dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Cách viết thân bài nghị luận

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu văn nghị luận là gìcách viết mở bài nghị luận. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu Cách viết thân bài nghị luận để đạt điểm cao nhất.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Cách viết thân bài nghị luận

1. Yêu cầu của thân bài văn nghị luận

Đặc điểm và yêu cầu cho đoạn văn chính xác

Các đoạn văn phần thân bài tương ứng với dàn ý:

  • Tương ứng với luận điểm: Tùy theo đề có thể một hoặc nhiều luận điểm, các luận điểm liên quan với nhau và làm sáng rõ chủ đề.
  • Tương ứng với luận cứ: Đó là những khía cạnh và lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.     Mỗi luận điểm có thể nhiều luận cứ được minh họa bằng dẫn chứng.
  • Các  đoạn văn ở phần trình bày luận cứ và  dẫn chứng có quan hệ phụ thuộc với đoạn văn ở luận điểm.
  • Tương ứng với tiểu kết của luận điểm.
  • Tương ứng với sự chuyển tiếp của hai luận điểm.

Yêu cầu về diễn ý và hành văn hay

Sau khi đã có ý thì vấn đề quan trọng không kém là cách diễn  đạt hay. Biết diễn đạt khéo léo thành lời văn cụ thể sẽ có một đoạn văn hay. Diễn ý hay phụ thuộc nhiều yếu tố sau đây tôi xin nêu ngắn gọn các yếu tố tạo nên như sau:

  • Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết.
  • Dùng từ độc đáo.
  • Viết câu linh hoạt.
  • Viết văn có hình ảnh.
  • Biết so sánh phù hợp.
  • Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng.

2. Cách viết thân bài nghị luận

Các em học sinh cần luyện tập viết từng đoạn văn một, sau khi đã có khả năng lập luận, diễn đạt tốt thì sẽ thử sức với việc viết cả một bài văn dài.

Luyện viết đoạn văn tương ứng với luận điểm

Yêu cầu : Trình bày rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm trong câu chủ đề. Câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu đoạn (đoạn diễn dịch) hoặc cuối đoạn (đoạn quy nạp)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Minh họa: Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm “Đôi mắt”?

Mẫu:
Luận điểm:
Sự đối lập về cách nhìn của Hoàng và Độ về người nông dân.
Đoạn văn:
Hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Hoàng và Độ. Hai người đại diện cho hai cách nhìn về người nông dân. Người kia chỉ nhìn thấy cái hình thức bên ngoài lố bịch  , ngu dốt, đáng khinh và đáng cười của người nông dân. Người kia biết vượt qua được hình thức bên ngoài, nhìn thấy “những nguyên cớ thật đẹp bên trong” của người dân cày. Nam Cao đã làm nổi bật tư tưởng , thái độ cũng như quan điểm của mình qua sự đối lập cách nhìn của hai nhân vật này về người nông dân.

Viết đoạn văn tương ứng với luận cứ.

Yêu cầu: Cách viết các đoạn văn tương ứng với luận cứ  phải căn cứ vào yêu cầu của từng dạng đề như phân tích, chứng minh, giải thích, bình giảng…

Minh họa:
Đề 1:
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân?
Luận cứ:
Tình huống của vợ nhặt.
Đoạn văn:
Có thể nói Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống “nhặt vợ” của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau, khi miếng ăn của mỗi người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bòng thêm người này, người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỉ hơn là vị tha và người ta dễ đối xử tàn nhẫn làm cho nhau đau khổ. Nhưng nhà văn lại khám phá ra một điều ngược lại như ở nhân vật anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước “xác người chết đói ngập đầy đường” “người lớn xanh xám như những bóng ma” , trước không khí “vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người”, từng ớn lạnh trước “tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết” ấy, nhưng lạ thay, chúng ta không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ ấy của Tràng nữa.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Đề 2:
Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?
Luận cứ:
Nét lãng mạn và hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến.
Đoạn văn:
Giữa bao nhiêu khó khăn hình tượng người lính Tây Tiến vẫn luôn
“Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
Nét dữ tợn của người lính Tây Tiến ở đây không hề bị nhạt đi trong lòng người đọc. Bệnh tật, ốm đau tưởng chừng  làm người chiến sĩ yếu đuối nhưng thật bất ngờ khi chúng ta bắt gặp dáng vẻ “dữ oai hùm” của anh lính. “Dữ oai hùm” đã làm  mất đi vẻ yếu ớt trong hình ảnh “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”. Câu thơ trên như tô đậm hơn nét vẽ về người lính Tây Tiến.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Đây là hai câu thơ tập trung vẽ nên bức tranh người lính Tây Tiến vừa  sống lại với hình ảnh Hà Nội, vừa chiến đấu với tương lai trước mắt. Hai câu thơ vừa mang nét lãng mạn vừa mang nét hào hùng. Mắt người lính “trừng” có vẻ dữ tợn nhưng lại thể hiện sự quyết tâm, quyết tâm chiến đấu cho Tổ quốc, cho đất nước. Bên cạnh đó những chàng trai Tây Tiến cũng không hề đánh mất đi vẻ đẹp tâm hồn mình: sự mộng mơ. Hai câu thơ trên đã có thời bị coi là buồn rớt, là bi quan, là  tiểu tư  sản. Đành  rằng  câu thơ có nét buồn nhưng cái buồn ấy không hề làm mất đi sự quyết tâm của người lính. Quyết tâm đánh giặc và chất men lãng mạn  đã kết hợp hài hòa tạo nên một vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ một cách sâu sắc. Những người lính Tây Tiến mơ về mảnh đất Hà Thành nơi có hình bóng của người thương, những giấc mộng và mơ ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho những  người lính Tây Tiến sống và chiến đấu. Chính vì thế hai câu thơ thật sự lãng mạn và hào hùng.

Luyện viết ngắn, viết dài

Yêu cầu: Cách luyện này rất có ích , hữu hiệu đối với tất cả các em. Tại sao vậy? Tại đặc điểm của văn nghị luận cũng giống như vũ trụ mà chúng ta đang sống vậy. Có thể dài rộng vô cùng nhưng cũng có thể rút gọn thành tối giản. Và bài văn cũng vậy có thể kéo dài thành một cuốn sách cũng có thể rút lại ở một vài câu.

Sau khi luyện viết ngắn thành thạo thì sẽ luyện viết dài thành bài văn nghị luận. các bài văn dài thật ra là sự phát triển của một bài văn ngắn. Tuy nhiên cần lưu ý khi viết một bài nghị luận thì không thể kéo dài như viết một cuốn sách mà là độ dài phù hợp với một bài viết, khi viết một bài nghị luận thường là viết theo một khía cạnh của vấn đề vì vậy kích thước phù hợp sẽ là một yếu tố tạo nên thành công của bài nghị luận.

Phương pháp luyện tập:
Có thể luyện tập theo từng cách hoặc các cách sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Thứ nhất: Dựa vào khung dàn ý viết lần lượt từng luận điểm.
  • Thứ hai: Tập tóm tắt văn bản nghị luận.
  • Thứ ba:Tập chuyển đoạn văn nghị luận ngắn đã viết thành đoạn văn nghị luận dài.
  • Thứ tư : từ bài nghị luận tìm xem có câu nào, luận điểm nào có thể triển khai được không.
  • Thứ năm: Có thể từ luận điểm phát triển thêm các luận cứ.
  • Thứ sau: Luyện chung. Các em chọn một bài và cùng nhau nghiên cứu tìm ý và triển khai.

Luyện viết ngắn rồi từ ngắn luyện viết dài là cách mà Bác Hồ đã luyện và rất hiệu nghiệm để nâng cao trình độ viêt báo, viết văn của mình hồi Người mới bắt đầu viết.

Luyện viết câu, đoạn chuyển tiếp

Một bài văn là một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo ra bởi các phần, các đoạn,các câu. Nếu các phần đó không kết dính với nhau thành một khối thì bài văn sẽ bị phá vỡ. Trong một bài viết thường có nhiều đoạn văn tự thân nó không kết dính được. Chính vì vậy ta phải dùng từ ngữ kết dính , dùng từ ngữ câu đoạn chuyển tiếp.

Những cách thông dụng dùng câu chuyển tiếp.

  • Cách một: Dùng kết từ hoặc từ ngữ tương đương với kết từ;
  • Cách hai: Cách đặt câu hỏi. Ví dụ: “Ta thấy gì trong xã hội ấy?”;
  • Cách ba: Dùng phép lặp.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *