Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn hóa THPT Sơn Tây Hà Nội lần 2 có đáp án
Sơn Tây – Hà Nội (Lần 2)
⇒ Mã đề: 144
41C | 42B | 43C | 44B | 45A | 46B | 47B | 48A | 49D | 50A |
51C | 52D | 53D | 54C | 55D | 56A | 57A | 58C | 59B | 60B |
61B | 62D | 63C | 64A | 65B | 66D | 67C | 68A | 69D | 70D |
71A | 72C | 73B | 74D | 75A | 76B | 77D | 78C | 79A | 80B |
Câu 41: Mưa axit gây ra tác hại rất lớn với sức khoẻ và môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây mưa axit?
A. NH3 và HCl. B. H2S và N2. C. SO2 và NO2. D. CO2 và O2.
Câu 42: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm thổ?
A. Natri. B. Bari. C. Kali D. Nhôm.
Câu 43: Amin nào sau đây là amin bậc 2?
A. CH3NH2. B. (CH3)2NC2H5. C. CH3CH2NHCH3. D. (CH3)3N.
Câu 44: Alanin có công thức là
A. C6H5NH2. B. H2NCH(CH3)COOH. C. H2NCH2COOH. D. C2H5NH2.
Câu 45: Đồng phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. Fe(NO3)3. B. FeSO4. C. NaHSO4. D. HCl.
Câu 46: Chất nào sau đây tác dụng với kali sinh ra khí H2?
A. CH3COOCH3. B. C6H5¬COOH. C. C2H4. D. C6H5NH2.
Câu 47: Polime nào sau đây có công thức (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n?
A. Polietilen. B. Poli(metyl metacrylat).
C. Poli(vinyl clorua). D. Poliacrilonitrin.
Câu 48: Nhôm tác dụng với dung dịch axit sunfuric tạo ra H2 và chất nào sau đây?
A. Al2(SO4)3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AlCl3.
Câu 49: Nabica là chất rắn màu trắng dùng để chữa đau dạ dày do thừa axit. Công thức của Nabica là
A. KHCO3. B. Ca(HCO3)2. C. Na2CO3. D. NaHCO3.
Câu 50: Công thức phân tử của glucozơ là
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C6H14O6. D. C6H10O5.
Câu 51: Chất nào sau đây làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. NaHCO3. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3 D. BaO.
Câu 52: Cho Mg tác dụng với dung dich HNO3, sau phản ứng không thấy có chất khí sinh ra. Sản phẩm khử của N+5 là
A. NO. B. NO2. C. N2O5. D. NH4NO3.
Câu 53: Axit stearic là một axit béo có trong mỡ động vật, được ứng dụng làm chất bôi trơn, làm bóng bề mặt giầy và kim loại, chất phủ bề mặt, giấy gói thức ăn, xà phòng… Công thức của axit stearic là
A. C15H31COOH. B. CH3COOH. C. C17H33COOH. D. C17H35COOH.
Câu 54: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl đặc nguội?
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. K.
Câu 55: Quặng nào sau đây có thành phần chính là Fe3O4?
A. Pirit. B. Xiđerit. C. Hematit D. Manhetit.
Câu 56: Dãy kim loại nào dưới đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?
A. Na, K, Ba. B. Ag, Mg, Na. C. Al, Ba, Na. D. Al, Mg, Fe.
Câu 57: Công thức của este có tên gọi metyl acrylat là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOCH=CH2. D. CH2=CH¬CH2COOCH3.
Câu 58: Chất nào sau đây không phải là chất điện ly?
A. Natri clorua. B. Axit sunfuric. C. Glixerol D. Natri hiđroxit
Câu 59: Trong dung dịch, ion Ag+ bị khử bởi ion hoặc chất nào sau đây?
A. HCl. B. Fe2+. C. Na. D. HNO3.
Câu 60: Sắt tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc nguội. B. Cu(NO3)2. C. MgCl2. D. NaOH.
Câu 61: Thủy phân m kg tinh bột thu được 450 kg glucozơ, biết hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 75%. Giá trị của m là
A. 324. B. 540. C. 450. D. 495.
Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn m gam Alanin trong O2 thu được CO2, H2O và 1,12 lít N2. Giá trị của m là
A. 4,45. B. 7,50. C. 9,30. D. 8,90.
Câu 63: Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa 100 ml Na2CO3 0,3M thì thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) là
A. 0,24 lít. B. 0,336 lít. C. 0,672 lít. D. 0,448 lít.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Khi có kiềm làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân.
D. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
Câu 65: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinylclorua), tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat), tơ tằm. Số polime thiên nhiên là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 66: Chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng thu được dung dịch có chứa hai muối?
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4.
Câu 67: Để khử hoàn toàn m gam Fe3O4 thành kim loại Fe ở nhiệt độ cao (không có oxi) cần tối thiểu 5,4 gam kim loại Al. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 23,2. C. 17,4. D. 12,0.
Câu 68: Thủy phân hoàn toàn este X trong môi trường kiềm thu được CH3COONa và CH3OH. Tên gọi của X là
A. metyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 69: Hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y có công thức phân tử C6H10O4. X, Y tác dụng với dung dịch NaOH theo sơ đồ sau:
(1) X + 2NaOH → 2Z + T
(2) Y + 2NaOH → E + F + T (ME < MF)
T là ancol đa chức, khi T bị oxi hoá bởi CuO thu được hợp chất chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ Z có thể điều chế được metan.
(b) T có thể tác dụng với đồng (II) hiđroxit.
(c) E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) F tác dụng với dung dịch HCl thu được axit etanoic.
(e) Tách nước từ T thu được etilen.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 70: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 71: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
– Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75. B. 22,40. C. 29,40. D. 29,43.
Câu 72: X là hỗn hợp gồm metan; etilen; propin; vinylaxetylen và H2. Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X qua Ni nung nóng được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X là 1,25. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thấy có 8 gam Br2 phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ a mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,00. B. 0,85. C. 1,12. D. 0,56.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(b) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
(c) Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.
(d) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm.
(e) Nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 74: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp K và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) tan hết trong nước dư.
(b) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 thu được Cu ở catot.
(c) Thạch cao khan được dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(d) Khi cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư, xảy ra ăn mòn điện hoá.
(e) Phân amophot có thành phần hoá học là NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 75: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch có màng ngăn)
(2) X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
(3) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O
(4) X4 + X6 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaClO, NaHSO4. B. Ba(HCO3)2, NaHSO4.
C. NaClO, H2SO4. D. Ba(HCO3)2, H2SO4.
Câu 76: Dẫn 24,64 lít hỗn hợp X gồm hơi nước và CO2 (ở đktc) qua cacbon nóng đỏ, thu được 42,56 lít hỗn hợp Y (ở đktc) gồm CO, H2, CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 9,85. D. 15,76.
Câu 77: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 18,6 gam E bằng oxi vừa đủ được a mol CO2 và b mol H2O (a – b = 0,125 mol). Thủy phân hoàn toàn 18,6 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai muối (tổng phân tử khối của hai muối là 216) và 10,7 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T bằng oxi dư thu được CO2, 13,25 gam Na2CO3 và 0,125 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40,0. B. 19,9. C. 59. D. 21,5.
Câu 78: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa CuSO4 và KCl (có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 16,55 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,4 gam Al2O3. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,47. B. 3,33. C. 2,68. D. 4,15.
Câu 79: Đốt cháy x gam hỗn hợp Mg, Fe trong oxi một thời gian, thu được (x + 6,24) gam hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (3x + 2,73) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9x + 6,09) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3,75x gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Z chứa y gam muối nitrat Khi cho dung dịch Z tác dụng với NaOH không thấy có khí thoát ra. Giá trị của y là
A. 161,4. B. 173,4. C. 158,9. D. 143,5.
Câu 80: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,3 mol X phản ứng vừa đủ với 360 gam dung dịch KOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 315 gam hơi nước và 103,2 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 62,1 gam K2CO3; 57,12 lít CO2 (ở đktc) và 29,7 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và dT/He < 31,5). Phần trăm khối lượng hiđro có trong T là
A. 9,68%. B. 6,45%. C. 8,06%. D. 4,84%.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hơn tại
Tổng hợp đề thi thử TN THPT môn hóa năm 2022 có đáp án
Tổng hợp đề thi TN THPT 2021 môn hóa file word có lời giải
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa