dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” trong trường THPT

SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” trong trường THPT

PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục thể chất (GDTC) luôn là một trong những nội dung giáo dục quan
trọng trong nhà trường, nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Mục
tiêu của GDTC là phát triển toàn diện các tố chất, thể lực, thể hình, nâng cao sức
khỏe, phát triển các thảnh tích thể thao, đồng thời góp phần hình thành nhân
cách học sinh. Như Bác Hồ đã nói “Tập luyện thể dục – thể thao là quyền lợi,
trách nhiệm, bổn phận của người dân yêu nước”.
GDTC trong trường THPT còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị
cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực TDTT, phát triển toàn diện các tố chất
thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học, lao động sản xuất và mọi công
tác khác. Tập luyện điển hình một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng
củng cố và tăng cường sức khỏe là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể
lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.
Qua nhiều năm công tác và giảng dạy các khối lớp tại Trường THPT
Nguyễn Huệ, tôi nhận thấy nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề sân
bãi. Khuôn viên của nhà trường rất nhỏ, nên còn hạn chế trong việc dạy và học
các nội dung của môn thể dục. Vì vậy, môn “Nhảy cao” là lựa chọn phù hợp cho
các khối lớp với điều kiện sân bãi của nhà trường còn hạn chế như hiện nay.Bên
cạnh đó, kỹ thuật “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” cũng là một kỹ thuật mới và
tương đối khó. Nhảy cao là bộ môn rèn luyện sức khỏe dẻo dai, nhanh nhạy và
độ chính xác cao. Nhảy cao được xem như là một quá trình vận động phức tạp.
6
Vì thế nên mức độ tiếp thu của các em còn chậm. Tuy nhiên, đây là một nội
dung học khá hấp dẫn và hầu hết các em học sinh đều yêu thích.
Chính vì vậy mà tôi đã quyết định lựa chọn, nghiên cứu “Một số
phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung Nhảy Cao Kiểu
Nằm Nghiêng trong Trường THPT Nguyễn Huệ ” để các em học sinh
được tiếp cận nhiều hơn với môn học, tự tin hơn và nâng cao được thành
tích của chính mình. Từ đó, các em học sinh sẽ cảm thấy thích thú, hưng
phấn và yêu thích môn học này hơn.
PHẦN II.MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
II.1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN:
1.1.Thực trạng công tác dạy và học nội dung “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng”
1.1.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà
trường, tổ chuyên môn, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình
thực hiện đề tài. Bản thân giáo viên là người đã giảng dạy kỹ thuật “Nhảy cao
kiểu nằm nghiêng” nhiều năm,đã có kinh nghiệm để có thể đưa ra được
những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung
“Nhảy cao kiểu nằm nghiêng”.
Theo điều tra cơ bản đối với học sinh đang theo học tại Trường THPT
Nguyễn Huệ : Hầu hết các em học sinh có đạo đức, tác phong, ý thức kỷ luật tốt.
1.1.2. Khó khăn:
Kỹ thuật “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” là nội dung hoàn toàn mới và có độ
khó tương đối cao so với “Nhảy cao kiểu bước qua” mà học sinh đã học ở
trường cấp II, nên mức độ tiếp thu của các em còn chậm.
Đối tượng học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì, đa số các em học sinh nữ xuất hiện
sức ì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, giới tính, rất ngại học những giờ học chạy –
nhảy, mất tập trung đối với môn học. Đa số, các em không thể tiếp thu và vận dụng
tốt kỹ thuật để phát huy, nâng cao thành tích kiểm tra trong học tập và thi đấu. Bên
cạnh đó, thể lực của các em cũng chưa thực sự tốt và rất cần được cải thiện.
7
Sân bãi tập luyện còn hạn chế cho các trò chơi vận động bổ trợ thêm cho
động tác nhảy cao.
Mặt khác, với quy định của phân phối chương trình môn thể dục (2 tiết/1
tuần) là tương đối ít để các em có thể lĩnh hội, tiếp thu động tác kỹ thuật một
cách nhuần nhuyễn, thuần thục. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy học môn
thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh
tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và nâng
cao thể lực để đạt được kết quả cao về thành tích.
1.1.3. Cơ bản:
Trong quá trình tập luyện, học sinh có thể mắc phải một số động tác sai,
giáo viên phải luôn chú ý ngăn ngừa những sai lầm, phải có biện pháp sửa chữa
động tác sai để học sinh nắm được kỹ thuật chính xác, nâng cao chất lượng
giảng dạy. Phát hiện kịp thời tìm được nguyên nhân động tác sai mới có thể
giúp học sinh sửa chữa nhanh chóng, giáo viên phải chú ý sửa sai cho từng học
sinh, sửa sai dù là cái nhỏ nhất ngay sau khi học sinh thực hiện động tác. Bên
cạnh đó, giáo viên còn phải chú trọng đến việc nâng cao thể lực cho các em
học sinh bằng những bài tập đơn giản nhất phù hợp với các em qua mỗi giờ
học trên lớp cũng như ở nhà để các em có thể đạt được thể lực tốt nhất, chỉ khi
có được thể lực tốt thì các em mới tự tin để tiếp cận với các kỹ thuật khó của
các môn thể thao.
1.2. Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung
“Nhảy cao kiểu nằm nghiêng”:
Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp cơ bản để góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy môn “ Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” trong Trường THPT
Nguyễn Huệ.
1.2.1.Phương pháp trực quan:
Giáo viên cần xây dựng khái niệm về môn học chính xác, kết hợp cho các
em học sinh xem tranh ảnh (hoặc video mà các vận động viên thi đấu thực hiện
động tác đẹp, chính xác) để học sinh có khái niệm chung tương đối đúng và
chính xác về động tác. Nội dung chính của bài học giáo viên nên thị phạm toàn
8
bộ động tác.Đặc biệt, là giai đoạn giậm nhảy, đây là giai đoạn quan trọng của kĩ
thuật nhảy cao, nó có tác dụng quyết định trực tiếp đến thành tích của người
nhảy. Khi thực hiện thị phạm động tác thì giáo viên phải thực hiện nhiều lần ở
các góc độ khác nhau và thị phạm rõ từng động tác lẻ, từ động tác dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp giúp cho học sinh hiểu rõ nội dung bài học. Động tác thị
phạm phải phải đẹp, chính xác, chất lượng động tác thị phạm càng cao thì càng
gây sự phấn khởi và lòng ham muốn học tập cho học sinh.
1.2.2.Phương pháp sử dụng lời nói:
Bên cạnh việc thị phạm thì giáo viên còn phải dùng lời nói để phân tích,
giảng giải những yêu cầu về kĩ thuật giúp cho học sinh dễ hiểu kĩ thuật động tác.
Đặc biệt, là giai đoạn giậm nhảy, đây là giai đoạn quan trọng của kĩ thuật nhảy
cao, nó có tác dụng quyết định trực tiếp đến thành tích của người nhảy.Vì vậy, ở
phần này giáo viên phải phân tích thật rõ ràng kĩ lưỡng để cho các em học sinh dễ
hiểu và dễ thực hiện. Giáo viên phân tích rõ, sau khi chân đã đặt vào điểm giậm
nhảy thì chân giậm nhảy phải hơi chùng ở khớp gối, sau đó mới dồn hết sức về
phía chân giậm nhảy. Khi đá chân lăng ra trước cần phải chủ động sử dụng đến
sức của phần đùi cùng với độ linh hoạt của khớp hông để đá chân lên cao. Hai tay
phối hợp cùng với chân lăng, đánh vòng xuống dưới rồi sau đó đưa lên cao, khi
hai khủy tay để ngang vai thì dừng lại đột ngột để tạo thế nâng người lên cao. Khi
được nghe giáo viên phân tích, giảng giải kỹ lưỡng chi tiết về từng kỹ thuật động
tác thì học sinh sẽ tiếp thu kỹ thuật động tác tốt hơn.
1.2.3. Phương pháp luyện tập:
a.Giáo viên đi vào sửa chữa các sai lầm dễ mắc phải khi thực hiện động
tác “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng”.
*Chạy đà không chính xác.
– Cách khắc phục:
+ Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà. (Không và có kết
hợp giậm nhảy đá lăng)
+ Tập lại động tác giậm nhảy tại chỗ.
9
+ Bổ trợ: Di chuyển 1-3-5 bước chân vào điểm giậm nhảy (không và có kết
hợp giậm nhảy, đá lăng)
+ Chạy đà chính diện với đệm và thực hiện nhảy qua mức xà thấp.
+ Chạy đà theo góc độ đà so với xà 30-40 thực hiện qua mức xà thấp.
* Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá, giậm nhảy
gần hoặc xa xà quá.
– Cách khắc phục:
+ Nâng cao nhận thức về kỹ thuật cho học sinh.
+ Tập phát triển sức mạnh cơ chân (Đứng lên, ngồi xuống).
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh (Bật cầu thang tại chỗ).
+ Tập 2 bước cuối cùng hợp lý (bước cuối cùng ngắn nhât)
+ Đo và chỉnh lại cự ly, hướng chạy đà và điểm giậm nhảy.
+ Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng.
* Giậm nhảy bị lao vào xà.
– Cách khắc phục:
+ Tập chạy đà và thực hiện giậm nhảy bật cao bằng chân giậm, đồng thời
thực hiện động tác xốc hông lên cao và rơi xuống tại chỗ.
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chuẩn vươn người tích
cực lên cao.
* Chân lăng, chân giậm nhảy đá rơi xà, bị tụt mông.
– Cách khắc phục:
+ Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức
mạnh chân, sức bật cao (tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo
trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân như nhảy dây).
+ Tập 3 bước giậm nhảy đá lăng kết hợp đánh xốc tay (chưa xoay người).
+ Đà 1-3-5 bước đà bật nhảy, đá lăng chân qua xà (chú ý đá chân lăng cao,
chưa xoay người).
* Bị chấn động khi tiếp đất, tiếp đất sai hướng, sai tư thế.
– Cách khắc phục:
+ Đứng trên 1 chân tập khụy gối rồi đứng lên.
10
+ Tập nhảy từ trên cao xuống đệm có chùng gối để giảm chấn động (từ trên
ghế hoặc bục thấp xuống đệm).
+ Tập một số động tác phát triển thể lực chân: ngồi xuống- đứng lên bằng
hai chân.Hai tay chống hông, đứng lên ngồi xuống bằng một chân.
+ Sau khi qua xà, chân giậm nhảy nhanh chóng co chân qua xà, chân lăng
đá thẳng qua xà, cả hai tay duỗi ra để hỗ trợ. Khi chân giậm nhảy bắt đầu chạm
đất, nhanh chóng khụy gối để giảm chấn động.
b. Biện pháp nâng cao thể lực cho học sinh trong quá trình học nội dung
“Nhảy cao kiểu nằm nghiêng”:
Để nâng cao thể lực cho học sinh, ngoài việc học tập ở trên lớp tôi đã chọn
hình thức ra bài tập thể lực về nhà cho học sinh để các em có thể phát triển thể
lực một cách hiệu quả nhất. Đó là những bài tập thể lực đơn giản nhưng hiệu
quả, bổ trợ cho nội dung “Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” như:
– Động tác: đứng tại chỗ thực hiện ngồi xuống –đứng dậy bằng 2 chân.
– Động tác bật nhảy trên bậc cầu thang.
– Động tác nhảy dây.
– Động tác nâng cao đùi tại chỗ.
– Động tác tại chỗ đá lăng.
Trong thực tế giảng dạy, dựa trên những yếu điểm của các em khi thực
hiện động tác tôi đã đưa ra một số biện pháp khắc phục sai lầm cũng như
tăng cường thể lực cho các em học sinh, để các em có thể thực hiện tốt hơn
ở nội dung “Nhảy cao kiểu năm nghiêng”. Cụ thể, tôi đã tiến hành thử
nghiệm ở 8 lớp 11 mà tôi đang giảng dạy về việc sửa chữa kịp thời những
động tác sai và nâng cao thể lực cho học sinh, để học sinh có thể thực hiện
kỹ thuật môn học một cách tốt nhất.
Trước tiên, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật
“Nhảy cao kiểu nằm nghiêng” của các em trước khi đi vào thực nghiệm.
Thời gian kiểm tra đánh giá kết quả là khi các em bắt đầu học nội dung
“Nhảy Cao Kiểu Nằm Nghiêng”.
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Nam khoảng 1m20
Nữ khoảng 1m10
Nam khoảng 1m15
Nữ khoảng 1m05
Nam khoảng 1m10
Nữ khoảng 1m00
Nam <1m10
Nữ < 1m00
13%
12%
14%
13% 14% 14%
12% 13%
34%
32%
35%
40%
36%
34%
38%
35%
37%
41%
36%
32% 32%
36%
32%
35%
10%
15% 15% 15%
19%
16%
18%
17%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
Lớp 11A1 Lớp 11A2 Lớp 11A3 Lớp 11A4 Lớp 11A5 Lớp 11A6 Lớp 11A7 Lớp 11A8
Tốt Khá Trung bình Yếu
*Sau khi kiểm tra đánh giá lấy kết quả ban đầu đối với các em học sinh, tôi
tiến hành cho các em đi vào phần thực nghiệm.
* Cụ thể:
( Các buổi học ở trên lớp và các buổi tập luyện ở nhà sẽ được bố trí lệch buổi nhau. )

Hình
thức
Số buổi
Nội dung học trên lớp buổi sángNội dung luyện tập thể lực tại nhà
vào buổi chiều
1Một số bài tập bổ trợ và phát triển thể
lực:
-Tại chỗ đá lăng: 10 lần – 2 tổ.
-Chạy nâng cao đùi tại chỗ: 15”- 3 tổ.
-Bật cóc di chuyển: 15m – 3 lần – 2 tổ
– Động tác: Ngồi xuống, đứng lên
bằng 2 chân: 20 lần –3 tổ.
– Động tác: Bật nhảy trên bậc cầu
thang: 20 lần – 3 tổ.
– Động tác: Nhảy dây đơn – 2 tổ.
+Nam: 100 lần
+Nữ: 80 lần.
Thời gian nghỉ giữa các tổ là 3 phút.
2-Tập động tác di chuyển 3 bước giậm
nhảy- đá lăng.
-Chạy nâng cao đùi tại chỗ: 15” – 3 tổ.
-Phối hợp chạy đà – giậm nhảy -trên
không – tiếp đất.
-Động tác: Ngồi xuống, đứng lên bằng
2 chân: 20 lần – 3 tổ.
-Động tác: Nhảy dây đơn – 2 tổ.
+Nam: 100 lần
+Nữ: 80 lần.
-Động tác: Tại chỗ đá lăng: 10 lần – 3
tổ.
Thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 phút.
3-Tại chỗ đá lăng: Mỗi bên 10 lần- 2 tổ
-Chạy 30 m tốc độ cao: 2 lần.
-Phối hợp chạy đà – giậm nhảy – trên
không – tiếp đất.
-Giới thiệu một số điểm trong Luật
điển kinh phần nâng cao.
-Động tác nâng cao đùi tại chỗ: Yêu
cầu làm nhanh 15” – 3 tổ.
-Động tác: Nhảy dây đơn – 2 tổ
+Nam: 100 lần
+Nữ: 80 lần.
-Động tác:Tại chỗ đá lăng:10 lần–3 tổ.
Thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 phút.

13

4-Nâng cao đùi tại chỗ: 15” – 3 tổ.
-Chạy 30 m tốc độ cao: 2 lần.
-Phối hợp chạy đà – giậm nhảy- trên
không-tiếp đất.
-Giới thiệu một số điểm trong Luật
điển kinh phần nâng cao.
-Động tác nâng cao đùi tại chỗ 15” – 3 tổ.
-Động tác bật nhẩy trên bậc cầu thang:
30 lần – 3 tổ.
-Động tác: Tại chỗ đá lăng: 10 lần – 3
tổ.
Thời gian nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút.
5-Tập động tác di chuyển ở bước giậm
nhảy đá lăng 30 m – 3 lần.
-Thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu
nằm nghiêng.
-Động tác bật nhảy trên bậc cầu thang:
30 lần – 3 tổ.
-Động tác nâng cao đùi tại chỗ 15” – 3 tổ
-Động tác: Nhảy dây đơn -2 tổ
+Nam: 150 lần
+Nữ: 100 lần
Thời gian nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút
6*Kiểm tra: Nhảy Cao Kiểu Nằm
Nghiêng.
-Nam: +Tốt: 1,20m trở lên.
+ Khá: 1,15m.
+ TB: 1,10m.
+ Yếu: < 1,10m.
-Nữ: +Tốt: 1,10m trở lên.
+ Khá: 1,05m.
+ TB: 1,00m.
+ Yếu: < 1,00m.
-Động tác nâng cao đùi tại chỗ 15” – 3
tổ.
-Động tác bật nhảy trên bậc cầu thang:
30 lần – 3 tổ.
-Động tác ngôì xuống, đứng lên: 20
lần – 3 tổ.
Thời gian nghỉ giữa mỗi tổ 2 phút.

II.2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN:
2.1. Mô tả cách thức thực hiện:
– Giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh trong thời gian 3 tuần học nội
dung “nhảy cao kiểu nằm nghiêng”.
+ Mỗi lớp (2 buổi / tuần) và lệch buổi so với giờ học trên lớp vào buổi
sáng.
14
+ Hình thức: Học online, 2 lớp/ 1 buổi
+ Thời lượng: 45’/ 1 buổi.
+ Thời gian: 16h30’ – 17h15’
*Cụ thể:
NỘI DUNG HỌC TRÊN LỚP VÀO BUỔI SÁNG
*****

TTTên bài tậpBuổi
1
Buổi
2
Buổi
3
Buổi
4
Buổi
5
Buổi 6
1Tại chỗ đá lăngXX
2Chạy nâng cao đùi tại chỗXXX
3Bật cóc di chuyểnX
4Tập động tác di chuyển 3
bước giậm nhảy – đá lăng
X
5Phối hợp chạy đà – giậm
nhày – trên không – tiếp
đất
XXX
6Chạy 30m tốc độ caoXX
7Giới thiệu một số điều
Luật Điền kinh phần nâng
cao
XX
8Động tác di chuyển ở
bước giậm nhảy – đá lăng
30m
X
9Hoàn thiện kỹ thuật “Nhảy
cao kiểu nằm nghiêng”
X
10Kiểm tra: Kỹ thuật “Nhày
cao kiểu nằm nghiêng”
X

15
* GIÁO ẤN MẪU: BUỔI SÁNG.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ: NHẢY CAO “KIỂU NẰM NGHIÊNG”
BUỔI 2: (TIẾT 28)

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay