Overthinking nghĩa là suy nghĩ quá mức, suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực hóa mọi thứ trong một vấn đề đã xảy ra hoặc sắp xảy ra. Overthinking là một dạng lo lắng thái quá biểu hiện thường gặp ở tâm lý con người, giống như giống như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu vậy.
Overthinking là gì?
Overthinking là suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực hóa mọi thứ trong một vấn đề đã xảy ra hoặc sắp xảy ra. Hội chứng này được chia thành hai dạng: Ruminating (Hồi tưởng về quá khứ) và Worrying (Lo lắng cho tương lai).
Ruminating overthinking là khi một vấn đề đã diễn ra và có kết quả nhưng bạn vẫn bị phân tâm và suy nghĩ đến nó. Worrying overthinking là khi một sự kiện sắp xảy ra, bạn nghĩ đến hàng tá tình huống xấu có thể xuất hiện.
Có thể nói, hầu hết trong số chúng ta đều đã ít nhất một lần bị overthinking tại thời điểm nào đó của cuộc sống. Tuy nhiên, có thể số lần tiểu tiết ấy khiến bạn không nhận ra mình từng rơi vào trạng thái này.
Nguyên nhân overthinking là gì?
Mặc dù suy nghĩ quá mức overthinking bản thân nó không phải là một bệnh tâm thần, nhưng nó có liên quan đến các tình trạng bao gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống và rối loạn sử dụng chất kích thích.
Rối loạn lo âu có thể gây ra bởi lạm dụng rượu quá độ, là tác dụng phụ của một bệnh nội tiết tiềm ẩn gây ra, do những căng thẳng trong cuộc sống như lo lắng về tài chính hoặc bệnh mãn tính…
Cách chữa trị overthinking
- Kỹ thuật ngừng suy nghĩ: Khi nhận ra bản thân đang rơi vào vòng xoáy của những suy nghĩ tiêu cực, hãy tự nhủ và lớn tiếng nói “dừng lại”.
- Tự tạo cho bản thân bận rộn. Bởi nếu có nhiều thời gian rảnh rỗi sẽ rất dễ ngồi nghĩ chuyện nọ xọ chuyện kia. Hãy dành thời gian làm việc, học những cái mình thích, đọc sách, xem phim, tìm hiểu những thứ mình quan tâm, trau dồi sở thích. Về cơ bản, khi bận bịu và có việc để làm, bản thân bạn sẽ tập trung nghĩ về những việc mình đang làm hơn là nghĩ ngợi lung tung.
- Nhắc nhở bản thân rằng suy nghĩ chỉ là suy nghĩ: Những người suy nghĩ quá nhiều thường tin rằng những suy nghĩ tiêu cực của họ về điều gì đó sẽ trở thành sự thật. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng (và tự nhắc nhở, nhắn nhủ bản thân) những điều đó chỉ là suy nghĩ mà thôi, chỉ là suy nghĩ chứ không phải điều đang diễn ra hay sẽ diễn ra…
- Luôn tỉnh táo và nhận thức về hiện tại: Hãy đặt tâm trí ở hiện tại, chỉ nghĩ về hiện tại và đừng phán xét những suy nghĩ của bạn thân.
- Sắp xếp lại dòng suy nghĩ đang “chảy trong đầu”: Thông thường, việc nhận thức về một tình huống có tác động lớn hơn đến cảm xúc và hành vi của bạn. Bằng cách sắp xếp lại quan điểm của bản thân về vấn đề đang phải đối mặt, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình.
- Tập thể dục, thể thao. Hoạt động thể chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm cho đầu óc minh mẫn hơn, suy nghĩ sáng sủa hơn. Hoạt động chân tay giúp bộ não phân tâm và tạm thời gác lại những chuyện làm bản thân suy nghĩ quá mức. Bạn có thể tham khảo trong 2 bài Tại sao nên tập thể dục? và Tập thể dục có giúp thông minh không?
- Sống trong môi trường tích cực. Khi sống trong môi trường nhiều năng lượng tích cực, bản thân sẽ bớt nghĩ ngợi tiêu cực và bế tắc hơn. Bạn có thể nuôi thú cưng, kết bạn với những người tích cực, follow các trang hoặc group đáng yêu, lành mạnh, làm từ thiện,…