dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 1
PHẦN I: NỘI DUNG

1. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết.

– Phản ứng hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ các liên kết hóa học của chất đầu và hình thành các liên kết hóa học của sản phẩm.

– Sự phá vỡ các liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành các liên kết giải phóng năng lượng.

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 2

Ví dụ 1: Khi H2 phản ứng với O2 tạo thành H2O (ở thể khí) liên kết H-H và O=O bị đứt ra, liên kết O-H được hình thành.

– Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết phải viết được công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng và loại liên kết.

điều kiện chuẩn:rH0298 = ∑Eb (cđ) – ∑Eb (sp)

Cho phản ứng tổng quát ở điều kiện chuẩn:

aA(g) + bB(g) Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 3 mM(g) + nN(g)

Tính ∆rH0298 của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết (Eb) theo công thức:

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 4 = a×Eb (A) + b×Eb (B) – m×Eb (M) – n×Eb (N) (1)

– Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết được áp dụng cho phản ứng trong đó các chất đều có liên kết cộng hoá trị ở thể khí khi biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trong phản ứng.

Bảng. Năng lượng liên kết của một số liên kết cộng hóa trị

Liên kếtEb (kJ/ mol)Liên kếtEb (kJ/ mol)
H – H432C – Cl339
H – Cl427C – O358
H – F565C = O745
H – N391N – O201
H – C413N = O607
H – O467N ≡ O631
O – O204N = N418
O = O498N ≡ N945
C – C347F – F159
C = C614Cl – Cl243
C ≡ C839Br – Br193

Ví dụ 2: Xác định số lượng mỗi loại liên kết trong các phân tử sau: CH4, CH3Cl, NH3, CO2.

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 2

Ví dụ 3: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

H2(g) + Cl2(g) Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 32HCl(g)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tính năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol H – H và 1 mol Cl – Cl

Tổng năng lượng thu vào để phá vỡ các liên kết: Eb (H – H) + Eb (Cl – Cl) = 432 + 243 = 675 kJ

Bước 2: Tính năng lượng toả ra khi hình thành 2 mol H – Cl

Tổng năng lượng toả ra để hình thành liên kết: 2 × Eb (H – Cl) = 2 × 427 = 854 kJ

Bước 3: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo công thức (1) rH0298 = 675 – 854 = –179 kJ. Do ∆rH0298 < 0 nên phản ứng toả nhiệt.

Ví dụ 4: Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng.

C2H4(g) + H2(g) Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 3 C2H6(g)

biết                  Eb (H—H) = 436 kJ/mol                                  Eb (C—H) = 418 kJ/mol

                        Eb (C—C) = 346 kJ/mol                                  Eb (C=C) = 612 kJ/mol.

Hướng dẫn giải

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là:

                        ∆rH0298 = Eb (C=C) + 4Eb (C—H) + Eb (H—H) – Eb (C—C) – 6Eb (C—H)

                                   = 612 + 4.418 + 436 – 346 – 6.418 = -134 kJ

Ví dụ 5: Tính biến thiên enthanpy của phản ứng tạo thành ammonia (sử dụng năng lượng liên kết). Cho biết phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt và vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng.

3H2(g) + N2(g) Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 3 2NH3(g)

Hướng dẫn giải

     ∆rH0298 = 3×Eb(H2) + Eb(N2) – 2×Eb(NH3)

                 = 3×Eb (H – H) + Eb (N ≡ N) – 2×3×Eb (N – H)

                          = 3×432 + 945 – 2×3×391 = –105 kJ.

     Do ∆rH0298  < 0 nên phản ứng toả nhiệt.

Diagram

Description automatically generated

Hình. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy

2. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành.

& Biến thiên enthalpy của phản ứng đuơc xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm (sp) và tổng nhiêt tạo thành của các chất đầu (cđ).

điều kiện chuẩn:rH0298 = ∑∆fH0298 (sp) ∑∆fH0298 (cđ)

Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hoá học.

Cho phương trình hoá học tổng quát: aA + bB ® mM + nN

Có thể tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học (∆rH0298) khi biết các giá trị ∆rH0298 của tất cả các chất đầu và sản phẩm theo công thức sau:

rH0298 = m×∆fH0298 (M) + n×∆fH0298 (N) – a×∆fH0298 (A) – b×∆fH0298 (B) (2)

Ví dụ 1: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 2

biết nhiệt tạo thành ∆rH0298 của SO2(g) là -296,8 kJ/ mol, của SO3(l) là -441,0 kJ/mol.

Hướng dẫn giải

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 2

Ví dụ 2: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

4FeS2(s) + 1102(g) Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 3 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)

biết nhiệt tạo thành ∆rH0298 của các chất FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là -177,9 kJ/mol, -825,5 kJ/mol và -296,8 kJ/mol.

Hướng dẫn giải

Tổng nhiệt tạo thành các chất đầu là:

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 2

Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 2

Vậy, biến thiên enthalpy của phản ứng:

Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 4= Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 15(sp) – Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 15(cđ) =  – 4025,4 – (-711,6)= -3313,8(kJ)

Ví dụ 3: Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình.

ChấtN2O4 (g)NO2 (g)
rH0298 (kJ/mol)9,1633,20

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

2NO (g) Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 3 N2O4(g)

Hướng dẫn giải

Theo công thức (2), ta có:

            ∆rH0298 =  ∆fH0298 (N2O4) – 2×∆fH0298 (NO2)

                         = 9,16 – 2 × 33,20

                         = –57,24 kJ

Do ∆rH0298 < 0 nên phản ứng toả nhiệt.

Ví dụ 4: Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình.

ChấtN2O4 (g)CO (g)N2O (g)CO2 (g)
rH0298 (kJ/mol)9,16-110,5082,05-393,50

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

            N2O (g) + 3CO(g) ® N2O(g) + 3CO2(g)

Hướng dẫn giải

Theo công thức (2), ta có:

            ∆rH0298 = ∆fH0298 (N2O) + 3×∆fH0298 (CO2) – ∆fH0298 (N2O4) – 3×∆fH0298 (CO)

                        = 82,05 + 3×(–393,50) – 9,16 – 3×(–110,50)

                        = –776,11 kJ

Do  ∆rH0298 < 0 nên phản ứng toả nhiệt.

PHẦN II: BÀI TẬP

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2 và H2O, giải phóng 50,01 kJ. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2.

A. -1300,26 kJ                B.  -130,26 kJ                 C.  -1310,26 kJ         D.  -1309,26 kJ   

Câu 2. Giá trị ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 của phản ứng sau là bao nhiêu kilôJun?

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

A. – 445,18 kJ                 B. – 441,58 kJ                 C. – 454,18 kJ           D. – 445,08 kJ

Câu 3. Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 0,5 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.

A. 1,5 gam                       B. 1,6 gam                       C. 6,1 gam                 D. 5,1 gam

Câu 4. Nhiệt tỏa ra hình hình thành 1 mol Na2O(s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và O3(g) có được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của Na2O(s) không? Giả sử Na tác dụng được với O3 thu được Na2O.

A. Không                                                                   B. Có                         

C. Chưa kết luận được.                                            D. Một kết quả khác

Câu 5: Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn sau đây tỏa ra 184,6kJ: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) (*)

Số phát biểu đúng:

  • Nhiệt tạo thành của HCl là -184,6 kJ mol-1.
  • Biến thiên enthalpy của phản ứng (*) là -184,6 kJ.
  • Nhiệt tạo thành của HCl là -92,3 kJ mol-1.
  • Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là -92,3 kJ.

A. 1                                   B. 2                                   C. 3                             D. 4

Câu 6: Giá trị ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 của phản ứng sau là bao nhiêu kilôJun?

H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

A. -179 kJ                        B. +179 kJ                       C. -197 kJ                  D. +197 kJ

Câu 7: Đó là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao?

A. Thu nhiệt vì ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 > 0.

B. Tỏa nhiệt vì ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 > 0.

C. Thu nhiệt vì ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 < 0.                                   

D. Tỏa nhiệt vì ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 < 0.

Câu 8: Khi biết các giá trị ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 của tất cả các chất đầu và sản phẩm thì có thể tính được biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học ∆r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 theo công thức nào?

A.r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 = m x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (M) + n x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 28(N) – a x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (A) – b x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (B)

B.r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 = a x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (A) + n x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 28(N) – m x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (M) – b x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (B)

C.r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 = m x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (M) + b x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 28(B) – a x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (A) – n x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (N)

D. r Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 = a x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (A) + b x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 28(B) – m x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (M) – n x ∆f Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 18 (N)

Câu 9: Muốn tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết phải viết được dữ liệu nào?

A. Công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng liên kết. 

B. Công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số loại liên kết.

C. A và B.

D. Một kết quả khác.

Câu 10: Cho dữ liệu sau:

(NH2)2CO (dd) + H2O (lỏng) → CO2 (dd) + 2NH3 (dd)   

rHof của (NH2)2CO = -76,3 kcal/mol

rHof của H2O = -68,3 kcal/mol

rHof của CO2 = -98,7 kcal/mol

rHof của NH3 = -19,3 kcal/mol

Tính ∆rHof  của phản ứng?

A. -7,3 kcal/mol                                                       B.  +7,3 kcal/mol

C. +7,6 kcal/mol                                                      D. +37 kcal/mol

Câu 11: Những quá trình nào sau đây là tỏa nhiệt:

A. Cranking alkane, hô hấp, quang hợp.                  

B. Phản ứng nhiệt nhôm, phản ứng oxi hóa, băng tan.

C. Phản ứng oxi hóa, phản ứng trung hoà, phản ứng nhiệt nhôm.

D. Nước lỏng bay hơi, phản ứng oxi hóa, phản ứng nhiệt nhôm.

Câu 12: Cho dữ liệu sau:

  • Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.
  • Quang hợp là phản ứng tỏa nhiệt.
  • Hô hấp là phản ứng thu nhiệt.
  •  Phản ứng trung hòa là phản ứng tỏa nhiệt.

A. 1                                  B. 4                                   C. 3                             D. 2

Câu 13: Cho dữ liệu sau:

2ZnS (rắn) + 3O2 (khí) → 2ZnO (rắn) + 2SO2 (khí)   

rHof của ZnS = -205,6 kJ

rHof của ZnO = -348,3 kJ

rHof của SO2 = -296,8 kJ

Tính ∆rHof  của phản ứng?

A. -879,0 kJ                    B. +879,0 kJ                    C.-257,0  kJ              D. +257,0 kJ

Câu 14: Cho dữ liệu sau:

Fe3O4 (rắn) + CO (khí) → 3FeO (rắn) + CO2 (khí)   

rHof của Fe3O4 = -1118 kJ

rHof của CO = -110,5 kJ

rHof của FeO = -272 kJ

rHof của CO2 = -393,5 kJ

Tính ∆rHof  của phản ứng?

A. -263 kJ                        B. +54 kJ                         C. +19 kJ                   D. -50 kJ

Câu 15: Cho dữ liệu sau:

C6H12O6 (rắn) + 6O2 (khí) → 6CO2 (khí) + 6H2O (khí)   

∆Hof của C6H12O6 = -1273,3 kJ

∆Hof của H2O = -241,8 kJ/mol

∆Hof của CO2 = -393,5 kJ

Tính ∆rHof  của phản ứng?

A. -5382,3 kJ                                                            B. -3824,8 kJ

C. -2538,5 kJ x                                                         D. Một kết quả khác.

O2 Education gửi các thầy cô link download tài liệu bản đầy đủ

Xem thêm

Câu hỏi trắc nghiệm biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học


Comments

2 responses to “Phân dạng bài tập tính biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học”

  1. CẨM+TÚ Avatar
    CẨM+TÚ

    cho xin file nhé. Cám ơn nhiều

    1. Polime Avatar
      Polime

      Cuối bài đăng có link download về máy cô nhé.

  2. Thúy Avatar

    cho em file phân dạng với > Em cảm ơn nhé

    1. Polime Avatar
      Polime

      cuối bài đăng có phần download về máy em nhé

Leave a Reply to Polime Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *