì vậy, lời khuyên là bạn cần biết những hành vi nào có khả năng gây khó chịu cho chính mình và thực hành cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống đó. Hãy nhớ lại những lần bạn mất kiểm soát, nói ra những lời nặng nề hoặc cãi nhau với người khác. Sau đó, khi phải tiếp xúc với những trường hợp gây khó chịu tương tự, hãy cố gắng kiềm nén cơn giận của mình và gián tiếp giải quyết mâu thuẫn, thông qua email hoặc một cuộc hẹn khi đã đủ bình tĩnh thay vì trực tiếp đối đầu.
4. Kiểm soát ngôn ngữ trong đầu bạn
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta tự nói với chính mình hơn 50.000 câu mỗi ngày. Vậy thì thử dành một phút để nghĩ xem bạn hay nói với chính mình những câu như thế nào, tích cực hay tiêu cực? Nếu bạn chỉ dành cho bản thân những lời tiêu cực như thường xuyên tự mắng nhiếc bản thân, nghĩ xấu về người khác, than vãn về mọi việc… thì hãy ngừng lại ngay nhé. Điều này sẽ giúp bạn luôn có những suy nghĩ tích cực, đồng thời hạn chế trường hợp những từ ngữ không hay đang “ám ảnh” tâm trí sẽ bị bạn “xả” cho người xung quanh.
Chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của mình. Từ đó, hạn chế được những hậu quả từ sự nóng giận, căng thẳng, tuyệt vọng, giúp bạn dễ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.