dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học GDQP – AN cho học sinh

SKKN Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học GDQP – AN cho học sinh

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến,
phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường, đối với nước ta, các thế lực thù địch
vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật
đổ, nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
(XHCN) chúng ta cần xây dựng một thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân trong đó học sinh, sinh viên ở các trường trung học phổ thông (THPT), đại
học, cao đẳng là một lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có
tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại,
chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng và Nhà nước ta từ lúc cách mạng thành
công 1945, đã quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Bác Hồ
đã dạy: “Dân có cường thì nước mới thịnh”, “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người”.
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã
khẳng định: “… Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực
sự trở thành quốc sách hàng đầu…”.
Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQP,AN) là một bộ phận của nền giáo
dục quốc dân, là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác quốc phòng của
Đảng, qua đó nhằm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cần thiết, khơi dậy lòng
yêu nước, niềm tự hào, tự tôn của dân tộc cho học sinh, sinh viên Việt Nam nói
chung và cho học sinh THPT Nam Định nói riêng, đối với việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục quốc phòng, an ninh trong trường học là một phần quan trọng
không thể thiếu của nền giáo dục XHCN. GDQP,AN có tác động tích cực cho
việc hoàn thiện nhân cách, cá tính, những phẩm chất cần thiết và có thể cải thiện
chất lượng của học sinh để đào tạo mới, phát triển, phục vụ cho xã hội một cách
hiệu quả như: hiện đại hoá đất nước, duy trì an ninh, quốc phòng, góp phần to
lớn vào sự phát triển của trí tuệ, thể chất, tinh thần.
Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh, sinh viên, nhằm giáo dục cho
thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối
với truyền thống của dân tộc; trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về
quốc phòng – an ninh và những kỹ năng quân sự cần thiết, để thế hệ trẻ nhận
thức đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Nghị định 116/NĐ – CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về quốc phòng an
ninh chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng – an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc
dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục và đào tạo trung
học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể”.
Thông tư Số: 40/2012/TT-BGDĐT 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ giáo dục và
đào tạo cũng đã xác định: “Giáo dục quốc phòng – an ninh là môn học chính
khóa, bắt buộc đối với học sinh các trường trung học phổ thông, trung cấp
chuyên nghiệp; sinh viên các trường cao đẳng, đại học; là một nội dung cơ bản
trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân”.
Giáo dục quốc phòng và an ninh là một nội dung quan trọng trong xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân; trực tiếp góp phần hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn
dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối
với sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay,
công tác giáo dục quốc phòng và an ninh càng có ý nghĩa quan trọng.
Những năm qua, nhất là từ khi có Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh,
công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trên cả nước có bước phát triển mới,
ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được kết quả tích cực. Nổi bật là, cấp ủy, chính
quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành đã nhận
thức đầy đủ hơn vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng và an
ninh, nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác
giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng, ban hành đồng bộ, tạo hành
lang pháp lý để triển khai thực hiện. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh
các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, duy trì nền nếp hoạt động; phát
huy tốt vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng và an ninh cho các đối tượng được triển khai tích cực, chủ động, bằng
nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả; đối tượng bồi dưỡng
được mở rộng, chất lượng được nâng lên.
Từ năm 2013 đến nay, cả nước có gần 2,7 triệu lượt cán bộ thuộc các đối
tượng được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định. Đặc biệt,
Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương đã
phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo
Chính phủ, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Quân khu 2, 4, 5, 7, 9 và
thành phố Hà Nội tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho hơn
120 chức sắc các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam của 12 tỉnh, thành phố phía Nam; 320 tăng, ni của Học viện Phật giáo Việt
Nam và gần 720 chức sắc, nhà tu hành, đại diện các tổ chức tôn giáo trên địa
bàn Quân khu 2, 4, 5, 7, 9, đạt kết quả tốt, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong tín đồ,
phật tử.
Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên được
triển khai đồng bộ từ bậc trung học phổ thông đến đại học và có nhiều đổi mới,
chất lượng từng bước được nâng cao. Đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy
môn học giáo dục quốc phòng và an ninh được coi trọng xây dựng, bồi dưỡng,
từng bước chuẩn hóa. Công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho
toàn dân được đẩy mạnh, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với
đặc điểm địa bàn, dân cư; việc bảo đảm phục vụ công tác giáo dục quốc phòng
và an ninh được quan tâm đúng mức. Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng
và an ninh trên cả nước được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, xây dựng ngày càng
hoàn thiện, v.v. Những kết quả của công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đạt
được là rất quan trọng, góp phần xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân,
nhất là “thế trận lòng dân” vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố),
quân khu và trên phạm vi cả nước.
Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta đứng trước những vận hội, thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức
đan xen. Tình hình thế giới, khu vực tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó
lường. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá bằng âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ ta, kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn lật đổ,…. Bối cảnh đó, đặt
ra cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh những nội dung, yêu cầu mới,
rất cao. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa về nhận thức, ý thức,
trách nhiệm của các cấp, ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ có tri thức, đạo đức, bản lĩnh
sống để hòa nhập vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH).
Hiểu biết sâu sắc về quê hương đất nước và có trách nhiệm bảo vệ quê hương
đất nước cả phần đất liền cũng như biển đảo. Khi nói về giáo dục, Đảng ta
khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
sự phát triển. Các trường THPT là cái nôi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ vừa “hồng”
vừa “chuyên”. Trang bị cho học sinh đầy đủ hành trang trí tuệ để học sinh bước
vào đời, trở thành công dân có ích cho quê hương, đất nước.
Giáo dục quốc phòng, an ninh nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện.
Việc GDQP,AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về
đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng
tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. GDQP,AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ
trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo
nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục
toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới
XHCN. Mặt khác, GDQP,AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ
quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê
hương đất nước.
Giáo dục quốc phòng, an ninh còn có tác động tích cực tới việc rèn luyện
và bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ
luật, có động cơ đúng đắn trong học tập và rèn luyện của học sinh, góp phần vào
mục tiêu phát triển con người toàn diện. Mà hiện nay, với xu hướng dạy học lấy
học sinh làm trung tâm nhằm khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, nâng
cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy chúng ta không
thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà
chúng ta phải chú trọng đến phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói
quen, ý chí tự học thì sẽ tạo ra cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn
có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được cải thiện.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trong trường học các cấp nói
chung đã có những chuyển biến rõ rệt. Toàn ngành đã tập trung vào thực hiện
đổi mới chương trình sách giáo khoa mà cơ bản là đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn.
Chất lượng đội ngũ giáo viên được đặc biệt quan tâm. Kiến thức kỹ năng sư
phạm và trách nhiệm giảng dạy được nâng cao đáng kể. Ngành kiên trì chủ
trương xây dựng mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên, tăng
cường cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để đội
ngũ giáo viên yên tâm công tác, học tập.
Tuy nhiên, Hoạt động của hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh ở
một số địa phương hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa cơ quan, tổ chức
có liên quan trong tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ. Công tác phổ biến kiến thức
quốc phòng và an ninh cho toàn dân, nhất là nơi biên giới, hải đảo, miền núi,
vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn,… bên cạnh những mặt mạnh đạt
được của giáo dục trong trường học các cấp nói chung, thì GDQP,AN trong
trường học vẫn còn những hạn chế, tồn tại và thiếu hụt nhất định. Chất lượng
GDQP,AN trong trường học cũng còn nhiều bất cập, một phần do sự đầu tư cho
GDQP,AN chưa đúng mức, do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị phục
vụ công tác GDQP,AN trong trường học gần như không được đầu tư nhiều,
phần nữa, trong tư tưởng của nhiều trường thì GDQP,AN là môn phụ nên cũng
chưa được chú trọng phát triển…. Từ những thực tế trên mà GDQP,AN trong
trường học còn bị xem nhẹ, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được những yêu
cầu đặt ra.
Trường THPT Lý Nhân Tông là đơn vị mới thành lập trên địa bàn xã Yên
Lợi – Ý Yên, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ tập luyện còn
thiếu thốn, chất lượng chưa tốt; điều kiện kinh tế vùng miền khó khăn, trình độ
dân trí không đồng đều, chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường còn thấp….
Vì vậy, cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng môn học GDQP,AN.
Đối với giáo viên GDQP,AN, công việc giảng dạy phải gắn liền với
nghiên cứu. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức,
nâng cao trình độ, nghiệp vụ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những giải pháp,
biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học.
Với tất cả những lí do trên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về việc cần phải
nâng cao chất lượng GDQP,AN cho học sinh, cùng với kinh nghiệm giảng dạy
của mình, nên tôi lựa chọn nghiên cứu sáng kiến: “Nghiên cứu ứng dụng các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG,
AN NINH cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông – Yên Lợi – Ý Yên –
Nam Định”.
Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học
GDQP,AN được tiến hành với mục đích lựa chọn được những biện pháp thực sự
phù hợp, có tính khả thi và cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả công tác
GDQP,AN trong trường THPT, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các
biện pháp lựa chọn trong thực tế công tác GDQP,AN, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác GDQP,AN cho đối tượng nghiên cứu.
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1.Cơ sở lý luận.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày
28-12-1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định số
219/CP về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ,
trong đó quy định việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh, sinh viên
(HS,SV) từ trung học phổ thông đến cao đẳng, đại học. Nghị định này đánh dấu
sự ra đời môn học mới trong hệ thống giáo dục quốc dân – môn học quân sự – cơ
sở của môn học giáo dục quốc phòng – an ninh ngày nay. Năm 2001, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 15/NĐ-CP, quy định GDQP,AN là môn học chính
khoá trong hệ thống giáo dục – đào tạo (GD-ĐT). Nhờ đó, công tác GDQP,AN
cho HS,SV đã có bước phát triển mới cả bề rộng và chiều sâu, chất lượng ngày
càng cao. Qua đó, đã giáo dục cho HS,SV về những chủ trương, quan điểm cơ
bản của Đảng về quốc phòng – an ninh (QP-AN), nâng cao ý thức cảnh giác
cách mạng và rèn luyện những kỹ năng quân sự cần thiết, để tuổi trẻ góp phần
vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP,AN trong tình hình mới;
Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP,AN năm 2010 và những năm tiếp theo;
Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP,AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP,AN trong các trường
THPT.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức – trí tuệ – thể chất – thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực
khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,
điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả
năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Năm học 2020-2021 Trường THPT Lý Nhân Tông tiếp tục chỉ đạo triển
khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trọng tâm: Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo
đức nhà giáo và việc cho học sinh ngồi nhầm lớp. Gắn kết với việc triển khai tổ
chức thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/6/2006 của Bộ Chính trị về cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để đạt được
mục tiêu đề ra là đảm bảo chất lượng giáo dục ổn định và phát triển vững chắc.
Ngay từ đầu năm học Trường THPT Lý Nhân Tông đã chỉ đạo làm tốt công tác
tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc Phụ huynh hiểu
rõ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Có thể khẳng định, môn học giáo dục quốc phòng có vai trò và ý nghĩa rất
to lớn đối với sự nghiệp giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên đặc biệt
trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển hiện nay. Vì vậy, việc giảng dạy
môn học GDQP,AN là một nhiệm vụ quan trọng và rất có ý nghĩa của ngành và
của giáo viên bộ môn. Nhận thức được điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta
đều phải có trách nhiệm trong việc hoàn thiện nó và đưa bộ môn giáo dục quốc
phòng, an ninh trở thành một cánh tay nối dài trong hệ thống quốc phòng toàn
dân. Làm được điều đó sẽ góp phần làm cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức
mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ vững Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn hiện nay.
Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang ở vào giai đoạn, mà việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra. Phải khuyến
khích tự học phải vận dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng
cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Để thực hiện tốt chủ trương này thì cần
phải đào tạo khả năng tự học cho học sinh.
Nói đến giáo dục quốc phòng, an ninh. Trường THPT Lý Nhân Tông là
một trong những đơn vị trong huyện có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
điều kiện sân bãi chưa đáp ứng số lượng tiết học giáo dục quốc phòng,
an ninh cho hơn 600 học sinh. Tiết học giáo dục quốc phòng, an ninh
chính khóa đã truyền thụ cho các em học sinh những tri thức cơ bản của nền
Giáo dục quốc phòng toàn dân. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với
học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Học sinh còn được làm quen với
tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ, các tư thế vận động cơ
bản trong chiến đấu, băng bó, cứu thương….làm quen với các phương tiện chiến
đấu như ném lựu đạn, cách bắn súng tiểu liên AK …
Qua học tập môn GDQP,AN đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự
hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà
bình của kẻ thù.Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây dựng theo
chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ tiết, đúng phân phối
chương trình. Đồng thời cũng được thể hện cụ thể tại Thông tư 02/2017/TTBGDĐT.
Giáo dục quốc phòng, an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa,
là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, nên
không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và
phải được quán triệt trong môn học, trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc,
mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại
và tương lai. Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lựu
lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Có kiến thức cơ bản,
cần thiết về phòng thủ dân sự, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ
quốc.
1.2. Cơ sở khoa học.
1.2.1. Biện pháp là gì?
Khái niệm biện pháp: Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động
đến đối tượng. Trong giáo dục người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố
hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Trong tình huống sư
phạm cụ thể, phương pháp và biện pháp giáo dục có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Biện pháp chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp
quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi những biện pháp quản lý rất đa
dạng và linh hoạt. Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau tạo
thành một hệ thống các biện pháp, các biện pháp này sẽ giúp cho các nhà quản
lý thực hiện tốt hơn các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả tối ưu
của bộ máy.
1.2.2. Chất lượng giáo dục là gì?
Từ trước tới nay cụm từ “chất lượng giáo dục” đã được đề cập rất nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của
ngành giáo dục và cũng gây tranh cãi nhiều trong dư luận – xã hội. Từ cách nhìn
khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác
nhau về chất lượng giáo dục. Chẳng hạn như: giáo viên đánh giá chất lượng học
tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và
thái độ học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng
việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra,
bài thi… Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiểm tra – thi, xếp
loại. Người sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lượng bằng khả năng
hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường, hoàn cảnh,
tình huống cụ thể…
* Chất lượng giáo dục theo cách nhìn của các nhà khoa học:
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), chất
lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân
và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ
khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh
vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ
sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào
học nghề hay đi vào cuộc sống lao động…
Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong
phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển
xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị – xã
hội, văn hóa – thể thao.
Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng
hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục
tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục…
TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cho
rằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động
giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái
phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì
phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo
dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển.
Từ việc dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục,
PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) cho
rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu
đề ra của giáo dục: Chẳng hạn mục tiêu giáo dục đại học toàn diện gồm có:
phẩm chất công dân, lý tưởng, kỹ năng sống; tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại
ngữ, tin học…) và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích
ứng với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc,
khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác…
Hoặc mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
* Giáo viên là yếu tố hàng đầu nâng cao chất lượng giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục, theo TS Nguyễn Anh Dũng (Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cần phải tiến hành đổi mới chương
trình giáo dục. Đồng thời ưu tiên giải quyết đồng bộ các khâu đào tạo bồi dưỡng
sử dụng đãi ngộ và kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên. Thứ hai là phải đẩy
mạnh quản lý giáo dục, trong đó phải đẩy mạnh phân cấp quản lý, xây dựng và
thực hiện chuẩn giáo dục, tăng cường thanh tra chuyên môn và đầu tư nguồn lực
cơ sở vật chất.
Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo viên, nhóm nghiên cứu gôm
các đồng chí PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi; PGS.TS Phạm Minh Hùng và TS Thái
Văn Thành (Đại học Vinh) cũng cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục
thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Các nhà nghiên cứu
này cho rằng, những yếu tố tạo thành chất lượng giáo dục gồm có: giáo viên,
chương trình và sách giáo khoa; Phương pháp dạy học; Cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học… Trong đó, giáo viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất
lượng giáo dục.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo
dục thì cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, kết hợp với nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập để phát huy khả
năng thích ứng của người học với môi trường. Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt
động giáo dục cần phải gắn chặt với thị trường lao động của xã hội để giáo dục,
đào tạo nên những con người dễ dàng nắm bắt và thích ứng với công việc sau
khi đã được giáo dục, đào tạo.
1.2.3. Đặc điểm tâm, sinh lý cơ bản của lứa tuổi 16-18.
Ở lứa tuổi này, cơ thể các em đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ trưởng
thành, sự phát triển các chức năng sinh lý, tâm lý đã tương đối hoàn thiện, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các năng lực hoạt động thể lực cũng như
năng lực hoạt động tư duy.
* Đặc điểm sinh lý cơ bản của lứa tuổi 16-18:
Học sinh các trường phổ thông trung học thường ở lứa tuổi 16 -18, cơ thể
các em đã phát triển. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình
thường, hài hòa cân đối, cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người
trưởng thành. Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt
hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất
sung sức, nên người ta hay nói: ‘‘Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể
chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của
các em, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của
các em
* Đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi 16-18 :
Các em ở lứa tuổi này luôn tỏ ra mình đã lớn, đòi hỏi mọi người xung
quanh coi trọng mình. Các em đã có sự hiểu biết, ưa hoạt động, có hoài bão ước
mơ. Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em tiếp
thu cái mới nhanh nhưng lại dễ chán nản. Khi đạt được một số kết quả nào đó,
các em dễ tỏ ra tự mãn, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao
kiến thức và điều đó sẽ tác động không tốt đến việc học tập. Trong quá trình học
cần nhắc nhở, chỉ bảo tận tình, ân cần, nhẹ nhàng động viên, khen thưởng kịp
thời. Những em tiếp thu chậm thường hay tự ti, từ đó các em tỏ ra chán nản. Vì
vậy, cần động viên khích lệ ngay, có định hướng để hiệu quả học tập được nâng
lên. Một số em còn có thái độ coi thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa
hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè…. Các em thích hướng đến tương lai,
ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ. Cần phải nhắc nhở, phê bình, trấn
chỉnh kịp thời, tạo điều kiện nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em.
1.3. Cơ sở thực tiễn.
1.3.1. Vai trò của công tác Gdqp, an hiện nay.
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi
mới đất nước, công tác quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Ðảng, Nhà nước,
nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác GDQP,AN
ngày càng được tăng cường, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể
hiện rõ ở việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, làm cho
mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong điều kiện mới. Nghị định 116/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính
phủ về quốc phòng – an ninh chỉ rõ: “Giáo dục quốc phòng, an ninh là bộ phận
của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình
giáo dục & đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị,
hành chính, đoàn thể…”.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các
thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà
bình, nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ
nghĩa. Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp
diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Học
sinh, sinh viên là một lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có
tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại,
chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ học sinh,
sinh viên đã và đang bị tác động to lớn bởi cơ chế thị trường, có những biểu hiện
xuống cấp về lối sống, dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Với mục tiêu giáo dục
toàn diện về mọi mặt cho học sinh, sinh viên, GDQP,AN đã tạo những cơ hội
thiết thực cho thế hệ trẻ tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện và hoàn thiện
bản thân thông qua các giờ học thực hành trên thao trường, cùng với đó, các giờ
học lý thuyết trên lớp đã trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản
về quan điểm đường lối quân sự của Đảng, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch cũng như công tác Quốc phòng trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác môn
học GDQP,AN còn trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức hữu ích về
một số loại vũ khí, khí tài, thông qua đó học sinh, sinh viên có thể biết cách
phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được
một số loại vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi đối phương sử
dụng vũ khí hủy diệt lớn. Ngoài ra môn học GDQP,AN còn giúp cho học sinh,
sinh viên biết và hiểu được một số quy định trong môi trường Quân đội, hướng
cho sinh viên làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương. Tạo cơ sở cho học sinh, sinh
viên tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân; Để trở thành những
công dân có ích trong xã hội. GDQP,AN là một nhiệm vụ cần thiết đối với thế
hệ trẻ, môn học này giúp học sinh, sinh viên nhận thức và hành động đúng đắn,
tránh được các tệ nạn xã hội đang tồn tại và phát triển hàng ngày, hàng giờ.
Đồng thời giúp học sinh, sinh viên định hướng được những thế mạnh của mình
để phát huy, hạn chế tối đa các yếu kém. Môn học GDQP,AN có vai trò quan
trọng trong việc khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân
vào Đảng và Nhà nước, chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động của các thế
lực thù địch trong và ngoài nước. GDQP,AN còn là nhân tố quan trọng để đánh
giá phẩm chất đạo đức của học sinh, sinh viên, đồng thời củng cố và bảo vệ
vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường sự đoàn kết trong
nhà trường, giữa học sinh, sinh viên với nhau, giữa người với người và với các
mối quan hệ xã hội khác, gắn kết tinh thần dân tộc và xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân. Môn học GDQP,AN được quan tâm đào tạo và giáo dục cho học
sinh, sinh viên về chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp
phần nâng cao vị thế chính trị, quân sự của nước ta đối với các nước trong khu
vực và bạn bè quốc tế. Có thể nói rằng, môn học GDQP,AN có một vai trò và ý
nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của
con người đặc biệt là học sinh, sinh viên – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất
nước. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức,
trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng-an ninh là một nhiệm vụ thiết
thực hơn bao giờ hết. Tóm lại, việc giảng dạy cho học sinh, sinh viên những
kiến thức về quốc phòng-an ninh là một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa. Nó
sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được
củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững
Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo dục quốc phòng, an ninh đối với sự nghiệp giáo
dục.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục quốc phòng, an ninh “là bộ phận

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay