Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa Sở GD Cần Thơ học kì 2 có đáp án
cuối học kỳ 2 sở GDĐT Cần Thơ
⇒ Mã đề: 135
41C | 42A | 43D | 44B | 45B | 46B | 47A | 48B | 49D | 50D |
51D | 52C | 53B | 54D | 55B | 56C | 57B | 58B | 59D | 60D |
61B | 62C | 63A | 64A | 65A | 66C | 67A | 68A | 69A | 70A |
71C | 72C | 73D | 74A | 75D | 76C | 77B | 78D | 79C | 80C |
Câu 41. Công thức của canxi sunfat là
A. Ca(OH)2. B. CaCO3. C. CaSO4. D. CaCl2.
Câu 42. Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm và khí clo là
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(NO3)3. D. Al(OH)3.
Câu 43. Chất nào sau đây thường được dùng làm gia vị và bảo quản thực phẩm?
A. Thạch cao. B. Phèn chua. C. Đá vôi. D. Muối ăn.
Câu 44. Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ca. B. Be. C. Sr. D. Ba.
Câu 45. Hợp chất nào sau đây là hợp chất sắt(III)?
A. FeCl2. B. Fe2(SO4)3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(OH)2.
Câu 46. Vỏ của các loài ốc, sò,… có thành phần chính là
A. CaSO4. B. CaCO3. C. Ca(OH)2. D. CaO.
Câu 47. Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong
A. dầu hỏa. B. giấm. C. nước. D. cồn.
Câu 48. Al(OH)3 có thể tan được trong dung dịch chất nào sau đây?
A. NaCl. B. NaOH. C. NH3. D. CaCl2.
Câu 49. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. MgCl2. B. ZnSO4. C. AlCl3. D. CuSO4.
Câu 50. Chất rắn thu được khi nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 là
A. Fe. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 51. Kim loại nào sau đây bị thụ động bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Ag. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Câu 52. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. K. B. Al. C. Ba. D. Na.
Câu 53. Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +3 trong các hợp chất?
A. Ca. B. Al. C. Mg. D. Na.
Câu 54. Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Ca. C. K. D. Cu.
Câu 55. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. FeO. B. Fe. C. Fe(OH)3. D. Fe2O3.
Câu 56. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CuO. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. MgO.
Câu 57. Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. 4Al + 3O2 (t°) → 2Al2O3. B. Fe2O3 + 2Al (t°) → 2Fe + Al2O3.
C. 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu D. 2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
Câu 58. Kim loại nào sau đây không tan trong nước nhưng có thể tan được trong dung dịch NaOH?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 59. Điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ), ở catot thu được
A. H2. B. NaOH. C. Cl2. D. Na.
Câu 60. Chất nào sau đây phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được hỗn hợp kết tủa?
A. FeCl3. B. Fe(NO3)2. C. Fe. D. FeCl2.
Câu 61. Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành chất rắn X có màu nâu đỏ. X là chất nào sau đây?
A. FeCl3. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe2(SO4)3.
Câu 62. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Sản phẩm khử của HNO3 là
A. N2. B. N2O. C. NH4NO3. D. Mg(NO3)2.
Câu 63. Hòa tan hoàn toàn Fe bằng lượng dư dung dịch X, đun nóng thì thu được dung dịch có chứa muối sắt (II). X là dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 đặc. D. HNO3 đặc.
Câu 64. Ở nhiệt độ thường, nhôm bền trong không khí do trên bề mặt được phủ kín một lớp chất rắn X rất mỏng và bền bảo vệ. Chất X là
A. Al2O3. B. Al2(SO4)3. C. Al(NO3)3. D. AlCl3.
Câu 65. Hai chất nào sau đây đều gây nên tính cứng vĩnh cửu của nước?
A. CaCl2 và MgSO4. B. NaHCO3 và KHCO3. C. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. D. NaCl và K2SO4.
Câu 66. Nung nóng chất rắn X thì thu được chất rắn Y, CO2 và H2O. X là chất nào sau đây?
A. Al(OH)3. B. Mg(OH)2. C. Ca(HCO3)2. D. BaCO3.
Câu 67. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. FeO. B. Fe2(SO4)3. C. Fe. D. Fe(OH)3.
Câu 68. Cho kim loại K vào nước, thu được dung dịch X và khí H2. Chất tan có trong X là
A. KOH. B. KCl. C. K2CO3. D. K2O.
Câu 69. Cho lượng dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa hai muối. X là kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Fe.
Câu 70. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaOH, thu được dung dịch X có khả năng làm quỳ tím hóa xanh. Chất tan có trong X là
A. NaCl và NaOH. B. NaCl và HCl. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 71. Cho dung dịch chất X tác dụng với lượng dư dung dịch Al2(SO4)3, thu được chất rắn Y. Biết Y chỉ tan một phần trong lượng dư dung dịch HCl. X là chất nào sau đây?
A. NH3. B. BaCl2. C. Ba(OH)2. D. NaOH.
Câu 72. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(d) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết: X, Y, Z, T là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Hai chất Z và T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ca(OH)2 và Na2SO4. B. NaHSO4 và HNO3. C. Na2CO3 và NaCl. D. NaOH và HCl.
Câu 74. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong môi trường axit, dung dịch FeSO4 có thể làm mất màu dung dịch KMnO4.
B. Sử dụng muối ăn có thể loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước do nước cứng gây ra.
C. Hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) có thể tan hoàn toàn trong nước dư.
D. Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Câu 75. Cho dãy các chất: Fe(NO3)2, FeCl3, FeSO4, FeCO3, FeS. Số chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 76. Khử hoàn toàn 3,2 gam Fe2O3 bằng khí CO, thu được m gam Fe. Giá trị của m là
A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 77. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong lượng dư khí Cl2, thu được 3,25 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 1,12. C. 0,56. D. 3,36.
Câu 78. Cho 50 ml dung dịch CaCl2 0,4M tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 79. Dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2). Điện phân X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau thời gian 1930 giây thì thu được hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 bằng 29) và dung dịch Z (vẫn còn màu xanh). Mặt khác, điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 3,13 gam so với dung dịch ban đầu. Biết hiệu suất điện phân là 100% và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 2895. B. 7720. C. 3860. D. 4825.
Câu 80. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, Fe2O3 trong bình kín (thể tích không đổi) có chứa lượng dư khí O2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình trước và sau phản ứng không đổi. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối trung hòa và 20,16 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được 200,86 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 51,6. B. 55,6. C. 42,8. D. 67,6.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hơn tại
Tổng hợp đề thi thử TN THPT môn hóa năm 2022 có đáp án
Tổng hợp đề thi TN THPT 2021 môn hóa file word có lời giải
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa