dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp liên môn Vật lý với các môn học để nâng cao chất lượng môn Vật lý hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp liên môn Vật lý với các môn học (Hóa học, Sinh học, và các môn học khác) để nâng cao chất lượng môn Vật lý hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về
những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ ―Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH trung ương Đảng khoá
XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát đó
là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở,
thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức
giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao
chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế
hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc
dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực”. Thực hiện Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12
năm 2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục về việc “Ban hành chương trình giáo dục
phổ thông”; theo thông tư thì lộ trình từ năm học 2021-2022, nhóm môn khoa
học tự nhiên gồm Vật lí, Hoá học, Sinh học sẽ được tích hợp vào một để dạy ở
lớp 6; các khối lớp 7, 8, 9 sẽ được thực hiện dần từ những năm tiếp theo.
Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có
những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp
giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học
ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa
ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới
phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo
viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo
khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý theo chương
trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào
sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực
nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và
tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến
thức đã được thầy cô giảng dạy.
Vật lý cũng như các môn học khác, có vai trò tác động tích cực đến con
người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn
góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: ―ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ‖ với
những mức độ khác nhau. Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng
trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay việc dạy học vật lý chưa hoàn thành tốt
vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh chưa hứng thú với môn
học vật lý, sợ học môn vật lý. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu
chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học vật lý phải ghi nhớ
quá nhiều kiến thức khô khan, không chịu vận dụng vào thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, song cơ bản không phải do bản thân
môn vật lý mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng
được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy vật lý chưa phát huy được thế mạnh
của môn học, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học,
cần phải nghiên cứu nghiêm túc, có sự so sánh vận dụng linh hoạt, gắn kết liên
môn với các môn học khác và vận dụng càng nhiều với thực tế thì càng dễ dàng
tiếp thu, ghi nhớ sâu được kiến thức. Giáo viên chưa tích cực thay đổi phương
pháp dạy học trong giờ học nên học sinh dễ rơi vào tình trạng thụ động, chưa
phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập tẻ nhạt, giờ
học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học, tích hợp liên môn môn vật lý với các môn học (hóa học,
sinh học và các môn học khác) để nâng cao chất lượng học tập môn vật lý và
hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh trong những năm học tới”. Giúp
giáo viên vật lý có thể áp dụng vào giảng dạy môn vật lý một cách sinh động và
giúp cho học sinh hứng thú hơn, nâng cao chất lượng học tập môn vật lý trong
chương trình cấp THCS. Học sinh có được những kiến thức thực tế để vận dụng
vào cuộc sống hàng ngày, nâng cao được kỹ nâng sống và ý thức bảo vệ môi
trường…
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Cơ sở lí luận
– Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nói chung và dạy học vật lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học
hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục.
– Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với môn vật lý, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức
là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau
―Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này‖
Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức
liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình
thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm
giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn
còn gặp nhiều khó khăn lúng túng.
– Theo Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục về việc “Ban hành chương trình giáo dục phổ thông”;
từ năm học 2021-2022, nhóm môn khoa học tự nhiên gồm Vật lí, Hoá học, Sinh
học sẽ được tích hợp vào một để dạy ở lớp 6; các khối lớp 7, 8, 9 sẽ được thực
hiện dần từ những năm tiếp theo.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Về phía học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh
không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát
cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
2.2. Về phía giáo viên
Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thí
nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm
kĩ năng và thao tác trên dụng cụ.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
+ Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã
có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
+ Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên
các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có
tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp
phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ
năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ
được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo
viên ở các trường sư phạm.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trƣớc khi áp dụng sáng kiến
a) Những thuận lợi trƣớc khi áp dụng sáng kiến
Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang
được áp dụng trong nhà trường giúp học sinh phát huy được vai trò chủ động của
mình trong việc lĩnh hội kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập. Cùng với việc đổi mới về phương pháp, một số phương
tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại cũng đã được áp dụng vào quá trình giảng dạy của
giáo viên trên lớp giúp giờ học sinh động và mang lại hiệu quả cho giờ học. Các
em học sinh đang trong lứa tuổi thích khám phá, thích tham gia vào các hoạt
động sáng tạo như tự tạo đồ dùng thí nghiệm đơn giản hoặc tìm kiếm ở xung
quanh cuộc sống hằng ngày.
Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục
vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo
đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật;
giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và
môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến
đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông…đó
là cơ sở để việc thực hiện đề tài được tốt hơn.
Trường THCS TT Xuân Trường có một giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý
với trình độ đạt chuẩn, đó là điều kiện để chúng tôi thường xuyên thực hiện các
chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Vật lý nên
nắm bắt rất rõ đặc điểm của môn học, mục đích, yêu cầu của chương trình và
nắm bắt rất rõ những khó khăn trong học tập mà các em gặp phải khi lĩnh hội
kiến thức Vật lý.
b) Những khó khăn trƣớc khi áp dụng sáng kiến
Thứ nhất: Các trang thiết bị phục vụ dạy học môn vật lý vẫn còn thiếu,
nhiều trang bị đã bị xuống cấp.
Thứ hai: Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao
hiệu quả lĩnh hội kiến thức Vật lý và áp dụng vào trong thực tiễn .
Thứ ba: Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Vật lý đòi hỏi giáo viên
giảng dạy phải am hiểu nhiều môn học như hóa học, sinh học, lịch sử, văn học…
Thứ tư: Học sinh Trường THCS TT Xuân Trường đa số các em đều ngoan,
nhưng nhận thức còn hạn chế, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập
nhưng thư viện còn thiếu các đầu sách để các em tham khảo.
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
– Đối tượng là giáo viên và học sinh khối lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS TT
Xuân Trường – Xuân Trường – Nam Định.
– Thời gian tiến hành trong năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021.
Đến tháng 3 năm 2021 nghiệm thu, đánh giá đề tài và có kết luận thực nghiệm
áp dụng giảng dạy trong năm học 2020-2021 và những năm học tiếp theo.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tích hợp
liên môn môn vật lý với các môn học (hóa học, sinh học và các môn học khác)
để nâng cao chất lượng học tập môn vật lý và hướng tới phát triển toàn diện
cho học sinh trong những năm học tới” tôi áp dụng các phương pháp sau:
– Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu một số tài liệu về phương
pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS và dạy học tích hợp
của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ
GD&ĐT; của Sở GD&ĐT Nam Định; phòng GD&ĐT Xuân Trường.
– Phƣơng pháp điều tra: Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên,
học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý, sinh hoạt chuyên môn
của giáo viên. Chất lượng giảng dạy môn Vật lý của giáo viên như thế nào, đạt
hiệu quả ra sao? Tìm hiểu kĩ việc sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học
môn Vật lý ở nhà trường, đặc biệt là dạy học vật lý lớp 9.
– Phƣơng pháp phỏng vấn: Trao đổi với giáo viên dạy bộ môn, đặt câu hỏi
với đồng nghiệp cùng dạy, học sinh học tập để có những câu trả lời, giải pháp tốt
nhất trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
– Phƣơng pháp tổng hợp: Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn
đề, các ý kiến tham gia của giáo viên, học sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa
ra kết luận về đề tài nghiên cứu khoa học “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
học, tích hợp liên môn môn vật lý với các môn học (hóa học, sinh học và các
môn học khác) để nâng cao chất lượng học tập môn vật lý và hướng tới phát
triển toàn diện cho học sinh trong những năm học tới”.
4. Mô tả giải pháp thực hiện sáng kiến
4.1. Những vấn đề chung
* Khái niệm dạy học tích hợp: Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa
nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để
đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất
của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc
tính của các thành phần đấy.
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các
đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực nào đó hoặc vài
lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học, dựa trên cơ sở các mối liên
hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học nhằm hình thành ở học
sinh các năng lực cần thiết.
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện
việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn
ngữ các môn học khác; Học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức kĩ
năng và thao tác để giải quyết một tình huống phức hợp – thường là gắn với thực
tiễn. Chính nhờ quá trình đó học sinh nắm vững kiến thức hình thành khái niệm,
phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.
Có nhiều lí do để dạy học tích hợp bao gồm:
– Phát triển năng lực người học;
– Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học;
– Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các
môn học;
– Tinh giảm kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học;
* Mục tiêu của dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp được bắt đầu với việc xác
định một chủ đề cần huy động kiến thức, kĩ năng, phương pháp của nhiều môn học
để giải quyết vấn đề. Lựa chọn được một chủ đề mang tính thách thức và kích thích
được người học dấn thân vào các hoạt động là điều cần thiết trong dạy học tích hợp
thể hiện ở ba mức độ dạy học sau.
– Lồng ghép/Liên hệ đó là đưa các yếu tố nội dung gắn với thực tiến, gắn
với xã hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của một nội dung
bài học của một môn học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ.
Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa các kiến thức môn học
mình đảm nhận với nội dung của các môn học khác và thực hiện các kiến thức
đó ở những thời điểm thích hợp.
– Dạy học tích hợp ở mức độ lồng ghép có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều
thời điểm trong tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu
của người học sẽ có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép.
– Vận dụng kến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung
quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học
để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó được gọi là chủ đề hội tụ. Việc
liên kết kiến thức các môn học để giải quyết các tình huống cũng có nghĩa là các
kiến thức được tích hợp ở mức độ liên môn học theo hai cách.
* Cách một: Các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối học kì, cuối
năm, cuối cấp giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã được
lĩnh hội.
* Cách hai: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở
những thời điểm đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ bố trí xen kẽ một số
nội dung tích hợp liên môn vào thời điểm thích hợp nhằm làm cho học sinh quen
dần với việc sử dụng kiến của những môn học gần gũi với nhau.
– Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này,
tiến trình dạy học là tiến trình ―Không môn học‖, nghĩa là nội dung kiến thức
trong bài học không thuộc riêng về môn học đang dạy mà thuộc nhiều môn học
khác nhau.
– Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
– Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và kiến thức thực tiễn.
– Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
4.2. Tổ chức dạy học tích hợp
Việc tổ chức dạy học tích hợp cần được tổ chức một cách linh hoạt thường có
các bước sau:
Bước một: Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của học sinh khi kết thúc
chủ đề;
Bước hai: Lựa chọn chủ đề/Tình huống tích hợp;
Bước ba: Xác định các yếu tố khác của quá trình dạy học;
Bước bốn: Thiết kế các hoạt động dạy theo cách tiếp cận năng lực;
Bước năm: Xây dựng công cụ đánh giá;
Bước sáu: Tổ chức dạy học;
Bước bảy: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học.
* Mục tiêu:
– Biết được các nguyên tắc lựa chọn bài học tích hợp.
– Xác định được một số năng lực cần hình thành cho học sinh trong mỗi bài
học tích hợp.
* Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp:
– Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết
cho người học.
– Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý
nghĩa với người học.
– Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật,
đồng thời vừa sức với học sinh.
– Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
– Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính
xã hội của địa phương.
– Việc xây dựng các bài học chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành.
* Các năng lực chung:
– Năng lực tự học;
– Năng lực giải quyết vấn đề;
– Năng lực sáng tạo;
– Năng lực tự quản lý;
– Năng lực giao tiếp;
– Năng lực hợp tác;
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
– Năng lực tính toán.
4.3. Nội dung cụ thể “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tích hợp
liên môn môn vật lý với các môn học (hóa học, sinh học và các môn học khác)
để nâng cao chất lượng học tập môn vật lý và hướng tới phát triển toàn diện
cho học sinh trong những năm học tới”.
Như ta đã biết: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Toán học, Hóa học, Sinh học bổ trợ cho Vật lý ngược lại Vật lý bổ trợ
cho Toán học, Hóa học, Sinh học…
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC VẬT LÝ THEO NỘI DUNG TÍCH HỢP
4.3.1. Giải pháp 1: Khai thác kiến thức vật lý từ chính những sở thích của
các em học sinh như thích xem phim họat hình, đọc truyện tranh….

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Ví dụ 1: Trong tập truyện dài Doraemon mang tên:
―Lạc vào xứ quỷ‖ nhóm bạn Nobita không may lạc
vào một khu rừng có chân, vì cây cối liên tục di
chuyển nên nhóm bạn không thể đánh dấu được điểm
xuất phát và cứ chạy vòng quanh, không thể nào ra
khỏi khu rừng. Lúc đó Doremon đã nghĩ ra một cách
hết sức đơn giản và thông minh đó là: Dùng một đèn
pha cỡ lớn chiếu lên trời và bay theo đường truyền ánh
sáng đó để thoát ra khỏi khu rừng. Theo em Doremon
đã áp dụng định luật gì trong quang học. Và chúng ta
ngầm hiểu rằng môi trường không khí ở xứ quỷ là môi
trường như thế nào?

Hướng dẫn giải: Định luật truyền thẳng ánh sáng. Môi trường đó là môi
trường trong suốt và đồng tính.
Ví dụ 2: Trong truyện Đôrêmon có một chi tiết như sau: Nobita thường hay
ngủ dậy muộn. Một hôm gần đến giờ đi học rồi Nobita mới ngủ dậy. Sợ rằng
không kịp đến trường đúng giờ, Nobita mới nghĩ ra một cách là dùng: ―Thuốc
đông cứng âm thanh‖ để đông cứng âm thanh từ miệng mình hét ra ngay sau đó
túm chặt lấy âm thanh đông cứng ấy và bay đến trường. Quả nhiên Nobita đến
trường trước khi giờ học bắt đầu. Em có biết vận tốc âm thanh trong không khí là
bao nhiêu mà Nobita tự tin đi đến trường bằng cách đó?
Hướng dẫn giải: Vận tốc âm thanh trong không khí là 340 m/s.

Ví dụ 3: Trong phim hoạt hình ―những cậu bé
rau‖ có đoạn như sau: Một hôm lính canh ở vương
quốc rau củ phát hiện ở phía trước không xa kinh
thành có một chiến thuyền lơ lửng trên bầu trời.
Nghi là thuyền địch nhà vua ra lệnh tấn công bằng

pháo vào chiến thuyền đó nhưng chiếc thuyền vẫn không hề nhúc nhích. Quốc
vương hết sức kinh ngạc cho gọi cận thần tướng sĩ đến bàn bạc kế sách. Cuối
cùng phái ba dũng sĩ rau củ dũng cảm nhất đến tận nơi thám thính để tìm cách
đánh bại chiến thuyền ấy. Nhưng khi đến nơi họ càng kinh ngạc hơn nữa vì
không thấy chiến thuyền đó đâu. May sao lúc ấy giáo sư rau củ đi nghỉ mát trở
về và cho biết rằng đó chỉ là hiện tượng ảo ảnh. Em hãy giúp giáo sư giải thích
cho các bạn rau củ biết vì sao có hiện tượng ảo ảnh đó.
4.3.2. Giải pháp 2: Đặt câu hỏi bằng các câu chuyện nhẹ nhàng, có ý nghĩa
nhằm mục đích vừa giảng dạy vật lý đồng thời tác động đến đạo đức thái độ của
các em học sinh nhằm thu hút sự chú ý và nâng cao hứng thú cho các em, đồng
thời giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Ví dụ 4: Ngày xửa ngày xưa, có một gã trọc phú ở trong một ngôi nhà rất to
đẹp. Nhưng vì sợ người khác nhòm ngó của cải nên căn nhà chỉ có duy nhất một
cửa ra vào mà không hề có cửa sổ. Mọi sinh hoạt trong nhà đều dưới ánh đèn
nến. Mặc dù ăn ngon mặc đẹp nhưng hắn và vợ con ngày một xanh xao vàng
vọt, đến cả những cây trong nhà cũng ủ rũ thiếu sức sống. Nghĩ rằng nhà bị ma
ám, ông ta đã mời nhiều đạo sĩ đến nhà để lễ bái nhưng người nhà vẫn ngày một
yếu dần. Đến một hôm, trọc phú tìm đến hỏi một nhà thông thái. Nhà thông thái
nghe xong câu chuyện liền nói với trọc phú: ―ông hãy về đục thật nhiều cửa sổ‖.
Trọc phú về nhà lập tức làm theo lời khuyên, quả nhiên, sau một thời gian hắn
và người nhà đã mạnh khỏe tràn đầy sức sống.
Theo em nhà thông thái đã ngầm nói đến tác dụng gì của ánh sáng? Em hãy
làm rõ hơn lời khuyên của nhà thông thái dành cho người trọc phú? Em rút ra
bài học kinh nghiệm gì qua câu chuyện vừa rồi?
Hướng dẫn giải: Nhà thông thái đã nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng.
Ví dụ 5: Bạn Hiếu rất thích đọc truyện tranh. Bố mẹ sợ Hiếu sẽ sao nhãng
học tập nên cấm Hiếu đọc truyện. Tuy nhiên để dấu bố mẹ, buổi tối trước khi đi
ngủ Hiếu trùm kín chăn, rồi soi đèn pin để đọc. Rồi đến một ngày Hiếu không
nhìn rõ chữ trên bảng, kết quả học tập cũng sút kém. Bố mẹ đưa Hiếu đi khám.
Bác sĩ nói rằng mắt Hiếu chỉ còn nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50 cm. Theo em mắt
Hiếu bị tật gì? Phải đeo kính loại gì để khắc phục tật này. Thấu kính đó có tiêu
cự bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải: Hiếu bị cận thị. Để khắc phục tật cận thị thì Hiếu phải đeo
kính cận. Kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Vì
vậy kính cận của Hiếu có tiêu cự bằng 50 cm.
Ví dụ 6: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
Trong một thị trấn nhỏ ven biển có 2 ông cháu, người ông mắc tật lão thị
còn người cháu mắc tật cận thị. Họ đều đeo kính bên mình, một buổi chiều 2 ông
cháu đi chơi trên một chiếc thuyền không may gặp hôm gió bão thuyền bị đánh
dạt vào một hoang đảo. Qua một đêm mưa gió, mặt trời lên cao, ánh nắng chói
chang. Hai ông cháu rất mệt và đói, họ cố gắng bắt được mấy con cá nhưng tiếc
là không mang theo bật lửa để nhóm lửa. Trong lúc tuyệt vọng, người cháu bỗng
reo lên:
– Kính… kính của ông có thể dùng để nhóm lửa.
Người ông ngạc nhiên không hiểu tại sao kính của mình lại có thể dùng để
nhóm lửa.
Em hãy dùng kiến thức vật lý để giải thích cách nhóm lửa của người cháu
cho ông hiểu?
4.3.3. Giải pháp 3: Tích hợp kiến thức văn thơ vào dạy học vật lý
Cách 1: Cho học sinh ghi nhớ các kết luận thông qua các câu thơ lục bát
Ví dụ 7:
Điện năng truyền tải đi xa,
Ắt có hao phí tỏa ra môi trường;
Giảm hao, U hãy tăng cường
Chớ nên giảm trở (R) trên đường dây đi.
Ví dụ 8:
Mắt cận, cực viễn lại gần
Mắt lão, cực cận lại lần ra xa.
Ví dụ 9:
Không gian mà có từ trường,
Thì kim thử lệch hướng thường Bắc Nam.
Ví dụ 10:
Thủy tinh thể trong mắt ta,
Là kính hội tụ khác xa kính thường;
Cơ vòng khiến nó xẹp trương,
Làm cho tiêu cự cũng thường đổi thay.
Cách 2: Trả lời một số hiện tượng vật lý thực tế bằng thơ lục bát
Ví dụ 11: Đôi khi ta quan sát được những luồng ánh nắng chiếu vào nhà
qua những lỗ thủng tôn chẳng hạn, ta thấy có rất nhiều hạt bụi chuyển động hỗn
độn. Có phải những hạt bụi đó biết bay hay không? Hãy giải thích.
Hạt bụi nào có biết bay
Là phân tử khí đẩy lay không ngừng.
Ví dụ 12: Tình cờ bay qua cửa sổ vào trong nhà, con dơi thường rơi sà
xuống đầu người. Tại sao?
Hướng dẫn giải: Tóc đã hấp thụ mất sóng siêu âm của dơi, vì thế do không
thể nhận được các sóng phản xạ, không thấy được các chướng ngại vật, nên dơi
bay sà xuống đầu người.
Tóc người hấp thụ sóng âm,
Sóng không phản xạ dơi đâm vào đầu.
Ví dụ 13: Tại sao người ta thường nói là thính như tai chó và thường hay
nuôi chó để trông nhà.
Một tai thì vểnh lên trời,
Một tai áp đất đồng thời lắng nghe.
Âm qua đất rắn trên hè,
Âm qua không khí đều nghe rõ ràng.
Ví dụ 14: Tại sao mùa đông chim chóc hay đứng xù lông vào mùa đông?
Lạnh trời chim chóc xù lông,
Tạo lớp áo khí, nhiệt không mất nhiều.
Ví dụ 15: Vì sao trong một số nhà máy người ta thường xây những ống khói
rất cao? Liên hệ thực tế và quan sát xem nhà máy điện gần trường em có ống
khói hay không?
Ống khói cao vút giữa trời,
Đối lưu hiệu quả khói rời ra nhanh.
Khói bay đến tận mây xanh,
Tránh ô nhiễm tới xung quanh phố phường.
Ví dụ 16: Tại sao người ta thường khuyên chúng ta nên mặc áo trắng hoặc
sáng màu vào mùa hạ mà không nên mặc áo sẫm màu?
Mùa hạ mang áo sẫm màu,
Thu nhiều tia nhiệt hồi lâu nóng người.
Mặc áo trắng sáng xinh tươi,
Hạn chế thụ nhiệt nụ cười mát trong.
Ví dụ 17: Vì sao các nhà khoa học khuyên chúng ta nên kê giường và nằm
dọc theo hướng Bắc Nam mà không nên nằm theo hướng Đông Tây?
Kê giường dọc hướng Tây Đông
Ngủ hay mơ ác giấc không vẹn toàn
Chuyển sang nằm hướng Bắc Nam
Thuận trường Trái Đất, ngủ ngoan mộng lành
Ví dụ 18: Nếu trong tay em có một thanh sắt mềm, em hãy đề xuất một
phương án kiểm tra xem thanh sắt đó bị nhiễm từ hay chưa?
Bẻ đôi đưa chúng lại gần,
Nếu chúng tương tác ắt thân nhiễm từ.
Ví dụ 19: Lúc chạy để tránh con chó săn đuổi bắt, con
thỏ thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang
hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại
sao làm như vậy chó lại khó bắt được thỏ?
Chó săn mạnh hơn thỏ nhiều,
Nên thỏ khôn khéo chẳng liều chạy đua.
Đôi lúc thỏ đổi khúc cua,
Chó săn lỡ trớn, khó lùa thỏ kia
Ví dụ 20: Bong bóng xà phòng khi mới thổi phồng thì bay lên cao, sau đó
một thời gian lại bay xuống thấp, và nếu giữa chừng không bị vỡ thì sẽ hạ xuống
mặt đất. Giải thích điều này như thế nào?
Bong bóng nhận khí nóng vào,
Nhẹ hơn không khí bay cao lên trời.
Lúc sau khí lạnh mất rồi,
Giữa chừng chẳng vỡ lại rơi xuống nền.
Cách 3: Sử dụng thơ lục bát để đặt câu hỏi khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra
định kì, dẫn dắt bài học….
Ví dụ 21: Em hãy đọc và nêu giải thích ý nghĩa vật lý của bài thơ sau:
Điện năng truyền tải đi xa,
Ắt có hao phí tỏa ra môi trường.
Giảm hao, U hãy tăng cường
Chớ nên giảm trở (R) trên đường dây đi.
Ví dụ 22:
– Giáo viên: Em hãy nhận xét về chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray
Học sinh: chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray có một khe hở nhỏ
– Giáo viên: Em hãy nhận xét về mặt đường bê tông
Học sinh: mặt đường bê tông có xẻ những rãnh nhỏ
– Giáo viên: Em hãy so sánh đường dây điện mùa đông và đường dây điện
vào mùa hè
Học sinh: dây điện mùa hè chùng hơn so với dây điện mùa đông
– Giáo viên: Em hãy cho thầy biết người nha sĩ trong bức hình thứ tư đang
khuyên em bé điều gì?
Học sinh: Người nha sĩ khuyên em bé không nên ăn đồ ăn quá nóng thường
xuyên vì có thể làm hỏng hàm răng
Chắc hẳn trong đầu chúng ta đang xuất hiện những câu hỏi tại sao
– Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray lại có một khe hở ?
– Tại sao mặt đường bê tông lại được xẻ thành những rãnh nhỏ?
– Tại sao về mùa hè dây điện thường chùng hơn so với mùa đông?
– Tại sao ăn đồ quá nóng thường xuyên lại có thể bị hỏng rang?
Tất cả những câu hỏi tại sao ấy được thầy tổng hợp trong một bài thơ lục
bát sau:
Khoảng hở giữa những thanh ray
Mặt đường xẻ rãnh chẳng hay ích gì?
Hạ về: dây điện chùng đi?
Ăn đồ quá nóng cớ chi hỏng hàm (răng)?
Một em đọc bài thơ này cho các bạn cùng nghe nào. Bài học ngày hôm
nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi đặt ra trong các câu
thơ trên. Các em ghi bài mới
Cách 4: Tích hợp với môn Ngữ Văn vào trong môn Vật lý
* Trong bài 48. MẮT, SGK Vật lý 9, giáo viên có thể tích hợp với môn
Ngữ văn ngay trong phần mở đầu bài:
Giáo viên nói trong văn học và cuộc sống hàng ngày, các em thường được
nghe nói ―mắt là cửa sổ tâm hồn‖, hay ―giàu hai con mắt khó đôi bàn tay‖ đã thể
hiện vai trò cực kì quan trọng của Mắt. Vậy trong môn vật lý, mắt còn được xem
như một thấu kính hội tụ nhưng có những điểm rất đặc biệt, đó là gì? Cô và các
em sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay bài 48 – MẮT.
Khi giáo viên giảng xong phần I-Cấu tạo của mắt, để thay đổi không khí
học tập, tạo nên những cảm xúc mới lạ và ghi nhớ kiến thức của bài học một
cách hết sức tự nhiên mà vẫn sâu sắc, góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh
động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên có thể vận
dụng một số câu thơ của nhà thơ Quang Dũng có hình tượng đôi mắt để thay đổi
không khí học tập thú vị hơn,bớt khô khan máy móc,chẳng hạn như.
Giáo viên nói: Các em vừa tìm hiểu xong phần I.cấu tạo của mắt,biết được
hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể và màng lưới nhưng các em
có biết hình tượng đôi mắt còn đi vào trong thơ văn với rất nhiều biểu cảm, sắc
thái khác nhau,khiến cho người đọc nhớ mãi ,như trong bài thơ ―Tây Tiến‖:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Sang phần II – Sự điều tiết của mắt, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ ở bài
“Mắt người Sơn Tây” tích hợp thêm:
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?…

Như vậy, cứ xen kẽ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên học sinh sẽ chú ý lắng
nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận xét được khi liên tưởng
đến những sự vật hiện tượng đang học bằng hình ảnh miêu tả của các bài thơ. Mà
chúng ta đều đã biết thơ văn dễ đi vào trí nhớ và tình cảm của con người nên
kiến thức bài học cũng tự nhiên ngấm sâu vào các em.
* Trong bài 55: Màu sắc các vật dƣới ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
Ở phần mở đầu bài giáo viên có thể tích hợp và đọc đoạn thơ:
Em hỏi tôi yêu màu xanh hay tím?
Tôi biết nói sao yêu màu tím hay xanh.
Khi hoa xuân về đua nở đầy cành
Muôn sắc, muôn hương, muôn màu rực rỡ.
Giáo viên: Các em có biết màu xanh hay tím trong đoạn trên do đâu mà có
không? Khi nào chúng ta nhìn thấy vật có màu sắc như nó vốn có hoặc màu sắc
khác? Có phải là do ánh sáng chiếu vào nó? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả
lời câu hỏi đó trong bài 55. Màu sắc các vật dƣới ánh sáng trắng và ánh sáng
màu.
Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy
Vật lý không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà còn
góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành
phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
4.3.4. Giải pháp 4: Tích hợp kiến thức sinh học vào dạy học vật lý

Ví dụ 23: Tại sao chim đậu trên dây điện
trần mà không bị giật?
Hướng dẫn giải: Chim đậu trên dây cao
thế có thể xem như một vật dẫn song song và
hai điểm gần nhau của dây. Vì điện trở của
cơ thể chim lớn còn điện trở của dây dẫn nhỏ
nên dòng điện đi qua cơ thể chim rất nhỏ
không gây nguy hiểm cho chim

Ví dụ 24: Vì sao trần nhà trong buồng sơn màu trắng, còn bốn bức tường tốt
nhất không sơn màu trắng?
Hướng dẫn giải: Vách tường trong buồng quét vôi thành màu gì hoặc hoa văn
ra sao chẳng những vì mỹ quan, mà còn phải cân nhắc đến vấn đề ánh sáng nữa.
Vật thể màu trắng phản quang rất mạnh. Sơn trần nhà thành màu trắng, ban
ngày nó sẽ phản quang ánh Mặt Trời xuống dưới, còn ban đêm có thể phản xạ
ánh đèn xuống, làm cho gian buồng thêm sáng sủa, mà không ảnh hưởng gì tới
mắt người cả, vì người chẳng mấy khi ngửa cổ nhìn lâu trên trần nhà. Thế thì tại
sao bốn mặt vách tường tốt nhất không sơn thành màu trắng nhỉ? Đó là vì bốn
bức tường nằm trong trường nhìn thấy của chúng ta.
Bất cứ bạn ngồi hay đứng, nhìn trái, nhìn phải hoặc nhìn trước nhìn ra sau,
mắt đều gặp phải bức tường. Nếu bốn bức tường cũng lại sơn thành màu trắng,
thế thì ánh Mặt Trời hoặc ánh đèn chiếu lên vách tường trắng sẽ sinh ra phản
quang rất mạnh, và trực tiếp rọi vào mắt người, làm cho mắt cảm thấy rất khó
chịu. Điều đó không có lợi đối với con mắt.
Mọi người đều có thể nghiệm này: Đọc sách báo dưới ánh Mặt Trời tương
đối chói chang thì mắt sẽ cảm thấy rất mệt mỏi chính là vì lẽ đó. Vì vậy, vách
tường xung quanh phòng tốt nhất là sơn thành màu xanh nhạt, màu vàng lúa hoặc
màu lam nhạt. Ánh sáng phản xạ của chúng tương đối dịu, sẽ không làm cho mắt
bị kích thích.
Ví dụ 25: Vì sao người ta hay huấn luyện chim bồ câu để đưa thư?
Hướng dẫn giải: Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt, đó là có thể
xác định được phương hướng chính xác trong không gian. Sở dĩ như vậy bởi vì
trong bộ não của chim bồ câu có các hệ thống như la bàn, chúng được định
hướng theo từ trường Trái Đất. Sự định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong
môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng điện từ. Vì vậy, bảo vệ môi trường
tránh ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên.
Ví dụ 26: Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?
Hướng dẫn giải: Trước khi trời mưa, áp suất khí quyển thường giảm xuống.
Sự giảm áp suất bên ngoài làm cho các tế bào ở chân giãn nở chút ít, chỗ
chai cứng lại không thể giãn nở như các phần mềm khác của cơ thể nên đã tạo ra
sự kích thích thần kinh và có cảm giác đau.
Ví dụ 27: Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường
thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
Hướng dẫn giải: Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số
chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của
xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí
quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở
bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho
đau đớn.
Ví dụ 28: Con voi lợi dụng áp suất không khí như thế nào để uống nước?
Hướng dẫn giải: Cổ voi ngắn và nó không thể cúi xuống mặt nước như
nhiều động vật khác. Voi đã thò vòi xuống và hít không khí vào, khi đó nhờ áp
suất của không khí bên ngoài mà nước chảy vào được vòi. Khi vòi đã đầy nước,
voi ngẩng lên và dốc nước vào miệng. Tất nhiên, voi không hề biết đến áp suất
không khí nhưng nó đã vận dụng như vậy mỗi khi uống nước.
Ví dụ 29: Tại sao những con dơi đang bay, ngay cả trong đêm tối dày đặc,
cũng không hề va đập vào các chướng ngại vật?
Hướng dẫn giải: Con dơi phát ra những âm khác nhau, song hầu hết những
âm này đều nằm trong dải tần ngoài giới hạn nghe được của người. Trong khi
bay, con dơi liên tục phát ra đằng trước các xung lượng siêu âm. Nếu trên đường
đi, sóng siêu âm gặp một vật nào đó thì từ vật đó sẽ sinh ra sóng phản xạ – tín
hiệu dội – tín hiệu này được con vật tiếp nhận. Nhờ có tín hiệu dội nên con dơi
phát hiện được các vật nhỏ bé đang chuyển động mà thị giác của con dơi không
thấy được. Dơi không những sử dụng tín hiệu dội để định hướng mà còn dùng để
tìm kiếm thức ăn. Máy đo độ sâu và các máy dò khuyết tật khác hoạt động theo
nguyên tắc cơ quan định vị siêu âm của dơi.
Ví dụ 30: Tại sao khi lạnh người ta lại run lên cầm cập?
Hướng dẫn giải: Run là một trong những hình thức tự vệ của cơ thể để
chống lạnh. Lúc cơ thể rét run, các cơ co lại, công của cơ được biến đổi thành
nhiệt trong cơ thể.
Ví dụ 31: Tại sao lá nhiều loài cây cuộn lại khi gặp hạn?
Hướng dẫn giải: Mặt dưới lá cây có nhiều lỗ khí. Để giảm bớt sự thoát hơi
nước, lá phải quăn lại. Mặt dưới lá mặt trời bị đốt nóng ít hơn nên thoát hơi nước
yếu hơn.
Ví dụ 32: Tại sao nhiều cây sống ở sa mạc lá lại được thay bằng gai?
Hướng dẫn giải: Ở nhiều cây, gai thay thế cho lá là nhằm giúp cho cây tiết
kiệm được nhiều hơn lượng nước hao phí, vì gai này bị mặt trời đốt nóng ít hơn
là lá cây, do đó sự thoát hơi nước cũng yếu đi nhiều.
Ví dụ 33: Tại sao khi trời nóng chó hay thè lưỡi?
Hướng dẫn giải: Sự bay hơi mồ hôi trên cơ thể động vật tạo điều kiện cho
sự trao đổi nhiệt, nhưng các tuyến mồ hôi ở con chó chỉ nằm ở các đệm của ngón
chân, vì vậy để làm cho cơ thể được dịu mát trong ngày nóng bức, con chó há
rộng mõm và thè lưỡi ra, quá trình bay hơi của nước bọt ở khoang miệng và lưỡi
làm cho nhiệt độ cơ thể chó hạ xuống.
Ví dụ 34: Ở người và động vật, không khí thở ra bao giờ cũng có hơi nước.
Nhưng tại sao chỉ nhận ra hơi nước vào những lúc trời lạnh?
Hướng dẫn giải: Lúc trời lạnh, đã xảy ra sự ngưng tụ hơi nước thở ra.
Những giọt nước nhỏ li ti được tạo ra đó làm tán xạ các tia nắng mặt trời và nhờ
đó thấy rõ được.
Ví dụ 34: Tại sao vào những ngày nóng nực chim lại xù lông

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *