dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT

SKKN Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Lí do chọn đề tài
Trong các bộ môn ở trường THPT, lịch sử là môn học có một vị trí vô cùng
quan trọng. Môn lịch sử cung cấp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản,
cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế
giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc,
tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời, học lịch sử còn bồi dưỡng cho học sinh năng lực
tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Lịch sử là một
môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục, vừa bồi dưỡng kiến thức, vừa có
tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm con người.
Môn lịch sử thường gắn liền với các sự kiện và các mốc thời gian, học sinh
thường ngại học, học thì cũng nhanh quên và dễ bị nhầm lẫn các sự kiện lịch sử
với nhau. Đây là khó khăn thách thức lớn đối với học sinh, nhất là học sinh lớp 12
khi tham gia kì thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, giáo viên cần phải đưa ra được nhiều
phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực học tập và
tư duy độc lập của học sinh nhưng vẫn đảm bảo nhận thức đúng các vấn đề lịch sử.
Khi học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, việc học tập môn lịch sử sẽ trở nên nhẹ
nhàng hơn, dễ hiểu hơn, đảm bảo tính hệ thống và khoa học của tri thức lịch sử.
Hiện nay, sự phát triển khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đặt ra
nhiều thời cơ và thách thức cho các quốc gia dân tộc trên thế giới. Con người dần
phải tự chủ hơn, không ngừng giao lưu học hỏi kinh nghiệm để tồn tại, phát triển
hòa nhập chung vào xu thế của thế giới. Trước những thay đổi của thời đại mới,
giáo dục cũng cần phải có những thay đổi phù hợp, tạo nên những con người mới
có đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất, thích ứng được với xu thế chung của nhân
loại, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và công cuộc đổi mới đất
nước. Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 8 (Khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
năng lực”.
Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
4
2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, với 5 phẩm chất
chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi. Những phẩm chất chủ yếu cần có ở học sinh là yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; đồng thời học sinh cần phát triển
năng lực cốt lõi như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ… Đặc thù môn Lịch sử còn
giúp hoc sinh hình thành các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch
sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học. Hoạt động dạy học trong các trường
trung học phổ thông hiện nay không ngừng phải đổi mới để tiếp cận dần tiến tới
thực hiện tốt mục tiêu, định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
2018. Điều cần nhất trong giáo dục hiện nay là cần tìm ra các hình thức tổ chức,
các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả. Một trong những biện pháp thực
tế mà tôi đang thực hiện khi giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT Nam Trực là
đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong quá
trình dạy học.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động
nhóm được sử dụng nhiều hơn nhưng chưa thực phổ biến, chưa mạng lại hiệu quả
cao. Mục tiêu của tổ chức hoạt động nhóm là tạo ra môi trường học tập, trong đó
học sinh được đối mặt với nhiệm vụ, thử thách để chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua
hoạt động nhóm, học sinh được tự mình nói lên ý kiến cá nhân, chủ động chiếm
lĩnh tri thức, được thảo luận, góp ý, có bản lĩnh bảo vệ quan điểm của mình. Tham
gia hoạt động nhóm, học sinh biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết khẳng định mình;
hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng và biết công hiến.
Từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động nhóm trong
dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Đối tượng và phạm vi của đề tài
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động học tập của học sinh lớp 12
tham gia kì thi tốt ngiệp THPT môn lịch sử.
– Phạm vi nghiên cứu: Phần kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới
trong chương trình lịch sử lớp 11, lớp 12.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã đưa ra một số điểm cần lưu ý và một số biện
pháp hữu hiệu trong việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh lớp 12 góp phần
nâng cao kết quả học tập của học sinh, hướng tới nâng cao chất lượng môn lịch sử
trong kì thi tốt nghiệp THPT.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
5
Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc
được truyền từ lâu đời và duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy
học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire – nhà xã hội học,
nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là “Hệ
thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu
trò. Thực hiện phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là người thuyết trình,
diễn giảng, được ví như “kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép
và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là
tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này
được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Nội dung bài dạy theo
phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Nhưng vì quá đề cao
người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ
động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít
chú ý đến kỹ năng thực hành của người học.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh thực
chất là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Phương pháp dạy học cần đổi mới theo hướng phát huy vai trò định
hướng, tổ chức, hỗ trợ của người thầy; sự chủ động, tích cực, tự tin của học sinh
trong hoạt động nhận thức.Trong những năm gần đây, giáo viên môn lịch sử
trường Trung học phổ thông Nam Trực của chúng tôi đang dần dần đổi mới trong
phương pháp dạy học, đa dạng hoá việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn lịch sử. Hàng
năm, số lượng học sinh tham gia thi tốt nghiệp môn khoa học xã hội nói chung
môn lịch sử nói riêng không nhiều, chỉ dao động từ khoảng 15% đến 20 % tổng số
học sinh trong trường. Để tạo động lực lôi cuốn các em học sinh, chúng tôi đã có
nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học để thu hút số lượng học sinh tham gia nhiều
hơn và nâng cao hiệu quả thực tế trong kì thi tốt nghiệp. Một số biện pháp mà
chúng tôi đã tiến hành như xây dựng hệ thống câc câu hỏi bài tập nhằm hình thành
kiến thức mới và củng cố kiến thức cho học sinh, tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, hướng cho học sinh khai thác các phương tiện trực quan như
tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim video.
Thực tế hiện nay để học tốt môn lịch sử nhằm hướng đến một kỳ thi tốt
nghiệp THPT đạt kết quả tốt, trước tiên học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản
trong sách giáo khoa. Nội dung kiến thức lịch sử nhiều, trải rộng với nhiều mốc
thời gian, sự kiện lịch sử là trở ngại tâm lí lớn đối với nhiều học sinh. Bên cạnh
đó, trắc nghiệm là một hình thức thi tương đối mới và đặt ra nhiều khó khăn, thách
thức cho học sinh; đòi hỏi các em phải học thuộc, ghi nhớ nhiều sự kiện, hiểu rộng
và sâu, phải có kỹ năng đánh giá, nhận xét, phân tích, biết khai thác kiến thức. Vì
6
vậy, đa số học sinh hoang mang, lo lắng khi phải đối mặt với hình thức thi này.
Nội dung kiến thức nhiều, hình thức thi mang tính trải rộng kiến thức trở thành
thách thức lớn đối với các em học sinh lớp 12. Giáo viên cần phải tạo cho học sinh
sự hứng thú, khơi dạy sự chủ động, tích cực học tập của học sinh. Hoạt động nhóm
là hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh thể hiện và phát huy khả năng
chiếm lĩnh tri thức, là cơ sở hình thành những phẩm chất cần thiết cho học sinh.
Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức
cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm học tập
này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên
trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.
Việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn lịch sử có những ưu điểm
và hạn chế sau:
– Ưu điểm
+ Hoạt động nhóm nâng cao sự tương tác giữa các thành viên trong lớp,
giúp học sinh phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, tính tích cực, độc lập trong học
tập. Thông qua việc nghiên cứu bài học, trao đổi, thảo luận, bảo vệ ý kiến của
mình, bác bỏ ý kiến người khác học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức một cách chủ
động, sâu sắc và khách quan nhất.
+ Hoạt động nhóm trong giờ lên lớp môn lịch sử giúp học sinh học hỏi được
kiến thức của nhau, kích thích tư duy, phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp so
sánh, khái quát hóa, giải thích, tạo hứng thú học tập, khả năng tìm tòi kiến thức cho
học sinh.
+ Tổ chức hoạt động nhóm có ưu thế trong việc phát triển năng lực, rèn kĩ
năng giao tiếp, trình bày, tự tin trước đám đông. Học sinh tự tin trước bạn bè nói
lên ý kiến của mình, thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm của cá nhân, biết cách tự đánh
7
giá và điều chỉnh nhận thức, hành vi. Từ đó, các em có cơ hội tự khẳng định bản
thân trước bạn bè, thầy cô để sau này có thể tự mình trình bày, diễn đạt vấn đề
trước đám đông, giúp các em tự tin trong cuộc sống.
+ Tham gia hoạt động nhóm giúp học sinh hình thành những phẩm chất tốt
đẹp như chăm chỉ, trách nhiệm, khiêm tốn, tôn trọng người khác và tôn trọng
chính bản thân mình.
+ Thông qua hoạt động nhóm, giáo viên nhận được những ý kiến phản hồi từ
học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học của chính mình; giáo viên cần điều
chỉnh phương pháp dạy học để thực hiện được mục tiêu bài học và phù hợp với
nhiều đối tượng học sinh.
– Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử
còn có một số hạn chế như sau:
+ Tổ chức hoạt động nhóm thường mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều tình
huống cần giải quyết. Một tiết học được quy định có 45 phút, khi tổ chức hoạt
động nhóm gồm nhiều công đoạn: chia nhóm, phân công nhiệm vụ, làm việc
nhóm, trình bày báo cáo kết quả từng nhóm, các nhóm phản biện, nhận xét, giáo
viên đánh giá…
+ Tổ chức hoạt động nhóm có thể dẫn đến việc nhóm đi chệch hướng nhiệm
vụ được giao, thảo luận sai nội dung, tranh thủ thảo luận để nói chuyện, làm việc
riêng gây mất trật tự nếu giáo viên quản lí không tốt giờ học.
+ Nếu giáo viên quản lí và tổ chức không tốt giờ học có thể dẫn đến việc học
sinh ỉ lại vào các bạn hoặc chỉ nắm được nội dung thảo luận của nhóm mình mà
không lắng nghe, tiếp thu được nội dung thảo luận của nhóm khác dẫn đến không
nắm được nội dung toàn bài mà chỉ hiểu một phần nội dung bài học; hoặc giữa các
nhóm không có được sự thống nhất ý kiến, không thừa nhận ý kiến của nhau dẫn
đến không đạt được kết quả như mong muốn.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Mục đích, yêu cầu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong dạy
học lịch sử
Hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử là hoạt động của các nhóm học sinh
để giải quyết nhiệm vụ học tập nhằm lĩnh hội tri thức lịch sử, phát triển năng lực
bản thân dưới sự tổ chức của giáo viên . Hoạt động nhóm là sự tương tác qua lại
giữa các thành viên trong nhóm, có sự phân chia vai trò, nhiệm vụ rõ ràng, hoạt
động dựa trên các quy định và nguyên tắc chi phối lẫn nhau. Mục đích của hoạt
động nhóm trong dạy học lịch sử là giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành các
năng lực, phẩm chất cần có, khơi dạy sự tích cực, chủ động học tập trong mỗi học
8
sinh. Tác dụng của hoạt động nhóm hiểu một cách ngắn gọn theo câu nói của
Khổng Tử là “ Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu”.

Một tiết dạy theo hình thức hoạt động nhóm

Để tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử có hiệu quả cần lưu ý
những vấn đề sau:
Một là, giáo viên định hướng để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức cơ bản
theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đồng thời bám chắc kiến thức trong sách giáo khoa.
Căn cứ vào mục tiêu từng bài học, giáo viên xác định nhiệm vụ giao cho các nhóm
tìm hiểu, mỗi bài lịch sử có mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Trên cở sở xác định đúng mục
tiêu bài học, giáo viên có căn cứ để xác định nhiệm vụ hoạt động của từng nhóm,
có căn cứ để chia nhóm cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với bài 1: “ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh
giới thứ hai (1945-1949)”- SGK lịch sử lớp 12, GV cần xác định rõ mục tiêu bài
học :
1. Về kiến thức
+ Học sinh cần nắm được hoàn cảnh lịch sử, nội dung của hội nghị Ianta;
sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, tổ chức của Liên hợp quốc.
+ Giải thích tại sao những quyết định của hội nghị Ianta đã dần trở thành
khuôn khổ của trật tự thế giới mới, đánh giá vai trò của tổ chức Liên Hợp quốc
9
+ Liên hệ với quá trình hình thành của trật tự Véc xai- Oasinh tơn
+ Liên hệ tác động của hội nghị Ianta đối với Việt Nam và Đông Dương
2. Về năng lực
– Năng lực chung: tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp
và hợp tác, sử dụng ngôn ngữ…
– Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện,hiện tượng, nhân vật; xác định và
giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
với nhau; thực hành với đồ dùng trực quan; so sánh, phân tích, phản biện, khái
quát hóa; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng,
vấn đề lịch sử, nhân vật;
3. Về phẩm chất
– Đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới, tránh việc giải quyết tranh chấp
bằng bạo lực.
– Phâm chất: Nhân ái, trách nhiệm, tự rèn luyện…
Trên cơ sở mục tiêu bài học của Bài 1- SGK Lớp 12, giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm, sau đó giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 và nhóm 3 tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của
hội nghị Ianta.
+ Nhóm 3 và nhóm 4 tìm hiểu về sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt
động, tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc.
Mục tiêu bài học là căn cứ và cũng là mục đích của việc chia nhóm để hoạt
động. Nếu giáo viên nắm chắc được mục tiêu bài học của từng bài học lịch sử thì
việc chia nhóm sẽ phù hợp với mục tiêu đặt ra, đảm bảo tính khoa học và hệ thống
trong dạy học lịch sử.
Hai là, những vấn đề được đưa ra để hoạt động nhóm cần đảm bảo đầy đủ
các cấp độ nhận thức. Theo đề minh hoạ của Bộ GD&ĐT, kiến thức trong đề thi
tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 chủ yếu thuộc về kiến thức lớp 12. Kiến thức
cơ bản ở mức độ “nhận biết” và “thông hiểu” chiếm khoảng 70-75% tổng số câu
trong đề thi, còn lại 25-30% tổng số câu là những câu hỏi có tính phân loại, đòi
hỏi khả năng “vận dụng” và “vận dụng cao” phục vụ cho việc xét tuyển vào các
trường đại học và cao đẳng. Vì vậy khi tham gia hoạt động nhóm, học sinh không
chỉ nêu được những sự kiện lịch sử mà cần phải hiểu để có thể nhận xét, phân tích,
so sánh, tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với nhau. Những nội dung kiến
thức giáo viên đặt ra đối với học sinh phải đảm bảo tính vừa sức; nếu quá khó, học
sinh không thực hiện được; ngược lại quá dễ sẽ dẫn đến nhàm chán, không kích
thích được tư duy sáng tạo của học sinh.
Học sinh khi tiếp nhận kiến thức lịch sử cần đảm bảo đầy đủ các cấp độ
10
nhận thức.
+ Mức độ nhận biết là những câu hỏi đơn giản mang tính chất tái hiện kiến
thức lịch sử như sự kiện, thời gian, không gian, nhân vật…
+ Mức độ thông hiểu là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lý giải, phân
tích, chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở
mức độ cao hơn.
+ Mức độ vận dụng (bao gồm vận dụng và vận dụng cao) là những câu hỏi
yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá; vận dụng được kiến thức
đã học để giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là nhóm
câu hỏi khó nhất và phân loại, phân hóa học sinh cao nhất.
Đề minh họa tốt nghiệp THPT hàng năm của bộ giáo dục đào tạo là cơ sở
quan trọng để giáo viên định lượng kiến thức cho học sinh.
Ma trận đề thi Minh họa tốt nhiệp THPT môn lịch sử năm 2021
11
Từ ma trận đề minh họa năm 2021 trên, ta nhận thấy đề thi tốt nghiệp sẽ có
tính phân loại rõ ràng. Học sinh muốn đạt được điểm giỏi, muốn có cơ hội đỗ vào
các trường đại học thì cần phải làm được các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận
dụng cao. Vì vậy ngay từ khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, giáo viên cần
lưu ý để học sinh lĩnh hội kiến thức nhiều chiều theo đầy đủ các cấp độ nhận thức.
Ba là, giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, chu đáo thiết bị dạy học và học
liệu phục vụ cho quá trình học tập. Quy trình của hoạt động nhận thức là “ Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách
quan”. Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là quá khứ liên
quan đến con người. Con người muốn nắm bắt được quá khứ phải dựa trên những
dấu tích lịch sử thông qua vật chứng, tranh ảnh, câu chuyện lịch sử, con người lịch
sử…. Vì vậy, việc chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tài liệu cho việc tiến hành hoạt
động nhóm là vô cùng quan trọng, nó sẽ tác động trực tiếp đến các giác quan của
học sinh tạo động lực và điều kiện cho việc ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.
Ví dụ: Khi học bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc (1953-1954 )” – SGK lịch sử 12, Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm tìm
hiểu về chiến dịch Điện Biên Phủ thì các thiết bị, tài liệu cần có như lược đồ, sa
bàn hoặc video diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, các tư liệu về một số nhân vật
lịch sử như đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Phan Đình Giót, Tô Vĩnh
Diện…, cùng với một số tranh ảnh như:

Chủ tịch HCM và các đồng chí trong bộ chính trị thông qua chủ trương tác
chiến Đông Xuân (1953-1954) và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

12
Đoàn dân công xe đạp thồ vận chuyển hàng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Dân công, thanh niên xung phong mở đường vào Điện Biên Phủ

13

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Tướng Đờ caxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng
Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)

Bốn là, giáo viên cần bao quát lớp và khích lệ kịp thời học sinh trong quá
trình hoạt động nhóm. Trong mỗi nhóm đều có những học sinh với khả năng nhận
14
thức ở mức độ khác nhau, có học sinh năng động và cũng có học sinh rụt rè nhút
nhát, có học sinh nhận thức nhanh và chưa nhanh.
Trong quá trình hoạt động, trong nhóm sẽ xuất hiện những học sinh quá đề
cao bản thân mình; học sinh mặc cảm, tự ti ngại giao tiếp; học sinh do dự luôn hoài
nghi về ý kiến của mình và các bạn khác. Để hạn chế tình trạng này, trước khi họat
động nhóm giáo viên cần ổn định yếu tố tinh thần cho các em, giao nhiệm vụ rõ
ràng, đưa ra quy định về thái độ hành vi của học sinh trong quá trình hoạt động
nhóm; kịp thời động viên các em thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, tổ chức hoạt động nhóm đảm bảo thực hiện đúng tiến trình.
– Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh cần tìm hiểu phân loại
học sinh về nhận thức, năng lực, phẩm chất để có cơ sở chia nhóm phù hợp, đảm
bảo độ cân đối giữa các nhóm. Nhóm có thể cố định hoặc thay đổi theo từng hoạt
động, từng buổi học; mỗi nhóm có nhóm trưởng có năng lực điều hành, sau đó
nhóm trưởng có thể thay đổi luân phiên. Trong quá trình chia nhóm, giáo viên có
thể lựa chọn nhiều phương án khác nhau căn cứ vào nhiệm vụ học tập.
Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng,
mạch lạc để học sinh nắm được nhiệm vụ, tránh lạc đề, sai hướng khi làm nhiệm
vụ. Các vấn đề đưa ra hoạt động nhóm được giáo viên biên soạn trong phiếu học
tập hoặc viết bảng phụ. Các phiếu được biên soạn đơn giản, rõ mục đích, có tính
trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu hoặc mất thời gian. Phiếu học tập có
thể nâng cao được năng lực của học sinh trong việc phân tích và giải quyết các vấn
đề lịch sử độc lập. Khi sử dụng phiếu học tập sẽ giảm thiểu được sự phụ thuộc của
học sinh vào giáo viên và tăng nhu cầu thông tin của học sinh. Hơn nữa, phiếu học
tập rất cần thiết đối với những bài học lịch sử có lượng kiến thức nhiều, cần nhiều
thời gian để giáo viên và học sinh cùng thảo luận.
Khi xây dựng phiếu học tập, giáo viên cần đảm bảo hai phần: phần dẫn (giới
thiệu về mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt), phần hoạt động (ghi kết quả hoạt động).
Phiếu hoc tập cần được thiết kế ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và tạo ra tính hệ
thống trong tư duy lịch sử. Một điều rất quan trọng nữa là phiếu học tập phải dựa
trên kiến thức cơ bản của bài học, cùng với đó thì phiếu học tập phải ngắn gọn, dễ
hiểu để đa số học sinh có thể hoàn thiện được.
Ví dụ: Khi hoạt động nhóm tìm hiểu về “chiến dịch Việt Bắc thu đông năm
1947” bài 18-SGK lịch sử 12, giáo viên cung cấp cho học sinh phiếu học tập.
15
Học sinh căn cứ vào phiếu học tập để xác định đúng nhiệm vụ hoạt động của
cá nhân và nhóm, hạn chế việc trình bày rườm rà, đảm bảo tính hệ thống và khoa
học.
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng lên nhận nhiệm vụ và tài liệu từ cô giáo
hoặc trưởng ban học tập, sau đó phát cho các bạn và phân công các thành viên
16
trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa
ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Các em làm việc cá nhân cùng với tài liệu học
tập. Lúc này học sinh tích cực, chủ động huy động kiến thức, vốn sống, vốn hiểu
biết cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Tài liệu của các em là sách giáo khoa, vở bài
tập, từ điển… Ý kiến thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, giáo viên đưa ra những
gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao,
giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với
những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực, giáo viên đến
gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Khi học sinh gặp khó khăn, giáo viên
đưa ra những gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với những
kiến thức học sinh đã được học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới và những
kiến thức học sinh đã biết, đã trải nghiệm.
Giáo viên cần chú ý quan tâm đến hoạt động của các học sinh yếu trong
nhóm, đặc biệt là trong quá trình các em tự học, giúp các em hiểu bài để các em tự
tin hơn khi trao đổi với bạn cùng bàn và với nhóm. Với các học sinh khá giỏi, giúp
các em khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng những câu hỏi phụ nhằm định hướng
cho các em nâng cao kiến thức. Quy trình như vậy nhưng không dễ để các em nắm
được ngay nếu không có sự hướng dẫn chỉ bảo từng bước một. Đầu tiên, giáo viên
hướng dẫn học sinh biết cách tự học, thông qua tự trải nghiệm, khám phá, nghiên
cứu tài liệu để có được những hiểu biết cá nhân về bài học, đây cũng là bước khởi
đầu của hoạt động nhóm. Quá trình này đối với học sinh có lực học khá giỏi là đơn
giản, nhưng đối với các em học yếu thì còn gặp khó khăn. Giải pháp của giáo viên
lúc này là khuyến khích các em tìm kiếm sự trợ giúp từ thầy cô, bè bạn.
Khi nhóm làm việc, học sinh khá giỏi có thể giảng giải cho bạn cùng nhóm,
giáo viên cũng bám sát, kịp thời giúp đỡ các em. Sau họạt động cá nhân, học sinh
sẽ chia sẻ trong cặp đôi và sau đó là trao đổi trong nhóm. Trong quá trình tự học
rất nhiều vấn đề nảy sinh mà mỗi cá nhân không thể tự mình giải quyết hoặc kiểm
chứng, trao đổi với bạn cùng bàn và trong nhóm sẽ giúp các em tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn trong lúc tự học. Học sinh có thể đổi vở để kiểm tra bài làm
của bạn; nói cách nghĩ, cách làm bài cho bạn nghe; tiếp thu góp ý của bạn; điều
chỉnh ý kiến; kết quả của mình. Chia sẻ trong cặp đôi giúp học sinh kiểm tra hiểu
biết của bản thân, tiếp thu góp ý của bạn, bảo vệ chính kiến của mình giúp học sinh
tiếp cận vấn đề theo những góc độ khác nhau, khích lệ tính tự giác của mỗi học
sinh.
– Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả
lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến
khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn
17
vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình
huống phản biện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luân phiên thay đổi báo cáo viên trong nhóm.
Ban đầu, những học sinh có năng lực trình bày lưu loát sẽ báo cáo kết quả, sau đó
luân chuyển để em nào cũng được trình bày, nhằm rèn cho các em năng lực trình
bày trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Người trình
bày luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng. Trong
thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn
đến nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức
và giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Để báo cáo viên có thể trình bày rõ kết quả làm việc của nhóm, nhóm phải tổ
chức tập huấn trước, khi đó các em sẽ đưa ra các tình huống giả định khi nhóm bạn
phát biểu ý kiến để chuẩn bị các phương án tranh luận góp ý. Giáo viên cần dự
kiến trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các vấn đề. Những
câu hỏi phụ mà giáo viên và các nhóm tự trao đổi với nhau đảm bảo sự trao đổi hai
chiều, đảm bảo việc giao nhiệm vụ thực hiện một cách có hiệu quả và đảm bảo học
sinh sẵn sàng bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ đó.
– Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm trong hoạt động nhóm. Việc nhận xét
quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Giáo viên đưa ra
nhận định rõ ràng,chi tiết về hình thức, nội dung trình bày của học sinh giúp học
sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét
cần thiết phải có như tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình
thảo luận, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, kĩ năng trình bày kết quả hoặc
giải thích chất vấn trước lớp.
2.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình hình thành kiến thức mới
2.2.1. Kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực với tổ chức hoạt
động nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập
Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy
học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Do yêu
cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học
sinh nên các kĩ thuật dạy học tích cực ngày càng đa dạng phong phú, sinh động và
được tạo nên từ thực tiễn dạy học. Khi tổ chức hoạt động nhóm, các kĩ thuật dạy
học tích cực tôi thường sử dụng là kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật KWLH, kĩ thuật
mảnh ghép,…
* Kết hợp hoạt động nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn
18
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện có thể sử
dụng ở các kiểu bài lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Kĩ thuật này giúp khắc
phục tình trạng học sinh ỉ lại khi nhóm đang làm việc. Nó huy động tất cả thành
viên tham gia vào hoạt động nhóm một cách tích cực, độc lập và trách nhiệm, tạo
ra sự tương tác tích cực giữa học sinh với học sinh.
Hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn giúp giáo viên theo dõi
được hoạt động của từng học sinh trong lớp, trên cơ sở đó giáo viên dễ dàng đánh
giá được các nhóm học sinh trong quá trình hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ của
nhóm. Kĩ thuật này còn giúp giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu được nhiều nội
dung bài học trong một thời gian ngắn. Kĩ thuật khăn trải bàn thường áp dụng với
hình thức hoạt động nhóm mà mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ khác nhau nhưng
thực hiện thì giống nhau.
Để tiến hành kĩ thuật khăn trải bàn, giáo viên thực hiện như sau:
+ Chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi
nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.
+ Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 hoặc A4 (tùy theo điều kiện thực tế).
Chia tờ giấy thành phần chính giữa và phần xung quanh (phần xung quanh chia
theo số thành viên trong nhóm
+ Mỗi học sinh trong nhóm ngồi xung quanh đúng vị trí được chia giấy
+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập khoảng vài phút (tùy theo nội dung câu hỏi
thảo luận mà giáo viên quy định) để cùng giải quyết một nhiệm vụ như nhau, sau
đó viết vào phần giấy của mình.
+ Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ ý kiến và ghi
19
phần ý kiến thống nhất vào chính giữa tờ giấy.
( Nếu sử dụng giấy A4 thì không chia giấy mà có thể phát cho mỗi em 1 tờ giấy
nhớ để ghi ý kiến cá nhân. Sau khi thống nhất ý kiến thì ghi vào giấy A4).
– Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.
– Sau đó các nhóm nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên nhận xét, đánh
giá và cho điểm.
Ví dụ: Khi dạy bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời” , mục II.3:
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng, Hội nghị lần thứ 8 Ban
chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 -1941), giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: nhóm 1 và nhóm 2 tìm hiểu và trao đổi về nội
dung của hội nghị Trung ương Đảng (11/1939); nhóm 3 và nhóm 4 tìm hiểu và trao
đổi về nội dung của hội nghi Trung ương Đảng (5/1941) nội dung gợi ý sau:
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt
+ Khẩu hiệu đấu tranh
+ Phương pháp đấu tranh
+ Hình thức mặt trận
Các nhóm thực hiện theo đúng hướng dẫn của giáo viên khi thực hiện kĩ
thuật khăn trải bàn trong 10 phút:
+ Sau khi được phát tờ giấy A0, các em chia giấy thành số ô tương ứng với
số thành viên của nhóm.
+ Mỗi thành viên sẽ ghi tóm tắt ý kiến của mình theo phần gợi ý của giáo
viên.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ