SKKN Một số kinh nghiệm dạy học trải nghiệm để tăng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh THPT
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Trong xu thế toàn cầu hóa, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công
nghệ và sự bùng nổ thông tin, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước
chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Mục
tiêu dạy học chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm
chất và năng lực người học. Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết
của xã hội ngày nay, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo
nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu
vô cùng quan trọng hiện nay nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần
thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Đồng thời để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo
dục phổ thông 2018 và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà.
Hơn 2000 năm trước, Khổng tử đã nói:“Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi
thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Đây được coi là một trong những nguồn gốc
tư tưởng đầu tiên của giáo dục trải nghiệm.
Năm 1902, giáo dục trải nghiệm được đưa vào giáo dục hiện đại tại Mỹ thông qua
mô hình “Câu lạc bộ trồng ngô”. Câu lạc bộ có mục đích dạy học sinh thực hành trồng ngô,
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các công việc nhà nông thực tế. Các câu lạc bộ thực hành
này không chỉ giúp học sinh áp dụng lý thuyết vào thực hành một cách trực quan, còn
giúp rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh vô cùng hiệu quả.
Ngày nay, UNESCO cũng đã nhìn nhận giáo dục trải nghiệm chính là tương lai của
giáo dục toàn cầu trong những thập kỷ tới. Vì vậy, “Học tập trải nghiệm là một quá trình
phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ dựa trên suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm
từng có. Do đó, người học cần có được trải nghiệm cá nhân cụ thể và chủ động lấy phản
hồi từ những người xung quanh, và tự phản ánh để đánh giá kiến thức, kinh nghiệm
mình có được.”
2
Xác định được nhiệm vụ trên, giáo viên chúng tôi đã không ngừng trau dồi kiến
thức, cập nhật thông tin, tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm để tổ chức,
chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh, lựa chọn nội dung đảm bảo tính vừa
sức với học sinh, tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm, chuẩn bị các phương tiện
dạy học hỗ trợ cần thiết và tham gia thực hành giảng dạy đổi mới phương pháp dạy
học Toán trong trường THPT nhằm:
- Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Qua tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra, học sinh học được nhiều kĩ năng trong
cuộc sống. - Giúp các em thấy được ứng dụng của môn Toán trong cuộc sống và đem lại
niềm tin, hứng thú học tập và yêu thích học môn Toán. - Kích thích tính tò mò, tìm hiểu của học sinh từ đó học sinh chủ động thu
nhận kiến thức môn Toán. - Tạo nên những con người mới tích cực, chủ động, sáng tạo trong tương lai
đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh
nghiệm dạy học trải nghiệm để tăng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh THPT”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong nội dung chương trình học hiện nay nói chung và môn Toán nói riêng, với
nhiều nội dung học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức và áp
dụng một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy, chưa biết cách vận dụng vào
thực tế hay sử dụng kiến thức gắn kết trong các môn học khác. Vì vậy, học sinh chỉ học bài
nào biết bài đấy hoặc cô lập nội dung của các dạng bài, các phần mà chưa có sự liên hệ
kiến thức với nhau nên chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống, tư duy thuật
toán từ đó nâng cao năng lực tư duy của người học. Do đó, học sinh học nội dung đơn vị
kiến thức rất nhanh quên, hoặc không biết sử dụng kiến thức đó như thế nào. Từ đây, học
sinh cảm thấy môn Toán khô khan, trừu tượng, không có tác dụng nhiều. Học là để thi, học
cho qua chương trình với tâm lí không hứng thú, dần dà không có niềm đam mê với toán
3
học.
Để có tìm hiểu vần đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học
sinh. Chúng tôi phát phiếu khảo sát cho 300 học sinh của trường để các em phát
biểu những ý kiến, nguyện vọng của mình khi học môn Toán. Nội dung phiếu khảo sát
như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT
Họ và tên học sinh:………………………………………………………………………………..
Lớp:…………………………………………………………………………………………………..
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả
lời phù hợp với em:
Nội dung Có Không/
chưa
(1) Em có yêu thích học môn Toán không?
(2) Em có thấy rằng môn Toán có nhiều ứng dụng thiết thực
trong cuộc sống không?
(3) Em có mong muốn tìm hiểu những ứng dụng của môn
Toán trong cuộc sống xung quanh chúng ta không?
(4) Em đã tham gia vào học tập trải nghiệm của môn Toán
lần nào chưa?(Ví dụ: tiết học, cuộc thi, câu lạc bộ, … )
(5) Em đã bao giờ áp dụng kiến thức Toán học để tạo ra một
sản phẩm nào chưa?
(6) Em có muốn tham gia vào học tập trải nghiệm của môn
Toán không?
Kết quả thu được như sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Có Không Có Không Có Không Có Chưa Có Không Có Không
180 120 276 24 269 31 121 179 32 268 263 37
60% 40% 92% 8% 89.7% 11.3% 40,3% 59,7% 10,7% 89,3% 87,7% 12,3%
4
Như vậy, thông qua phiếu khảo sát trên cho thấy nhiều HS chưa hứng thú với môn
Toán học vì chưa biết ứng dụng của Toán học vào thực tế cuộc sống. Đa số cảm thấy môn
Toán khô khan và trừu tượng. Chủ yếu học với tâm lí để qua các bài kiểm tra và kì thi mà
không thích môn học.
Qua tìm hiểu các giáo viên đang giảng dạy môn Toán tại trường và một số
trường bạn trên địa bàn tỉnh Nam Định, tôi thấy rằng, đã có nhiều sự thay đổi
đáng kể trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích
cực, trong đó có tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn Toán ở trường
THPT để tăng hứng thú học Toán trong HS. Nhưng để nâng cao hiệu quả trong dạy học
bằng việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm để cho học sinh có điều kiện được thực tế
trải nghiệm sáng tạo thì chưa được tổ chức một cách bài bản do nhiều nguyên nhân như:
- Do chưa có tài liệu chính thức về hướng dẫn dạy học trải nghiệm cho môn
Toán THPT. - Do mất nhiều thời gian chuẩn bị, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ, GV ngại mất
tiết,….. .
Chính vì vậy, chúng tôi viết nên đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học trải nghiệm
để tăng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh THPT” nhằm chia sẻ một số kinh
nghiệm mà GV Toán trường THPT Nguyễn Huệ đã áp dụng. Từ đó góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, hướng đến mục tiêu chương trình giáo dục trung học 2018.
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Thông qua đề tài này, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
bạn đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Chúng tôi cũng mong muốn đề tài này góp phần
nhỏ vào việc tổ chức dạy học trải nghiệm của GV các trường, thông qua đó HS hứng thú
hơn với môn Toán, đồng thời biết cách sử dụng các kiến thức Toán học vào cuộc sống.
Từ đó sẽ đạt kết quả môn Toán cao hơn nữa.
5
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. VẤN ĐỀ VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
1.1.1. Mục tiêu giáo dục THPT và mục tiêu của bộ môn Toán nước ta trong giai đoạn
hiện nay:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2200/QĐ-TTg phê duyệt “Chương
trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030”. Chương trình
đặt ra mục tiêu chung là tiếp tục phát triển Toán học Việt Nam bền vững và mạnh mẽ về
mọi mặt: nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, tương xứng với tiềm năng trí tuệ của con người
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đưa
TH trở thành một bộ phận hữu cơ trong sự phát triển chung của khoa học, công nghệ và
kinh tế – xã hội; nâng cao vị thế của TH Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình mới của kinh tế, xã hội Việt Nam cũng đặt riêng cho giáo dục trung học
những yêu cầu mới. Những yêu cầu đó được phản ánh qua mục tiêu bộ môn Toán trong nhà
trường phổ thông:
Cung cấp cho HS những kiến thức, kỹ năng, phương pháp TH phổ thông, cơ bản,
thiết thực.
Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả năng
suy luận đặc trưng của TH cần thiết cho cuộc sống.
Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học,
biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.
Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Riêng đối với cấp THPT, môn Toán có vai trò và ý nghĩa quan trọng, đó là tiếp nối
chương trình THCS, cung cấp vốn văn hoá toán học phổ thông một cách có hệ thống bao
gồm các kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy TH. Những kiến thức, kỹ năng TH cùng
với phương pháp làm việc trong môn Toán trở thành công cụ để người học học tập những
6
môn học khác, bước đầu tiếp cận các lĩnh vực khoa học khác nhau, là công cụ để học
sinh đi vào thực tiễn cuộc sống.
Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, môn Toán càng trở thành môn học có
vai trò quan trọng để chuẩn bị tiềm lực con người có học vấn phổ thông. Vì vậy, vận dụng
TH vào đời sống thực tiễn càng trở thành một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc trong
dạy học toán ở trường THPT hiện nay.
1.1.2. Vai trò của vận dụng toán học vào thực tế đối với việc đáp ứng yêu cầu về mục
tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông
Vận dụng TH vào thực tiễn trong dạy học Toán ở trường THPT là cơ sở để người
học toán nâng cao năng lực ứng dụng TH vào thực tiễn, vừa đáp ứng các yêu cầu của mục
tiêu bộ môn, vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện qua môn Toán, cụ thể:
- Góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiến tạo tri thức.
- Góp phần củng cố các kỹ năng TH, kỹ năng vận dụng TH.
Thông qua việc vận dụng TH vào thực tiễn trong dạy học Toán, HS sẽ được rèn luyện
những kỹ năng trên những bình diện khác nhau: - Kỹ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn Toán.
- Kỹ năng vận dụng tri thức TH vào các môn học khác nhau.
- Kỹ năng vận dụng TH vào đời sống.
Ngoài ra, vận dụng TH vào thực tiễn trong dạy học Toán làm tăng lượng thông tin
giữa thực tiễn và TH, một trong những điều kiện để phát triển ở người học năng lực vận
dụng TH vào thực tiễn.
Góp phần phát triển các năng lực trí tuệ.
Góp phần rèn luyện, phát triển văn hóa toán học cho HS.
Toán học là môn học quan trọng được sử dụng như là tiêu chuẩn để chọn lọc con
người vào một số trường và một số nghề. Hơn nữa, qua tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng
của TH, người học thấy được giá trị, cái hay, cái đẹp của toán học trong các lĩnh vực thực tế
(Vật lý, Sinh học, Kinh tế,…), từ đó mong muốn đem hiểu biết về TH của bản thân để tìm
hiểu sâu các vấn đề trong lĩnh vực đó. Đây là một trong những con đường khởi đầu cho
việc tạo dựng tương lai và sự nghiệp của người học toán và yêu thích toán.
Như vậy, chúng ta thấy TH có vai trò to lớn đối với thực tiễn và việc vận dụng TH
7
vào thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học Toán ở trường phổ thông giai
đoạn hiện nay. Trong các bước của quá trình vận dụng TH vào thực tiễn thì bước lập mô
hình TH cho bài toán thực tiễn mang tính quyết định.
1.1.3. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn, giúp học sinh
có kỹ năng thực hành các kỹ năng Toán học và làm quen dần các tình huống thực tiễn
Trong thực tế dạy học ở trường phổ thông, một vấn đề nổi lên là giáo viên chỉ quan
tâm, chú trọng việc hoàn thành những kiến thức lí thuyết quy định trong Chương trình và
Sách giáo khoa; rèn luyện bài tập mẫu; mà quên, sao nhãng việc thực hành, không chú tâm
dạy những bài toán có nội dung thực tiễn. HS gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến
thức TH vào cuộc sống. Theo Trần Kiều, việc dạy học Toán hiện nay ”đang rơi vào tình
trạng coi nhẹ thực hành và ứng dụng TH vào cuộc sống” .
Để tạo điều kiện vận dụng tri thức vào thực tế, còn phải có những kỹ năng thực
hành cần thiết cho đời sống, đó là các kỹ năng tính toán, vẽ hình, đo đạc,… Trong hoạt
động thực tế ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kỹ năng tính toán: Tính đúng, tính
nhanh, tính hợp lí, cùng với các đức tính cẩn thận, chu đáo kiên nhẫn. Cần tránh tình trạng
ít ra bài tập đòi hỏi tính toán, cũng như khi dạy giải bài tập chỉ dừng lại ở “phương hướng”
mà ngại làm các phép tính cụ thể để đi đến kết quả cuối cùng. Tình trạng này có tác hại
không nhỏ đối với HS trong học tập hiện tại và trong cuộc sống sau này.
Trong thực tiễn lao động sản xuất, hoạt động xã hội, việc tính toán đo đạc với độ
chính xác cần thiết thường xảy ra từng giờ, từng phút; phải biết vận dụng TH như tính
nhẩm, tính bằng bảng tính, thước tính, bảng đồ thị, toán đồ, máy tính, … một cách thành
thạo và đúng đắn. Ngoài ra, cần giải quyết nhiều vấn đề trong thực tiễn với phương pháp
hợp lí, ngắn gọn, tiết kiệm tư duy, thời gian, tiền của và sức lao động. Việc vận dụng TH
vào thực tiễn cũng như tập dượt nghiên cứu khoa học trong đó có các hoạt động như:
thu thập tài liệu trong thực tế, mò mẫm, dùng quy nạp không hoàn toàn để dự kiến quy
luật, rồi dùng quy nạp TH để chứng minh tính đúng đắn của các quy luật dự kiến; thu thập
tài liệu thống kê trong sản xuất, quản lí kinh tế trong xã hội để tìm quy luật chung, ước
lượng một số dấu hiệu từ mẫu thống kê đến tập hợp tổng quát về năng suất vụ mùa, năng
suất lao động, bình quân nhân khẩu, phế phẩm, số lượng cỡ hàng, …
Để thực hiện tốt những hoạt động này, cần có những hoạt động tập thể, đi vào nhà
8
máy, xí nghiệp, hợp tác xã, thu thập tư liệu (ghi chép vào sổ thực tế), trao đổi với công nhân,
nông dân tập thể, kỹ thuật viên, với người quản lí kinh tế, … để có được những tài liệu sống,
rồi trên cơ sở đó dùng kiến thức TH mà phân tích hoặc để tích luỹ thực tiễn, làm vốn quý
cho việc tiếp tục học toán cũng như học các môn học khác. Bằng các hoạt động đó, học sinh
làm quen với các bước vận dụng TH vào thực tiễn: đặt bài toán, xây dựng mô hình, thu thập
số liệu; xử lí mô hình để tìm lời giải bài toán, đối chiếu lời giải với thực tế, kiểm tra và điều
chỉnh.
Qua các hoạt động tiếp xúc với người lao động, ngoài thu hoạch về TH, còn có thu
hoạch về đạo đức, phẩm chất, quan điểm, lập trường của họ. Chính vì vậy mà V. I. Lênin đã
nhấn mạnh: “… Từ buổi còn thơ, học sinh cần được vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Khi trẻ
em giúp đỡ các nông trang viên tính toán hàng ngày mà tính đúng, các em đã làm một việc
không phải tách rời học tập mà chính việc đó đã giúp chúng áp dụng kiến thức vào đời
sống. Khi trẻ em giúp uỷ ban xã làm những phép tính thông kê về kinh tế cần thiết thì
điều đó đã giúp vào việc học tập của chúng, giúp cho việc giáo dục Cộng sản đối với chúng”
Chính vì vậy, việc tăng cường rèn luyện năng lực vận dụng TH vào thực tiễn một
mặt giúp học sinh thực hành tốt các kỹ năng toán học (như tính nhanh, tính nhẩm, kỹ năng
đọc biểu đồ, kỹ năng suy diễn TH, tính có căn cứ đầy đủ của các lập luận, …). Mặt khác,
giúp học sinh thực hành làm quen dần với các tình huống thực tiễn gần gũi trong cuộc sống,
góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh phổ thông, đáp ứng mọi
yêu cầu của xã hội.
1.1.4. Dạy học ứng dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là một biện pháp có hiệu
quả, nhằm chủ động thực hiện các nhiệm vụ dạy học:
Tổ chức cho học sinh luyện tập ứng dụng kiến thức (bao gồm cả kỹ năng) vào những
tình huống khác nhau là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, không những giúp học
sinh lĩnh hội và củng cố kiến thức mà còn là cơ sở quan trọng chủ yếu để đánh giá chất lượng
và hiệu quả học tập. Trên cơ sở đó, người thầy lựa chọn hoạt động dạy học tiếp theo: tiếp
tục củng cố hoàn thiện nội dung đó hay chuyển sang học nội dung khác. Giai đoạn này –
theo G. Pôlya – là giai đoạn củng cố kiến thức mới được kết hợp, được làm vững chắc, được
tổ chức chặt chẽ, rốt cuộc trở thành kiến thức thực chất. Sự kiện mới cần liên quan tới thế
giới quanh ta, với kiến thức đã có, với kinh nghiệm hàng ngày, dựa vào chúng, tìm trong
9
chúng sự giải thích, nó phải phù hợp với tính ham hiểu biết tự nhiên của học sinh.
Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, để truyền thụ một tri thức nào đó,
các thầy cô giáo dạy Toán giàu kinh nghiệm thường cho học sinh thực hiện những bài tập
được xây dựng có tính phân bậc từ những tình huống quen thuộc đến những tình huống
mới lạ, từ chỗ thực hiện có sự giúp đỡ của thầy dần dần tới hoàn toàn độc lập, từng bước
đạt tới các trình độ lĩnh hội, tiến tới hoàn toàn nắm vững kiến thức. Có thể nói một cách
khác, tổ chức cho học sinh luyện tập ứng dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học
vào những tình huống khác nhau là một biện pháp nhằm chủ động thực hiện tốt các nhiệm
vụ dạy học một cách toàn diện.
Như vậy: Tăng cường rèn luyện cho học sinh khả năng và thói quen ứng dụng kiến
thức, kỹ năng và phương pháp toán học vào những tình huống cụ thể khác nhau (trong học
tập, lao động sản suất, đời sống…) là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục TH, nhằm đạt
được các mục tiêu đào tạo; tổ chức cho học sinh luyện tập ứng dụng kiến thức để tiếp thu
chúng là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học Toán, đồng thời cũng là một biện
pháp nhằm chủ động thực hiện các nhiệm vụ dạy học, có tác động trực tiếp và quyết định
tới chất lượng đích thực của giáo dục phổ thông. Vì thế cần phải tổ chức thực hiện tốt khâu
này. Điều đó phản ánh sự quán triệt tinh thần của Nguyên lý giáo dục. Có thể nói: rèn luyện
khả năng và ý thức ứng dụng TH cho học sinh vừa là mục đích vừa là phương tiện của dạy
học toán ở trường phổ thông.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM:
1.2.1. Lí thuyết học tập trải nghiệm:
Lí thuyết Học tập trải nghiệm (HTTN – Experiential learning) do David Kolb đề
xuất là sự kế thừa và phát triển lí thuyết học tập, liên quan đến kinh nghiệm của các nhà tâm
lí học, giáo dục học như: John Dewey (1859-1952), Kurt Lewin (1868-1933), Jean Piaget
(1896-1980), Lev Vygotsky (1896-1987) và nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác. Hiện
nay, tư tưởng “học thông qua trải nghiệm” vẫn là một xu hướng giáo dục của nước Mĩ và
nhiều nước trên thế giới. Các nghiên cứu về mô hình học tập trải nghiệm (HTTN) của các
tác giả trên được Kolb coi như cơ sở khoa học nền tảng để xây dựng nên lí thuyết của mình.
Năm 1971, lí thuyết HTTN của D. Kolb chính thức được công bố. Đây được xem là một lí
thuyết tương đối toàn diện về một phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa kinh nghiệm.
10
1.2.2. Mô hình học tập trải nghiệm của D. Kolb:
Mô hình học tập trải nghiệm của D. Kolb gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience – CE). Tự người học hoặc
nhóm chỉ làm nhiệm vụ. Họ tiến hành làm và có những hành động thực sự. Trong thời
gian đó, họ làm và không phản ánh việc họ đang làm nhưng trong trong tâm trí vẫn có
ý định phản ánh.
Giai đoạn 2: Quan sát có suy tưởng / phản ánh (Reflective Observation – RO)
Người học sẽ quay trở lại điểm bắt đầu của nhiệm vụ và có sự đối chiếu thực tế. Người
học cần phân tích, đánh giá những quan điểm đã có sẵn trước đó. Sự phản ánh được thể
hiện ở đây khi người học tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem có hợp lí
không, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải
qua hay không…
Giai đoạn 3: Khái niệm hóa trừu tượng (Abstract Conceptualization) Khái niệm ở
đây có thể hiểu là sự giải thích của kết quả đã được rút ra và sự hiểu biết các mối liên
hệ giữa chúng. Lí thuyết này có thể sẽ hữu ích và được xem như là một cơ sở để định
hình và giải thích các kết quả. Trong giai đoạn này, những kinh nghiệm đã có trước đó
sẽ tiếp tục phản ánh, học sinh nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho đến khi khái niệm mới
được hình thành.
Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation – AE) Các hoạt động
trong giai đoạn này tạo ra cơ hội để người học làm chủ những tri thức mới. Đồng thời
người học giải quyết được các vấn đề tương tự và người học hình thành nên năng lực
giải quyết những vấn đề mới trong tương lai. Trong mô hình học tập trải nghiệm của
Kolb (1984) có thể bắt đầu từ một giai đoạn bất kì trong 4 giai đoạn nhưng phải đảm
bảo thực hiện liên tiếp theo chiều của chu trình.
11
Mô hình học tập bằng trải nghiệm của Kolb (Kolb’s Model of Experiential Learing)
(Dao, & Nguyen, 2018).
1.2.3. Khái niệm “giáo dục trải nghiệm”:
Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là
một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham
gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ
năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực
cho cộng đồng và xã hội.”
Người dạy ở đây có thể là: giáo viên, tình nguyện viên, hướng dẫn viên, huấn luyện
viên, bác sỹ tâm lý… Nó nói lên tính đơn giản, đa dạng, phổ biến và ứng dụng của “Giáo
dục trải nghiệm”.
“Giáo dục trải nghiệm” cũng có cơ sở lý thuyết dựa trên một nghiên cứu (Edgar
Dale 1946) chỉ ra rằng
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: