SKKN Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch Covid-19
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Hiện nay trong trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì
khói bụi, hóa chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, vi rút, vi khuẩn.
Tình hình một số bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh trong cả cộng
đồng, trong các trường mầm non thường gặp các loại bệnh như: Tay chân
miệng, thủy đậu, sởi, quai bị… Như chúng ta đã biết , hiện nay trên thế giới nói
chung, nước ta nói riêng đang phải chống chọi với đại dịch bệnh Covid-19 rất
nguy hiểm, nó lây lan rất nhanh trong xã hội, gây thiệt hại về tính mạng con
người và tài sản rất lớn. Bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, những người có
bệnh lý nền, người cao tuổi và trẻ em là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Trước tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân đều hạn chế ra
khỏi nhà và nghiêm túc chấp hành thông điệp 5K.
Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 1/2020 với những
diễn biến khó lường, phức tạp.Đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế xã
hội , đời sống của mỗi gia đình, trong đó có tác động không nhỏ đến trẻ em.
Thay vì đến lớp, đến trường học tập cùng bạn bè thì các em phải ở nhà phòng
dịch. Ngoài giờ học, thay bằng các cuộc vui chơi ngoài cộng đồng, tham gia các
hoạt động xã hội thì các em phải tự chơi một mình ở nhà…Sự xáo trộn trong
sinh hoạt hằng ngày cũng kéo theo nhiều mối đe dọa cho sự an toàn cũng như
cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non.Mặc dù có nhiều ảnh hưởng đến đời
sống, tuy nhiên, đây cũng là dịp thích hợp để giáo dục, bổ sung kỹ năng sống
cho trẻ, là bước đệm để các em hoàn thiện nhân cách, lối sống hướng đến một
con người hiện đại, toàn diện trong tương lai.
Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích
thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá
nhân, việc phòng chống dịch bệnh, bên cạnh đó cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề
kháng của trẻ còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung với
nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ bị mắc bệnh.
3
Từ năm học 2019 – 2020 đến nay, tất cả các trường học đều phải đối mặt
với những khó khăn trong việc thực hiện chương trình, ảnh hưởng lớn đến công
tác dạy và học do thời gian thực hiện chương trình bị rút ngắn. Trong năm học
vừa qua tuy trẻ chưa phải nghỉ học nhưng tỉ lệ chăm chuyên chưa đều, trẻ đi học
thất thường dẫn đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và các hoạt động hàng ngày bị
gián đoạn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi là độ tuổi nhỏ nhất trong trong độ tuổi mẫu giáo.
Trẻ đang ở độ tuổi khủng hoảng lứa tuổi, nhu cầu tò mò, khám phá của trẻ
rất cao và ở độ tuổi này trẻ cực kì hiếu động, khả năng có ý thức bảo vệ
cho bản thân lại càng hạn chế rất nhiều so với các lứa tuổi khác , đây là lứa
tuổi có khả năng lây mắc nhiễm bệnh cao nhất. Nhất là khi dịch bệnh covid
– 19 hiện nay đang là một đại dịch đã ảnh hưởng đến toàn diện, sâu rộng
đến tất cả các quốc gia trên thế giới đang diễn biến ngày càng phức tạp và
mước độ lây lan chóng mặt, có nguy cơ bùng phát mạnh dẫn đến trẻ phải
nghỉ học ở nhà. Sự gián đoạn do dịch bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Là một giáo viên, tôi nhận thấy việc thùc hiÖn tèt c¸c ho¹t ®éng ch¨m sãc
gi¸o dôc trÎtrong thêi gian nghØ häc do dÞch bÖnh Covid 19 là một việc rất cần
thiết, đồng thời đây cũng là dịp giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống.Tùy theo lứa
tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích
nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo
niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tự quyết một số tình
huống phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là vui chơi, trẻ nghỉ học ở nhà đồng nghĩa
với việc trẻ không được học, được giao lưu, được vui chơi và tham gia các hoạt
động cùng cô giáo và bạn bè, trong khi cha mẹ thì vẫn phải đi làm, công việc
nhiều nên không có thời gian vui chơi cùng con gây ảnh hưởng đến tâm sinh lí
và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trước những thực trạng đó, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để
khắc phục khó khăn và nâng cao được kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ tự tin, an
4
toàn, vững tin trong cuộc sống, làm chủ được những nguy hiểm đến gần. Bởi
vậy tôi thấy cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.Từ đó, tôi đã
nghiên cứu để đưa ra“ Giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong
thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch Covid-19”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT.
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN.
Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố
tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị,
phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu
thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối
sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Trẻ mầm
non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…
Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ ở giai đoạn 3-4 tuổi, cơ thể trẻ còn non
nớt, sức đề kháng còn kém, trẻ chưa nhận thức và biết tự phòng chống các dịch
bệnh cho bản thân. Khi trẻ đi học thời gian trẻ ở trường còn nhiều hơn thời gian
trẻ ở nhà với người thân. Vì vậy giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong
việc theo dõi và giúp trẻ phòng tránh các dịch bệnh kịp thời nhất.Trẻ em là giai
đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triến nhân cách, do
đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và có hành vi ứng
xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Qua thời gian tìm tòi nghiên cứu tài liệu, cá nhân tôi nhận thấy các giải
pháp mà các tác giả đã đưa ra đã phần nào đáp ứng được việc giúp trẻ có thể
thích ứng được với cuộc sống hiện tại đặc biệt với dịch bệnhCovid 19, tuy nhiên
mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp kiến thức mà chưa đi sâu vào thực tế trải
nghiệm các kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt trong tình hình diễn biến phức tạp của
dịch bệnh hiện nay.
Lâu nay, chúng ta thường quan niệm: Rèn dạy kỹ năng sống chủ yếu chỉ
dành cho người lớn. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi tập nói, dạy lễ giáo đạo đức
ban đầu cho các cháu ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hình thành
thói quen và nhân cách của bé sau này.
5
Thực tế việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thường được thực hiện bằng
cách cho trẻ xem tranh truyện, tổ chức hội thi: “Bé khỏe, bé ngoan” có giáo
viên, cha mẹ và trẻ cùng tham gia thi hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục
truyền thống để khơi dậy lòng nhân ái trong trẻ, giúp trẻ có được những kỹ năng
sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Tuy nhiên do tác động ngoại cảnh hay trẻ được
nuông chiều và đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu nên có những biểu hiện không
đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia đình và bạn bè, trẻ không có được kỹ
năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng lãnh đạo…
– Ở một số nhóm lớp có số lượng trẻ quá đông, số giáo viên trong một lớp
cũng chưa đủ theo qui định nên việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là
vấn đề khó khăn. Điều kiện cơ sở vật chất để dạy trẻ thực hành hành vi lễ giáo,
liên hệ thực tế cũng còn nhiều khuyết điểm nên việc giáo dục chỉ dừng lại ở
cung cấp kiến thức.
-Chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi cùng
phụ huynh học sinh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, đặc biệt trong thời điểm
phòng chống dịch bệnh
– Công việc của cha mẹ chiếm nhiều thời gian, không có thời gian gần gũi,
vui chơi cùng trẻ.
Việc triển khai xây dựng mô hình trường mầm non thực hiện đổi mới
phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “ lấy trẻ
làm trung tâm” nhằm phấn đấu theo mô hình trường học tất cả đều hướng về
thỏa mãn nhu cầu và nâng cao năng lực của từng đứa trẻ, hướng về nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, cải thiện và tăng cường khả năng sẵn sàng đi học
của trẻ mầm non. Thực hiện yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới
hiện nay giúp trẻ phát triển những tố chất: năng động, linh hoạt, tự tin, sáng tạo
rất cần thiết cho việc học sau này của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Tuy nhiên
trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 hết sức phức tạp, khó lường, tôi luôn trăn trở
với mong muốn giúp trẻ “dừng đến trường nhưng không dừng học”, là một giáo
viên tôi nhận thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong thời
gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch bệnh covid-19 hiện nay là rất quan trọng,
6
là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc
học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội, vì
vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi trong
thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch covid-19 đặc biệt là kỹ năng tự phục
vụ của trẻ, để giúp trẻ lĩnh hội sâu sắc hơn những kiến thức và kỹ năng mà cô
giáo đã dạy trẻ.
Trong quá trình quá trình triển khai nghiên cứu để thực hiện đề tài này, tôi
có gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
– Trường mầm non Phựơng Hồng là trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật
chất khang trang, diện tích rộng, khuôn viên sạch sẽ và thoáng mát, đồ dùng đồ
chơi phong phú, an toàn.
– Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng
Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu nhà trường nên lớp học được trang bị đầy
đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các con.
– Nhà trường luôn chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, bổsung thêm tài liệu về kỹ năng sống cho giáo viên giúp tôi có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
-Tôi được tham gia các lớp bồi dưỡng về một số kỹ năng sống, giúp trẻ làm
quen với một số kỹ năng trong cuộc sống mà trẻ hay gặp phải.
– Dự giờ kiến tập giáo dục kỹ năng sống ở một số trường điểm tại thành
phố Hà Nội, học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp.
-Bản thân tôi có nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, luôn có
tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, luôn quan sát, nắm bắt được đặc điểm
tâm sinh lý, thói quen của trẻ trong lớp.
-Được phụ huynh ủng hộ luôn quan tâm tới các con và thường xuyên trao
đổi thông tin với các cô giáo.
-Trẻ ở lứa tuổi mầm non có đặc điểm tâm, sinh lý khá đặc biệt, trẻ mới ở
chặng khởi đầu của quá trình nhận thức thế giới nên hầu hết trẻ học rất nhanh,
ghi nhớ rất nhanh; trẻ còn rất nhạy bén trong việc bắt trước người lớn.
7
Riêng với trẻ 3- 4 tuổi, cảm nhận về thế giới bên ngoài đã có một bước
phát triển. Trẻ đã biết tự làm một số công việc mang tích chất tự phục vụ.
– Bản thân trẻ cũng đã rất có ý thức phòng chống dịch covid 19
-Đa số các cháu đều khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, có nề nếp trong các hoạt
động học tập và vui chơi.
* Khó khăn:
– Do việc dạy học trực tuyến, học qua mạng không phải là tiến hành thường
xuyên như ở bậc học khác,vì thế khi bắt tay thực hiên tôi còn lúng túng về kĩ
thuật thực hiện, việc sử dụng các phần mềm trực tuyến chưa thông thạo,..
– Do đặc thù của giáo viên mầm non, thời gian làm việc trên lớp trong ngày
và trong tuần nhiều, thời gian dành cho sưu tầm tài liệu, sáng tạo đồ dùng,… còn
hạn chế.
– Về phía gia đình học sinh,ngoài khó khăn về phương tiện phục vụ cho học
sinh học trực tuyến thì nhiều phụ huynh không có khả năng ứng dụng CNTT để
trợ giúp cho con em mình,vẫn phải đi làm hàng ngày,không có thời gian để tổ
chức,quản lí việc học của con em ở nhà,..để tiếp nhận nội dung cô đưa ra.
– Do trẻ mầm non còn hiếu động, sự tập trung chưa cao khó ngồi yên trong
khoảng thời gian nhất định.
– Do tình hình dịch bệnh, tỉ lệ chăm chuyên của trẻ mầm non chưa cao ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có
những biện và phương hướng phù hợp giúp trẻ học tại nhà.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN.
Tên giải pháp mà tôi đề xuất: Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4
tuổi trong thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch covid-19
– Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và tính cấp thiết của giải pháp:Giải pháp
cụ thể hóa hơn là sử dụng các nội dung cung cấp kiến thức về các kỹ năng cho
trẻ trên cơ sở vì một mục tiêu chung là để hình cho trẻ mẫu giáo3-4 tuổi những
kỹ năng sống,những kinh nghiệm sốnggiúp trẻ có thể thích ứng được với cuộc
sống hiện tại đặc biệt với dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
8
Đối với trẻ ở tuổi mầm non là lứa tuổi trẻ rất dễ mắc các dịch bệnh,
trẻ ở độ tuổi càng nhỏ nhất là độ tuổi 3-4 tuổi thì khả năng lây nhiễm lại
càng cao. Trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn kém nhận thức để bảo vệ bản
thân còn hạn chế hơn rất nhiều so với các lứa tuổi khác đây là lứa tuổi khả
năng dễ bị lây nhiễm bệnh rất cao. Vì vậy việc cô giáo đưa ra những biện
pháp phòng tránh dịch bệnh kịp thời giúp cho trẻ giảm được nguy cơ mắc
các bệnh lây nhiễm và đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.
Trẻ mầm non vì còn nhỏ nên kinh nghiệm sống và kỹ năng sống của trẻ
chưa có. Trẻ chưa nhận thức được các mối nguy hiểm xảy ra xung quanh trẻ.
Chính vì vậy dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rất cần thiết nhằm giúp cho
trẻ có hành vi đúng đắn, tích cực với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trẻ
có kinh nghiệm trong cuộc sống biết được những điều nên làm và không nên
làm, giáo dục kỹ năng sống còn giúp trẻ thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc
sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách
toàn diện là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Nội dung giáo duc kĩ năng
sống cho trẻ mầm non trong Chương trình giáo dục mầm non “Cung cấp kĩ năng
sống phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông,
bà, bố, mẹ, thầy cô giáo, anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, tự tin; yêu
thiên nhiên, thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”.
Chúng tôi muốn phụ huynh quan tâm tới việc dạy trẻ biết làm một số kỹ
năng tự phục vụ trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà. Trong chương trình giáo dục
mầm non nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ đề ra cho cả độ tuổi nhà trẻ và
mẫu giáo. Với mục tiêu “Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong
ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân”
2.1. Giải pháp 1 : Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các bài giảng.
Với phương châm “ Trẻ không đến trường nhưng không dừng học”
Tôi luôn tìm tòi, học tập làm phong phú nội dung, phương pháp học tập. Để
xây dựng được các bài giảng có thể truyền tải nội dung đến trẻ và các bậc phụ
huynh tôi đã không ngừng nỗ lực học hỏi, tự tìm tòi các kĩ thuật ứng dụng công
9
nghệ thông tin : cắt ghép hình ảnh, âm thanh, thiết kế bài giảng điện tử, quay
video clip,…để mang đến những nội dung thiết thực, gần gũi mà đơn giản giúp
học sinh và cha mẹ tiếp nhận một cách dễ dàng có hiệu quả hơn.
Với trẻ mầm non, cung cấp kiến thức cho trẻ bằng hình ảnh trực quan và
câu từ ngắn gọn dễ hiểu là phương pháp tốt nhất để trẻ lĩnh hội và khắc sâu kiến
thức. Phương pháp dạy học bằng tình huống là đưa ra các tình huống (có thật
hoặc hư cấu) trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, tôi sử dụng các video tình
huống có sẵn trên nguồn mạng internet chứa đựng nội dung bài giảng để tạo cho
trẻ có bối cảnh được trải nghiệm, có điều kiện đưa ra các ý kiến cá nhân, qua đó
phát huy tính tích cực năng động, sáng tạo tư duy của trẻ trong việc tự phân tích
tìm ra cách giải quyết vấn đề xảy ra bởi vì muốn xử lý, giải quyết tốt được các
tình huống, sự việc do cô đặt ra, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, sáng tạo và biết vận
dụng những kiến thức đã có thì mới giải quyết được.
Bản thân tôi cũng không ngừng học hỏi những kinh nghiệm thực tế, học hỏi
các kinh nghiệm của các chị em trong trường, tôi còn tìm tòi những kinh nghiệm
qua sách báo, qua Internet và không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của các
trường bạn để tự trau dồi kiến thức cho mình từ đó có những biện pháp giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ được tốt hơn, phù hợp với nhận thức và và khả năng của
trẻ.
Qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu qua sách báo, qua
mạng internet, tôi đã sưu tầm được một số bài viết hay, những kĩ năng phù hợp
có thể áp dụng với trẻ lớp tôi:
– Tài liệu “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non” của tác
giả PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Năm xuất bản 2012
-“Đại dịch COVID-19 đang có những diễn biến khó lường, phức tạp. Thời
điểm này, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân đều hạn chế ra khỏi nhà và
nghiêm túc chấp hành thông điệp 5K. Mặc dù có nhiều ảnh hưởng đến đời sống,
tuy nhiên, đây cũng là dịp thích hợp để giáo dục, bổ sung kỹ năng sống cho trẻ,
là bước đệm để các em hoàn thiện nhân cách, lối sống hướng đến một con người
hiện đại, toàn diện trong tương lai.”- Của tác giả Hà Trang, báo Phú Thọ.
10
2.2. Giải pháp 2: Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với
nhận thức và khả năng của trẻ 3-4 tuổi .
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ không chỉ là
nhiệm vụ của nhà trường mà còn là nhiệm vụ của các bậc cha, mẹ, người thân là
những người gần gũi nhất với trẻ. Hãy để trẻ làm những việc vừa sức, dạy trẻ
cách chăm sóc bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Khả năng tự phục
vụ sẽ giúp trẻ trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống khác nhau đó
cũng là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới và định hướng cho trẻ. Trong
thời gian trẻ nghỉ ở nhà cùng bố mẹ, ông bà, người thân giáo dục kỷ năng tự
phục vụ đòi hòi sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, nhất
quán, thường xuyên, liên tục. Qua đó, giúp trẻ làm quen với cuộc sống từ những
công việc nhỏ nhất hằng ngày, từ những kỹ năng cần thiết đầu tiên, kỹ năng tự
phục vụ. Thời gian này là thời gian bố mẹ ở bên các bé nhiều nhất nên cần quan
tâm và cho trẻ thực hành trải nghiệm những việc làm vừa sức với trẻ để cùng các
trường mầm non chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống tự lập, tự tin.
Việc dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng
nếu người lớn chúng ta không chú ý thì làm cho trẻ có thể hiểu làm việc đó vì
người lớn chứ không ý thức được là cho bản thân. Nếu bố mẹ chúng ta hướng
dẫn trẻ không đúng quy trình, nôn nóng thì trẻ thực hiện các kỹ năng không
đúng bởi vì vậy trong sinh hoạt hằng ngày phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ
các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp. Chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ thực
hiện các công việc tự phục vụ có hiệu quả; Tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ
năng; Khen ngợi khích lệ trẻ trong quá trình thực hành các kỹ năng. Tránh phản
hồi tiêu cực khi trẻ chưa làm đúng mà chỉ sử dụng từ ngữ để giải thích cho bé
khi bé làm chưa đúng, phụ huynh không đòi hỏi ở trẻ quá nhiều.
Trên thực tế, đối với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng tự phục vụ không phải
là công việc quá to tát mà chỉ là những thao tác đơn giản như: Tự chơi, tự ăn
uống, dọn phòng của mình, tự thay đồ, biết tự vệ sinh cá nhân. Ngoài ra trẻ còn
phải biết xếp đồ dùng cá nhân ngay ngắn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi và cất
vào đúng nơi quy định.
11
Qua quá trình giảng dạy, chăm sóc trẻ hàng ngày tôi đã nghiên cứu xây
dựng được nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đảm bảo các nguyên tắc:chọn
lựa, hướng dẫn các kĩ năng gần gũi thiết thực hàng ngày với trẻ, các kĩ năng đi
từ dễ đến khó, phù hợp lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.
Nhóm 1: Kỹ năng phòng chống dịch bệnh
Trong thời điểm hiện nay, việc dạy trẻ phòng, tránh dịch bệnh là điều vô
cùng cần thiết, giúp trẻ ý thức được trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân
và cộng đồng không những trong mùa dịch, mà còn trong cuộc sống sau này của
trẻ.
Ví dụ: Lựa chọn thực hiện 6 bước rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách tôi
mong muốn thông qua video của mình, các con và phụ huynh thực hiện thuần
thục các bước bảo vệ sức khỏe trong thời gian nghỉ phòng chống dịch. Video tôi
sử dụng có độ dài từ 5-10 phút nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ
bản và các kỹ năng cần thiết cho bản thân, phù hợp với lứa tuổi, chuyển tải đến
học sinh, giúp các con có thể tự học, tự chơi tại nhà một cách an toàn.
Nhóm 2: Kỹ năng cơ bản về ăn uống và chuẩn bị đồ ăn
Trẻ biết một số hành vi tốt trong ăn uống: rửa sách tay trước khi ăn, ăn
uống gọn gàng không rơi vãi, không nói chuyện khi miệng còn thức ăn…
Trẻ có kĩ năng sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống.
Biết các loại thực phẩm có ích, có hại cho sức khỏe; biết chọn ăn các loại
thức ăn có lợi cho sức khỏe của mình như thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả…; không
ăn, uống những thứ có hại cho sức khỏe như thức ăn/hoa quả có mùi ôi thiu,
nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch, không tự ý uống thuốc…;
Nhóm 3: Kỹ năng vệ sinh cơ bản
Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh, tự phục vụ: Rửa tay, lau mặt trước khi ăn.
Lau miệng, uống nước, súc miệng nước muối sau khi ăn.
Nhóm 4: Kỹ năng mặc, cởi quần áo
Mục đích: Trẻ biết tự mặc quần áo (mặc áo chui, áo kéo khóa, biết
cách mặc quần) và biết phân biệt quần áo theo mùa (mùa đông) phân biệt
theo giới tính (bé trai, bé gái) không mặc quần áo ướt bẩn.
12
Nhóm 5: Kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà
Biết thực hiện quy tắc an toàn thông thường: không chơi những đồ vật có
thể gây nguy hiểm (dao, kéo, bật lửa, bao diêm, đinh…); không chơi ở những nơi
bẩn, nguy hiểm (ao, hồ, lòng đường…); không làm những việc gây nguy hiểm
(đứng trên ghế cao, trèo lên cửa sổ, lên bàn…);
Biết tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm: Khi bị lạc biết đứng tại
chỗ, không đi theo người lạ, biết tìm người giúp đỡ (công an, bảo vệ, người
quen); khi ở nhà một mình, nếu thấy có người lạ bấm chuông, rình rập biết
không mở cửa, bật ti vi thật lớn, gọi điện cho bố mẹ; không nói chuyện, không
đi theo, không để người lạ ôm, hôn, sờ vào người, không nhận bất cứ thứ gì từ
người lạ, biết kháng cự khi có kẻ nào đó lôi đi (níu xuống, đu chặt chân kẻ đó,
nằm xoài xuống, kêu to). Với trường hợp khẩn cấp như cháy, có người ngã, chảy
máu…, trẻ biết gọi người lớn.
Những hành động đơn giản tự phục vụ khi còn nhỏ giúp trẻ chủ động, độc
lập trong mọi công việc sau này.
Bên cạnh đó tôi có những gợi ý giúp phụ huynh dạy trẻ khi ở nhà:
– Chỉ dẫn: Dạy trẻ bằng lời nói bố, mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu những gì
cần làm, làm như thế nào? Lời giải thích, chỉ dẫn này có thể sử dụng ở mọi lúc,
mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Khi chỉ dẫn phụ huynh cần khuyến
khích trẻ nhìn khi bố, mẹ chỉ dẫn, dùng lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, điềm
tĩnh; Sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh những điều trẻ muốn chú ý.
– Làm mẫu: Dạy trẻ kỹ năng bằng hành động. Khi quan sát người lớn làm,
trẻ sẽ biết làm gì, làm như thế nào: Ví dụ dạy trẻ cất dọn đồ chơi, chuẩn bị bàn
ăn, mặc quần áo; Phụ huynh làm mẫu cho trẻ quan sát trước sau đó lần lượt thực
hiện các kỹ năng. Để trẻ có được các kỷ năng hằng ngày phụ huynh phải tạo cơ
hội cho trẻ được tập luyện.
– Dạy trẻ từng bước một: Đối với trẻ mầm non chúng ta phải kiên trì, dạy
kỹ năng cho trẻ bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ. Ý tưởng của việc dạy từng
bước là thực hiện các bước liên tiếp nhau để hình thành một kỹ năng. Khi trẻ đã
học được bước đầu tiên rồi dạy trẻ bước tiếp theo. Chỉ chuyển sang bước tiếp
13
theo khi trẻ có thể thức hiện bước trước một cách thuần thục không cần sự trợ
giúp.Tiếp tục cho đến khi trẻ hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ. Khi trẻ học một kỹ
năng tự phục vụ mới phụ huynh có thế cầm tay và hướng dẫn cho trẻ các động
tác. Không giúp đỡ nữa khi trẻ bắt đầu phải hình dung ra mình phải làm như thế
nào nhưng hãy tiếp tục chỉ dẫn trẻ bằng lời, sau đó chỉ cần ra hiệu khi trẻ làm
chủ được kỹ năng.
Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một
sớm, một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng
thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất. Chúng ta không
ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy, trẻ ý thức được những gì
cần làm và thực hiện đúng cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ được hình
thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Bởi vậy trong thời gian ở bên trẻ, phụ huynh
cần trò chuyện cho trẻ hiểu để làm sao các hành động của trẻ trở thành ý thức.
Ví dụ khi trẻ thấy tay bẩn trẻ tự đi rửa, trẻ chơi xong không cần người lớn nhắc
trẻ vẫn biết cất dọn đồ chơi vào chỗ cũ; Rửa mặt, đánh răng sau khi ăn xong là
để cho sạch chứ không phải làm vì người lớn yêu cầu.
2.3. Giải pháp 3: Xây dựng, thiết kế các hoạt động cụ thể giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ 3-4 tuổi.
Nắm bắt được tâm sinh lý độ tuổi trẻ 3-4 tuổi, dựa vào nội dung chương
trình giáo dục mầm non, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
tôi đã chọn lọc những nội dung, kỹ năng cần thiết, phù hợp khi dạy trẻ tại nhà
trong thời gian nghỉ do dịch bệnh covid-19, cụ thể:
Nhóm kĩ năng 1: Kĩ năng phòng chống dịch bệnh covid-19
Trong thời điểm hiện nay, việc dạy trẻ phòng, tránh dịch bệnh là điều vô
cùng cần thiết. Dù các thông tin về dịch bệnh tràn ngập trên các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội, nhưng trẻ em vẫn cần nhận thức
được đầy đủ sự nguy hiểm của dịch bệnh và biết cách bảo vệ mình. Đó là những
kỹ năng cơ bản rất hữu ích cho trẻ, giúp trẻ hình thành ý thức về việc bảo vệ sức
khỏe, cũng như về trách nhiệm đối với những việc ý nghĩa khác trong xã hội.
14
Với đặc điểm của trẻ 3 tuổi là dễ nhớ mau quên, trẻ học thông qua các trò
chơi. Chính vì vậy, tôi đã sáng tạo ra nhiều hoạt động lồng ghép thông qua các
trò chơi, hay cho trẻ tiếp thu các kĩ năng thông qua tình huống, mẩu chuyện vui
với thời gian ngắn từ 3-5 phút… mang lại hiệu quả hơn cho trẻ.
Sau đây, là một số kĩ năng tôi đã lựa chọn phù hợp với khả năng và nhận
thức của trẻ để truyền tải dến các con, giúp các con có thể tự học, tự chơi tại nhà
một cách an toàn và bảo vệ bản thân trong việc phòng chống dịch.
-Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách, ghi nhớ việc đeo khẩu
trang khi đi ra ngoài và đến nơi công cộng
-Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách và các thời điểm cần phải rửa tay;
không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; không dung
chung các vật dụng cá nhân; không khạc nhổ bừa bãi; bỏ rác đúng nơi quy
định.v.v…
-Tránh tiếp xúc gần
-Vệ sinh khử trùng
-Cân nhắc, thay đổi các kế hoạch đi lại
Ví dụ 1: Dịch bệnh Covid 19 đang bùng phát trở lại vì vậy việc đeo khẩu
trang là rất quan trọng và cần thiết để phong chống dịch bệnh. Hôm nay cô sẽ
hướng dẫn các con cách đeo và tháo khẩu trang sao ch đúng cách và an toàn
nhé!
Cách đeo khẩu trang
– Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát
khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
– Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
– Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở
bên ngoài.
– Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo
không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
15
Lưu ý, không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử
dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa
tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Ví dụ 2 : Rửa mặt rửa tay là hoạt động diễn ra hàng ngày của các con ở
trường mầm non, vì thế trong video này cô Huyền sẽ hướng dẫn các con cách
rửa tay bằng nước rửa tay khô,dung dịch rửa tay sát khuẩn có thể giúp phòng
ngừa, hạn chế sự lây lan của virus Corona. Nhưng không phải ai cũng sử dụng
đúng là có hiệu quả để loại bỏ được hết vi khuẩn, virus trên tay. Thời gian rửa
tay bằng nước và xà phòng thông thường mất 30 giây, và khi sử dụng nước rửa
tay khô, thời gian cũng tương tự, cần 30 giây để đủ thời gian sát khuẩn. Sau đây
làcác bước làm sạch tay bằng nước rửa tay khô đúng cách:
– Bước 1: Đổ 2ml dung dịch rửa tay vào lòng bàn tay
– Bước 2: Chà sát 2 lòng bàn tay
– Bước 3: Lần lượt chà mặt lưng 2 lòng bàn tay
– Bước 4: Làm sạch các ngón tay
16
– Bước 5: Làm sạch lần lượt các đầu ngón tay sau đó để khô tự nhiên.
Các con chú ý nhé: Nên rửa tay trước khi ra ngoài đường và trước khi về
nhà, rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với các chất dịch hay nguồn
nghi ngờ lây bệnh truyền nhiễm. Sau khi làm sạch tay bằng nước rửa tay, nên để
tay khô tự nhiên.
Sau đây mời các con xem video cô hướng dẫn chúng mình cách rửa tay
bằng nước sát khuẩn nhé!
Nhóm kỹ năng 2:Kỹ năng cơ bản về ăn uống và chuẩn bị đồ ăn;
-Dạy trẻ biết cách ăn của các loại thực phẩm khác nhau
Ví dụ: cách ăn quả cam : bỏ vỏ, bỏ hạt.
Cách ăn cá : gỡ bỏ xương
– Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày:
Ví dụ: hằng ngày trẻ ăn 3 – 5 bữa, ở trường trẻ ăn một bữa chính và một
bữa phụ, bữa chính ăn 2 bát, bữa phụ trẻ ăn 1 bát, thức ăn trong mỗi bữa chính
và bữa phụ là thức ăn gì.
17
– Dạy trẻ biết mỗi bữa cần ăn đủ các loại thức ăn khác nhau, cần ăn hết suất
trong các bữa ăn hằng ngày.
-Dạy trẻ biết ăn uống sạch sẽ: ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã được
đun sôi, ăn chậm, nhai kỹ, không rơi vãi.
– Hướng dẫn trẻ thử các thức ăn mới và ăn các loại thức ăn khác nhau, hình
thành thái độ vui lòng chấp nhận và có hứng thú trong ăn uống, không kén chọn
thức ăn.
-Dạy trẻ cách sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống, hình thành ở trẻ kỹ
năng dử dụng đồng dùng ăn uống đúng cách:ca ,cốc, thìa…
Ví dụ : Cô mở cuộc thi “ Bé lịch sự trong khi ăn”
+ Trẻ nhận biết các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
+Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở :
Không cười đùa trong khi ăn uống, tránh hóc sặc.
+Biết ăn đúng cách : Khi ăn xúc miếng vừa phải ,nhai kỹ,ngồi ngay ngắn
khi ăn.
Chuẩn bị:
+Trang phục : Tạp dề, mũ nấu ăn.
+ Nhạc bài hát : Mời bạn ăn.
+Video các hành vi trong ăn uống : Ăn vội vàng, ăn miếng to nhai nhồm
nhoàm, vừa ăn vừa đùa nghịch, ăn đúng cách.
Tiến hành :
-Cô mở nhạc bài “mời bạn ăn”
– Để giúp cho các con có kiến thức về an toàn trong ăn uống hôm nay cô
Huyền sẽ là tuyên truyền viên về an toàn trong ăn uống.
– Cô đưa đoạn video quay trẻ ăn uống vội vàng.
-Cô đưa video quay trẻ ăn miếng to nhai nhồm nhoàm
=>Nếu ăn vội vàng, ăn miếng quá to nhai nhồm nhoàm như vậy sẽ không
tốt cho sức khỏe vì không hấp thụ được thức ăn mà khi mọi người nhìn vào thì
thấy rằng ăn như vậy là không văn minh, không lịch sự.
18
– Cô đưa video trẻ vừa ăn vừa đùa nghịch
=> Văn minh lịch sự trong ăn uống: Trước khi ăn các con phải nhớ rửa
tay,lau mặt. Khi ăn ngồi ngay ngắn, không nói chuyện trong khi ăn,xúc miếng
vừa phải,nhai chậm. Ăn xong xúc miệng nước muối,lau miệng sau khi ăn nữa.
Hình ảnh cha mẹ gửi con tập xúc cơm
Song song với việc hướng dẫn các con qua các video giúp con có thêm
nhiều kĩ năng hữu ích cho bản thân, tôi còn sưu tầm các bài tuyên truyền gửi
cho phụ huynh về dinh dưỡng cho trẻ. Tôi rất mong phụ huynh có thể tạo cho trẻ
các hoạt động vui chơi, trải nghiệm và chăm sóc, ăn ngủ cho trẻ ngay tại mỗi gia
đình. Vì trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế
độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp cơ thể trẻ phát triển hài hòa.
-Bữa ăn đủ chất cho trẻ mầm non
-Bí quyết dinh dưỡng dự phòng lây nhiễm covid-19 (TS. BS. Nguyễn
Thanh Hà(Khoa Dinh dưỡng Tiết chế – Bệnh viện Phổi Trung ương)
Tuy rằng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần cân bằng
và lựa chọn đầy đủ chất nhưng không có nghĩa là bạn quá khắt khe, quản lý
nghiêm ngặt chuyện ăn uống của con. Đừng ép con ăn những món không thích!
Hãy từ từ tạo hứng thú trong mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả lâu dài.
19
Nhóm kĩ năng 3: Kỹ năng cơ bản về vệ sinh(Làm quen với đánh răng,
lau mặt; rửa tay bằng xà phòng)
Dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách không chỉ giúp giữ cho bản thân sạch sẽ
mà còn ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Do đó, tôi đã làm các
video hướng dẫn và gửi cho cha mẹ để có thể giúp trẻ thực hành đơn giản tại
nhà.
Ví dụ : Trẻ biết chải răng đúng cách, có thói quen giữ vệ sinh răng miệng
và biết sử dụng bàn trải riêng để đánh răng.
Rèn trẻ kỹ năng cầm bàn trải đánh răng đúng cách, chải răng theo trình
tự, có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên
Chuẩn bị:
– Mô hình hàm răng cho cô và trẻ, bàn chải đánh răng cho cô và trẻ, kem
đánh răng, cốc, nhạc bài hát “Anh Tý sún” , bài thơ bé đánh răng
– Cô hát bài “Anh tý sún”
– Vì anh lười đánh răng lại ăn kẹo suốt ngày nên hàm răng của anh nham
nhở đó
Để có hàm răng khỏe và đẹp, có hơi thở thơm tho thì hàng ngày các con
phải biết vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và
sau khi ngủ dậy, phải sử dụng đúng bàn trải và kem đánh răng của mình, bây giờ
cô dạy các con kỹ năng vệ sinh đánh răng để có hàm răng trắng khỏe nhé.
– Thực hiện trực tiếp trên mô hình
– Giới thiệu cho trẻ biết mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng qua mô
hình… sau đó vừa làm vừa giải thích cách chải răng
* Cách chải răng:
+ Bước 1: Rửa bàn chải lấy 1 lượng kem vừa phải lên lòng bàn chải sau đó
súc miệng
+ Bước 2: Chải mặt ngoài của răng
– Chải tất cả mặt ngoài răng hàm trên và hàm dưới bằng cách đặt lòng bàn
chải sát với viền lợi so với trục răng chải hàm trên hất xuống hàm dưới hất lên
hoặc rung nhẹ bàn chải lên xuống hoặc xoay trong mỗi vùng răng chải 10 lần
20
+ Bước 3: chải mặt trong của tất cả hàm răng trên và dưới bằng động tác
hàm trên hất xuống hàm dưới hất lên hoặc xoay tròn
+ Bước 4: Chải mặt nhai của răng đặt lòng bàn chải song song với mặt nhai
kéo đi kéo lại 10 lần.
+ Bước 5: Đặt bàn chải trong lưỡi nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài 10 lần
+ Bước 6: Súc sạch miệng bằng nước, rửa sạch bàn chải, vẩy khô, cắm vào
cốc, để cán ở phía dưới lòng bàn chải ở phía trên
– Các con hãy nhớ kỹ năng đánh răng và đánh răng thường xuyên để có
hàm răng chắc khỏe và miệng luân thơm tho hãy nhớ chỉ đánh bàn chải đánh
răng của mình
Cha mẹ lưu ý :khi tập cho trẻ đánh răng , rửa mặt có thể tạo không khí bằng
cách cùng trẻ đọc bài thơ “bé tập rửa mặt” rất dễ nhớ và cũng là cách để bé yêu
thơ ,yêu vần điệu. cách này sẽ giúp bé hào hứng hơn và tự giác trong việc tự vệ
sinh cá nhân.
21
Hình ảnh bé tập đánh răng cha mẹ gửi cho cô giáo
Nhóm kỹ nằng 4: Kỹ năng mặc, cởi quần áo, gấp quần áo gọn gàng.
Học cách mặc quần áo phù hợp, sẽ dạy con nhận thức được nhiệt độ, biết
phân biệt quần áo theo mùa, phân biệt theo giới tính (bé trai – bé gái), không
mặc quần áo ướt, bẩn, trẻ nhận biết được mặt trái mặt phải, phía trước, phía sau
của quần áo.Trẻ biết giữ gìn vệ sinh quần áo sạch sẽ.
Với kĩ năng này, tôi sẽ giới thiệu tới cha mẹ và các bé video hướng dẫn bé
tự mặc quần áo. Các bước hướng dẫn kèm hình ảnh rất cụ thể và dễ hiểu cho cả
cha mẹ lẫn bé. Mỗi một kĩ năng được hình thành đối với bé là một sự kiện đánh
dấu sự khôn lớn của bé. Cha mẹ hãy đồng hành cùng bé yêu của mình nhé !
Trước khi hướng dẫn bé, cô chuẩn bị những vật sau đây:
-Một vài bộ quần áo có nút hay lỗ cài to.
-Quần lót, áo cộc tay, áo len rộng rãi với những họa tiết ở mặt trước nhằm
giúp bé dễ phân biệt 2 mặt trước sau.
-Một đến 2 chiếc quần chun.
Chúng mình thực hành cùng cô nhé :
22
– Cô tạo tình huống không mặc được áo khoác và dẫn dắt vào bài học “
Cách mặc áo và cởi áo”
+ Mùa đông đến rồi, để cơ thể của mình không bị lạnh các con cần phải
làm gì?
– Để các con có thể tự mặc áo thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con bài học
kĩ năng mới “ Cách mặc áo và cởi áo khoác”
*Cách mặc áo
– Bước 1: Lấy áo ra đặt xuống thảm, mở áo ra và kéo khóa
Tay trái giữ cổ áo, tay trái cầm khóa kéo xuống đến giữa áo thì di chuyển
tay xuống và tiếp tục kéo đến hết
– Bước 2: Mặc áo
Tay trái giữ cổ áo, tay phải luồn vào ống tay áo tay trái kéo cổ áo lên vòng,
tay ra sau giữ vạt áo rồi đưa tiếp trái luồn vào ống tay áo còn lại – > so cho 2 vạt
áo
* Cách gấp áo
Hôm trước cô con mình đã cùng nhau tập cách mặc áo rồi, và hôm nay cô
sẽ dạy chúng mình cách gấp áo nhé:
23
– Bước 1: Trải áo ra mặt bàn phẳng và dùng tay miết cho thẳng 2 ống thay
áo và thân áo
– Bước 2: Gấp 2 ống tay lại và dùng tay miết cho thẳng, đẹp
– Bước 3: Gấp đôi áo lại và gấp thêm 1 lần nữa, đồng thời miết cho thật
phẳng.
Cô tin rằng sau giờ học ngày hôm nay các con sẽ biết chủ động mặc quần
áo cho mình, và biết gấp quần áo gọn gàng để đúng nơi quy định.
Hình ảnh : Bé tập gấp áo tại nhà
Những điều mẹ cần chú ý khi hƣớng dẫn con tự mặc quần áo
Kiên nhẫn chính là điều mẹ cần nhất khi bắt đầu dạy bé 3 tuổi. Ban đầu con
có loay hoay và làm rất chậm, vì vậy mẹ không nên nóng ruột mà phải cho bé. 3
tuổi bé bắt đầu đi học mầm non, để không bị muộn giờ mẹ có thể chuẩn bị quần
áo đồ đặc cho bé từ tối hôm trước.
Mẹ có thể tiến hành dạy bé từng bước một và theo một tuần tự nhất định
như: mặc đồ lót trước, thứ hai là áo cộc, quần chun, rồi đến giày, áo có cúc,…
Khi mặc đồ nên để bé ngồi thì sẽ dễ dàng hơn.
Hai mẹ con nên thực hành mặc quần áo thường xuyên khi rảnh rỗi để bé
nhanh chóng nắm được các kĩ năng cơ bản khi hướng dẫn con tự mặc quần áo.
24
Ngoài ra, mẹ cũng nên khen bé mỗi khi bé mặc được áo hay quần. Thậm
chí khi bé mặc ngược thì cũng nên động viên con và hướng dẫn bé mặc lại cho
đúng. Thái độ lạc quan của mẹ sẽ khiến bé hợp tác và yêu thích việc mặc quần
áo này hơn.
Nhóm kĩ năng 5: Kĩ năng đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà
Trẻ em đặc biệt là trẻ em 3 tuổi vốn rất tò mò, ham hiểu biết, trẻ thường muốn
khám phá những cái mới lạ mà không hề để ý xem đồ vật đó có thể gây nguy hiểm
hay tai nạn cho mình hay không. Do vậy khi trẻ ở nhà nếu không dạy trẻ nhận biết
được những nơi, những vật dụng, những con vật có thể gây nguy hiểm cần tránh
xa, thì rất nguy hiểm cho trẻ. Bằng việc lồng ghép tích hợp các nội nội dung theo
các chủ đề sẽ giúp trẻ dễ hiểu hơn.
Ví dụ :
Chủ đề : Bản thân “Sáng ngủ dậy bạn Kiên nhất định không chịu đánh răng rửa mặt trước khi đến lớp, như vậy có đúng không? Sáng ngủ dậy con phải làm gì? Vì sao?” | Giáo dục trẻ : – Một ngày các con nên đánh răng 2 lần, buổi sáng ngủ dậy phải đánh răng rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp và trước khi đi ngủ để giữ vệ sinh răng miện. Nếu các con lười đánh răng sẽ bị sâu răng. |
Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên “ Truyện : chú bé giọt nước” | – Giáo dục trẻ không chơi gần ao, hồ, sông, suối, biển khi không có người lớn đi cùng. Khi bơi phải sử dụng áo phao hoặc phao bơi. |
Chủ đề : Thực vật “Khi con muốn ăn quả xoài con phải làm gì?” | – Trước khi ăn phải rửa quả xoài bằng nước sạch, sau đó phải dùng dao gọt vỏ, nhưng các con bé chưa dùng được dao vì vậy các con hãy nhờ người lớn gọt vỏ xoài. Nếu các con tự dùng dao rất nguy hiểm các con sẽ bị đứt tay chảy máu. |
– Truyện : Chiếc ổ khóa | – Giáo dục trẻ không được vào phòng vệ sinh một mình và chốt cửa. Không được nghịch cửa dễ bị kẹp tay. |
25
Tôi đã làm video trò chuyện với trẻ về các đồ dùng gia đình để trẻ nhận biết
được đặc điểm công dụng, cách sử dụng, ích lợi cũng sự nguy hiểm có thể xảy ra
khi trẻ ở nhà. Tôi cho trẻ thực hành sử dụng các đồ dùng gia đình thông qua hoạt
động cùng các bậc phụ huynh, các ba mẹ sẽ giúp bé, hướng dẫn bé thực hànhthay
cô giáo tại nhà như: bé tập làm nội trợ, như cho trẻ tập rót nước, đong nước, bày
bàn ăn
Ngoài việc giáo dục trẻ nhận biết và tránh những đồ dùng nguy hiểm như
bàn là, phích nước, bếp đang đun thì đảm bảo vệ sinh những đồ dùng đó để
tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tôi đưa ra tình huống trẻ biết
tránh những mối nguy hiểm khác như: “Nếu đang ở nhà một mình, có người
đến gọi mở cửa con sẽ làm gì?. Tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể
gây hại cho bé hoặc lấy chộm đồ trong gia đình cũng chính là người thu tiền
điện, nước hoặc chính là người quen biết của bố mẹ, để giúp trẻ suy đoán giải
quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này:
tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể người quen của bố mẹ, người thu tiền
điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không
có ai ở nhà thì con tuyệt đối không được mở cửa, và đặc biệt nếu bố, mẹ có mở
cửa tiếp xúc với người lạ con nên nhắc bố, mẹ đeo khẩu trang nếu như bố, mẹ có
quên nhé.
Ví dụ :
Tình huống | Cách giải quyết của cô |
– Nếu có người không quen biết cho bé quà, bé nên làm như thế nào? | – Giáo dục trẻ tuyệt đối không được nhận quà của người lạ. Giáo dục trẻ chỉ nên nhận quà của người thân hoặc phải có sự đồng ý của bố mẹ mới được nhận quà. |
– Nếu bé thấy khói hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ làm thế nào? | – Giáo dục trẻ khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy. Hãy hét to để báo với người |
26
nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. | |
-Khi bố mẹ không có nhà con ở nhà một mình, hoặc con ở nhà với ông bà, có người lạ gõ cửa nói là bạn của bố mẹ, bảo con mở cửa để vào nhà đợi bố mẹ con về. Con có mở cửa không? Con sẽ làm gì? | – Giáo dục trẻ tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại….mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lại hoặc hẹn chiều tối đến gặp ba mẹ. Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi hay rình rập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân. |
– Nếu con nghịch bếp ga chẳng may bị bỏng bé phải làm gì? | – Giáo dục trẻ tuyệt đối không nghịch bếp, không chơi xung quanh những đồ dùng có nguy cơ gây bỏng như bếp, nồi nóng, ấm nước, bàn là…Nếu chẳng may bị bỏng lập tức tránh xa nguy cơ gây bỏng và ngâm chỗ bỏng vào nước mát đồng thời gọi người lớn đến. |
2.4: Giải pháp 4:Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh để dạy kỹ năng sống cho trẻ tại nhà.
“Hơn ai hết, trong những ngày học sinh nghỉ tránh dịch, mỗi phụ huynh
ngoài vai trò là cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, cần thêm vai trò quan trọng là
thầy cô giáo của con em mình”
Tôi chú trọng đến việc thường xuyên tuyên truyền các thông tin, các văn
bản chỉ đạo của cấp trên đến các bậc phụ huynh học sinh. Đồng thời chủ động
tuyên truyền tới toàn thể phụ huynh khi ở nhà cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và bổ
sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho các con. Đặc biệt,
tại nhà trường 100% các giáo viên đã cài đặt ứng dụng bluezone nhằm góp phần
27
tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh covid 19. Thường xuyên trao đổi
với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho
phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy cho trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ
càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm xung
quanh, những việc nên làm và không nên làm…
Ví dụ: Khi tôi gửi một video về cách dạy trẻ đeo khẩu trang. Tôi sẽ thông
báo mức độ của trẻ đạt được những mục tiêu đưa ra khi ở lớp với phụ huynh,
đồng thời phụ huynh phản hồi lại những
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education