dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nâng cao năng lực CĐCS đoàn kết nỗi lực vượt khó sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid 19 góp phần thực hiện thắng lợi

SKKN Nâng cao năng lực CĐCS đoàn kết nỗi lực vượt khó sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid 19 góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Từ việc xác định vai trò nòng cốt của CĐCS
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của
người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị
của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người
lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý
kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình
độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa ”. (Điều 1 Luật Công đoàn 2012).
Từ đó, chúng ta tìm hiểu về định nghĩa của Công đoàn cơ sở.
“Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn
trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam ”.(Theo điều 4
của Luật Công đoàn 2012).
Công đoàn cơ sở được thành lập tại các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh
tế, những đơn vị sự nghiệp và các cơ quan Nhà nước, những tổ chức Chính trị – xã hội,
những tổ chức chính trị – xã hội, những tổ chức xã hội có từ 5 đoàn viên trở lên, được công
đoàn cấp trên các quyết định được công nhận.
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong
một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam” (Điều 4
Luật Công đoàn 2012).
Có thể nói: Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, là
chỗ dựa vững chắc, là sợi dây kết nối quần chúng với Đảng.
Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhay,
ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạt động.
Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh chính trị, cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân là một bộ phận của hệ thống chính trị.
Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp và Pháp luật cùng toàn thể công
nhân, viên chức, người lao động thừa nhận.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 4
2. Từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ của CĐCS
Vai trò và chức năng của CĐCS có mối liên hệ khăng khít với nhau. Từ tính chất, vị
trí, vai trò sẽ xác định chức năng CĐCS và khi thực hiện tốt chức năng sẽ làm cho vai trò
Công đoàn ngày càng củng cố và nâng cao.
Chức năng CĐCS mang tính khách quan, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý chí,
nguyện vọng của mỗi đoàn viên, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức
Công đoàn. Không ai có thể tuỳ tiện gắn cho Công đoàn những chức năng không phù hợp
với bản chất.
Song, cũng không nên cố định một cách cứng nhắc chức năng Công đoàn. Cùng với
sự phát triển của xã hội, chức năng CĐCS cũng phát triển, ở mỗi một điều kiện lịch sử – xã
hội khác nhau, CĐCS thực hiện những chức năng khác nhau và nó luôn luôn được bổ sung
những nội dung mới, ý nghĩa mới. Đồng thời sự phát triển chức năng không có nghĩa là phủ
định, rũ bỏ các chức năng đã có của CĐCS.
Các chức năng của CĐCS gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xã hội: chính
trị, tư tưởng, văn hoá – xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Công đoàn Việt Nam, CĐGD Việt Nam nói chung, cũng như CĐCS nói riêng có tính
chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và có 3 chức năng sau:
Chức năng thứ nhất
CĐCS đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ
trong đơn vị sự nghiệp.
CĐCS thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động vì: trình độ và
kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan
liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của công nhân,
viên chức và lao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm
đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xoá bỏ hết
được. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động
chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác
hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản.
Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước – Nhà nước của dân,
do dân, vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc
hậu bị tha hoá, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệ
chính quyền Nhà nước.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 5
Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện hàng hoá nhiều thành phần, các xí
nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm
việc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện
quan hệ chủ thợ, tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát
triển. VÌ vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của Công đoàn có
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, CĐCS chủ động tham gia cùng chính quyền
tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong
lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân,
lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề
thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật lao động.
Quản lý và sử dụng quĩ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo
hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động;
phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.
Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ
lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:
Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của
Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động
không chỉ thuần tựu ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà
nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hoá, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích
cá nhân, tập thể, Nhà nước.
+ Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên
chức và lao động. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng
giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên
chức và lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn
Việt Nam.
Chức năng thứ hai
CĐCS tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thành
người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. VÌ vậy, vấn đề
tham gia quản lý đã trở thành chức năng của Công đoàn, đặc biệt CĐCS. Tuy nhiên cần
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 6
nhận thức rằng, CĐCS tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can
thiệp thô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là
để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động, và để bảo vệ
đầy đủ các quyền lợi ích của người lao động.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn cần quan tâm đến việc phát triển tiềm
năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trưởng đơn vị tìm nguồn vốn, thị
trường để mở rộng sản xuất – kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Kiểm tra,
giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng.
Những nội dung CĐCS tham gia quản lý:
* Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là
biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý.
* Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân
lao động.
* Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người
lao động như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…
* Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và LĐ.
* Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xãhội.
* Vận động và tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức, người lao động (đơn vị hành
chính sự nghiệp) ở đơn vị.
* Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi và nghĩa
vụ của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.
– Chức năng thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất
nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chức năng giáo dục của Công đoàn ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt
động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua…góp phần cho
công nhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập
thể, lợi ích của xã hội. Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mnh được bảo vệ trước hết, phải
thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và
xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng ư thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong
công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,
rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 7
+ Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động vững tin
vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế – xã hội mà Đảng ta đã lựa
chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương (nhất là đối với công
nhân lao động trẻ).
+ Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh,
sống và làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh
thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.
Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức
năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động
của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức
năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu.
3. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát: tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học phổ thông của Đảng,
Nhà nước Nghị quyết, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày
09/6/2014 chương trình giáo dục trung học phổ thông có những định hướng đổi mới cụ thể
như sau:
Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa
XI) thông qua.
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp
thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính
sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 8
nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ
Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát
triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả,
đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo
dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
4. Yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong bối cảnh đại
dịch Covid-19
Năm học 2021 – 2022 là năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt
Nam, Nghị quyết Đại hội XV CĐGD Việt Nam; Nghị quyết Đại hội XVII LĐLĐ tỉnh và
Nghị quyết Đại hội XII CĐGD tỉnh, với chủ đề của năm 2021 “Tiếp tục nâng cao chất
lượng hoạt động công đoàn cơ sở”, phát huy những kết quả đã đạt được của năm học trước,
khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế
Năm học 2022-2023 toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội
và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GDĐT và hoạt
động công đoàn; Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045; Đồng thời là
năm học diễn ra đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII CĐGD tỉnh, Đại hội XVI
Công đoàn tỉnh Nam Định và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Thực hiện chủ đề năm học
2022-2023 “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất
lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”
Vì vậy, tôi viết đề tài SKKN: Nâng cao năng lực CĐCS “Đoàn kết – nỗ lực vượt khó
– sáng tạo” góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 9
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN TRONG TRƯỜNG THPT HIỆN
NAY (TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIỂN)
1.1. Về tình hình đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ)
*Ngành GD &ĐT Nam Định
– Năm học 2020-2021
Tình hình đội ngũ: CĐGD tỉnh Nam Định trực tiếp quản lý, chỉ đạo 62 CĐCS, trong
đó có 45 công đoàn trường trung học phổ thông công lập, 11 công đoàn trường trung học
phổ thông dân lập và tư thục, 02trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm Kỹ thuật
tổng hợp- Hướng nghiệp- Dạy nghề, 01 Công đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định,
01 Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học và 01 Công đoàn cơ quan Sở GDĐT,với
3.745 đoàn viên. Phối hợp với LĐLĐ huyện/thành phố chỉ đạo ngành nghề 697 công đoàn
cơ sở, trong đó có 226 công đoàn trường Mầm non, 226 công đoàn trường Tiểu học, 226
công đoàn trường THCS, 9 TTGDNN-GDTX và 10 Công đoàn cơ quan Phòng GDĐT
huyện, thành phố, với 24.399 đoàn viên.
Thuận lợi: CĐGD tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, CĐGD Việt
Nam, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở GDĐT, các đơn vị trường học trong khối trực thuộc ổn
định, nề nếp; Công đoàn các cấp trong ngành đều có quy chế phối hợp hoạt động giữa Công
đoàn với chuyên môn cùng cấp; đội ngũ nhà giáo và người lao động ổn định.
Khó khăn: Do dịch bệnh Covid-19, đời sống và việc làm của cán bộ, nhà giáo, người
lao động (CBNGNLĐ)gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
một số chính sách mới có ảnh hưởng lớn tới tâm tư, nguyện vọng của CBNGNLĐ (văn
bằng, chứng chỉ, việc tuyển dụng lại…).
– Năm học 2021-2022
Tình hình đội ngũ: Công đoàn Giáo dục (CĐGD) tỉnh Nam Định trực tiếp quản lý,
chỉ đạo 62 Công đoàn cơ sở (CĐCS), trong đó có 45 công đoàn trường trung học phổ thông
công lập, 11 công đoàn trường trung học phổ thông dân lập và tư thục, 02 trung tâm giáo
dục thường xuyên, 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp- Dạy nghề, 01 Công
đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, 01 Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học
và 01 Công đoàn cơ quan Sở GDĐT, với 3.755 đoàn viên. Phối hợp với Liên đoàn Lao động
(LĐLĐ) huyện/thành phố chỉ đạo ngành nghề 702 công đoàn cơ sở, trong đó có 230 công
đoàn trường Mầm non, 227 công đoàn trường Tiểu học, 226 công đoàn trường THCS, 9
TTGDNN-GDTX và 10 Công đoàn cơ quan Phòng Giáo dục Đào tạo huyện, thành phố, với
22.207 đoàn viên.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 10
Thuận lợi: CĐGD tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, CĐGD
Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); các đơn vị trường học
trong khối trực thuộc ổn định, nền nếp, hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động phong trào do
công đoàn cấp trên phát động. Công đoàn các cấp trong ngành đều có quy chế phối hợp hoạt
động giữa Công đoàn với chuyên môn cùng cấp. Tình hình đời sống và thu nhập của đội
ngũ nhà giáo, người lao động ổn định.
Khó khăn: Năm học vừa qua, do ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh Covid-19, địa bàn
hoạt động rộng, kinh phí hoạt động hạn chế, ngành chủ trương lồng ghép các cuộc thăm,
kiểm tra … của các phòng chuyên môn, chức năng của Sở GDĐT với cơ sở nên công tác
kiểm tra hoạt động CĐCS còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời do tình hình dịch bệnh kéo
dài nên kế hoạch công tác công đoàn có sự thay đổi về hình thức và phương thức tổ chức,
việc tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ bị hạn chế.
*Tại CĐCS THPT Lý Nhân Tông
– Tổng số CBNGNLĐ: 47, trong đó nữ: 38 tỷ lệ 80,8%.
Trong đó:
+ Số CBNGNLĐ hợp đồng:0;
+ Số hợp đồng giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng (với các đơn vị Tư thục, Dân lập):0
+ Số hợp đồng làm các công việc khác: 01 bảo vệ; 01 Y tế; 01 Thư viện; 01 Thiết bị
– Tổng số đoàn viên công đoàn: 45, Nữ: 37 tỷ lệ 82,6%.
So với cuối năm học 2020-2021: tuyển mới 0, chuyển đến 1, chuyển đi 3, nghỉ hưu 0
– Số tổ công đoàn: 6
10 năm – một chặng đường “vững mạnh”, Công đoàn Trường THPT Lý Nhân Tông
được sự quan tâm, chỉ đạo của Chi Bộ Đảng cùng Ban giám hiệu nhà trường, lấy tri thức là
hành trang, đoàn kết là sức mạnh, đã luôn phát huy tinh thần dân chủ, chắp cánh nâng tầm
cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Điển hình là không khí thi đua sôi nổi, tích cực
hưởng ứng các phong trào thi đua “Hai tốt” với nội dung “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và
học” gắn với phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả
trong hoạt động của tổ chức công đoàn”; cuộc vận động “Dân chủ- Kỷ cương- Tình thươngTrách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận
động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” với những nội hàm mới; tham
gia xây dựng môi trường làm việc văn minh, dân chủ, thân thiện và sáng tạo trong các nhà
trường theo mô hình “Trường học hạnh phúc”.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 11
Từ những ngày đầu nơi đất núi gian khó mà nghĩa tình, Công đoàn trường THPT Lý
Nhân Tông bịn rịn với 30 công đoàn viên, có sức mạnh rừng già thâm trầm, từng trải của
đồng chí Phạm Văn Khoán, Trần Văn Tình, Nguyễn Xuân Vường…; có sức mạnh của lâm
mộc vững chãi, thanh hương như đồng chí Hà Văn Hải, Nguyễn Thị Phương Loan, Bùi Như
Toán, Phạm Thị Hương…; cộng hưởng những cành dương xỉ nhiệt huyết, đam mê của đoàn
viên Phạm Thị Quỳnh, Ngô Khắc Tâm, Bùi Lệ Quyên, Đào Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị
Phương, Nguyễn Thị Thơ…
Hiện nay, công đoàn nhà trường là mái ấm sum vầy của 47 công đoàn viên, hội tụ từ
mọi nẻo đường quê như chốn mạc sơn hữu tình Nam Sơn, Thanh Thịnh, Phương Nhi – Yên
Lợi, chùm Mai Thanh, Mai Vị – Yên Tân thơ mộng, sang mảnh đất An Hòa, An Tố, An
Vân – Yên Bình quấn quýt, đến Lữ Đô, Mỹ Lộc, Cổ Đam – Yên Phương, Đại Lộc, Vạn
Đoàn, Minh Sơn, Minh Thắng – Yên Chính, Bình Hạ, Bình Thượng, Đông Hưng – Yên Thọ
cũng chen chân hội về … Công đoàn trường có 37 đoàn viên nữ, chiếm 82,6 %, luôn phấn
đấu cho sự nghiệp giáo dục trong suốt thập kỉ vừa qua, với tất cả thanh xuân góp thêm
hương, tỏa rạng sắc màu tri thức cho vườn xuân trường Lý khởi sắc, vươn mình.
1.2. Ưu điểm
Hiện nay tổ chức Công đoàn trong trường THPT Lý Nhân Tông đã trở thành lực
lượng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện các mục tiêu giáo dục
toàn diện của đơn vị.
CĐCS THPT Lý Nhân Tông nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ năm học của
CĐGD tỉnh Nam Định, ngành GD. CĐCS chú trọng xây dựng, vun đắp cho tổ chức ngaỳ
càng vững mạnh, xây dựng ý thức kỷ luật lao động, nếp sống văn hóa trường học, giữ gìn và
phát huy hiệu quả khối đoàn kết đơn vị.
CĐCS cũng đã có những hình thức và nội dung sinh hoạt phong phú, hiệu quả, bước
đầu khẳng định vị thế trong nhà trường. Từ đó CĐCS THPT Lý Nhân Tông thực sự góp
phần thúc dầy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đã được cấp trên ghi
nhận, khen thưởng.
Trong những năm qua, Công đoàn đã làm tốt công tác tiếp nhận các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn của cấp trên và triển khai thực hiện có hiệu quả . Tiếp tục đổi mới công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống; nâng cao ý thức trách
nhiệm, tinh thần gương mẫu, chuẩn mực của Nhà giáo và CBQLGD; tạo sự đồng thuận
trong việc triển khai các chủ trương, quy định mới của Ngành, đặc biệt là việc triển khai
chương trình GDPT mới.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 12
Công đoàn nhà trường đã chủ động phối hợp chuyên môn vận động đoàn viên thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, qua việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học. 100% các
đoàn viên là nhà giáo sử dụng giáo án điện tử tích cực, hiệu quả trong dạy học chuyên đề,
sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, thao giảng, hội giảng đặc biệt là
trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh.
Công đoàn đã tích cực tuyên truyền & lan tỏa những tấm gương điển hình về cán bộ,
nhà giáo có những việc làm tốt với đồng nghiệp và học sinh, góp phần tăng cường khối
đoàn kết cơ quan, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, “truyền lửa” cho các thế
hệ học sinh như nhà giáo Phạm Văn Khoán, Hà Văn Hải, Bùi Như Toán, Phạm Thị
Hương,…
Công đoàn trường THPT Lý Nhân Tông chủ động phối hợp thực hiện đầy đủ, kịp thời
các hoạt động chăm lo thiết thực, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cán bộ nhà giáo người
lao động, tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Ban chấp hành
công đoàn đã tích cực tổ chức để CBNGNLĐ tham gia góp ý xây dựng Luật Công đoàn; phối
hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ; điều chỉnh, sửa đổi quy định, quy chế nội bộ theo hướng
phúc lợi cao hơn cho người lao động; phối hợp tổ chức tốt Hội nghị nhà giáo, cán bộ quản
lý,người lao động; tổ chức đối thoại, thương lượng; đảm bảo việc đối thoại định kỳ giữa
người đứng đầu với CBNGNLĐ; tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho
CBNGNLĐ… Tiêu biểu có nhiều đồng chí được Tổng Liên đoàn Lao động, Công đoàn giáo
dục Việt Nam, Công đoàn ngành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh
khen tặng như đồng chí Hà Văn Hải, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Phương, Phạm
Thị Quỳnh, Đào Thị Diệu Linh, Bùi Thị Lan…
Công đoàn nhà trường luôn quan tâm và động viên kịp thời cho các công đoàn viên
gặp hoàn cảnh khó khăn; tham gia các hoạt động từ thiện: Đền ơn đáp nghĩa, Vì người
nghèo, Ủng hộ Quỹ chất độc da cam, Nghĩa tình biên giới hải đảo, đồng bào Sơn La, nhân
dân miền Trung, phong trào “Hiến máu nhân đạo”… Ngoài ra, công đoàn đã gắn kết các
thành viên bằng nhiều hình thức sinh hoạt như giao lưu văn nghệ, thi nấu ăn giữa các tổ,
giao lưu thể dục thể thao, cô giáo tài năng duyên dáng, học tập trải nghiệm các tỉnh bạn với
những văn hóa vùng miền đa dạng… Bên cạnh đó, công đoàn còn kết hợp với nhà trường,
phát thưởng cho các cháu học sinh là con cán bộ giáo viên đạt học sinh giỏi các cấp và thi
đỗ ĐH, CĐ, để khích lệ, động viên kịp thời. Có thể nói, trong 10 năm xây dựng và phát triển,
Công đoàn nhà trường đã trở thành cầu nối giữa người sử dụng lao động với người lao động,
thắp lửa đam mê, yêu nghề cho các thế hệ đoàn viên THPT Lý Nhân Tông.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 13
Ban chấp hành công đoàn trường THPT Lý Nhân Tông hoạt động với tinh thần “dấu ấn
khẳng định kết quả”, với phương châm “Lấy cơ sở làm mái nhà thương yêu – Lấy đoàn viên
làm nòng cốt vận động – để Công đoàn vững mạnh, tin yêu trong quần chúng Lý Nhân Tông”.
Công đoàn nhà trường nhiều năm được công nhận Công đoàn vững mạnh, vững mạnh xuất
sắc; được Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn Giáo dục tỉnh tặng Bằng khen và Giấy khen.
Tin tưởng rằng, trong sự nghiệp trồng người, Công đoàn THPT Lý Nhân Tông sẽ phát huy nội
lực tập thể, là “rường cột” chắp cánh cho ngôi trường mang tên vị vua anh minh, hiển đạt vươn
mình đổi mới trong những thập niên tới.
1.3. Hạn chế
– Một số chính sách mới có ảnh hưởng lớn đến tâm tư, nguyện vọng của CBNGNLĐ
(văn bằng, chứng chỉ, việc tuyển dụng lại…)
– Nhiều đoàn viên công đoàn sống xa trường, địa bàn rải rác như tại CĐCS THPT Lý
Nhân Tông có những công đoàn viên ở thủ đô Hà Nội, thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản,
các xã Yên Lương, Yên Thắng…
– Ảnh hưởng, tác động diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19 đến tâm lí & đời
sống của CBNGNLĐ.
Cụ thể:
*Trên thế giới
Đại dịch COVID-19 ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 29/12/2019 tại Vũ Hán (Trung
Quốc). Sau 3 tháng, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, bùng phát tại 201 quốc gia và vùng
lãnh với 856.505 người mắc, 42.089 người tử vong, ngày 31/3/2020 Tổ chức Y tế thế giới
đã công bố đây là đại dịch. Đến nay sau 02 năm, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 224
quốc gia, vùng lãnh thổ với 330 triệu ca mắc và 5,6 triệu ca tử vong.
Hiện nay dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ngày 24/11/2021 biến
chủng mới B.1.1.529 của vi rút SARS-CoV-2 lần đầu tiên ghi nhận tại Nam Phi (biến chủng
Omicron ). Đây là nhóm biến chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể
né tránh miễn dịch, với độ lây nhiễm cao hơn nhiều so với chủng Delta, lây lan đối với cả
người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, tăng nguy cơ quá tải hệ thống y tế và tử vong nhiều người.
Đến nay đã có ít nhất 127 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm biến thể
Omicron, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam Á. WHO đánh giá Omicron là
một biến thể đáng lo ngại và khuyến nghị các quốc gia thực hiện tăng cường giám sát và
giải trình tự gen các trường hợp nhiễm; thực hiện các biện pháp y tế cộng đồng hiệu quả để
giảm sự lây truyền của COVID-19 nói chung.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 14
Theo WHO, biến thể Delta và Omicron là mối đe dọa kép làm gia tăng các ca mắc từ
đó dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng lên đột biến, tiếp tục gây áp lực lớn lên các nhân
viên và hệ thống y tế12.
Hầu hết các nước trên thế giới đã thay đổi chiến lược từ “không COVID- 19” sang
thích ứng an toàn và áp dụng nhiều biện pháp nhằm ứng phó phù hợp với Omicron; không
áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi rộng, đồng thời đang thúc đẩy việc mở
cửa, giao lưu, giao thương quốc tế: du lịch quốc tế, mở lại các chuyến bay thương mại quốc
tế…
*Tại Việt Nam
Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và
mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn13.
+ Giai đoạn 1 từ ngày 22/1/2020 đến 22/7/2020: Ghi nhận 415 ca mắc (309 ca trong
nước và 106 ca nhập cảnh), không có tử vong16. Ca bệnh ghi nhận đầu tiên là trường hợp
nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào Việt Nam.
+ Giai đoạn 2 từ ngày 23/7/2020 đến ngày 27/01/2021: Ghi nhận 1.136 ca mắc (1.073
ca trong nước và 63 ca nhập cảnh) với 35 ca tử vong do có bệnh lý nền nặng17. Các ca mắc
tập trung ở Thành phố Đà Nẵng và các địa phương có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng;
đặc biệt dịch đã xâm nhập các khoa điều trị bệnh nhân nặng như hồi sức cấp cứu, thận nhân
tạo, sau đó lan ra cộng đồng ở 15 tỉnh, thành phố.
+ Giai đoạn 3 từ ngày 28/01/2021 đến ngày 26/4/2021: Ghi nhận 1.301 ca mắc (910
ca mắc trong nước và 391 ca nhập cảnh), không có tử vong18. Ca mắc đầu tiên được phát
hiện khi nhập cảnh vào Nhật Bản, đây là công nhân từng làm việc trong cụm công nghiệp ở
Chí Linh, Hải Dương sau đó tiếp tục lây lan ra cộng đồng tại 13 tỉnh, thành phố.
+ Giai đoạn 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay: Ghi nhận 2.020.694 ca, trong đó có
2.017.268 ca trong nước (99,8%),
Đến cuối tháng 5/2021, dịch đã lây lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố và bùng phát mạnh
tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nơi ở
và sinh hoạt tập trung đông công nhân, cộng đồng dân cư nơi có công nhân lưu trú. Đến
cuối tháng 6/2021, Bắc Ninh, Bắc Giang đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Trong thời
gian này tại Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác cũng
ghi nhận các ca bệnh không rõ nguồn lây.
Từ ngày 11/10/2021, sau khi triển khai mạnh mẽ công tác tiêm chủng và chuyển sang
thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đến nay ghi nhận thêm
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 15
1.183.884 ca mắc (1.182.232 ca trong nước, 1.652 ca nhập cảnh), trong đó 14.925 ca tử
vong (tỷ lệ chết/mắc là 1,3%).
Đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các tỉnh,
thành phố đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
*Tác động của Covid -19 đến lao động, việc làm nói chung
Mặc dù nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, sớm
khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi và
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, song người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực không
nhỏ bởi đại dịch Covid-19.
Trong quý I năm 2022, tổng số hơn 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch,
có 0,9 triệu người bị mất việc, chiếm 1,2%; 5,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản
xuất kinh doanh, chiếm 6,7%; 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn
việc, nghỉ luân phiên, chiếm 7,6% và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 18,3%.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ vẫn là hai vùng có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng
nhiều hơn so với các vùng khác. Số lao động ở 2 vùng này cho biết công việc của họ bị ảnh
hưởng do đại dịch chiếm lần lượt là 25,7% và 23,9%; cao hơn đáng kể so với con số này ở
vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tương ứng là 18,8% và 14,4%. Thành thị
vẫn là khu vực có số lao động chịu thiệt hại nhiều hơn nông thôn. Có 25,8% lao động khu
vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 20,5%. Đa phần
những người có công việc bị tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong thời gian qua có độ
tuổi khá trẻ, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,8%.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 16
*Tác động của Covid -19 đến đời sống, việc làm của CBNGNLGĐ tại CĐCS ngành
GD & ĐT nói chung và CĐCS THPT Lý Nhân Tông nói riêng
Những năm học gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 có
những diễn biến phức tạp trên, ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế – xã hội, đời sống
của nhân dân trong tỉnh nói chung và các hoạt động của ngành Giáo dục nói riêng; là năm
học tiếp tục triển khai Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(GDĐT); năm học đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông.Đây cũng là năm học đầu tiên ngành GDĐT triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát
triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
BẢNG 1
PHẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19
(Thời điểm trước khi áp dụng SKKN)

TTNội dung khảo sátSố
CĐV
được
khảo
sát
Số
CĐV
đồng
ý
Tỉ lệ
(100
%)

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 17

1Loại hình cơ quan, đơn vị mà anh/chị đang làm việc
145100
– Cơ sở giáo dục công lập12183,4
-Cơ sở giáo dục ngoài công lập2417
2Vị trí việc làm của anh/chị trong đơn vị là gì?145100
– Công chức117,5
– Viên chức (giảng dạy)10371,1
– Nhân viên (y tế, thư viện, văn thư, thiết bị,…)3121,4
3Anh/ chị có bị tác động/ ảnh hưởng của dịch Covid –
19 không?
145100
– Ảnh hưởng nặng nề1913,1
– Ảnh hưởng 1 phần12686,9
– Không ảnh hưởng00
4Anh/chị có được CĐCS cập nhật kịp thời các tri thức
& hỗ trợ về quyền và lợi ích của người lao động trong
tình hình dịch Covid-19 không?
145100
– Có7954,5
– Không6645,5
5Cơ quan, đơn vị anh/chị có nhóm Zalo công đoàn cơ
sở không?
145100
– Có10169,6
– Không4430,4
6Anh/chị cảm nhận như nào về việc tổ chức hoạt động
Công đoàn của CĐCS trong bối cảnh đại dịch Covid –
19?
145100
– Linh hoạt, phong phú1510,3
-Hoạt động cầm chừng11176,6
– Nghèo nàn, đơn điệu1913,1

Nhận xét:
Từ kết quả bảng 1 – khảo sát trên có thể thấy Toàn ngành GD & ĐT Nam Định nói
chung và hoạt động của CĐCS nói riêng đều chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022
Đào Thị Diệu Linh Trang 18
Hiện tại, toàn ngành giáo dục tỉnh Nam Định có hơn 750 CĐCS, gần 30 nghìn cán
bộ, nhà giáo, người lao động. Trong đó Công đoàn ngành giáo dục quản lý trực tiếp 62
CĐCS với 3.745 đoàn viên,
Hoạt động CĐCS THPT Lý Nhân Tông dưới tác động của đại dịch Covid_19. Trong
suốt hai năm học, có tới 20 CBNGNLĐ được xác định là F1 thực hiện giãn cách. Chỉ tính
riêng năm học 2021 – 2022, CĐCS trường THPT Lý Nhân Tông đã có tới 24 CBNGNLĐ
dương tính với Covid -19, phải thực hiện cách ly y tế.
Trong ngày đầu tiên học sinh trở lại trường, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo tạm dừng sinh
hoạt trực tiếp các buổi chào cờ đầu tuần vào thứ Hai để tập trung dọn vệ sinh, đảm bảo an
toàn trường học; đồng thời giảm các cuộc họp trực tiếp đông người, tăng cường họp online:
họp GVCN, họp tổ trưởng chuyên môn, họp hội đồng,…; linh hoạt giữa kế hoạch giảng dạy
trực tiếp và trực tuyến…

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay