dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong tiết học Tiếng Anh 6 Global success

SKKN Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong tiết học Tiếng Anh 6 Global success

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh
được xem là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới khi mà có gần 60 quốc gia
sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia
sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Chính vì vậy, các quốc gia nói chung và
Việt Nam nói riêng luôn quan tâm chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này. Tiếng Anh
chính là một trong những công cụ hữu hiệu, đóng vai trò to lớn trong việc giúp
bạn bè năm châu hiểu được tiếng nói của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Hiện nay tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong các
nhà trường từ cấp tiểu học trở đi.Trên thực tế các em đều yêu thích môn học, tự
giác tích cực học tập tốt môn tiếng Anh. Mặc dù Tiếng Anh là môn học mới lạ
dễ thu hút sự chú ý của học sinh dựa trên hệ thống chủ điểm (themes) và chủ đề
(topics) thú vị, hấp dẫn và gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Tuy
nhiên ở lứa tuổi học sinh, năng lực nhận thức của các em được hình thành và
phát triển dựa trên cơ sở tư duy cụ thể.Các em chưa có khả năng nắm bắt ngôn
ngữ một cách hệ thống và phân tích ngôn ngữ một cách có ý thức, các em không
có được sự tập trung lâu, dễ bị nhàm chán. Do vậy, phương pháp giảng dạy của
giáo viên là yếu tố quyết định, là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết
học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu
bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc
đáo, hấp dẫn.
Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng nhất của
quá trình dạy học. Cùng với việc đổi mới chương trình và SGK, nếu không có
một PPDH phù hợp thì việc đổi mới sẽ khó có thể đồng bộ để phát huy năng lực,
khả năng chủ động và xu thế phát triển toàn diện người học trong nhà trường. Vì
thế, việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu thiết thực đang được đặt
ra. Việc đổi mới phương pháp dạy học có liên quan chặt chẽ tới việc tạo ra động
lực học cho học sinh.Động lực học tiếng Anh rõ ràng có vai trò đáng kể dẫn đến
thành công hay thất bại của người học. Khi nói về động lực (motivation), chúng
ta thường hiểu là một điều gì đó lớn lao? Không hẳn như vậy. Động lực có thể
đến từ một thứ gì đó vô cùng nhỏ bé, nhưng lại tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ bên
trong mỗi con người, có thể không giống nhau ở những lứa tuổi khác nhau.
3
Đối với giáo viên, khi đã hiểu được động lực học tiếng Anh, giáo viên có
thể tận dụng tốt các cơ hội để khơi dậy, khuyến khích, động viên hay tạo áp lực
hợp lý để thúc đẩy người học, giúp họ đạt được mục tiêu học tập.Theo Zoltan
Dorney (1998), “nếu không có đủ động lực, những cá nhân dù có năng lực nổi
bật nhất cũng không thể hoàn thành một mục tiêu dài hạn, và dù việc giảng dạy
hay chương trình có tốt đến đâu cũng không thể giúp học sinh đó đạt được mục
tiêu cuối cùng”.
– Có hai loại động lực là nội động lực và ngoại động lực:
+ Nội động lực (intrinsic motivation) đề cập đến các hành vi ứng xử được thúc
đẩy bởi khao khát bên trong mỗi con người. Đó có thể là mong muốn chinh phụ
thử thách ngôn ngữ, đó có thể là sự yêu mến tiếng Anh, đó có thể là công việc –
làm việc cho các công ty nước ngoài với mức lương cao, là học bổng du học, …
+ Trong khi đó ngoại động lực (extrinsic motivation) là áp lực từ bên ngoài.
Chẳng hạn từ các kỳ thi, thầy cô giáo, từ cha mẹ, …
Nếu xét về tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của hai loại động
lực nêu trên, nội động lực có sức tác động mạnh mẽ hơn nhiều so với ngoại động
lực.Với nội động lực, một người sẽ liên tục được thôi thúc hành động với nỗ lực
lớn để hoàn thành mục tiêu, bất kể thời gian hay khó khăn và thử thách.Trong
khi ngoại động lực, nếu không sử dụng một cách hợp lý, có thể dẫn tới hành
động chống đối và hiển nhiên kết quả sẽ không thực sự như mong đợi.Mặc dù
vậy, sử dụng ngoại động lực một cách vừa phải và hợp lý chắc chắn cũng sẽ có
tác động tích cực nhất định đến quá trình học tập.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, tôi nhận thấy để
có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung thì người giáo viên
cần có những phương pháp dạy học linh hoạt, đa dạng giúp tạo động lực, niềm
say mê tiếng Anh cho chính người học. Đó chính là lý do mà tôi đã chọn đề tài
“Một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong tiết học tiếng Anh 6 –
Global Success”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này chính là nhằm cung cấp một số giải pháp mà bản
thân tôi đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy giúp thay đổi không khí trong tiết học,
làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và
tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và đặc biệt góp phần vào hoàn thành mục
tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời tôi cũng mong nhận được
4
sự đóng góp, ý kiến xây dựng của các đồng nghiệp để tôi có thể trau dồi cho
mình những phương pháp hiệu quả nhất giúp góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối6 Trường THCS Phúc Thắng.
Học sinh khối 6 trường THCS Nghĩa Lợi.
Học sinh khối 6 trường THCS Nam Giang
4. Phạm vi nghiên cứu
Năm học: 2021- 2022
Phạm vi nghiên cứu: học sinh khối 6 trường THCS Phúc Thắng, trường
THCS Nghĩa Lợi và trường THCS Nam Giang.
5. Cơ sở nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những cơ sở sau:
– Kiến thức học được từ các lớp bồi dưỡng và nâng cao phương pháp giảng dạy
do SGD và ĐT phối hợp với Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức.
– Đọc tài liệu: Nghiên cứu thu thập các tài liệu có liên quan đến phương pháp
gây hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học tiếng Anh.
– Điều tra:
+ Dự giờ: dự giờ các giáo viên trong trường và theo cụm trường.
+ Thực nghiệm: thực nghiệm qua các bài dạy trên lớp, áp dụng một số thủ thuật
trong mỗi tiết dạy, tự đánh giá hiệu quả của các thủ thuật đó và rút kinh nghiệm.
– Đàm thoại: thảo luận, đóng góp ý kiến cùng với các đồng nghiệp về những
khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy.
– Kiểm tra: qua kết quả kiểm tra chất lượng định kì của trường, phòng và sở để
đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy và điều chỉnh cho phù hợp.
– Kinh nghiệm thực tế qua các năm giảng dạy.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
THỰC TRẠNG:
Những thuận lợi:
5
– Cùng với xu hướng phát triển chung của thời đại, Tiếng Anh đã trở thành một
môn học không thể thiếu trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập. Với trường
THCS Phúc Thắng, môn học Tiếng Anh luôn được nhà trường quan tâm, tạo
điều kiện học tập tốt nhất.Các bậc phụ huynh và các em học sinh cũng rất đầu tư
và coi trọng môn học.Chính vì vậy, các em luôn có thái độ học tập tích cực đối
với môn học.
– Sở GDĐT và PGDĐT luôn quan tâm và thường xuyên tổ chức các đợt tập
huấn, hội thảo, lớp học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, phương pháp
giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh trong toàn tỉnh nên giáo viên luôn được cập
nhập những phương pháp dạy học mới, tích cực góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy.
Những khó khăn:
Các phương pháp dạy học ngày nay không ngừng thay đổi nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, xem học sinh là chủ thể của
quá trình dạy học và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt
động học của học sinh. Tuy nhiên qua quan sát và tìm hiểu việc áp dụng những
đổi mới về phương pháp dạy học, bản thân tôi nhận thấy những tồn tại có từ 2
phía giáo viên và học sinh như sau:
– Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên chưa hiểu rõ các vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học,
và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp để tạo hứng thú học tập
cho học sinh, cũng như ưu và nhược điểm của từng phương pháp dạy học.
+ Phần lớn giáo viên có hứng thú với các phương pháp dạy học tích cực nhưng
chỉ sử dụng các phương pháp dạy học này mang tính hình thức, chủ yếu là trong
các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi.
+ Giáo viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng, kết hợp chưa nhuần nhuyễn, hợp lí,
khoa học các phương pháp dạy học tích cực.
+ Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên giáo viên ít có điều kiện
mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sôi động.
+ Khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên
còn nhiều hạn chế.
– Về phía học sinh:
6
+ Các em học sinh lớp 6 mới thay đổi cấp học nên còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè,
đang tập thích nghi với môi trường, hình thức học tập ở môi trường cấp 2.
+ Một số học sinh chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được
mục đích đúng đắn của việc học Tiếng Anh và học với hình thức đối phó.
+ Học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế giao
tiếp hàng ngày.
+ Điều kiện học tập, tài liệu, phương tiện tự học còn thiếu thốn.
+ Môi trường giao tiếp, thực hành tiếng Anh đối với cả giáo viên và học sinh
hầu như không có.
Từ những vấn đề trên, tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu rõ thực trạng sử
dụng các phương pháp dạy học, cũng như sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học môn tiếng Anh.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các em xác định
được động cơ học tập của mình.Đối với học sinh THCS, động cơ học tập sẽ có
được khi các em cảm thấy có hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ
của mình qua mỗi tiết học.Khi ấy, trách nhiệm của người giáo viên là rất lớn, họ
phải có nhiều tâm huyết với nghề mới có thể đáp ứng được nhu cầu chính đáng
của học sinh.Sau đây, tôi sẽ trình bày một vài phương pháp gây hứng thú cho
học sinh trong tiết học Tiếng Anh 6 (Global Success) mà tôi tâm đắc và thường
hay áp dụng.
2.1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua giáo cụ trực quan.
Giáo cụ trực quan là công cụ đa năng được áp dụng trong hầu hết các môn
học.Riêng với môn tiếng Anh, sử dụng giáo cụ trực quan sẽ làm cho giờ học trở
nên sôi động, hấp dẫn và thú vị hơn, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và
nhanh chóng. Khác với phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp
giảng này giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian viết bảng, đồng nghĩa với việc
có nhiều thời gian để giảng bài hơn, học sinh có thời gian để đưa ra câu hỏi, thực
hành hoặc thảo luận.
7
Khi giáo cụ trực quan được đưa vào giờ học, học sinh sẽ có nhiều cách tiếp cận
với kiến thức và kỹ năng: Nghe – nhìn – tương tác. Đồng thời, giáo cụ trực quan
cũng sẽ cung cấp những ví dụ minh họa cụ thể, sinh động nhất, giúp học sinh
không chỉ nhớ bài nhanh hơn mà còn duy trì được việc ghi nhớ hình ảnh đó
trong một thời gian dài.
* Các loại giáo cụ trực quan
Giáo cụ trực quan trong giảng dạy tiếng Anh có thể chia làm ba loại:
1. Giáo cụ trực quan thị giác (giáo cụ “nhìn”), bao gồm: cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt, động tác của giáo viên; bảng viết; các đồ vật cụ thể; tranh ảnh, hình vẽ
minh họa; tài liệu, sách giáo khoa, sách bài tập; sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh lớn;
thẻ từ (Flashcard).
2. Giáo cụ trực quan thính giác (giáo cụ “nghe”): Gồm có loa, đài, đầu đĩa, đĩa
CD, máy ghi âm, …
3. Giáo cụ trực quan tổng hợp như: Máy chiếu, phim ảnh, tivi, camera, bảng
thông minh, phòng thực nghiệm ngôn ngữ, …
Ngoài các giáo cụ trực quan có sẵn hay do giáo viên chuẩn bị, giáo viên cũng có
thể hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị các công cụ nhằm phục vụ cho nội dung bài học.
Giáo cụ trực quan rất đa dạng, nếu biết khai thác sẽ trở nên rất đơn giản dễ
chuẩn bị nhưng lại có hiệu quả cao.Có nhiều loại giáo cụ trực quan, trong đề tài
này tôi chỉ đề cập đến những loại đồ dùng trực quan mà trong suốt quá trình
giảng dạy tôi đã sử dụng.
Trước tiên tôi xin đề cập đến những phương tiện trực quan vốn có của người
thầy đó là lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của giáo viên.
Xét về góc độ nào đó có người nói rằng người thầy chính là nhạc trưởng, bản
nhạc có du dương trầm bổng hay không đều tùy thuộc vào người nhạc trưởng
đó.Thật vậy cũng một câu nói như nhau, có khi người nói ra thì cảm thấy bình
thường, có người khi nói ra khiến cho người nghe cảm thấy thích thú, có ấn
tượng. Chính vì vậy, trong tiết dạy khi đứng trước học sinh lời nói của giáo viên
phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm, dứt khoát, giáo viên phải đứng ở một vị trí
nhất định để cho cả lớp có thể nghe rõ lời của mình. Lời nói phải chuẩn mực,
đơn giản và hấp dẫn, tốc độ nói vừa phải phù hợp với từng cấp độ học sinh.
8
Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để
diễn đạt nội dung ngôn ngữ.
Ví dụ 1: đưa bàn tay lên vành tai để diễn đạt nghĩa của từ “listen” hoặc đưa bàn
tay ra trước nâng lên, hạ xuống để diễn tả ý nghĩa của từ “stand up, sit down”, …
Hình 1: Giáo viên đưa bàn tay lên vành
tai để diễn đạt nghĩa của từ “listen”.
Ví dụ 2: khi dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúc, GV dùng cử chỉ, nét mặt của
mình để mô tả.
Hình 2: Giáo viên dùng tay gõ lên cửa
lớp để diễn tả nghĩa của từ “knock” –
Unit 1 – English 6 (Global Success)
Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng các đồ vật thật để phục vụ vào quá trình
giảng dạy.
Ví dụ: Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 1: My new school – Lesson 1:
Getting started, Listen and read.
• Để giới thiệu các từ mới: compass, calculator, school bag… giáo viên có
thể sử dụng đồ dùng học tập com-pa, máy tính, cặp sách… của học sinh
để giới thiệu bằng tiếng Anh rồi yêu cầu học sinh quan sát và lĩnh hội.
• Sau đó giáo viên có thể củng cố bài học, kiểm tra từ mới của học sinh
qua hoạt động “Show me your …!” [Show me your calculator! Show me
your compass! ,…] và yêu cầu cả lớp cùng giơ đồ vật mà giáo viên yêu
cầu lên.
• Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các
từ vựng mà giáo viên giới thiệu là những từ rất gần gũi đối với các em.
9
* Lưu ý khi sử dụng giáo cụ trực quan
– Học sinh ở lứa tuổi khác nhau sẽ có phương pháp tư duy khác nhau, khả năng
tiếp thu cũng khác nhau.
Ví dụ: đối với học sinh lớp 6,7 những giáo cụ trực quan cần được thiết kế đơn
giản, rõ ràng hơn, hoạt động cũng cần diễn ra chậm hơn.
Trong khi đó, đối với học sinh lớp 8,9 hình ảnh đưa ra có thể nhiều và phức tạp
hơn. Do vậy giáo viên cần nắm vững đặc điểm, tâm lý và khả năng tiếp thu của
học sinh ở mọi lứa tuổi để thiết kế bài giảng phù hợp và hiệu quả nhất cho học
sinh.
– Để đảm bảo tính hiệu quả và tích cực của giờ dạy, việc chọn lựa các công cụ
trực quan để đưa vào bài giảng được xem là một trong những nội dung quan
trọng mà giáo viên cần thường xuyên nghiên cứu.
Chẳng hạn, trong giờ dạy ngữ pháp, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, sơ đồ,
để minh họa cho các cấu trúc ngữ pháp.Tuy nhiên, nếu sử dụng thẻ từ trong giờ
học này có thể là không cần thiết và không đạt được hiệu quả cao nhất của nội
dung bài học.
– Khi chuẩn bị các giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy, giáo viên phải đảm
bảo học sinh ở bất cứ vị trí nào trong lớp đều có thể dễ dàng quan sát được các
công cụ đó.
– Ngoài sử dụng hình ảnh rõ ràng, việc sử dụng các màu sắc hợp lý cũng giúp
làm tăng hiệu quả của các giáo cụ trực quan. Ngoài hai màu cơ bản là trắng và
đen, giáo viên có thể kết hợp nhiều màu sắc khác nhau nhằm làm tăng sức hấp
dẫn, lôi cuốn của các giáo cụ.
Thực tế cho thấy, dụng cụ trực quan không chỉ giúp học sinh hiểu, ghi nhớ nội
dung bài học dễ dàng và nhanh chóng mà còn khiến tiết học sẽ trở nên gần gũi,
sinh động và hấp dẫn hơn.
Để khai thác triệt để các đặc điểm và ưu thế của công cụ trực quan, giáo viên
cần đầu tư thời gian, công sức và tâm huyết để chuẩn bị được những thiết bị, đồ
10
dùng trực quan đảm bảo nội dung, phù hợp với bài giảng và đạt chất lượng tốt
nhất.
Bên cạnh đó, các thầy cô cũng cần thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
để cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy, sao cho phù hợp với yêu cầu đổi
mới tình hình dạy và học hiện nay ở Việt Nam.
2.2 Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh:
Như chúng ta đã biết, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em
cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy,
giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên, thúc đẩy các em trong học tập. Để
giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý
đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao
đối với học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo
phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành. Thực
tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một
số em khác ngại đưa tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười. Theo tôi, đây
chính là yếu tố tâm lý mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các
em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong
quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc
phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các
em tâm lý sợ mắc lỗi khi thực hành.
Ví dụ: Trong khi thực hành, học sinh nói: He play football hoặc I has a rubber,
… Chúng ta không nên vội ngắt lời khi các em mắc lỗi, giáo viên có thể để cho
học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như:
“Very good”, “Thank you” hoặc “Not bad”, Sau đó giáo viên gọi học sinh khác
nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt
chí hay mất hứng thú luyện tập.
2.3. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua các trò chơi.
Qua quá trình thực tế dạy và học, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép trò
chơi ngôn ngữ vào một tiết học ngoại ngữ là rất cần thiết.Một giờ ngoại ngữ sẽ
rất khô khan nếu như chúng ta không biết làm mềm hóa giờ học đó. Người học
sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó tiếp thu nếu giáo viên không biết tổ chức giờ học một
11
cách sôi động, linh hoạt. Những trò chơi ngôn ngữ được lồng ghép vào các giai
đoạn dạy học trong một tiết học đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích thì sự tiếp
thu của người học sẽ tăng hiệu quả gấp nhiều lần, sẽ giúp cho tiết học thành
công hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh rất hứng thú với các trò chơi
ngôn ngữ mà tôi đưa ra. Những trò chơi ở đây không phải là trò chơi đơn giản
mang tính chất giải trí mà còn là một sân chơi bổ ích thu hút được tất cả các đối
tượng mà ở đó học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, không
phải gò ép, nặng nề. Như vậy, điều đó hoàn toàn không phải là những trò chơi
tốn thời gian vô ích mà ngược lại, sân chơi đó tạo điều kiện để học sinh tham gia
tích cực vào các hoạt động học rèn luyện như tổ chức những trò chơi ghi điểm,
phân loại thắng thua trong các tổ, nhóm học sinh, tạo không khí thi đua lành
mạnh, tạo lập thói quen và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ với sự hỗ trợ tích cực của
ý thức, tránh tình trạng rèn luyện máy móc, xa thực tế.
Muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả thì đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầusau:
+ Trò chơi phải thể hiện mục tiêu bài học hoặc một phần của mục tiêu bàihọc.
+ Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng Tiếng Anhnhằmphát
huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian sử dụng trong tiết học (từ 3- 5 – 7
phút thích hợp với môi trường học tập).
+ Trò chơi phải có sức hấp dẫn, đa dạng, thu hút được sự tham gia của họcsinh
tạo không khí vui vẻ thoải mái.
+ Trò chơi phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh.
+ Hoạt động trò chơi được ứng dụng vào những lúc kiểm tra bài cũ, hoạtđộng
học tập trong tiết học hoặc củng cố bài, củng cố từ và mẫu câu.
Các bước thực hiện trò chơi học tập:
Khi xây dựng trò chơi học tập đạt hiệu quả cần phải tuân thủ các bướcsau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
– Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia(mấy đội
chơi), quản trò, trọng tài.
– Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
12
– Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gianchơi,
những điều người chơi không được làm…
– Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi.
Bước 3: Thực hiện trò chơi.
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi… Bước này bao gồm những việc làm sau:
– Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi củatừng
đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phầnthưởng cho
đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thểhiện.
Việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm tạo cho học
sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học. Vì vậy, giáo viên cần phải biết
vận dụng các trò chơi trong các bài dạy nhằm giúp cho học sinh “học mà chơi,
chơi mà học”, bảo đảm an toàn, đoàn kết, vui vẻ thật sự cho học sinh khi tham
gia. Và giáo viên nên lưu ý: tùy vào từng nội dung bài học cụ thể mà giáo viên
có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài. Có nhiều trò chơi có thể
được áp dụng trong giảng dạy nhưng ở đây tôi chỉ muốn giới thiệu vài trò đơn
giản và dễ dàng thực hiện, đó là:
a) Trò chơi: Pass the ball.
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện ngữ pháp, cấu trúc câu
và kỹ năng nói tiếng Anh.
– Số lượng người tham gia: Cả lớp
– Chuẩn bị: 1 quả bóng + loa + 1 bài hát.
– Thời gian: 5 – 7 phút.
Ví dụ: Khi dạy English 6 (Global Success): Unit 10: Our houses in the future –
Lesson 3 – A closer look 2 – Grammar – Task 5– Thực hành cấu trúc với “Might
+ V – Might for future posibility” – “Think about what you might do or have in
the future? Share your ideas with your classmates.”
Giáo viên có thể lồng ghép trò chơi như sau:
• Bước 1: Thực hành cấu trúc với “Might + V” – “Might for future
posibility” – “Think about what you might do or have in the future?
GV cho học sinh làm việc cá nhân để chuẩn bị trong khoảng thời gian 3
phút.
13
• Bước 2: GV yêu cầu học sinh “Share your ideas with your classmates.”
bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Pass the ball”.
Luật chơi:Khi giáo viên bắt đầu mở bài hát, học sinh bắt đầu truyền quả bóng
đi. Khi nhạc dừng, học sinh nào đang giữ quả bóng sẽ phải đặt một câu sử dụng
cấu trúc “might + V” để nói về những việc mà học sinh đó có thể làm hoặc cái
mà những học sinh đó có thể có trong tương lai.
Yêu cầu: nội dung không trùng lặp với các học sinh trước và ai làm quả bóng
rơi khỏi đường truyền cũng phải đặt được một câu có “migh + V”.Học sinh
thường rất hào hứng và tích cực chuẩn bị cho trò chơi này vì không khí lớp học
sẽ rất sôi nổi và không thể dự đoán trước ai sẽ là người sẽ đứng lên đọc bài vì
thế giáo viên có thể kiểm tra bao quát cả lớp.
b) Trò chơi “Guessing games”:
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện ngữ pháp, cấu trúc câu
và kỹ năng nói tiếng Anh, khả năng quan sát.
– Số lượng người tham gia: Cả lớp
– Chuẩn bị: Tranh, ảnh (nếu cần)
– Thời gian: 5 – 7 phút.
Ví dụ: Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 3 – “My friends” – Lesson 1 –
Getting started – Listen and Read, Task 5 – giáo viên có thể lồng ghép trò chơi
hỏi đoán như sau:
Sau khi học sinh được học cách mô tả hình dáng bên ngoài của các nhân vật,
giáo viên mời một học sinh lên bảng và ghi tên của một bạn trong lớp (hoặc có
thể trong tranh, ảnh) mà em học sinh này muốn miêu tả vào một mảnh giấy mà
không cho các bạn ngồi dưới biết. Sau đó, giáo viên cho học sinh tả bằng tiếng
Anh và yêu cầu các học sinh ngồi dưới đoán xem bạn đó là ai.
Ví dụ:This girl is tall and thin. She has a round face. She has long black hair.
Who’s she? Các em đưa tay phát biểu ý kiến, nếu em nào đoán đúng thì được
vinh dự lên thay thế bạn trên bảng và được giáo viên khuyến khích bằng cách
cộng điểm thi đua …
c) Trò chơi “Whisper”
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng nghe
và phát âm.
14
– Số lượng người tham gia: Cả lớp
– Chuẩn bị: các mẫu câu hoặc cụm từ.
– Thời gian: 5 – 7 phút.
– Các bước thực hiện chung:
• Học sinh được chia thành các nhóm khoảng 5-10 em xếp thành hàng dọc,
• Đại diện mỗi nhóm sẽ nhận được một mẫu giấy có chứa mẫu câu cần thực
hành và tiến hành nói thầm câu cho những người tiếp theo. Cứ như thế lần
lượt chuyền mẫu câu đó cho đến người cuối cùng sẽ nhanh chóng chạy
lên bảng và viết lại mẫu câu.
• Đội nào có đáp án trả lời chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng.
• Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo
viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi
dừng lại.
• Giáo viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.
Ví dụ:Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 10 – “Our houses in the future”
– Lesson 1 – Getting started – Listen and Read – Task 4
➢ Giáo viên có thể lồng ghép trò chơi “Whisper” để giúp học sinh lưu ý
vềcác giới từ “in, on, at đi kèm các địa điểm” được sử dụng nhiều trong Unit 10
như sau:
– GV chuẩn bị một số mẫu câu cần kiểm tra:
• My house won’t be in space in the future.
• Phong’s house will be in the sea.
• Her future house will be in the moutains.
• Nick might have a villa on the Moon in the future.
• Will your future house be in the sky?
– GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 em đứng thành một hàng dọc và
lần lượt thực hiện theo các bước như trên.
d) Trò chơi: Tongue Twisters
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng nghe
và phát âm.
– Số lượng người tham gia: Cả lớp.
– Thời gian: 5 – 7 phút.
– Các bước thực hiện chung:
15
• Trò chơi này thường được áp dụng vào bài luyện âm, gọi là câu “trẹo
lưỡi”.
• Giáo viên chuẩn bị một cụm từ, hoặc một đến hai câu tiếng Anh trong đó
có hầu hết các từ chứa âm cần luyện trong bài học (có thể sắp xếp theo
mức độ từ đơn giản đến khó hơn để cho học sinh thực hành)
• Nên viết lại cụm hoặc câu đó lên bảng hoặc trình chiếu trên màn hình ti
vi/ máy chiếu cho học sinh thấy.
• Giáo viên đọc mẫu câu đó hoặc mở băng (nếu có thể) cho học sinh nghe
mẫu.
• Đại diện các nhóm sẽ đứng lên đọc lại câu “trẹo lưỡi” đó. Nhóm nào nhắc
lại chính xác nhất sẽ thắng.
Ví dụ:Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 6 – Our Tet Holiday – A closer
look 1 pronunciation – Phân biệt 2 âm /s/ và /ʃ/
➢ Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc bài Tongue Twisters dưới đây.
Chắc chắn bài Tongue Twisters này sẽ mang lại nhiều tiếng cười cho các em
học sinh và đồng thời cũng tạo một thử thách nhỏ giúp các em có động lực chinh
phục bài Tongue Twisters này:
“She sells seashells on the seashore
The shells she sells are seashells, I’m sure
So if she sells seashells on the seashore
Then I’m sure she sells seashore shells.”
e) Trò chơi: Kim’s game
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện trí nhớ, khả năng quan sát.
– Số lượng người tham gia: Cả lớp.
– Thời gian: 5 – 7 phút.
– Các bước thực hiện chung:
• Chia lớp ra thành các nhóm.
• Cho học sinh xem xét các đồ vật, tranh vẽ, hoặc các từ trong một khoảng
thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh không viết mà chỉ ghi nhớ.
• Cất các đồ vật, tranh vẽ, tắt màn hình máy chiếu/ Ti vihoặc xóa từ đi.
• Học sinh thảo luận để viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa
xem.
16
• Gọi đại diện các nhóm lên bảng viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các
từ vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng.
Ví dụ: Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 2: My house – Looking back–
Vocabulary –phần Warm-up
➢ Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi Kim’s Gameđể kiểm tra
từvựng mà học sinh đã học ở bài học trước như sau:
– Chia học sinh thành 4 nhóm.
– Yêu cầu: học sinh quan sát tranh trên màn hình ti vi/ máy chiếu trong 20 giây/
30 giây (không được sử dụng giấy, bút để viết)và liệt kê tên các đồ vật xuất hiện
trên màn hình. Sau đó các nhóm sẽ có 3 phút để thảo luận và lên bảng ghi lại kết
quả của mình. Nhóm nào có nhiều đáp án đúng sẽ là đội chiến thắng.
Hình 3: Ảnh chụp màn hình Powerpoint trình chiếu cho học sinh trong phần
Warm-up của tiết Looking back – Unit 2: My house.
f, Trò chơi: Pronunciation Jouney
Đây là một trò chơi rất hấp dẫn và hiệu quả, thường xuyên được sử dụng trong
các tiết học về phát âm của tôi, học sinh rất hào hứng với trò chơi này.
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, khả năng nghe, nhìn, luyện
phát âm (học sinh sẽ nghe thấy sự khác biệt giữa hai âm –> phát âm được hai âm
phân biệt chính xác –> nhận diện được từng âm riêng biệt)
– Số lượng người tham gia: Cả lớp, theo nhóm/ theo cặp
– Thời gian: 7 – 10 phút.
– Các bước thực hiện chung:
17
• Chỉnh sửa ô bên trái/ phải của bản đồ bên dưới để phù hợp với các âm
đang dạy trong bài học.
Hình 4: Pronunciation Map (Nguồn: Google Images)
Lưu ý:Giáo viên nên chọn ” minimal pairs” – những cặp từ chỉ khác nhau một
yếu tố âm vị học, có thể là nguyên âm/ phụ âm. Học sinh/ những người học
tiếng Anh thường hay nhầm lẫn khi phát âm các cặp từ này vì chúng có cách
phát âm tương đối giống nhau.
Ví dụ:light – right, pen – pan
• Trình chiếu bản đồ đã chỉnh sửa cho học sinh qua ti vi/ máy chiếu hoặc
phát bản photo.
• Hướng sự chú ý của học sinh đến 2 ô bên dưới cùng, hỏi học sinh những
gì họ có thể nhìn thấy trong 2 ô, khơi gợi học sinh đó là những cặp
“minimal pairs”. Giáo viên đọc các từ lần lượt trong từng ô và yêu cầu
học sinh chú ý lắng nghe.
Shangha

i
nan
4
3
Chongqing
Guangzhou

Shenzhen

Tianjin

Xi’

an
4
Nanjing
Hangzhou
4
Chengdu
Harbin
4

Changsha
Shenyang
Ji’ Kunming
Hainan
Beijing
4

4
3
4

4
3 3
2 2
1
Left:
①fever
②feel
③see
④week
Right:
①favor
②fail
③say
④wake
Pronunciation Map
Wuha
n
18
• Giáo viên dẫn dắt học sinh ” Would you like to go on a journey?” và nói
với học sinh rằng chúng ta sẽ đến một thành phố bí mật và học sinh sẽ đến
đó bằng cách sử dụng các từ cho bên trái và bên phải.
• Tại mỗi điểm trong số 4 bước ngoặt, học sinh cần rẽ trái/ phải tùy thuộc
vào từ nào trong số 2 từ mà học sinh nghe được.
• Giáo viên làm mẫu hoạt động trước lớp:
Ví dụ:
Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 8: Sports and Games – A closer look
1– Pronunciation – phần Pratice sounds /e/ and /æ/, giáo viên có thể làm mẫu
cho học sinh như sau:
Hình 5:Pronunciation Journey được sử dụng trong Unit 8: Sports and Games –
A closer look 1– Pronunciation – phần Pratice sounds /e/ and /æ/
“Ok. Everybody, you’re in Nam Dinh. Can you see it? Now, I’m going to guide
you to my secret city. Are you ready?”
Number 1: – man, man
Which way will you have to turn? [right]
Number 2: end, end
Number 3: guess, guess
Number 4: bad, bad
=> SA PA
19
– Đối với học sinh khá, giỏi, GV có thể chỉ cần làm mẫu 1 hoặc 2 ví dụ.Tuy
nhiên, đối với học sinh đại trà, yếu kém thì GV cần lấy nhiều ví dụ hơn để giúp
học sinh hiểu trò chơi.Lần đầu giáo viên có thể phải dành nhiều thời gian để
hướng dẫn học sinh nhưng chắc chắn sau khi hiểu luật chơi, học sinh có thể
tham gia trò chơi một cách dễ dàng.
g, Trò chơi: Đối mặt – Facing Game
– Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt, luyện ngữ pháp, cấu trúc câu
và kỹ năng nói tiếng Anh.
– Số lượng người tham gia: Cả lớp.
– Thời gian: 5 – 7 phút.
– Các bước thực hiện chung:
• Trò chơi này dựa trên gameshow truyền hình. Học sinh đứng theo vòng
tròn.
• Giáo viên chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ có vài giây để
đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đã chọn.
• Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò
chơi sẽ tiếp tục.
• Người thắng cuộc sẽ là em học sinh duy nhất còn lại.
➢ Trò chơi này phù hợp để sử dụng trong giảng dạy từ vựng.
Ví dụ:
Khi dạy English 6 (Global Success) – Unit 7: Television – A closer look 1–
phần Vocabulary, giáo viên có thể cho học sinh tham gia trò chơi Facing
Gamevới chủ đề “Name the different TV programmes”.
* Lưu ý khi áp dụng những trò chơi vào giảng dạy tiếng Anh:
– Trong quá trình áp dụng với các trò chơi quen thuộc, cần có những biện pháp
thay đổi hay cải biên phù hợp với từng bài học và với từng đối tượng học sinh
để tránh nhàm chán.
– Giáo viên cần chú trọng việc lựa chọn những trò chơi phù hợp với trình độ học
sinh. Trò chơi sẽ trở nên khó thực hiện nếu những yêu cầu, hay chủ đề của nó
không phù hợp hoặc nằm ngoài khả năng của học sinh và tạo sự chán nản.Khi
đó những trò chơi sẽ không mang lại lợi ích cho cả người dạy lẫn người học.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay