Văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Văn nghị luận được viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết
Đặc điểm của văn nghị luận
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm:
- luận điểm chính
- luận điểm xuất phát
- luận điểm khai triển
- Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.
- Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ.
Bố cục của một bài văn nghị luận
Bố cục của bài văn nghị luận gồm có:
- Đặt vấn đề (mở bài). Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết. Mời các em tham khảo Cách viết mở bài nghị luận.
- Giải quyết vấn đề (thân bài). Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. Mời các em tham khảo Cách viết thân bài nghị luận
- Kết thúc vấn đề (kết bài). Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
Các loại văn nghị luận
Trong chương trình học THCS và THPT, các loại văn nghị luận gồmcó:
- Nghị luận xã hội:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
- Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Nghị luận văn học
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về tác phẩm truyện
Ngoài những kiến thức trọng tâm trên, để hoàn thành tốt bài làm văn của mình, bạn còn cần ghi nhớ đầy đủ các lạo thao tác lập luận trong một bài văn nghi luận.