dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Với VPS, người dùng có thể làm chủ được hoạt động của máy chủ như: Chúng hoạt động ra sao, nên cài đặt những gì,… Vì vậy, người quản lý VPS sẽ phải là người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng về máy chủ. Còn với dịch vụ Hosting thì không, bởi người dùng sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người quản lý.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ngoài ra, gói VPS có thể lưu trữ được toàn bộ hệ thống của website doanh nghiệp còn hosting chỉ có thể chạy được một số subdomain của một website nào đó. Vì thế, mức độ xây dựng cũng như khả năng quản lý của VPS sẽ lớn và phức tạp hơn khi sử dụng Hosting.

Chọn Hosting hay VPS? 1

Đó chính là lý do vì sao cả Hosting và VPS có cấu hình tương đương nhau nhưng VPS luôn có chi phí cao hơn là Hosting.

Nếu bạn là một newbie, chúng tôi khuyên dùng Hosting thay vì dùng VPS. Nếu bạn muốn tự mình quản lý VPS, hãy tham gia các khóa học về CNTT.

Chọn Hosting hay VPS? 2

Tại sao nên chọn Hosting thay vì VPS?

Dịch vụ lưu trữ web chia sẻ (shared host hay shared hosting) là dịch vụ lưu trữ web mà trong đó nhiều trang web nằm trên một máy chủ web được kết nối với internet.

Đây thường là lựa chọn kinh tế nhất cho việc lưu trữ web, vì tổng chi phí bảo trì máy chủ được phân bổ cho nhiều khách hàng. Khi chọn shared host, trang web của bạn sẽ chia sẻ chung tài nguyên của một máy chủ vật lý với một hoặc nhiều trang web khác. Các tài nguyên này bao gồm cấu hình phần cứng (CPU, RAM, ổ cứng, kết nối mạng) và phần mềm (hệ điều hành, web server, các công cụ quản trị dữ liệu…). Hiểu một cách đơn giản thì nó giống bạn đang sống trong một tòa chung cư vậy. Mỗi căn hộ là một gói shared host. Các căn hộ sử dụng chung tài nguyên của tòa nhà như hành lang, thang máy, thang bộ…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ưu điểm của shared host là giá thành thường rẻ hơn, bạn được trang bị đầy đủ mọi thứ và được hỗ trợ kỹ thuật đến… tận răng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tài nguyên thường bị hạn chế và hệ thống dễ bị quá tải do số lượng người dùng cao.

Website của bạn nhỏ

Nếu dự án của bạn rất nhỏ, bài đăng hằng ngày ít, lưu trữ hình ảnh ít, không cần cấu hình đặc biệt thì có thể chọn Hosting. Nhưng nếu web tầm vài chục GB thì tốt nhất bạn nên mua VPS hoặc có thể dùng dùng Enterprise/Business Hosting.

Khi mới bắt đầu chúng ta không có quá nhiều chi phí cũng như kiến thức thì với câu hỏi Nên thuê VPS hay Hosting việc lựa chọn Hosting luôn là lựa chọn hợp lý vì giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng vì không phải thao tác và đòi hỏi quá nhiều kiến thức như VPS.

Nhưng tới một thời điểm mà bạn phát triển website có dung lượng lớn rồi, thì tìm tới VPS là việc nên làm. Tới lúc này, kiến thức về hosting của bạn đã tương đối tốt thì việc chuyển sang VPS theo các hướng dẫn có sẵn cũng không phải là vấn đề gì.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bạn không có kiến thức quản trị VPS

  • Bạn không có kiến thức quản trị VPS/Server. Nó là kiến thức chuyên ngành “Quản trị mạng” (CNTT). Đang làm kinh doanh, bán hàng, marketing… tự dưng lại đòi học chuyên ngành khác để chỉ mỗi quản lý cái VPS cho cái web bé xíu của mình làm gì? Mấy bạn làm agency thiết kế web, freelance thiết kế web hoặc dân lập trình mới cần tìm hiểu.
  • Không biết bảo mật VPS (chống DDOS, brute force attack…). Lại một đống kiến thức về Security phải học.
  • Giá cao nếu không biết tận dụng hết tài nguyên VPS trong khi web của bạn bé xíu. Kiểu như chỉ cần 1 ngôi nhà nhỏ lại bỏ đống tiền ra đi mua biệt thự.
  • Support khó khăn mệt mỏi. Và nếu có ai đó support bạn cũng ko hiểu họ nói cái gì (do khác chuyên ngành)

Khi nào nên chọn VPS thay vì Hosting?

Virtual Private Server (VPS) là một máy chủ “ảo”. Nó sở hữu đầy đủ mọi thứ để có thể hoạt động độc lập (hệ điều hành, web server…). Bạn nắm quyền quản trị cao nhất (root) và có toàn quyền can thiệp vào hoạt động của VPS. Bạn có thể cài hệ điều hành, web server… hoặc bất cứ phần mềm nào khác mà bạn muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, các bạn vẫn phải chia sẻ chung tài nguyên của máy chủ vật lý chứa VPS. Nó giống mô hình của các biệt thự liền kề vậy.

Website bao gồm nhiều thư viện đặc biệt

Trường hợp này đòi hỏi các bạn cần chạy nhiều thư viện đặc biệt nên sẽ có những yêu cầu cao hơn, cần bổ sung nhiều thư viện khi bạn cần nên việc sử dụng VPS sẽ tối ưu và đáp ứng đủ yêu cầu hơn. 

Nhu cầu sử dụng VPS thường rất nhiều như là máy chủ game, lưu trữ website, phát triển platform, lưu trữ các dữ liệu như ảnh, video, email, giả lập sandbox…

Cần quyền kiểm soát toàn bộ website

Nếu bạn muốn toàn quyền kiểm soát tất cả các dữ liệu web thì nên chọn VPS thay vì Hosting bởi VPS là máy chủ ảo độc lập tách biệt với các gói VPS. Còn Hosting thì lại bị ảnh hưởng bởi các website khác cùng đặt trên một máy chủ.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Lúc này bạn cũng nên lựa chọn thuê VPS, ở đó sẽ tách biệt hoàn toàn với các gói VPS khác, nơi mà bạn cài hệ điều hành bạn thích, chạy thư viện bạn thích, tăng bộ nhớ cho PHP hay giảm bộ nhớ của SQL, hoặc bạn cài lưu trữ dữ liệu riêng biệt, nói chung ở đó bạn coi như đang sở hữu một mô hình client server. 

Lượng truy cập lớn

Việc nên thuê vps hay hosting cũng dựa vào việc bạn cần dung lượng truy cập là bao nhiêu.

Lúc mới đầu bạn dùng hosting và cảm thấy tốc độ website vẫn hoạt động tốt không quá chậm, tuy nhiên khi phát triển website có nhiều nội dung thì thường xuyên cảm thấy tốc độ website bị ảnh hưởng, bắt đầu chậm lại. Nếu cảm thấy tình trạng website bị chậm lại vẫn tiếp diễn thì đây có lẽ là lúc bạn nên nghĩ tới việc dùng VPS thay vì Hosting.

Với những trường hợp các bạn yêu cầu lượng truy cập website lớn, đảm bảo tính ổn tính thì sự lựa chọn hoàn hảo nhất đó là VPS. Bởi VPS sẽ không bị giới hạn băng thông, được sử dụng dụng dung lượng RAM khủng còn hosting không đủ bộ nhớ RAM để xử lý lượng truy cập vài trăm k đến 1k user online được.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Thiếu tài nguyên

Nếu bạn gặp phải lỗi 503 Server Errors ở một website nào đó thì có nghĩa là website đó đang gặp phải tình trạng không đủ bộ nhớ để chứa dữ liệu, và chuyển sang VPS là một điều cần thiết lúc này.

Các nền tảng web cần biết

Để tạo một website, có khá nhiều cách. Nhưng dễ dàng nhất là sử dụng các nền tảng có sẵn. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến nhất:

Chọn Hosting hay VPS? 3
  • WordPress: dùng để build blog, web bán hàng, web review/so sánh giá, và landing page;
  • Shopify: tối ưu cho web bán hàng. Không nên dùng làm web affiliate, blog, landing page.

Bạn có thể tham khảo thêm 12 nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *