Một số giải pháp giúp hs hăng say, hứng thú trong học tập môn Toán 7
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Nghị quyết số 29 – NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo của Đảng: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi
mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa
tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Muốn thực hiện được điều này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học từ
thụ động thành chủ động. Các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức
được học vào thực tiễn cuộc sống, hình thành năng lực và hoàn thiện về nhân
cách, phẩm chất.
Toán học là một môn khoa học tự nhiên lý thú, là cơ sở của mọi ngành khoa
học… Vì vậy, mong muốn nắm vững các kiến thức về toán học là nguyện vọng
của rất nhiều học sinh. Việc dạy học sinh hiểu bài, học khá, học giỏi, yêu thích
môn Toán đấy cũng là thành công lớn của người thầy. Đồng thời việc học toán
còn góp phần hình thành cho các em phát triển năng lực tư duy lô gic, thông minh
sáng tạo, làm việc có kế hoạch, khoa học, có phẩm chất… Đó là những yếu tố cần
thiết mà học sinh cần có để từ đó làm chìa khóa chiếm lĩnh và khám phá những
kiến thức ở môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung.
Để đạt được điều đó thì mỗi bản thân giáo viên không ngừng học hỏi, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi các phương pháp cũng như cách thức
giảng dạy để có thể khơi dậy sự hứng thú cũng như sự chủ động trong hoạt động
học tập.
Trong thực tế giảng dạy môn Toán tôi thấy nhiều học sinh đại trà chưa có
hứng thú với môn học, với việc tìm ra kiến thức và tiếp thu kiến thức mới. Trong
lớp các em thường không tập trung và chú ý nghe giảng, thường mơ hồ về kiến thức, …
dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
2
Là một giáo viên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em hăng say, hứng thú
với môn học từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế tôi chọn đề tài: “Một
số giải pháp giúp học sinh hăng say, hứng thú trong học tập môn Toán 7”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Thực tế nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong
giảng dạy thì hiệu quả dạy học chưa cao. Ở phương pháp này chủ yếu là hoạt
động của giáo viên nhằm truyền đạt các kiến thức có trong sách giáo khoa cho
học sinh. Phương pháp này có ưu điểm là học sinh nắm được nội dung kiến thức
của bài ngay trong tiết học, các em có thể trả lời được những câu hỏi liên quan có
trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên, khi dạy học theo phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế như:
Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, không nắm được kiến thức trọng tâm
nên dẫn đến rất nhanh quên, khả năng tư duy còn hạn chế, khả năng vận dụng
kiến thức bộ môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn kém… điều này thể
hiện qua kết quả ở các bài kiểm tra của các em còn thấp, khi gặp các vấn đề thực
tiễn có liên quan đến kiến thức bộ môn các em còn lúng túng hoặc không giải đáp
được.
Trong mỗi tiết học mà người giáo viên quá chú trọng đến khối lượng kiến thức
truyền đạt cho học sinh mà ít chú trọng đến việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh
thì tiết học sẽ trở lên khô khan, nhàm chán. Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động,
không có hứng thú trong việc tìm ra kiến thức và tiếp thu kiến thức mới, hạn chế khả
năng tư duy và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chính vì vậy người giáo viên phải
đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học để khơi dậy hứng thú học tập cho
học sinh.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát đầu
năm và khảo sát tâm lí học sinh. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học:
Lớp | Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu, kém | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
7B1 | 40 | 5 | 12,5% | 7 | 17,5% | 10 | 25% | 18 | 45% |
7C1 | 41 | 6 | 14,6% | 7 | 17,1% | 11 | 26,8% | 17 | 41,5% |
3
Bảng 2: Kết qủa khảo sát tâm lí về mức độ hăng say và hứng thú trong học
tập môn Toán 7:
STT | Mức độ | Lớp 7B1 (Lớp thực nghiệm) | Lớp 7C1 (Lớp đối chứng) | ||
Tổng số | Tỉ lệ | Tổng số | Tỉ lệ | ||
1 | Rất hăng say và hứng thú | 7 | 17,5% | 9 | 22% |
2 | Hăng say và hứng thú | 15 | 37,5% | 16 | 39% |
3 | Chưa hăng say và hứng thú | 18 | 45% | 16 | 39% |
Qua kết quả khảo sát tôi thấy kết quả học tập môn Toán 7 của các em còn
thấp, chưa thực sự yêu thích môn học. Trước thực trạng trên trên yêu cầu đặt ra
đối với giáo viên dạy bộ môn Toán là: Phải làm thế nào? Tổ chức, hướng dẫn học
sinh học tập ra sao? Từ đó giúp các em hăng say, hứng thú với môn học, phát huy
được tính tích cực tự giác trong học tập.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đòi hỏi giáo viên phải
vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực; chủ động
sáng tạo; phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Để phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh trước tiên giáo viên phải
gây được hứng thú cho học sinh trong các tiết học, tạo cho các em có niềm tin vào
môn Toán. Có thể gây hứng thú cho học sinh bằng các sử dụng các tình huống
thực tiễn, tổ chức các trò chơi, ….
Thông qua các hoạt động đó các em sẽ lĩnh hội được những tri thức toán học
một cách dễ hiểu, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em
niềm say mê hứng thú trong học tập.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có
vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không
làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ
tình yêu đối với công việc”. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận
thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn
của sự sáng tạo. Biểu hiện của hứng thú về mặt hành động là học sinh học tập tích
cực chủ động, không chỉ học trong giờ lên lớp mà còn cả ngoài giờ lên lớp.
4
* Trong giờ lên lớp:
+ Say mê học tập, chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận.
+ Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với bạn bè,
với giáo viên.
+ Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Ở ngoài lớp và ở nhà:
+ Độc lập và tự giác trong việc học tập.
+ Học bài và làm bài tập đầy đủ.
+ Tự giác làm thêm các bài tập ngoài yêu cầu của giáo viên.
+ Tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo tham khảo có liên quan đến môn
học.
+ Tự tổng kết từng phần, những chương mục đã học và tìm ra mối quan hệ bên
trong giữa chúng.
+ Từng bước tập vận dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn.
+ Cố gắng giải nhanh và tìm nhiều cách giải các bài tập…
* Biểu hiện về mặt học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi.
Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt như:
– Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức
– Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường xuyên
và cao độ vào nhận thức bài học.
– Làm cho hoạt động trở lên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh
táo của cơ thể giúp học phấn chấn, vui tươi học tập lâu mệt mỏi.
– Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu
kiến thức.
Chính vì vậy để nâng cao hứng thú học tập môn Toán học cho học sinh mà tôi đã
áp dụng một số giải pháp như:
+Sử dụng tình huống thực tiễn.
+Lật ngược vấn đề, xem xét tính tương tự, giải quyết một mâu thuẫn của bài toán.
+Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ các hoạt động mở đầu trong các tiết học.
+Sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học.
+Sử dụng mô hình trực quan.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức các trò chơi, ….
Cụ thể đối với môn Toán 7 trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu và
áp dụng những giải pháp trên vào các bài học cụ thể giúp các em học sinh say
5
mê, hứng thú hơn với các tiết học và yêu thích môn Toán học hơn. Sau đây là một
số ví dụ và tôi đã thực hiện.
2.1. Sử dụng tình huống thực tiễn.
Môn Toán là môn gắn liền với thực tế cuộc sống, vì vậy trong quá trình dạy
học giáo viên cần cho học sinh liên hệ kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng các
kiến thức vào các công việc thường ngày. Điều này làm cho các em nhớ kiến thức lâu
hơn.
– Khi dạy bài “Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau” (Toán 7, tập 1).
Tôi đưa ra một tình huống thực tiễn để vào bài mới: Ngày Tết mẹ mừng tuổi chung
cho hai chị em Bình và Lan 180 nghìn đồng và bảo chia tỉ lệ theo số tuổi. Cho biết
Bình 10 tuổi và Lan 8 tuổi. Hỏi hai chị em mỗi người được mẹ mừng tuổi bao
nhiêu tiền?
Tôi yêu cầu học sinh trong lớp trả lời. Các em có nhiều kết quả khác nhau:
Bình được 120 nghìn, Lan được 60 nghìn hay Bình được 70 nghìn, Lan được 110
nghìn, hay Bình được 100 nghìn, Lan được 80 nghìn….
Các em tranh luận rất sôi nổi, có nhiều đáp án khác nhau. Lúc này tôi mới
cho các em biết rằng để biết đáp án chính xác thì nội dung bài học hôm nay sẽ
giúp chúng ta tìm câu trả lời.
Khi biết được điều đó học sinh rất háo hức, luôn chăm chú lắng nghe giảng
và rất tích cực tham gia vào các nhiệm vụ học tập.
Sau khi hình thành kiến thức mới của bài, tôi sẽ cho các em tự vận dụng kiến
thức mới để giải bài tập và tìm ra đáp án. Sự tò mò ban đầu đã giúp tất cả các em
hào hứng đi giải bài tập để tìm ra kết quả.
Lời giải
Gọi số tiền mẹ mừng tuổi Bình là “a” đồng (0 180) a
Số tiền mẹ mừng tuổi Lan là “b” đồng (0 180) b
Mẹ mừng tuổi chung cho hai chị em Bình và Lan 180 nghìn đồng nên ta có:
a b + = 180
Biết số tiền chia theo tỉ lệ, Bình 10 tuổi, Lan 8 tuổi nên ta có:
10 8
a b
=
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và a b + = 180 ta có:
180
10
10 8 10 8 18
a b a b +
= = = =
+
Do đó: 10 100
10
a
= = a (Thỏa mãn điều kiện); 10 80
b 8
= = b (Thỏa mãn điều
kiện)
6
Vậy số tiền mẹ mừng tuổi Bình là 100 nghìn đồng, Lan là 80 nghìn đồng.
* Với tình huống trên kích thích trí tò mò của học sinh, từ đó tạo động lực
giúp các em tìm tòi khám phá kiến thức. Biết vận dụng kiến thức toán học vào
cuộc sống.
– Khi dạy bài “Đại lượng tỉ lệ thuận” (Toán 7, tập 1).
Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới tôi đưa ra một tình huống:
Nga và Lê dự định làm mứt dẻo từ 2,5 kg dâu. Theo công thức, cứ 2 kg dâu thì
cần 3kg đường. Nga bảo cần 3,75 kg đường, còn Lê bảo cần 3,25 kg. Theo em, ai
đúng và vì sao?
Tôi yêu cầu thảo luận theo nhóm và trả lời. Có nhóm trả lời Nga đúng, có
nhóm trả lời Lê đúng…Các em thảo luận rất sôi nổi, có nhiều đáp án khác nhau
sau đó tôi dẫn dắt vào bài.
Sau khi học xong phần 2 – Tính chất, tôi nhắc lại tình huống ở đầu bài và yêu
cầu các nhóm vận dụng kiến thức để giải. Lúc này các em rất tích cực trong việc
tìm ra câu trả lời ở phần đầu bài.
Lời giải
Gọi khối lượng đường cần dùng để làm mứt dẻo từ 2,5kg dâu là x ( 0) x
Vì khối lượng dâu và khối lượng đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:
2 3 2, 5.3
3, 75
2, 5 2
x
x
= = = (Thỏa mãn điều kiện)
Bạn Nga nói đúng
Sau đó tôi đưa ra bài tập tương tự để các nhóm làm.
Bài tập: Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây. Bột sắn là một loại thực phẩm
có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Nhà bà Na làm bột sắn dây. Bà Na nhận thấy
cứ 4,8 kg củ sắn dây tươi thì thu được khoảng 1 kg bột. Hỏi với 6 tạ củ sắn dây
tươi, bà Na sẽ thu được khoảng bao nhiêu kg bột sắn dây?
Hình ảnh: Bà Na làm bột sắn dây
7
Đây là một tình huống thực tế các em gặp trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên
yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để giải bài tập.
Lời giải
Đổi 6 tạ = 600 kg
Gọi khối lượng bột sắn thu được từ 6 tạ củ sắn tươi là x ( 0) x
Vì khối lượng củ sắn và khối lượng bột sắn là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:
4, 8 1 600.1
125
600 4, 8
x
x
= = = (Thỏa mãn điều kiện)
Vậy khối lượng bột sắn thu được từ 6 tạ củ sắn tươi là 125 kg
– Khi dạy bài “Đại lượng tỉ lệ nghịch” (Toán 7, tập 1). Tôi đưa ra tình huống
vào bài:
Một đội công nhân gồm 28 người dự định xây một ngôi nhà trong 210 ngày. Nhưng khi thực hiện đội công nhân được tăng thêm 7 người (giả sử năng suất làm việc của mỗi công nhân là như nhau). Số công nhân tăng lên thì số ngày hoàn thành công việc như thế nào? Hỏi đội công nhân đó hoàn thành công việc trong thời gian bao nhiêu ngày? |
Sau khi hình thành kiến thức tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Tôi nhắc lại
tình huống ở đầu bài và yêu cầu các nhóm vận dụng kiến thức để giải. Các nhóm
đưa phương án trả lời.
Lời giải
Số công nhân tăng lên thì số ngày hoàn thành công việc giảm.
Số công nhân thực tế là: 28 7 35 + = (Công nhân)
Gọi thời gian mà 35 công nhân hoàn thành công việc là x ngày ( 0) x
Vì năng suất làm việc của mỗi công nhân là như nhau nên số công nhân tỉ lệ
nghịch với số ngày hoàn thành công việc.
Ta có:
28 28.210
168
35 210 35
x
= = = x (Thỏa mãn điều kiện)
Vậy 35 công nhân hoàn thành xong ngôi nhà đó hết 168 ngày.
Sau đó tôi đưa ra bài tập để các nhóm làm.
8
Bài tập: Một đội công nhân gồm 35 người dự định xây một ngôi nhà trong
168 ngày. Nhưng khi thực hiện đội công nhân giảm 7 người (giả sử năng suất làm
việc của mỗi công nhân là như nhau). Số công nhân giảm thì số ngày hoàn thành
công việc như thế nào? Hỏi đội công nhân đó hoàn thành công việc trong thời
gian bao nhiêu ngày?
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để giải bài tập.
Các nhóm thảo luận và đưa phương án trả lời.
Lời giải
Số công nhân giảm thì số ngày hoàn thành công việc tăng lên.
Số công nhân thực tế là: 35 7 28 – = (Công nhân)
Gọi thời gian mà 28 công nhân hoàn thành công việc là x ngày (x>0)
Vì năng suất làm việc của mỗi công nhân là như nhau nên số công nhân tỉ lệ
nghịch với số ngày hoàn thành công việc.
Ta có:
35 35.168
210
28 168 28
x
= = = x (Thỏa mãn điều kiện)
Vậy 28 công nhân hoàn thành xong ngôi nhà đó hết 210 ngày.
* Với tình huống thực tiễn đã lôi cuốn các em vào tiết học một cách tự nhiên,
các em rất hào hứng, phát huy tính tích cực, tự giác. Các em biết vận dụng kiến
thức vào cuộc sống hàng ngày.
– Khi dạy bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác”
(Toán 7, tập 2). Tôi đưa ra tình huống vào bài:
Ba bạn: Hạnh, Nguyên, Trang đi đến trường theo ba con đường AD, BC và CD (Hình 5). Biết rằng ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng và góc ACD là góc tù. Hỏi bạn nào đi xa nhất? Bạn nào đi gần nhất? Vì sao? |
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra phương án trả lời.
GV: Để biết câu trả lời chính xác thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm ra câu trả
lời.
9
Sau khi học sinh biết được kiến thức cạnh đối diện với góc lớn hơn. Giáo viên yêu
cầu các nhóm vận dụng kiến thức để giải thích tình huống nêu ở phần đầu bài.
Lời giải:
Xét DBC cóC là góc tù mà DB đối diện với C nên DB là cạnh lớn nhất.
DB DC (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác) (1)
Ta có DBA là góc ngoài tại đỉnh B của DBC nên DBA C mà C là góc tù;
0
DBA 180 do đó DBA là góc tù.
Xét DAB có cạnh DA đối diện với góc DBA DA DB (2)
Từ (1) và (2) DA DB DC
Vậy Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
* Với tình huống trên sẽ kích thích trí tò mò của các em, từ đó tạo động lực
giúp các em tìm tòi khám phá kiến thức.
– Khi dạy bài “Tính chất ba đường trung trực của tam giác” (Toán 7 tập 2).
Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới. Giáo viên đưa ra một
tình huống như sau:
Ba gia đình quyết định đào chung một cái giếng (hình vẽ). Phải chọn vị trí của giếng ở đâu để các khoảng cách từ giếng đến các nhà bằng nhau? |
Sau khi học xong phần tính chất ba đường trung trực của tam giác, giáo viên nhắc
lại tình huống ở đầu bài.
GV: Coi địa điểm ba gia đình là ba đỉnh của tam giác. Hãy tìm vị trí để đào giếng?
HS: Vị trí chọn để đào giếng là giao của ba đường trung trực của tam giác đó.
* Với tình huống vào bài kích thích trí tò mò của các em, từ đó tạo động lực
giúp các em tìm tòi khám phá kiến thức, lôi cuốn các em vào tiết học từ đó giúp
các em hứng thú, hăng say học toán hơn.
2.2. Lật ngược vấn đề, xét tính tương tự, giải quyết một mâu thuẫn của bài toán.
+ Lật ngược vấn đề.
10
Bài tập 8/trang 109 Toán 7 – Tập 1: Cho tam giác ABC có B C ˆ = = ˆ 400 . Gọi Ax
là tia phân giác của góc ngoài tại đỉnh A. Hãy chứng tỏ rằng Ax // BC
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi: Để chứng minh Ax // BC ta làm thế
nào? Từ đó yêu cầu học sinh tính số đo góc A2 rồi vận dụng dấu hiệu nhận biết
hai đường thẳng song song để suy ra điều cần chứng minh.
Lời giải
Ta có là góc ngoài của tại đỉnh A. Nên |
yAB ABC yAB ABC ACB = +
(theo định lý góc ngoài của tam giác)
Mà ABC ACB = = 400 (GT) (1)
0 0 0
= + = yAB 40 40 80
Ta có Ax là tia phân giác của yAB (GT)
0
0
1 2
80
40
2 2
yAB
= = = = A A (2)
Từ (1) và (2) = = A ABC 2 ( 40 ) 0
mà
A2 và ABC ở vị trí so le trong
Ax // BC (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
Lật ngược vấn đề: Nếu tia Ax không phải là tia phân giác của yAB thì Ax có
song song với BC không? Vì sao?
Hoặc nếu B C ˆ ˆ thì Ax có song song với BC không? Vì sao?
Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh có thể mở rộng bài toán này: Nếu B C n ˆ = = ˆ 0
và với các giả thiết của bài toán thì luôn chứng minh được Ax // BC.
– Khi dạy bài 7 “ Định lí Pitago” (Toán 7 tập 1). Khi các em đã biết “trong
một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của
hai cạnh góc vuông”. Để tạo vấn đề và gây ra sự chú ý tôi hỏi các em rằng: “Nếu
một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh
kia thì tam giác đó có là tam giác vuông không?”
Lúc này các em sẽ tư duy, phân tích và rất muốn tìm đáp án, khi nắm bắt được
tâm lí học sinh thì tôi và các em tìm câu trả lời.
Với tình huống này các em phải dùng sự tư duy, tìm tòi và nó thôi thúc các em
tìm ra đáp án và cũng là động lực giúp các em thích thú học toán hơn.
+ Tính tương tự
Để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức hơn trong quá trình dạy học từ dạng bài tập cơ bản
1 2
40 40
A
C
B
x
y
11
ban đầu tôi cho học sinh hoạt động nhóm để tìm ra các dạng bài tương tự hoặc
yêu cầu học sinh phát triển các bài tập đó ở mức độ cao hơn và cùng tìm lời giải
từ đó phát triển tư duy logic cho học sinh cũng như tạo sự tò mò hứng thú hơn
trong học tập của học sinh.
Ví dụ: Trong dạy học về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
Bài tập: Tìm x, y biết:
3 5
x y
= và x y + = 16
Lời giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và x y + = 16 ta có:
16
2
3 5 3 5 8
x y x y +
= = = =
+
Do đó: 2 6
x 3
= = x ; 2 10
y 5
= = y
Vậy x y = = 6; 10
Từ bài tập cơ bản trên tôi yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm với đề bài.
Bài: Hãy tạo ra bài toán mới từ bài toán trên và lời giải cho bài toán đó.
Hình ảnh: Học sinh hoạt động nhóm
12
Kết quả của học sinh:
13
14
15
16
2.3. Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ các hoạt động mở đầu trong các tiết học.
Từ việc kiểm tra bài cũ giáo viên dẫn dắt đến kiến thức bài mới.
– Khi dạy bài “Cộng, trừ đa thức” (Toán 7, tập 2), đầu giờ tôi kiểm tra bài cũ như sau.
Bài tập: Cho đa thức
a) (x2y + x3 – xy2 +3) + (3×3 +xy2 –x2y – 6)
b) (x2y + x3 – xy2 +3) – (3×3 +xy2 –x2y – 6)
Dùng quy tắc dấu ngoặc bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn các hạng tử đồng dạng.
HS1: a) (x2y + x3– xy2 +3) + (3×3 + xy2 –x2y – 6)
= x2y + x3 – xy2 + 3 + 3×3 + xy2 –x2y – 6
= (x2y – x2y) + (x3+ 3×3) + (– xy2 + xy2) + (3 – 6)
= 4×3 – 3
HS2: b) (x2y + x3 – xy2 +3) – (3×3 + xy2 – x2y – 6)
= x2y + x3 – xy2 +3 – 3×3– xy2 + x2y + 6
= (x2y + x2y) + (x3 – 3×3) + (– xy2 – xy2) + (3 + 6)
= 2x2y – 2×3 – 2xy2 + 9
Qua phần kiểm tra bài cũ tôi dẫn dắt vào bài mới:
Nếu đặt: M = (x2y + x3 – xy2 + 3)
N = (3×3 + xy2 – x2y – 6)
Kết quả: 4×3 – 3 chính là tổng của hai đa thức M + N
Tương tự: Kết quả 2x2y – 2×3 – 2xy2 + 9 là hiệu của hai đa thức M – N.
Với bài tập như vậy học sinh vừa củng cố được kiến thức cũ vừa thực hiện
được kiến thức mới của toàn bộ tiết học, sau khi tôi dẫn dắt vào tiết học thì học
sinh mới biết mình đã thực hiện luôn được kiến thức của bài mới. Với tình huống
học tập này gây bất ngờ cho học sinh, từ kiến thức cũ mà đã làm luôn được bài
tập của kiến thức mới, lúc này học sinh sẽ có nhiều thời gian để làm bài tập và
càng hiểu bài sâu hơn và là động lực để các em hứng thú, say mê học toán hơn.
– Hay khi dạy bài “Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng
thức tam giác” (Toán 7, tập 2). Tôi kiểm tra bài cũ với hai bài tập ở hai tình
huống.
Bài tập 1: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, AC = 3cm, BC = 4cm.
Bài tập 2: Vẽ tam giác A’B’C’ biết A’B’ = 1cm, A’C’ = 2cm, B’C’ = 4cm.
Với bài tập 1 học sinh sẽ vẽ được ABC , bài tập 2 học sinh sẽ không vẽ được A B C ‘ ‘ ‘
Lúc này tạo cho các em sự tò mò vì sao ta có thể vẽ được ABC , còn
A B C ‘ ‘ ‘ không vẽ được. Vậy với điều kiện nào về ba cạnh của tam giác thì ta có
thể vẽ được một tam giác.
17
Hình ảnh: Học sinh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra bài cũ
Lúc này khi tìm hiểu bài mới các em mới nhận thấy rằng “Trong một tam
giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài hai cạnh còn lại”,
đây cũng là điều kiện để dựng được một tam giác khi biết độ dài ba cạnh.
* Với tình huống này giúp học sinh khám phá, tò mò và bất ngờ hơn, sau khi
học xong bài học các em sẽ nắm vững về tiết học và biết được vì sao một vấn đề
không thể giải quyết được. Giúp các em hiểu bài nhanh hơn từ đó tạo động lực để
các em khám phá, tìm tòi, đam mê, hứng thú học Toán.
2.4. Sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học.
– Khi dạy bài “Đại lượng tỉ lệ thuận” (Toán 7, tập 1).
?1 a. Hãy viết công thức tính: Quãng đường đi được S (km) theo thời gian
t (h) của một vật chuyển động đều với vận tốc 15 (km/h).
Sau khi học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và tìm ra được công thức:
S = 15t (km)
Thông qua ?1 nói rằng nếu giả sử quãng đường đó là quãng đường em đến
trường, tức là em đã tham gia giao thông vậy thì ta phải làm gì khi tham gia giao
thông?
Sau khi học sinh trả lời xong tôi tích hợp (trình chiếu hình ảnh).
Thế nhưng, vẫn còn nhiều em đi học tới trường chưa đủ tuổi điều khiển xe máy,
chở ba không đội mủ bảo hiểm, một số em đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm,
đi hàng hai – hàng ba vừa đi vừa nói chuyện trên đường, gặp tình huống bạn có
hành vi như thế em sẽ làm gì?
18
Hình ảnh: Vi phạm luật giao thông của học sinh khi đi học
GV: Ở bài này ta thấy nếu học sinh đi hàng hai hay hàng ba nếu có tai nạn thì số
lượng học sinh bị thương càng nhiều do đó để tránh tai nạn xảy ra thì em phải
nhắc nhở các bạn chấp hành tốt luật giao thông.
– Khi dạy bài “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận” (Toán 7, tập 1).
Sau khi hình thành kiến thức mới. Tôi đưa ra bài tập.
Bài tập: 3 lít nước biển chứa 105 gam muối. Hỏi 150 lít nước biển chứa bao nhiêu kg muối? |
Hình ảnh: Cánh đồng muối ở Hải Hậu
GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời.
19
Lời giải
Gọi x là số gam muối chứa trong 150 lít nước biển (x>0)
Vì lượng nước biển và lượng muối chứa trong nước biển là hai đại lượng tỉ lệ
thuận nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ta có:
150
105 3
x
= nên suy ra 105.150 5250
3
x = = (g) (Thỏa mãn điều kiện)
Vậy 150 lít nước biển chứa 5250 g hay 5,250 kg muối.
Sau đó tôi giới thiệu một số hình ảnh cách làm muối.
(Người dân phải phơi cát khô và làm sạch trước khi cho “chát” lọc nước)
(Nước biển được người dân lọc qua “chát”, từ đó nước biển sẽ được đưa vào
thống chứa nước trước khi đổ ra các ruộng muối)
20
(Đổ nước vào sân phơi)
(Thu hoạch muối)
* Với tình huống thực tiễn lôi cuốn các em vào tiết học một cách tự nhiên,
các em biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, biết được một số nghề
ở địa phương từ đó biết trân trọng sản phẩm của người nông dân, thêm yêu quê
hương mình.
2.5. Sử dụng mô hình trực quan.
Phân môn hình học có nhiều khái niệm trừu tượng, kiến thức trong bài tập
phong phú rất nhiều so với nội dung lí thuyết đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng
phân tích, so sánh, tổng hợp…dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thúc chậm, sợ học
hình, không hứng thú với môn học. Vì vậy để học sinh tiếp thu kiến thức hình học
tích cực tôi thường chọn phương pháp tạo tình huống có vấn đề từ mô hình trực
21
quan. Sử dụng mô hình cho hình ảnh rất trực quan, giúp học sinh hình thành kiến
thức một cách tự nhiên, không áp đặt nên học sinh nhớ bài lâu hơn và có thể tái
lại kiến thức khi bị quên.
– Khi dạy bài “Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng”
(Toán 7, tập 1).
Để chuẩn bị cho tiết dạy tôi yêu cầu học sinh về làm mô hình giống dạng hình vẽ.
Hình ảnh: Học sinh làm đồ dùng học tập ở xưởng gỗ của gia đình
Với mô hình này học sinh dễ nhận thấy mô hình có dạng một đường thẳng cắt hai
đường thẳng.
Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. Tôi yêu cầu học sinh quan
sát mô hình mà các em đã làm: Hãy tìm số đường thẳng, số góc được tạo thành?
HS:
+ Có 3 đường thẳng.
+ Có 8 góc được tạo thành.
GV: Các góc đó có quan hệ gì với nhau không và quan hệ như thế nào ta sẽ tìm
hiểu trong bài hôm nay.
Từ tình huống này, sẽ tạo cho các em sự tò mò, mong muốn tìm ra kiến thức mới.
Sau khi học xong lí thuyết về các góc so le trong, các góc đồng vị, các góc trong
cùng phía. Tôi yêu cầu một học sinh lên thực hành: Chỉ ra cặp góc so le trong,
cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía trên mô hình.
Sau đó cho cả lớp thực hành chỉ ra vị trí các góc trên mô hình mà mình đã làm.
(Có thể hỏi thêm: Chỉ ra cặp góc đối đỉnh trên mô hình)
22
Hình ảnh: Học sinh thực hiện kiến thức trực tiếp trên mô hình
Từ mô hình trên giáo viên có thể áp dụng dạy bài “Hai đường thẳng song
song”.
– Điều chỉnh sao cho hai thanh ngang có thể chạm vào nhau và yêu cầu học sinh
nhận xét về số điểm chung, từ mô hình học sinh nhận thấy rằng: Hai đường thẳng cắt
nhau có một điểm chung.
– Điều chỉnh mô hình sao cho hai thanh ngang có vẻ sẽ không chạm vào nhau
dù chúng có kéo dài thêm bao nhiêu. Yêu cầu học sinh nhận xét số điểm chung
(lưu ý: Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía) từ mô hình học sinh nhận thấy
rằng: Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
– Sau khi thực hiện?1sgk và nêu tính chất thừa nhận xong, cho học sinh xem
lại mô hình và chỉ ra khi nào thì hai đường thẳng song song (dựa vào dấu hiệu
nhận biết hai đường thẳng song song).
Hoặc áp dụng dạy bài “Từ vuông góc đến song song” (Toán 7 tập 1).
Tôi điều chỉnh thanh dọc sao cho nó cùng vuông góc với hai thanh ngang hoặc
hai thanh ngang song song với nhau, thanh dọc vuông góc với một trong hai thanh
ngang từ đó học sinh được khắc sâu hơn kiến thức về mối quan hệ từ vuông góc
đến song song.
Qua việc thực hành trên mô hình học sinh được củng cố và khắc sâu kiến
thức hơn. Với tình huống này giúp các em hiểu bài nhanh hơn từ đó tạo động lực
để các em tìm tòi khám phá kiến thức, lôi cuốn các em vào tiết học, hứng thú học
toán hơn.
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: