SKKN Dạy học Lịch sử theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công cụ Google Classroom và các mạng xã hội Facebook, Zalo… nhằm kích hoạt thế hệ Z
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Môn Lịch sử thuộc môn khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò đặc biệt
quan trọng, cung cấp những tri thức về quá khứ để hiểu hiện tại và hướng tới tương
lai. Môn Lịch sử giúp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân
tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo
dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế.
Đồng thời, học lịch sử còn bồi dưỡng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng
đắn trong cuộc sống.
Mặc dù là môn học có vai trò vô cùng quan trọng nhưng môn học này không
được đánh giá cao cả trong nhà trường và ngoài xã hội. Học sinh ngại học môn học
vì vừa dài, vừa khó, khó xin được việc khi ra trường. Phụ huynh xem nhẹ, xã hội
coi thường. Số phận môn Lịch sử khiến nhiều người lo ngại. Nhưng nếu quay lưng
với Lịch sử, dân tộc mình sẽ đi về đâu?
Hiện nay ngành Giáo dục đang tiến hành đổi mới toàn diện nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Môn Lịch sử đã và đang tiến hành đổi mới để đưa môn Lịch
sử về đúng vai trò, vị trí vốn có của nó. Nhưng làm thế nào để học sinh yêu thích
môn học đó câu hỏi trăn trở của nhiều người thầy. Nhiều phương pháp dạy học tích
cực được áp dụng khiến bài học Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, nhiều học sinh yêu
thích với môn học hơn.
Trong chương trình môn học Lịch sử hiện hành, học sinh THPT được tiếp
cận các tri thức lịch sử cả thế giới và Việt Nam theo các phân kì: Cổ trung, cận đại
và hiện đại. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy chương trình Lịch sử lớp 10 rất hay
thu hút được học sinh bởi kiến thức Lịch sử thế giới và Việt Nam cổ trung, và một
phần cận đại phong phú và đa dạng, kích thích sự tìm hiểu của học sinh. Chương
trình Lịch sử 12 cũng rất hay với những kiến thức về lịch sử thế giới hiện đại, nhiều
sự kiện gần gũi gắn với hiện tại, tuy nhiên chương trình này lại quá dài, nhiều sự
kiện. Để dạy hay được một bài thuộc Lịch sử lớp 12 là điều không dễ. Nhưng đối
với chương trình Lịch sử lớp 11 chủ yếu về lịch sử cận đại với nhiều bài học khô
2
khan, ít tư liệu, nhất là việc giảm tải chương trình khiến cho giáo viên rất khó khăn
trong việc làm thế nào để duy trì sự hứng thú của học sinh.
Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 thực hiện ở lớp 10 trong năm
học 2022-2023 và các năm học tiếp theo theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực
của học sinh. Mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng
hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ
xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc
sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Nội dung và phương pháp giảng dạy cũng thay đổi để phù hợp với chương trình
giáo dục phổ thông mới để đạt mục tiêu dạy học.
Ngày nay, loài người đang ở thời đại công nghệ thông tin – thời đai 4.0.
Những ứng dụng công nghệ thông tin giúp các hoạt động của con người trở nên dễ
dàng hơn. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giáo dục để phát
huy hiệu quả dạy và học ở các cấp. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,
việc giảng dạy của giáo viên có những sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới.
Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới tăng 8%
trong 3 tháng vừa qua, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn Độ là
nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7.
Điều này đồng nghĩa với việc các nền tảng mạng xã hội vẫn có hàng triệu người
dùng mới mỗi ngày, hay bình quân 12,4 người dùng mới mỗi giây.
Facebook vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và WhatsApp
đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng, tiếp sau đó là các nền tảng Facebook
Messenger, WeChat, Instagram.
Do sự phát triển của công nghệ nhất là các mạng xã hội khiến các kết nối trở
nên dễ dàng hơn. Việc giáo viên và học sinh liên hệ qua các mạng xã hội ngày càng
phổ biến. Việc dạy và học sẽ diễn ra mọi lúc, mọi nơi theo sự chủ động của người
học với sự hỗ trợ của các phần mềm hiện đại. Trước sự phát triển đó, việc hình
thành một lớp học đảo ngược sẽ đem lại hiệu quả lớn đối với ngành giáo dục nói
chung và môn Lịch sử nói riêng.
3
II. Mô tả giải pháp
II. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
II. 1.1 Giáo viên với thời đại 4.0
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Việt Nam
đang tiến lên nền kinh tế công nghiệp. Cùng với nền kinh tế công nghiệp, Việt Nam
đang hướng đến đi vào nền kinh tế tri thức. Như vậy rõ ràng Việt Nam đang thực
hiện đồng thời sự chuyển dịch kép.
Nền kinh tế tri thức một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục – đào tạo
phát triển; nhưng mặt khác, hết sức quan trọng, đòi hỏi rất nhiều ở giáo dục những
khả năng mới về đội ngũ GV, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra,
đánh giá…
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công
nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Với sự bùng
nổ thông tin với sự xuất hiện Internet đặc biệt là sự ra đời của các mạng xã hội
khiến cho việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, việc tiếp cận tri thức nhân
loại rất thuận lợi và đầy đủ, khoảng cách không còn là vấn đề nữa. Loài người đã
chuyển sang nền văn minh mới: Văn minh trí tuệ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) bắt đầu diễn ra từ đầu những năm
2000 và đến khoảng năm 2013 thì xuất hiện cụm từ “công nghiệp 4.0”. CMCN
4.0 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi
dữ liệu và chế tạo, dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ
thông tin. CMCN 4.0 với đặc trưng của nó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rô
bốt, Internet kết nối vạn vật, công nghệ di động không dây, máy tính lượng tử,
điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu nhanh, khoa học vật liệu, sinh học,
…Trong đó, đặc trưng cơ bản nhất là kết nối.
Với những đặc trưng đó, CMCN 4.0 đã mở ra một thời đại mới trong tiến
trình phát triển của nhân loại và tác động mạnh mẽ, làm thay đổi mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, từ sản xuất kinh tế, dịch vụ, y tế, giao thông, hệ thống quản lí đến văn
hóa, giáo dục.
4
CM 4.0 tất yếu dẫn đến nền giáo dục 4.0. Để phù hợp với thời đại mới, giáo
dục đang có những cải cách sâu rộng và toàn diện. Việc dạy và học không còn là
truyền thụ tri thức, tiếp thu tri thức một cách bị động và một chiều, đơn giản chỉ là
thầy đọc, trò chép. Giáo dục chuyển sang các kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn đề,
hợp tác trao đối với nhau, tư duy phân tích, phản biện, tư duy sáng tạo, có khả năng
thích nghi với các thách thức, đặc biệt là trí tuệ cảm xúc (EQ) cùng nhiều kĩ năng
khác. Trong đó, trong thời đại mới, các kĩ năng cần phải có là
– Kĩ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): như năng lực giải
quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
– Kĩ năng tư duy: như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn
đề, kĩ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
– Kĩ năng làm việc: như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
– Kĩ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức
công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn
đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.
Vậy trong thời đại mới, giáo viên có vai trò như thế nào, cần có những năng
lực gì.
Giáo viên vẫn là trung tâm trong thời đại số. Yếu tố quyết định ở người dạy
chính là kiến thức, năng lực, phẩm chất và lòng yêu nghề. Tình cảm thầy và trò là
những giá trị không thể đo lường được trong Dạy và Học. Không một máy móc nào
có thể làm được những điều ấy.
Giáo viên là người tạo môi trường học tập, phát triển tính sáng tọc, tư duy của
người học. Và cũng là những người định hướng và dẫn dắt phát triển người học cả
về trí tuệ lẫn tình cảm. Như vậy Công nghệ có phát triển như thế nào đi chăng nữa
cũng không thể thiếu người thầy. Theo Phạm Hồng Quang : “vai trò người thầy
trong học tập kết nối mạng đó là sáng tạo, phản biện và giáo dục”.
Để đáp ứng yêu cầu mới, một giáo viên ngày nay phải
– Hiểu biết công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng chúng trong DH;
5
– Khi DH phải nhận thức đúng đối tượng (đối tượng dạy – người học và đối tượng
DH – nội dung DH) trên cơ sở đó thao tác đúng đối tượng;
– Phải hiểu cấu trúc các phương pháp dạy học (PPDH), biết triền khai đúng quy
trình và biết phối hợp các PPDH trong quá trình DH;
– Thấu hiểu cách học trong môi trường thông tin và truyền thông để có thể hướng
dẫn HS học và có khả năng làm tốt vai trò cố vấn cho họ.
– Có kiến thức đo lường và đánh giá trong DH để đánh giá chính xác khách quan
kết quả học tập của người học, góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm đào tạo
của mình.
– Quan trọng là lòng yêu nghề, mến trẻ, là gương sáng cả về trí tuệ và đạo đức.
Như vậy, các kĩ năng một giáo viên cần phải có trong thời đại mới nhất là
chương trình giáo dục phổ thông mới với yêu cầu mới của người thầy.
-Về năng lực dạy học
+ Kĩ năng thiết kế và tổ chức DH theo định hướng phát triển năng lực người
học.
+Kĩ năng thiết kế và tổ chức DH-GD bằng trải nghiệm.
+Kĩ năng DH tích hợp, lồng ghép, liên môn; DH theo chủ đề/chuyên đề
+ Kĩ năng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật DH tích cực, hiện đại.
+ Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị DH có hiệu quả.
+ Kĩ năng thuyết trình, truyền thụ kiến thức sao cho HS hứng thú, có cảm
hứng và yêu thích môn học.
+ Kĩ năng đặt câu hỏi, dẫn dắt, nêu vấn đề trong DH.
+ Kĩ năng tương tác với HS một cách cực.
+ Kĩ năng xử lý các tình huống DH.
+ Cách lấy ví dụ để liên hệ, ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc
sống.
+ Kĩ năng sử dụng một số phương pháp và hình thức kiểm tra- đánh giá mới,
6
+ Kĩ năng thiết kế các đề kiểm tra -đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực
HS.
+ Kĩ năng và cách thức phát triển chương trình môn học.
+ Hướng dẫn và tổ chức HS nghiên cứu khoa học, tự học …vv.
-Về năng lực GD và quản lý lớp học
+ Các kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS hiện nay.
+ Kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học (trong đó chú ý đến các vấn đề: cách xử
lý hành vi vi phạm đạo đức và GD HS cá biệt; cách quản lý HS trong và ngoài giờ
học; cách tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể cho HS;…)
+ Các phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, giá trị sống cho HS.
+ Các kỹ năng mềm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực và giao tiếp có hiệu quả với
HS.
+ Kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, cha mẹ
HS và tập thể GV trong nhà trường để phối hợp GD HS.
+ Kĩ năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường GD mới.
+ Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chương
trình phổ thông mới.
II. 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới
II. 1.2.1 Mục tiêu giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông mới
Thứ nhất, về mục tiêu giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp
tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con
người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.
Thứ hai, về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế
thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền
với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.
Thứ ba, về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để
phù hợp với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ và định hướng mới của
chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ
7
thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực
tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành,
nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách
hiệu quả hơn.
Thứ tư, về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học
và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại
ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở
cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp
Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp Trung học
cơ sở, Trung học phổ thông
Thứ năm, về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải
so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa
các môn học không có sự xáo trộn.
Thứ sáu, về phương pháp giáo dục, chương trình mới định hướng phát huy
tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một
chiều.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng
nhiều phương pháp giáo dục mới (như mô hình trường học mới, phương pháp bàn
tay nặn bột, giáo dục STEM,…); do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm
quen, nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới.
Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid19 diễn biến phức tạp trong những
năm vừa qua, ngành Giáo dục có những biện pháp thích ứng với tình hình một cách
linh hoạt. Nhiều lớp học online được diễn ra ở các cấp học trên khắp các tỉnh thành
vừa phát huy tinh thần chống dịch, vừa đạt được hiệu quả giáo dục. Việc tiếp cận
với E-learning trên truyền hình cũng như trên Internet không còn xa lạ với học sinh
trên khắp cả nước.
II. 1.2.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác so với chương trình
hiện hành
8
Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo
định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh
vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”,
“đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều
nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển
năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương
pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển
những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận
này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân.
Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp
học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống
nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.
Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp
giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.
Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục
gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh,
ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn
giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
(từ lớp 10 đến lớp 12).
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị
quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên
quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn
học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí
số môn học;
Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công
nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng
9
nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp
với sở thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học
và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên
đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa
chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học
chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự
cần thiết đối với học sinh phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa
chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình
của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng
thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn
chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác
giả sách giáo khoa và giáo viên.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và
những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời
trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa
chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp
với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần
bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
II. 1.3. Môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới
II. 1.3.1. Khái quát nội dung giáo dục môn Lịch sử
Nội dung giáo dục môn Lịch sử được xác định dựa trên các căn cứ chủ yếu:
Vị trí, mục tiêu, đặc điểm, tính chất môn học ở cấp THPT. Yêu cầu phát triển năng
lực, phẩm chất (bao gồm cả thái độ và kỹ năng) của học sinh thông qua môn học
này. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm của học sinh từ lớp 10 – 12.
Thời lượng được quy định cho môn học này ở mỗi lớp. Kinh nghiệm trong thiết kế
chương trình môn Lịch sử ở trong nước và nước ngoài. Điều kiện dạy học ở các
10
vùng miền của nước ta hiện nay, triển vọng cải thiện trong những năm tới. Đặc
điểm khách quan của Sử học và yêu cầu của việc ứng dụng tri thức lịch sử trong
cuộc sống hiện đại.
Có 3 đặc điểm khái quát về nội dung giáo dục ở môn Lịch sử.
Thứ nhất, đó là nội dung giáo dục lịch sử với tính cách là một môn khoa học:
Dựa trên thành tựu cập nhật của giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam và thế giới, tôn
trọng những nguyên tắc cơ bản của sử học (trung thực, khách quan, toàn diện, cụ
thể), hướng tới hình thành thế giới quan khoa học, tư duy phê phán, thực chứng,
biện chứng của người học.
Thứ hai, Lịch sử là môn học dạy làm người, góp phần phát triển các phẩm
chất của công dân Việt Nam toàn cầu: Yêu nước, nhân ái, trung thực, khoan dung,
dũng cảm, chăm chỉ, cởi mở tiếp nhận cái mới và sống hòa thuận với thế giới xung
quanh, trọng danh dự của bản thân và tôn trọng sự khác biệt, yêu hòa bình… Thứ
ba, Lịch sử là môn học có định hướng ứng dụng cao theo đúng tinh thần “ôn cố tri
tân”, biết học lịch sử để làm gì, có thể ứng dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống như
thế nào.
Nội dung giáo dục với các mạch kiến thức cốt lõi của môn học được thiết kế
như sau:
Nội dung các chủ đề, gồm: Chủ đề định hướng nghề nghiệp (Lịch sử và Sử
học; Vai trò của Sử học); Lịch sử thế giới (Một số nền văn minh thế giới thời kỳ cổ
– trung đại; Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới; Cách mạng tư
sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa
xã hội; Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh; Quá trình phát triển kinh tế – xã hội
của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay; Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ
năm 1978 đến nay); Lịch sử Đông Nam Á (Lịch sử văn minh Đông Nam Á;
Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á; ASEAN:
Những chặng đường lịch sử); Lịch sử Việt Nam (Một số nền văn minh trên đất
nước Việt Nam (trước năm 1858); Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945); Làng xã Việt Nam trong lịch sử; \Một số cuộc
11
cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Lịch sử bảo vệ chủ quyền,
các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; Chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945); Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay; Lịch sử
quan hệ đối ngoại Việt Nam; Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam).
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có
thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.
II. 1.3.2. Chú ý trong đổi mới phương pháp
Dạy và học lịch sử theo định hướng tiếp cận năng lực được thực hiện trên
nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử: Thông qua các nguồn sử
liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quá
trình hình thành, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử, đồng thời đặt quá
trình phát triển đó trong sự tương tác với các nhân tố liên quan trong suốt quá trình
vận động của chúng.
Giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học
sinh mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử
liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối
cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch
sử một cách khoa học, xây dựng và phát triển những năng lực chuyên môn của môn
Lịch sử.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Chương trình môn Lịch sử, cần coi trọng
và phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội ngay
từ cấp tiểu học đến các cấp THCS, THPT ở những mức độ và hình thức khác nhau.
Bên cạnh đó, cần ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học lịch sử,
khuyến khích học sinh tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong
thư viện để thực hiện các nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm, có khả năng trình
bày, thảo luận kết quả nghiên cứu; xây dựng kỹ năng sử dụng các phương tiện
CNTT để hỗ trợ cho việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng đến vấn đề
như: Phát hiện và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, coi trọng việc sử dụng các
12
phương tiện trực quan như: Hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa
bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử.
Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, biết cách tìm tòi, khai
thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự
mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử
suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hoá,
xã hội Việt Nam và thế giới.
Mở rộng không gian dạy học, không chỉ trong lớp học mà còn trên thực địa
(di tích lịch sử và văn hoá), bảo tàng, khu triển lãm…; tổ chức cho học sinh đi tham
quan, dã ngoại, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải
nghiệm trên thực tế. Việc kết hợp các thành tựu của khoa học giáo dục hiện đại với
việc sử dụng một cách tích cực các phương pháp của sử học là chìa khoá thành
công của quá trình dạy học lịch sử.
Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) là
nền tảng quan trọng để hình thành năng lực chuyên môn Lịch sử. Trong đó, nhà
trường xây dựng và phát triển kiến thức, kỹ năng cho học sinh; gia đình và xã hội
tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng lịch sử vào những tình huống
thực tiễn của cuộc sống.
Giáo viên là người chủ động thiết lập và duy trì mối liên hệ thường xuyên
giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục lịch sử thông qua
các mô hình phối hợp như: Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, giáo
dục chủ quyền biển đảo cho học sinh có sự tham gia của phụ huynh học sinh và các
tổ chức xã hội, tổ chức các hoạt động “Cha mẹ lắng nghe con kể chuyện lịch sử”,
“Cha mẹ cùng con khám phá lịch sử đất nước, lịch sử địa phương”…
II. 1.3.3. Đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử
Việc đánh giá kết quả giáo dục cần được thực hiện trên các phương diện:
Các phẩm chất, năng lực chung và các năng lực chuyên môn Lịch sử; đánh giá quá
trình, đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, cuối cấp, đánh giá cấp quốc gia… Trong
đánh giá kết quả học tập, cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt được xác định trong
13
chương trình môn học để xác định phương thức, phương pháp và nội dung đánh
giá.
Cần chú ý rằng: Đánh giá năng lực và phẩm chất không lấy việc kiểm tra khả
năng tái hiện kiến thức lịch sử làm trung tâm của việc đánh giá. Bên cạnh nội dung
lí thuyết, coi trọng việc đánh giá các kỹ năng thực hành (làm việc với các nguồn sử
liệu, bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát; thu thập, xử lí
và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công
nghệ và thông tin truyền thông trong học tập…).
Ngoài ra, cần đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá như: Bài
thi/bài kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan; kiểm tra miệng,
quan sát, thực hành, bài tập, các dự án/sản phẩm học tập, nghiên cứu… Về phương
thức đánh giá: Bao gồm cả đánh giá định tính, đánh giá định lượng và sự kết hợp
định tính với định lượng, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung năng lực và
sự tiến bộ của học sinh.
II. 1.3.4. Bản chất của qúa trình dạy học lịch sử ở trường THPT
Thứ nhất: Quá trình dạy học lịch sử là một quá trình nhận thức đặc thù. Đây là
nhận thức của cá thể học sinh nên quá trình nhận thức của học sinh trong học tập có ba
đặc điểm là tính gián tiếp, được hướng dẫn và tính giáo dục.
Thứ hai: Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh có đặc điểm riêng. Giai đoạn
nhận thức đầu là giai đoạn nhận thức cảm tính (tri giác tài liệu về sự kiện quá trình
lịch sử tạo biểu tượng), giai đoạn tiếp theo là giai đoạn nhận thức lí tính (bằng hoạt
động tư duy tích cực độc lập, học sinh đi đến những tri thức trìu tượng, khái quát
thông qua “xử lí các tri thức cụ thể” tiếp đó học sinh phải biết vận dụng các kiến
thức đó để hiểu hiện tại, hành động đúng trong thực tiễn.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education