dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa THPT Ngô Quyền Hải Phòng lần 5 có đáp án

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa THPT Ngô Quyền Hải Phòng lần 5 có đáp án

Ngô Quyền – Hải Phòng (Lần 5)

Mã đề: 164

41A42D43D44A45B46D47B48D49A50D
51B52D53A54A55B56A57C58D59A60A
61C62D63B64C65D66B67B68B69C70D
71A72C73C74C75D76B77C78C79C80A

Câu 41: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất so với các kim loại còn lại?

A. Cu.       B. Fe.       C. Mg.         D. Ba.

Câu 42: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh, dễ hoá nâu trong không khí?

A. FeCl3.       B. Fe2(SO4)3.       C. FeO.       D. FeCl2.

Câu 43: Thành phần chính của muối ăn có công thức hóa học là

A. NaNO3.       B. Na2CO3.       C. NaHCO3.       D. NaCl.

Câu 44: Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối nào sau đây?

A. FeCl2.       B. Fe2O3.       C. FeCl3.       D. Fe2Cl3.

Câu 45: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối natri propionat?

A. HCOOCH3.       B. C2H5COOCH3.       C. CH3COOCH3.       D. CH3COOC2H5.

Câu 46: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra quá trình ăn mòn hóa học?

A. Nhúng dây Mg vào dung dịch FeCl2.       B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.

C. Để dây thép trong không khí ẩm.       D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu 47: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4?

A. Axetilen.       B. Butan.       C. Propen.       D. Buta-1,3-đien.

Câu 48: Oxit nào sau đây có thể tham gia phản ứng nhiệt nhôm?

A. Na2O.       B. Al2O3.       C. MgO.       D. CuO.

Câu 49: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Mg.       B. Ag.       C. Na.       D. Al.

Câu 50: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Tơ visco.       B. Tơ olon.       C. Polietilen.       D. Xenlulozơ

Câu 51: Dung dịch nào sau đây có thể được dùng để làm mềm nước có độ cứng toàn phần?

A. NaCl.       B. Na2CO3.       C. NaOH.       D. Ca(OH)2.

Câu 52: Hợp chất FeS có tên gọi là

A. sắt(III) sunfua.       B. sắt(II) sunfit.       C. sắt(II) sunfat.       D. sắt(II) sunfua.

Câu 53: Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với dung dịch có chứa chất nào sau đây?

A. H2SO4.       B. Na2SO4.       C. KOH.       D. KCl.

Câu 54: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaCl.       B. Mg(OH)2.       C. CH3COOH.       D. HF.

Câu 55: Công thức của triolein là

A. (C17H35COO)C3H5.       B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5.       D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 56: Chất khí X rất ít tan trong nước. Trong tự nhiên, X được tạo thành nhờ quá trình quang hợp của cây xanh và X có vai trò vô cùng quan trọng trong sự cháy cũng như sự hô hấp. Khí X là

A. O2.       B. N2.       C. CO2.       D. H2.

Câu 57: Cacbohiđrat nào sau đây có số nguyên tử cacbon và oxi trong phân tử bằng nhau?

A. Xenlulozơ.       B. Saccarozơ.       C. Fructozơ.       D. Tinh bột.

Câu 58: Công thức phân tử của Valin là

A. C6H14O2N2.       B. C3H7O2N.       C. C5H9O4N.       D. C5H11O2N.

Câu 59: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al2O3.       B. AlCl3.       C. Na2CO3.       D. Mg(OH)2.

Câu 60: Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

A. CaCO3.       B. Ca(OH)2.       C. Ca(HCO3)2.       D. CaO.

Câu 61: Nhúng thanh Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,5M đến phản ứng hoàn toàn, lấy thanh sắt ra, rửa sạch, sấy khô (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám lên thanh sắt), khối lượng thanh sắt sau phản ứng

A. giảm 0,4 gam.       B. tăng 3,2 gam.       C. tăng 0,4 gam.       D. giảm 3,2 gam.

Câu 62: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất lỏng.

B. Alanin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.

C. Phân tử Gly-Ala có khối lượng phân tử M = 164 đvC.

D. Phân tử lysin có hai nguyên tử nitơ.

Câu 63: Cho 15,0 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 22,3 gam muối. Phân tử khối của X là

A. 89.       B. 75.       C. 117.       D. 103.

Câu 64: Cho 2,4 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2. Giá trị của V là

A. 4,48.       B. 3,36.       C. 2,24.       D. 6,72.

Câu 65: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch X; 1 ml dung dịch NaOH 20% và 1 ml dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ, thu được dung dịch có màu tím. Chất X có thể là

A. glixerol.       B. hồ tinh bột.       C. glucozơ.       D. lòng trắng trứng.

Câu 66: Để khử hoàn toàn 11,68 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Fe3O4, cần dùng vừa đủ 4,592 lít hỗn hợp hai khí CO và H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là

A. 19,86%       B. 79,45%.       C. 39,73%       D. 29,79%

Câu 67: Đun nóng m gam dung dịch glucozơ nồng độ 20% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,48 gam Ag. Giá trị của m là

A. 54,0.       B. 27,0.       C. 1,08.       D. 5,4.

Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn một lượng Alanin trong Oxi, thu được 4,704 lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Giá trị của m là

A. 3,15.       B. 4,41.       C. 5,67.       D. 8,82.

Câu 69: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,60.       B. 20,15.       C. 22,15.       D. 23,35.

Câu 70: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch, có màng ngăn).
X2 + X3 → X1 + X5 + H2O
X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X2, X5, X6 lần lượt là:

A. NaOH, NaClO, H2SO4.       B. KOH, KClO, KHSO4.

C. KOH, KClO3, H2SO4.       D. NaOH, NaClO, KHSO4.

Câu 71: Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác, hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí T gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là

A. 1,23 mol.       B. 1,32 mol.       C. 1,42 mol.       D. 1,28 mol.

Câu 72: Cho các nhận xét sau:
(1) Nhôm và sắt đều bị thụ động hóa khi tiếp xúc với HNO3 đặc, nguội.
(2) Sử dụng nước cứng gây tiêu tốn nhiên liệu và có thể tắc đường ống dẫn nước nóng.
(3) Thép cacbon để trong không khí ẩm có thể xảy ra ăn mòn điện hóa.
(4) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(5) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, sau phản ứng, dung dịch thu được có chứa hai muối.
(6) Công thức của thạch cao nung là CaSO4.2H2O.
(7) Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.
Số nhận xét đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

Câu 73: Cho các nhận định sau:
(1) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
(2) Mỡ bò, lợn, gà…, dầu lạc, dầu vừng, dầu ô liu,.. đều có thành phần chính là chất béo.
(3) Este đơn chức chỉ tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(4) Axit 6-aminohexanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ policaproamit.
(5) Trong môi trường kiềm, các peptit đều có phản ứng màu biure.
(6) Các loại tơ nilon-6,6; tơ nilon-7; tơ nitron đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.
(7) Trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và valin có thể thu được tối đa 4 loại đipeptit mạch hở.
Số nhận định đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 6.

Câu 74: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là

A. 4825.       B. 2895.       C. 3860.       D. 5790.

Câu 75: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O), trong đó oxi chiếm 50% khối lượng. Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa THPT Ngô Quyền Hải Phòng lần 5 có đáp án 1

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất T có thể phản ứng được với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.

B. Hai chất X và Y đều tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường.

C. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng.

D. Hai chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Câu 76: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở. Cho 0,16 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 19,44 gam Ag. Mặt khác, 21,96 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 19,05 gam hỗn hợp muối và 12,51 gam hỗn hợp ancol no. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ hơn trong X là

A. 37,27%.       B. 45,49%.       C. 49,50%.       D. 30,33%.

Câu 77: Nung nóng 10,24 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, FeS2 và Cu2S trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn B và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm CO2 và SO2). Hòa tan hết B trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, thu được 17,33 gam kết tủa. Lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 14,99 gam chất rắn. Biết tỉ khối của Z so với X bằng 86/105. Phần trăm khối lượng FeS2 trong A gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 35,16%.       B. 29,30%.       C. 23,40%.       D. 17,58%.

Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 12,92 gam hỗn hợp E gồm ba este no X, Y, Z (đều tạo bởi ancol và axit cacboxylic mạch thẳng) cần vừa đủ 0,47 mol O2, thu được 10,752 lít khí CO2. Cho 12,92 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, sau đó ngưng tụ phần khí và hơi thì thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc). Biết rằng khối lượng mol MX < MY < MZ và trong E có số mol Y gấp hai lần số mol Z. Phần trăm khối lượng của Z có trong E là

A. 45,2%.       B. 40,87%.       C. 22,6%.       D. 33,9%.

Câu 79: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ.
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml lòng trắng trứng 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên:
(a) Ở thí nghiệm 1, có thể thay thế glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng vẫn không đổi.
(b) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhóm chức -CHO.
(c) Kết thúc thí nghiệm 2, thu được sản phẩm có màu tím.
(d) Cả hai thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá – khử.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

Câu 80: Trong một bình kín có chứa 0,05 mol axetilen; 0,04 mol vinylaxetilen; 0,065 mol hidro và một ít bột Ni xúc tác. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Biết m gam hỗn hợp khí Y phản ứng tối đa với 14,88 gam brom trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 2,106.       B. 1,755.       C. 2,457.       D. 1,950.

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hơn tại

50+ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa có lời giải

Tổng hợp đề thi TN THPT 2021 môn hóa file word có lời giải

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay