dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho học sinh THPT trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19

SKKN Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho học sinh THPT trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hoạt động học tập là một khâu của quá trình dạy học. Trong học tập thì lấy
tự học làm cốt lõi. Tự học là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến một mục
đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại. Sự nỗ lực
đó của con người bao gồm cả tư duy, trí tuệ, động cơ tâm lí, thái độ tình cảm. Hay
nói cụ thể hơn, tự học là cách học với sự tự giác, tính tích cực và độc lập cao của
từng cá nhân. Và theo đó, kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực tự
học của mỗi người. Có thể thấy rằng, tự học là một vấn đề quan trọng, là nhân tố
nội lực quyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy chỉ là ngoại lực có tác
dụng định hướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp quá
trình học.
Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành “xã hội học tập” và việc phát
triển một nền “giáo dục suốt đời” càng có ý nghĩa. Việc học tập suốt đời giúp con
người luôn cập nhật những kiến thức, những hiểu biết mới có ý nghĩa về mặt xã
hội, chính trị, văn hóa, góp phần tích cực trong việc xây dựng xã hội bền vững.
Trong việc học, tự học là vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề học tập suốt đời.
Nhưng vấn đề đặt ra là tự học như thế nào? Hình thành năng lực tự học cho học
sinh trung học phổ thông (THPT) ra sao đối với từng môn học nói chung và môn
Lịch sử nói riêng cũng là vấn đề cần phải bàn luận. Trong xã hội hiện đại, khi khoa
học công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự cùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã có tác
động, ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục nói chung và quá trình tự học nói riêng, thì
việc hướng dẫn, giáo dục và hình thành năng lực tự học cho học sinh là nhiệm vụ
quan trọng của người thầy. Chỉ có dạy cách học và học cách tự học, tự sáng tạo
mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Hiện nay, giáo dục cũng như các ngành kinh tế xã hội khác đang gặp phải
những khó khăn, thách thức lớn do dịch bệnh Covid – 19 gây ra. Từ trường hợp
được ghi nhận đầu tiên ngày 23/1/2020, đến nay Việt Nam đã trải qua bốn đợt
dịch, trong đó, đợt dịch thứ 4 (từ 27/4/2021) đang diễn ra hết sức phức tạp tại
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Do dịch bệnh, nhiều địa phương đã
2
phải thực hiện giãn cách xã hội, do vậy, rất nhiều trường học phải chuyển từ dạy –
học trực tiếp sang trực tuyến. Việc học sinh tạm dừng đến trường đã đặt ra khó
khăn và thách thức lớn đối với các nhà trường trong việc duy trì chất lượng giảng
dạy. Trong bối cảnh đó, việc rèn luyện năng lực tự học cho học sinh nói chung lại
càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống và xã hội về chất lượng nguồn
nhân lực, từ mục tiêu, vị trí, vai trò bộ môn và thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường
THPT, cùng với sự trăn trở với nghề, lòng nhiệt tình mong muốn các em học sinh
luôn hứng thú và say mê bộ môn Lịch sử nhiều hơn, cũng như giúp các em tự học
tốt môn Lịch sử trong giai đoạn dịch bệnh Covid -19, tác giả đã quyết định tiến
hành triển khai giải pháp trong dạy học môn Lịch sử như sau:
Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho học sinh
THPT trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến (Hiện trạng dạy – học Lịch
sử ở trường THPT trước khi tạo ra sáng kiến)
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, đặc biệt qua thực trạng dạy – học trong tình
hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tác giả nhận thấy việc rèn luyện năng lực
tự học nói chung và năng lực tự học môn Lịch sử nói riêng cho học sinh trong các
nhà trường trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để nắm rõ về thực trạng tự học của
học sinh, tác giả đã tiến hành điều tra tại một số trường THPT và thu được kết quả
về tình hình thực tế như sau:
* Về phía giáo viên
Việc học tập môn Lịch sử là quá trình nhận thức biến những kiến thức khoa
học lịch sử tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại, được lựa chọn thành kiến thức
của mình. Trong giảng dạy môn Lịch sử, hầu hết giáo viên đã cố gắng thay đổi
phương pháp dạy học, sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học hiện đại theo hướng phát
triển năng lực người học, lấy người học làm trung tâm. Trong quá trình đó, giáo
viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và định hướng các hoạt động, giúp
học sinh tự học, tự lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở các trường
3
THPT hiện nay, giáo viên vẫn chủ yếu giảng giải, minh họa, cho ghi chép vì lo học
sinh không có tài liệu để ôn thi. Nhiều giáo viên chưa thực sự thay đổi phương
pháp dạy học phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa các hoạt động của học
sinh để tạo cho các em suy nghĩ, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Vì thế,
nhiều học sinh không nắm được nội dung cốt lõi của bài mà chỉ học một cách máy
móc, dẫn đến việc khi trả lời câu hỏi chưa tóm tắt được nội dung theo ý hiểu của
mình, không chắt lọc được kiến thức, phụ thuộc vào sách giáo khoa hay vở ghi.
Việc này, căn bản đã hạn chế vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong quá
trình thực hiện bài dạy, nhiều giáo viên tiến hành hoạt động khởi động chưa hiệu
quả, chưa nêu được vấn đề cần nhận thức của bài học, điều này làm giảm sự tập
trung chú ý của học sinh đối với bài học ngay từ hoạt động đầu tiên. Khi kết thúc
bài học, nhiều giáo viên chưa dành thời gian thích hợp để hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà một cách chu đáo, vì thế, hiệu quả tự học của học sinh chưa cao.
Khi dịch Covid – 19 xuất hiện, nhiều trường học nằm trong vũng giãn cách
xã hội phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh đều bỡ
ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết, giáo viên đều đã cập nhật và sử dụng các
phần mềm dạy học trực tuyến như zoom, out meeting, olm.vn, shub – classroom…
Tuy nhiên, do hạn chế tiếp xúc trực tiếp, hạn chế trong việc sử dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học, nhiều giáo viên vẫn lúng túng trong việc hướng dẫn, tổ
chức cho học sinh hình thành kiến thức mới. Tình hình đó cho thấy, nếu giáo viên
không có giải pháp trong việc rèn năng lực tự học cho học sinh thì không thể hoàn
thành mục tiêu của môn học.
* Về phía học sinh
Hiện nay học sinh chán học sử, tỏ thái độ thờ ơ, đối phó với bộ môn là thực
trạng phổ biến. Qua điều tra thực tế các trường THPT trên địa bàn huyện về thực
trạng học môn Lịch sử của học sinh từ khi dịch Covid – 19 xuất hiện, tác giả thu
được một số một số kết quả như sau:
– Đại bộ phận học sinh học một cách thụ động, chủ yếu dựa vào tài liệu giáo
viên cho ghi chép để học thuộc, dẫn đến tình trạng học sinh học thuộc được kiến
4
thức nhưng không tường minh, vì vậy không biết kết nối các kiến thức cũ để có
kiến thức mới.
– Học sinh học chủ yếu chỉ để đối phó với thi cử, kiểm tra nên ý thức học để
tự giải quyết vấn đề chưa trở thành động lực trong học tập, chưa chủ động làm
phong phú thêm kiến thức cho bản thân.
– Việc học trên lớp còn mang tính chất một chiều, nghĩa là chủ yếu giáo viên
truyền thụ kiến thức (đặc biệt đối với khối lớp 12 – do yêu cầu thi cử), học sinh rất
ít khi trình bày ý kiến của mình, vì cho rằng kiến thức của mình yếu kém, không
đủ tự tin để trình bày.
– Do quan niệm môn chính, môn phụ, các em thường tập trung vào các môn
tự nhiên hay các tổ hợp có nhiều cơ hội việc làm, nên không chú trọng đến môn
Lịch sử, nhiều học sinh lười học, chưa có niềm say mê, chưa ham thích và chưa có
ý thức tự học. Học sinh đến lớp hầu như không chuẩn bị bài, trên lớp ít chú ý, khi
có câu hỏi thảo luận hoặc xuất hiện các tình huống có vấn đề, nhiều học sinh
không tham gia động não nên việc học không đạt hiệu quả cao.
– Khi dịch Covid – 19 xuất hiện, nhiều trường phải tạm dừng đến trường và
chuyển sang hình thức dạy – học trực tuyến. Nhiều học sinh chưa chuẩn bị được
các điều kiện về công nghệ thông tin để học. Trong quá trình học, do đường truyền
mạng kém, cả giáo viên và học sinh thường bị out ra khỏi lớp, điều này làm cho
việc học bị gián đoạn. Giáo viên cũng khó có thể sát xao với từng học sinh, khó
quản lí được việc học trước màn hình máy tính hoặc điện thoại của học sinh. Thêm
vào đó, tình trạng học sinh học online một cách đối phó diễn ra khá phổ biến, nhiều
học sinh đăng nhập vào lớp nhưng chưa có ý thức học nghiêm túc, còn làm việc
riêng, chưa tập trung, chú ý vào bài giảng. Tất cả những yếu tố đó ít nhiều cũng
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả nhận thấy rằng, hơn bao giờ hết, trong
bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc rèn luyện năng lực tự học Lịch sử cho
học sinh là một việc làm cần thiết và là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng
của người thầy để đảm bảo duy trì chất lượng dạy và học Lịch sử. Rèn luyện năng
lực tự học Lịch sử cho học sinh có vị trí quan trọng trong việc đào tạo người lao
5
động có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, giúp học sinh đào sâu,
củng cố , mở rộng kiến thức khi phải học trực tuyến. Đó cũng là biện pháp thiết
thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử trong tình hình dịch bệnh, tiếp
tục thực hiện mục tiêu đào tạo và phát triển toàn diện con người.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến (Biện pháp rèn luyện năng lực
tự học Lịch sử cho học sinh)
Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh bao gồm những nội dung sau:
– Trang bị cho học sinh những kiến thức về phương pháp học tập bộ môn.
Đặc trưng của kiến thức lịch sử là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, hệ
thống.Vì vậy, con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh phải đi từ
nghiên cứu sự kiện, tạo biểu tượng để hình thành khái niệm, rút ra qui luật và bài
học lịch sử. Giáo viên cần căn cứ vào đặc trưng này để hình thành và rèn luyện cho
học sinh phương pháp học tập bộ môn, trong đó có phương pháp tự học.
– Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự học ở trên lớp (trong
trường hợp học trực tiếp tại trường), ở nhà (trong cả trường hợp học trực tiếp và
trực tuyến), và các hoạt động ngoại khóa (nếu có điều kiện tổ chức).
– Năng lực tự học lịch sử còn bao gồm cả yếu tố thái độ, đạo đức như ý chí,
lòng quyết tâm, tính kiên trì, tinh thần vượt khó trong học tập.
Các nội dung trên có quan hệ mật thiết, đan xen vào nhau. Thông qua rèn
luyện các kĩ năng tự học, giáo viên sẽ trang bị cho học sinh kiến thức và phương
pháp học tập bộ môn. Nếu giáo viên có kiến thức lịch sử uyên thâm, phương pháp
giảng dạy hay nhưng học sinh không chịu đầu tư thời gian tự học, không nỗ lực,
không tích cực, tự giác thì kết quả học tập sẽ không cao.
Để rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho học sinh, giáo viên có thể sử
dụng các biện pháp như sau:
2.1. Trường hợp học trực tiếp trên lớp
Trong trường hợp tình hình dịch bệnh ổn định, học sinh vẫn được đến
trường, việc rèn luyện năng lực tự học môn Lịch sử cho học sinh diễn ra ngay khi
ở trên lớp, ở nhà và khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Khi hoạt động dạy –
6
học diễn ra bình thường trên lớp, giáo viên có thể rèn luyện năng lực tự học cho
học sinh theo các biện pháp như sau:
* Thứ nhất, rèn luyện cho học sinh biết tự điều chỉnh khi nghe giảng để
nắm vững các kiến thức cơ bản cần hình thành.
Nội dung của mỗi bài học là rất nhiều, trong vòng một tiết học, học sinh
không thể ghi chép hết tất cả những nội dung giáo viên truyền đạt, mà cần phải biết
chắt lọc những nội dung chủ yếu, cốt lõi nhất. Để giúp học sinh làm được điều này
giáo viên cần:
– Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và định
hướng phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện giúp học sinh hình dung các công
việc cần phải thực hiện để giải quyết được nhiệm vụ được giao. Điều này thể hiện
ở việc xây dựng tình huống học tập trong hoạt động khởi động, nêu vấn đề trước
mỗi nội dung bài học, gợi ý, định hướng cho học sinh về cách thức thực hiện
nhiệm vụ, …
* Ví dụ: Khi dạy Bài 3: Các nước Đông Bắc Á, lớp 12 – chương trình
chuẩn, trong hoạt động khởi động, giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ khu
vực Đông Bắc Á, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Đây là khu vực nào? Kể tên các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực.
+ Tình hình các nước trong khu vực trước chiến tranh thế giới thứ hai có
điểm gì nổi bật? (Với câu hỏi này học sinh sử dụng kiến thức đã được hình thành
năm lớp 11 để trả lời).
+ Giáo viên nêu vấn đề: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực
có những chuyển biến như thế nào?
Qua hoạt động khởi động nêu trên, giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh
một cách rõ ràng, học sinh có thể sử dụng kiến thức địa lí, sự hiểu biết của bản
thân và kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đó. Tuy nhiên, trong vấn đề cuối
cùng: Những biến đổi của khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai thì những hiểu
biết và kiến thức của học sinh chưa đủ để giải quyết, tình huống đó đã tạo ra một
rào cản của nhận thức, vì vậy sẽ tạo được hứng thú lớn của học sinh khi vào bài
mới.
7
– Kích thích học sinh tích cực, độc lập suy nghĩ, tự hình thành kiến thức cơ
bản thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở, hướng dẫn, vận dụng trình bày nêu
vấn đề, tổ chức cho học sinh làm việc nhóm… để giúp học trình trả lời được vấn đề
của mục hay toàn bài.
* Ví dụ: khi học bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, lớp 12 –
chương trình chuẩn, tìm hiểu về hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương tháng 11/1939 và tháng 5/1941, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh tìm hiểu bằng cách lập bảng so sánh như sau:

Nội dungHội nghị 11/1939Hội nghị 5/1941
Địa điểm
Người chủ trì
Nội dung hội nghị:
– Nhiệm vụ, mục tiêu.
– Khẩu hiệu.
– Phương pháp đấu tranh.
– Hình thức mặt trận.
– Chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
Ý nghĩa

Việc hướng dẫn học sinh lập bảng về Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị
tháng 5/1941 giúp học sinh dễ dàng hình thành kiến thức mới về chủ trương đấu
tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 – 1945. Không những
thế, học sinh còn có thể so sánh được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai
hội nghị. Qua đó, học sinh hiểu sâu sắc sự kiện và nâng cao được năng lực tự học
trên lớp của mình.
– Hướng dẫn học sinh biết kết hợp các công việc trong quá trình nghe giảng:
vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa trao đổi thảo luận, theo dõi sách giáo khoa.
Trong quá trình hình thành kiến thức mới học sinh phải tự ghi chép được những
8
nội dung cơ bản của bài theo dàn ý và tự đặt ra những câu hỏi, thắc mắc để giải
quyết trên lớp hoặc tiếp tục suy nghĩ ở nhà.
– Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh để đánh giá mức độ lĩnh hội,
hình thành kiến thức mới, mức độ nắm vững kiến thức và kết quả hoạt động nhận
thức độc lập của học sinh. Đây là một trong những khâu rất quan trọng của quá
trình dạy – học, giúp giáo viên đánh giá chính xác hiệu quả dạy – học trên lớp,
mức độ nhận thức của học sinh. Có nhiều cách kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể
kiểm tra trong quá trình diễn ra tiết học, hoặc cuối giờ, kiểm tra theo hình thức trò
chơi, câu hỏi ngắn, câu hỏi trắc nghiệm…
* Thứ hai, rèn luyện cho học sinh biết cách chọn lọc kiến thức để ghi
chép theo ý hiểu của bản thân.
Thực tế hiện nay ở trường phổ thông tồn tại hai xu hướng ghi chép bài: đó là
ghi sơ lược dàn bài hoặc ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, dàn trải… Cả hai cách ghi bài này
đều gây cho học sinh những khó khăn nhất định trong quá trình học tập trên lớp và
ở nhà. Ghi bài sơ sài học sinh không hình dung được nội dung cụ thể của bài học,
đặc biệt sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thi cử hiện nay. Còn nếu ghi bài quá
chi tiết, tỉ mỉ và dàn trải thì việc học lại trở thành đọc – chép, học sinh bị động, và
đặc biệt là trên lớp không có đủ thời gian. Muốn cho học sinh ghi chép tỉ mỉ, giáo
viên lại phải nhồi nhét, vội vàng, tiết học lại trở nên căng thẳng với cả thầy và trò.
Vì lí do trên, giáo viên cần hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh biết cách ghi
chép tóm tắt nội dung bài học sao cho ngắn gọn, đủ ý, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ,
gợi tư duy. Muốn vậy, học sinh phải biết tổng hợp nhanh, ghi chép nhanh, ghi nhớ
các vấn đề và biết cách trình bày trong vở ghi. Để làm được điều đó, giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh biết cách:
– Ghi dàn ý bài học theo nội dung chính của bài học mà giáo viên trình bày
trên bảng và đối chiếu với sách giáo khoa để ghi lại những sự kiện chính.
– Cụ thể hóa nội dung bài học bằng những hình ảnh đơn giản, phù hợp với
nội dung bài học và kiến thức cần được hình thành.
– Ghi các số liệu, niên đại quan trọng, niên biểu, đồ thị…
9
– Ghi lại các tài liệu lịch sử gốc, những câu nói nổi tiếng của các danh nhân,
câu trích không có trong sách giáo khoa…
– Ghi những từ mới, thuật ngữ để hiểu nội dung khái niệm, kiến thức cơ bản
của bài học.
– Ghi những phân tích, đánh giá, mở rộng và những hướng dẫn, dặn dò của
giáo viên.
* Ví dụ:
Khi dạy học Mục I – Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến
tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) – lớp 12 – chương trình chuẩn , giáo viên
cần hướng dẫn học sinh nắm được những ý chính, khái quát về Hội nghị Ianta:
– Hoàn cảnh
– Thời gian
– Thành phần tham gia
– Những quyết định quan trọng của hội nghị
– Tác động…
Trên cơ sở dàn ý bai học đó, học sinh ghi chép những nội dung cốt lõi nhất
vào vở của mình. Trong quá trình ghi chép, học sinh có thể dùng những loại bút
khác màu mực hoặc bút lông để đánh dấu những nội dung quan trọng cần được lưu
ý.
Như vậy, để rèn luyện năng lực tự học trên lớp cho học sinh, giáo viên cần
rèn luyện cho học sinh biết cách ghi chép nội dung bài học theo ý hiểu, hướng dẫn
học sinh biết cách xây dựng đề cương, tóm tắt sách giáo khoa, đoạn trích khi đọc
sách giáo khoa lịch sử. Đồng thời, trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên cần
trình bày bảng khoa học theo hệ thống, logic, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Điều
này đòi hỏi giáo viên cần xác định đúng những kiến thức cơ bản cần ghi lên bảng,
nhấn mạnh những kiến thức cần phân tích, mở rộng trong khi giảng bài.
* Thứ ba, rèn luyện học sinh biết kết hợp sử dụng sách giáo khoa với vốn
sống thực tế cùng với những kiến thức đã học để tự trả lời câu hỏi, bài tập của
giáo viên.
10
Việc tự trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra trong các giờ học sẽ giúp học
sinh nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu sắc kiến thức và phát triển tư duy độc lập cho
các em. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên có thể sử dụng nhiều
câu hỏi (tùy đối tượng học sinh) để học sinh động não, suy nghĩ trả lời như câu hỏi,
vấn đề nhận thức được đặt ra ở đầu giờ, đầu mỗi mục, hệ thống các câu hỏi gợi mở
trong suốt quá trình tiến hàn bài học mang nội dung tìm kiếm từng phần hay phân
tích, đánh giá, khái quát sự kiện, hiện tượng lịch sử, câu hỏi yêu cầu học sinh vận

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay