dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Để đạt điểm cao bài nghị luận, học sinh cần có những kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem thêm

1. Nắm vững kiến thức cơ bản của tác phẩm

Kiến thức cơ bản của tác phẩm gồm những đơn vị nào?

1. Xuất xứ

2. Hoàn cảnh

  • Tìm hiểu hoàn cảnh là một khâu không thể bỏ qua trong quá trình tìm hiểu tác phẩm.
  • Khi tìm hiểu, GV nên gắn với tác phẩm để HS thấy mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tác phẩm ấy. Tránh tình trạng nêu hoàn cảnh một cách ơ hờ, nêu cho có. Để làm được điều này, GV phải chú ý tích hợp với kiến thức lịch sử, xã hội, đặc biệt là kiến thức văn học sử.

Ví dụ: Khi học Chiếc thuyền ngoài xa, GV phải cho HS thấy được tác phẩm ra đời những năm 80, đất nước trở lại hòa bình, cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi nên văn học cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ từ đề tài, cảm hứng, nhận thức hiện thực, quan niệm con người…Tác phẩm là minh chứng đầy nghệ thuật cho cuộc chuyển mình đó của văn học.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

3. Chủ đề

  • Chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra qua hình tượng
  • Cho HS hiểu được chủ đề chính là hiểu được tư tưởng của tác phẩm đó. Tuy nhiên, xác định chủ đề không dễ. HS thường ỷ lại vào phần ghi nhớ, nhớ một cách máy móc, nô lệ. Do đó, GV phải hướng dẫn để HS nắm được chủ đề.
  • Cách xác định chủ đề: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi (Với truyện: Truyện kể về cái gì và đằng sau câu chuyện ấy, nhà văn muốn nói điều gì ?; với thơ: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ?).

4. Đặc sắc nghệ thuật: Tích hợp với kiến thức Lý luận văn học lớp 11 (Thể loại văn học – SGK cơ bản; Đọc thơ – SGK nâng cao), GV trang bị cho HS các yếu tố nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi tự sự thường bao gồm: cách xây dựng cốt truyện, tình huống, cách khắc họa tính cách và tâm lý nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ…; Các yếu tố nghệ thuật của thơ gồm: thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu…HS lấy đó làm căn cứ để xác định nghệ thuật từng tác phẩm.

5. Dẫn chứng: GV hướng dẫn HS cách nhớ và cách sử dụng dẫn chứng: chỉ những dẫn chứng nào cần phân tích cả câu mới phải thuộc câu, còn lại chỉ cần nhớ một số từ khoá để việc học đỡ nặng nề và việc viết được linh hoạt.

Vì sao phải nắm kiến thức cơ bản

  • Về lý luận: đặt vấn đề nghị luận trong tổng thể tác phẩm, tránh tình trạng thấy cây mà chẳng thấy rừng; là bột để gột nên hồ – bài văn
  • Về thực tế:

+ đảm bảo yêu cầu của một bài làm văn (phần giới thiệu VĐ, đáp án đề thi phần này thường cho 0,5 điểm; phục vụ đắc lực cho phần triển khai và trả lời câu hỏi phân hoá theo dạng đề 2021).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Nắm được giá trị tác phẩm, nhớ được dẫn chứng là yếu tố tiên quyết để việc viết có tâm thế chủ động, diễn đạt sinh động, ấn tượng.

Ví dụ: Khi giới thiệu về  cuộc nhân duyên kì lạ của nhân vật Tràng, nếu chỉ nắm sơ sơ, ta dễ dàng viết như sau:  Tràng gặp người vợ nhặt rất tình cờ, chóng vánh.

Nhưng nếu nắm vững, nhớ cả dẫn chứng, ta có thể viết như sau: Chuyện nhân duyên của Tràng với người vợ nhặt thật chóng vánh, tình cờ: hai lần gặp gỡ, mấy câu tầm phơ tầm phào4 bát bánh đúc mà nên vợ thành chồng.

Rõ ràng, cùng một thông tin nhưng hai cách viết khác hẳn nhau về hiệu quả, đó là kết quả của việc nắm TP vững vàng. Chuyện tưởng xưa nhưng không bao giờ cũ !

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

2. Nắm vững kiến thức LLVH

a. Vai trò:  LLVH là khoa học về VH. Do đó, nắm vững mảng KT này, không chỉ giúp các em Đọc hiểu TP mà còn làm cho việc tạo lập VB có hiệu quả: có tính khoa học, có sự chững chạc, có tầm nhất định.

b. Vốn liếng đã được trao:  LLVH đã được trang bị tương đối đầy đủ trong CTTHPT

  • Lớp 10: Văn bản văn học (Đặc trưng VH); Nhà văn và quá trình sáng tạo;
  • Lớp 11: Đặc trưng các thể loại VH (Thơ, truyện – Tập 1; Kịch, kí, VNL – Tập 2)
  • Lớp 12: Các giá trị VH; Tiếp nhận VH; Phong cách VH.

c. Cách học

– Nắm những vấn đề hết sức cơ bản

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ:

  • Đặc trưng VH, chỉ cần hiểu: VH phản ánh con người và đời sống trong sự đa dạng, phong phú, phức tạp; VH lấy hình tượng làm phương thức phản ánh, lấy ngôn ngữ làm phương tiện; lấy việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết làm mục đích. Hình tượng và ngôn ngữ VH bao giờ cũng đa nghĩa đa tầng. Đó là cơ sở để khi phân tích ngôn ngữ, hình tượng, bao giờ cũng chú ý nghĩa biểu tượng thì  bài mới có độ sâu.
  • Thể loại VH: Thơ (tình cảm cảm xúc; ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ..); Truyện (cốt truyện, nhân vật là linh hồn, chi tiết là hạt bụi vàng, ngôn ngữ, điểm nhìn trần thuật, ngôi kể, giọng điệu…)

Mỗi vấn đề LLVH, nên có một vài ý kiến minh hoạ để vận dụng vào bài viết

VD: Về Phong cách VH, có thể lấy câu thơ Lê Đạt, ý kiến của Macel Prouxt ngay trong SGK…

3. Biết được thang điểm cho từng phần của bài thi

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng hợp lí các thao tác lập luận để triển khai và đánh giá vấn đề.  
*Giới thiệu khái quát tác giả,  tác phẩm,  đoạn trích… 0,25
*Cảm nhận/phân tích 2,75
* Nhận xét /nêu/so sánh/liên hệ… 0,5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5

4. Cách làm bài nghị luận văn học

Cách mở bài nghị luận văn học

Nguyên tắc: ngắn gọn, đầy đủ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Ngắn gọn: nên dừng ở mức 3- 5 câu
  • Đầy đủ: Dạng đề như đề tham khảo năm nay, có hai yêu cầu. Khi mở bài, cần giới thiệu cả 2 yêu cầu. Nếu chỉ chú ý vào yêu cầu 1 (cơ bản) mà phớt lờ yêu cầu 2(phân hoá) là thiếu, MB chưa đạt, ảnh hưởng yêu cầu 1 trong thang điểm.
  • Các yếu tố tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận cần giới thiệu ở MB phải hiểu đó là các đơn vị KT cần đảm bảo. Tuyệt nhiên không phải là trình tự cần tuân theo. Hiểu điều này, MB ít nhất sẽ tránh được mòn sáo: Tô Hoài là…; Nguyễn Tuân là …; Tố Hữu là…

Cách thức: Có rất nhiều cách MB. Xin giới thiệu với các em hai cách dễ vận dụng. Và chú ý là nên bắt đầu từ nội dung NL.

+ MB bằng tương liên: Nêu một ý/hình ảnh giống như vấn đề cần NL rồi bắt vào vấn đề đó. Cách MB này có ưu thế là có hình ảnh, dễ gây ấn tượng nhưng đòi hỏi người viết cần sẵn sàng sức liên tưởng.

VD: MB cho đề Phân tích chi tiết tiếng sáo trong VCAP (Tô Hoài). Nhận xét/nêu vai trò chi tiết trong tác phẩm tự sự.

Có thể MB như sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Một sợi tóc, một lóng móng tay, khoa học có thể xác định quan hệ huyết thống để ta thấy được sự bền vững của giống dòng và sự thiêng liêng nguồn cội; áp vỏ ốc biển vào tai, ta có thể nghe cả đại dương sóng vỗ. Mới hay, cái nhỏ bé ở đời nhiều khi lại chứa bao điều to lớn. Chi tiết trong TP tự sự cũng vậy. Đến với chi tiết tiếng sáo trong VCAP của TH, ta sẽ có dịp hiểu thêm về chi tiết và vai trò của nó.

+MB bằng đối lập: Nêu một ý trái ngược với nội dung NL cần bàn rồi bắt vào vấn đề NL.

VD: MB cho đề trên, có thể viết như sau:

 Người ta hay bị choáng ngợp bởi những thiên sử thi đồ sộ mấy nghìn trang, mấy trăm nhân vật. Người ta cũng dễ bị hấp dẫn bởi những hình tượng chói loà, kì vĩ mang vóc tầm vũ trụ. Còn tôi, đọc truyện, tôi lại hay bị ấn tượng bởi những chi tiết bé nhỏ như mảy “bụi vàng” mà góp phần không nhỏ làm nên “bông hồng vàng” tác phẩm (Pauxtopxki). Tôi muốn nói đến một chi tiết như thế. Chi tiết tiếng sáo trong VCAP của Tô Hoài.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hai cách MB nêu trên cũng chính là vận dụng LLVH về đặc trưng thể loại tự sự, đó là chi tiết và vai trò của nó.

Cách viết thân bài nghị luận văn học

Cách gọi ý/luận điểm

  • Ý phải rõ ràng, chính xác, sát hợp với vấn đề NL. Đó là thước đo của tư duy người viết, phẩm chất khoa học của bài viết.

Ví dụ: Gọi ý cho đề Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong buổi tối đầu tiên gặp người vợ nhặt.

Muốn gọi cho chính xác, cần thầm trả lời câu hỏi: nv là người như thế nào, ta sẽ có 2 ý như sau: (1). Nhân vật bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ

Và (2).Nhân vật bà cụ Tứ là người nhân hậu.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Nên gọi ý một cách ngắn gọn.
  • Khi chuyển ý, nên chú ý tính kết dính để tránh rời rạc, văn không có mạch.
  • Tuyệt đối không đi theo mạch truyện, vì: bài viết thành bài kể lể; chứng tỏ không có khả năng khái quát ý, không hiểu đề.

Cách vận dụng LLVH

Vận dụng LLVH vào gọi ý/luận điểm.

Để làm được điều này, cần phải nhận ra rất nhanh ý đó/ vấn đề đó liên quan đến vân đề gì của LLVH thì sự vận dụng mới hợp lí.

Ví dụ

  • Ý (1). Nhân vật bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ  là hình ảnh rất chân thực. Do đó, có thể vận dụng LLVH về đối tượng phản ánh/mối quan hệ giữa VH và đời sống để gọi ý (1) như sau: Văn chương bắt nguồn từ đời sống nên văn chương trước hết phải chân thật. Nhân vật bà cụ Tứ là hình ảnh chân thật về người mẹ khổ nghèo.
  • Ý (2) Nhân vật bà cụ Tứ là người nhân hậu. Nhân hậu là phẩm chất, là vẻ đẹp. Do đó, có thể vận dụng LLVH về đối tượng phản ánh để gọi ý như sau: Lấy con người làm đối tượng phản ánh nhưng con người trong văn chương được khám phá ở chiều sâu thẩm mĩ, do đó, nó không chỉ chân thật mà còn phải đẹp. Nhân vật bà cụ Tứ trong VN của KL tuy nghèo khổ mà đẹp vô cùng ở một lòng nhân hậu.

Vận dụng LLVH vào chốt ý.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Muốn làm được điều này, việc phân tích cần kĩ lưỡng, sâu sắc. Cần hơn nữa là việc phân tích cần khoa học: có phân tích, có tổng hợp, nâng cao (Bài Phép phân tích và tổng hợp đã học ở lớp 9). Khi nâng cao, khái quát, chính là lúc chạm đến được LLVH.

Ví dụ: Phân tích đoạn thơ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Sau khi phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh, nhịp thơ, biện pháp nghệ thuật, có thể khái quát như sau: Đoạn thơ giàu chất nhạc; giàu chất hoạ khiến người đọc không chỉ như  “ngậm nhạc ở trong miệng” (Xuân Diệu) mà còn như được thưởng tranh. Đoạn thơ quả là minh chứng sinh động cho mối duyên thơ – nhạc – hoạ. Đoạn thơ cũng là một nhịp cầu cho ta đến với một Quang Dũng tài hoa, lãng mạn bởi “người thơ phong vận như thơ ấy”

Hai câu cuối chính là vận dụng LLVH về đặc trưng thơ, về phong cách NT để chốt, nâng cao, đánh giá. Những đoạn chốt đó giúp cho bài viết từ cây mà thấy được rừng, tránh vụn vặt, miên man.

Cách sử dụng dẫn chứng mở rộng

  • Mục đích
    • Thể hiện phông kiến thức;
    • Thể hiện khả năng huy động kiến thức;
    • Giúp cho việc phân tích thấu đáo
    • Giúp cho người chấm có thiện cảm.
  • Nguyên tắc: hợp lí (đối tượng; mức độ: không nên lạm dụng)
  • Cách huy động: luôn có ý thức liên hệ = cách trả lời câu hỏi, viết về vấn đề này, ai đã viết? viết như thế nào?
  • Nguồn huy động: không cần phải tìm tòi ở đâu xa, tìm  ngay các tác phẩm cùng chương trình.

Ví dụ: Phân tích câu thơ Mưa nguôn suối lũ những mây cùng mù trong VB có thể liên hệ với Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa trong TT; Phân tích dáng sông Đà như áng tóc trữ tình có thể liên hệ với dáng sông Hương mềm như tấm lụa; Phân tích nỗi khổ của người đàn bà hàng chài trong CTNX, có thể liên hệ với nỗi khổ của Mị, của nv vợ nhặt…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xa hơn, có thể liên hệ với những TP cùng đề tài. VD: Phân tích vẻ đẹp thuỷ chung của người con gái trong Sóng, liên hệ với ca dao về lòng chung thuỷ, với chính thơ XQ.

  • Cách sử dụng: Dù liên hệ để thây điểm chung hay nét riêng, luôn cần những khái quát để bài có chiều sâu.

+ Liên hệ để thấy điểm tương đồng

Ví dụ: Khi phân tích điệu chảy của sông Hương khi ngang qua thành phố, điệu chảy chậm như mặt hồ yên tĩnh, như điệu slow tình cảm, có thể liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử: Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay;  với thơ Tố Hữu Hương giang ơi, dòng sông êm; với thơ Thu Bồn Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Từ đó, có thể kết lại như sau: Không hẹn mà gặp, các nhà thơ đều có chung cảm nhận về điệu chảy dịu dàng của dòng  sông xứ Huế. Có phải đó cũng là vẻ đẹp riêng, góp phần làm nên sức quyến rũ của xứ mộng và thơ? Và có phải cái đẹp muôn đời là nơi hẹn hò của nghệ thuật?

+ Liên hệ để thấy điểm khác biệt

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ: Phân tích hai câu thơ Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau, có thể liên hệ với câu thơ của Xuân Diệu Làm sao cắt nghĩa được tình yêu. Từ đó thấy rõ sự khác biệt: XD cắt nghĩa bằng lí trí, XQ nói bằng trực cảm nên thơ XQ là lời tự bạch hồn nhiên, chân thành, tươi tắn mà vẫn không kém phần sâu xa, ý nhị. Đó cũng là nét riêng thơ XQ vậy!

  • Về dung lượng: không cần quá dài: khoảng ¼ trang giấy thi.
  • Về cách trả lời

+ Nếu hỏi về liên hệ để thấy điểm chung, nét riêng: nên giới thiệu ngắn gọn đối tượng liên hệ, chỉ ra điểm chung, nét riêng và ý nghĩa.

+ Nếu hỏi về /nhận xét về một phương diện nào đó (tác phẩm, tác giả): nêu biểu hiện và nêu ý nghĩa.

  • Thay đổi từ linh hoạt, tránh lặp từ, tuyệt đối không dùng từ như văn nói (rằng, thì, là, mà, các thứ, con người ta); các từ rất mòn sáo (trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tóm lại, ở đây có thể hiểu là…)
  • Viết câu linh hoạt về dung lượng, về kiểu câu. 

Muốn vậy: ngôn ngữ phải phong phú, tác phẩm phải nắm vững và sâu.  

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *