dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Tạo lớp học ảo học xuyên biên giới để tăng cường khả năng nghe nói bằng hình thức giao lưu với học sinh, sinh viên Mỹ góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của học sinh

SKKN Tạo lớp học ảo học xuyên biên giới để tăng cường khả năng nghe nói bằng hình thức giao lưu với học sinh, sinh viên Mỹ góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của học sinh

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện này, Tiếng Anh được coi là một trong những chìa
khóa quan trọng giúp con người tiếp cận được thông tin, trau dồi kiến thức và hội nhập với
xã hội. Chính vì vậy việc đẩy mạnh phòng trào dạy và học tiếng anh ngày càng mạnh mẽ
ở Việt Nam. Trong việc học tiếng anh việc làm chủ và tự tin nói là yếu tố rất quan trọng
với người học Tiếng Anh. Tuy nhiên nhiều học sinh ngày nay chỉ quen học từ vựng và ngữ
pháp để làm tốt trong các bài thi và kiểm tra, chưa được thực hành nói và tâm lí cũng ngại
nói. Nhiều học sinh khi đứng trước một câu hỏi hay chủ đề nói nào đó lúng túng không
biết bắt đầu từ đâu và sẽ giao tiếp nói chuyện như thế nào hoặc nhiều học sinh có sử dụng
Tiếng Anh nhưng còn thiếu tự tin, không đúng nội dung hay nói rất đơn giản.
Là một giáo viên tiếng Anh cũng không ít lần tôi hỏi học sinh về một vấn đề đã học
muốn học sinh chia sẻ ý kiến hay quan điểm nhưng nhiều học sinh khi được hỏi cứ lặng
im và không biết giao tiếp gì. Nhiều học sinh sau 10, 11 năm học hay thậm chí 12 năm học
tiếng anh vẫn không thể tự tin nói những điều cơ bản trong giao tiếp gì. Hơn thế nữa, việc
tăng cường cải thiện còn khá là hạn chế và không hẳn bạn học sinh nào cũng có điều kiện
được tiếp xúc và nói chuyện với người bản xứ để trau dồi khả năng nói tiếng Anh. Trong
thời gian đại dịch, học sinh và giáo viên đã phải không ngừng học hỏi và làm quen với các
công cụ dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Meets… Và nhờ có sự
kết nối với cô Quỳnh Giao- giảng viên Trường Y David Geffen của đại học California và
bạn Phan Lê – cựu học sinh, kĩ sư công nghệ thông tin tại SUSE, tôi cũng như học sinh
trường Mỹ Lộc và một số trường đã có cơ hội tham gia vào lớp học ảo, xuyên biên giới
với các bạn học sinh sinh viên Mỹ thông qua nền tảng học trực tuyến Zoom vào trưa chủ
nhật hàng tuần. Trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập kết nối giao lưu, tôi tích lũy được
rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích và thông qua sáng kiến này tôi muốn lan tỏa đến
cho nhiều học sinh và các bạn đồng nghiệp về lớp học ảo trực tuyến này.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1.Thực trạng về giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh trong các lớp học ảo, lớp
học xuyên biên giới hiện nay ở Việt Nam.

2
Đứng trước yêu cầu môn học hay nghề nghiệp, nhiều học sinh hiện nay đã tìm tòi,
học hỏi theo nhiều cách khác nhau để cải thiện khả năng giao tiếp sử dụng Tiếng Anh thay
vì chỉ chú trọng vào từ vựng và ngữ pháp. Trong nhiều cách tiếp cận để cải thiện khả năng
nói và giao tiếp Tiếng Anh thì những lớp học ảo, lớp học xuyên biên giới với các thầy cô
hay người nói tiếng Anh bản xứ ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi và linh hoạt học mọi
lúc, mọi nơi. Rất nhiều bạn học sinh trên khắp Việt Nam sử dụng các thiết bị số như ứng
dụng Zoom, Google Hangouts, Skype để giao tiếp dưới sự kết nối của một số trung tâm và
tổ chức giáo dục như TOPICA hay Cambly. Ngoài ra còn có các thầy cô giáo Việt Nam đã
liên hệ kết nối được qua những dự án học xuyên biên giới của cô Hà Ánh Phượng – Phú
Thọ. Với các lớp học của các trung tâm như TOPICA hay Cambly, học sinh được tương
tác 24/7 nhưng học sinh phải trả phí để tham gia. Còn lớp học của cô Hà Ánh Phượng, học
sinh có thể giao lưu kết nối với nhiều học sinh và giáo viên của nhiều nước trên thế giới
miễn phí nhưng học sinh không thể tương tác 24/7 và là kết nối cả lớp khá đông nên chưa
cá nhân hóa nhiều bạn vẫn chưa có cơ hội được giao tiếp và thực hành nhiều. Do vậy, với
nhu cầu và điều kiện của nhiều học sinh thì việc giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh với người
bản xứ vẫn còn nhiều hạn chế. Thực sự rất cần những lớp học xuyên biên giới miễn phí
với người nói Tiếng Anh bản xứ để học sinh có thể tham gia nhằm cải thiện năng lực ngoại
ngữ để đáp ứng nhu cầu càng cao của giáo dục và nghề nghiệp.

1.2.Thực trạng về giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh trong các lớp học ảo, lớp
học xuyên biên giới của học sinh trường THPT Mỹ Lộc.

Cùng với các trường trong tỉnh, trường THPT Mỹ Lộc đã và đang đồng loạt áp dụng
giảng dạy sách Tiếng Anh thí điểm hệ 10 năm cho học sinh cả ba khối 10, 11 và 12. Đây
là chương trình mới, nhằm trang bị cho học sinh đầy đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,
phát triển toàn diện cho người học ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội. Tuy nhiên để dạy đều cả bốn kỹ năng cho học sinh không phải là dễ vì nhiều em học
sinh vẫn còn quen với cách học cũ, chỉ chú trọng đọc viết ngữ pháp mà chưa rèn luyện
nhiều về nghe nói, đặc biệt là kĩ năng nói. Nhiều em học sinh học hết 12 năm học không
thể nói về những chủ đề thân thuộc nhất như giới thiệu về gia đình, nghề nghiệp tương lai,
giấc mơ, sở thích của mình. Nguyên nhân của tình trạng rất đáng báo động trên một phần
là do công tác đánh giá học sinh vẫn dựa trên các kì thi với những bài kiểm tra về đọc, nghe
và viết. Các bài kiểm tra riêng về nói hầu như là không có hoặc có rất ít nên cả giáo viên
và học sinh còn chưa chú trọng vào việc rèn luyện kĩ năng này. Tại trường THPT Mỹ Lộc,
3
nhiều học sinh cũng vẫn chỉ học từ vựng và ngữ pháp, số lượng các bạn chú trọng phát
triển kĩ năng nghe nói không nhiều. Ngoài ra, phần đông học sinh của trường đến từ vùng
nông thông nên chưa có điều kiện tiếp cận với những khóa học trực tiếp hay trực tuyến với
người bản xứ. Ở trường THPT Mỹ Lộc học sinh có cơ hội được học và tiếp xúc với người
bản xứ duy nhất qua học Tiếng Anh với người nước ngoài. Trong thời lượng 45 phút và
lớp học khá đông thì nhiều bạn học sinh vẫn còn e dè và chưa có cơ hội cải thiện khả năng
nói Tiếng Anh nhiều. Ngoài ra, cũng có một bộ phận học sinh có điều kiện được tiếp xúc
và học trong các trung tâm tuy nhiên số lượng rất ít. Ngày nay khi xã hội càng phát triển
và hội nhập sâu rộng hơn thì nhu cầu sử dụng Tiếng Anh càng cao. Bạn sẽ làm gì khi bạn
chỉ biết viết hay biết ý nghĩa nội dung mà không thể nói để truyền tải thông điệp. Với tư
cách là một giáo viên Tiếng Anh đứng trước thực trạng này tôi thấy mình cần phải làm gì
đó để giúp cho các bạn học sinh trường tôi và nếu có cơ hội sẽ giúp thêm các bạn học sinh
của trường khác. Và tôi đã có cơ hội gặp và tiếp xúc với cô Phạm Quỳnh Giao – giảng viên
trường đại học Y – David Geffen ở UCLA và một bạn cựu học sinh trường THPT Mỹ Lộc
– Lê Phan – kĩ sư phần mềm ở SUSE. Là hai người đang sinh sống trên một đất nước phát
triển, sử dụng rất nhiều các thiết bị số, tham gia những lớp học, khóa học xuyên biên giới
thì cô Quỳnh và bạn Phan rất muốn tổ chức ra các lớp học ảo để học xuyên biên giới để
giúp đỡ các bạn học sinh Mỹ Lộc nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì lí do đó chúng
tôi đã cùng nhau lên kế hoạch tổ chức để giúp các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam có cơ
hội giao lưu học hỏi, tự tin hơn cải thiện dần khả năng nói Tiếng Anh.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Lớp học ảo
Một lớp học ảo là một môi trường dạy và học nơi người tham gia có thể tương tác,
giao tiếp, xem và thảo luận về các bài thuyết trình, và tham gia với tài nguyên học tập trong
khi làm việc theo nhóm, tất cả trong một môi trường trực tuyến. Môi trường thường là
thông qua một ứng dụng hội nghị truyền hình cho phép nhiều người dùng được kết nối
cùng lúc thông qua Internet, cho phép người dùng từ hầu như bất cứ nơi nào để tham gia.
Một lớp học ảo cho phép học sinh tiếp cận với các giáo viên chất lượng ở bất kỳ đâu miễn
là cả hai đều có kết nối internet đáng tin cậy. Điều này có thể phá vỡ hầu hết các rào cản
phổ biến đối với việc học đồng bộ: chi phí, khoảng cách và thời gian.
• Khả năng hội nghị truyền hình (để giáo viên và học sinh có thể nhìn thấy nhau)
4
• Hội nghị âm thanh (để những người tham gia có thể nghe thấy nhau)
• Trò chuyện văn bản trong thời gian thực
• Bảng trắng trực tuyến tương tác (để người dùng có thể tương tác trên cùng một trang
trực tuyến).
• Thư viện tài liệu học tập (cần thiết để cung cấp các bài học có cấu trúc hơn)
• Các công cụ và điều khiển dành cho giáo viên (giống như trong một lớp học vật lý)
2.1.2. Học xuyên biên giới
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển bùng nổ của mạng và các công nghệ mới
thì việc cộng tác học online ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Theo Lindsay (2016), học
xuyên biên giới, hợp tác toàn cầu đề cập đến việc những nhà giáo dục, học sinh, lớp học,
trường học và các môi trường giáo dục khác ở các nơi phân tán sử dụng công nghệ để học,
làm việc với nhau trao đổi vì mục tiêu chung cụ thể nào đó cùng nhau tạo ra những kiến
thức mới, tăng sự hiểu biết về văn hóa, tư duy phê phán, phản biện, năng lực cá nhân và
năng lực xã hội. Không còn giới hạn trong không gian của lớp học truyền thống, người học
có thể sử dụng các phần mềm như Zoom, Google Meet, Skype…tham gia các vào việc học
xuyên biên giới này.
2.2. Tổ chức lớp học
Để hình thành lớp học và triển khai các hoạt động lớp học, chúng tôi trong ban cố
vấn gồm có ba thành viên: Cô Phạm Quỳnh Giao – giảng viên trường đại học Y – David
Geffen ở UCLA, cựu học sinh trường THPT Mỹ Lộc – Lê Phan – kĩ sư phần mềm ở SUSE
và tôi Trần Thị Yến – giáo viên trường THPT Mỹ Lộc đã họp bàn và lên kế hoạch triển
khai lớp học qua Zoom. Dưới đây là nội dung chi tiết các công việc chúng tôi triển khai để
hình thành lớp học:
2.2.1. Mục đích chung
– Tạo không khí và môi trường giao lưu giao tiếp tiếng Anh cho học sinh Việt Nam
với học sinh, sinh viên Mỹ.
– Nâng cao khả năng nghe nói cho học sinh, tăng cường giao tiếp tự tin cho học sinh
– Hình thành phát triển cho học sinh năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo,
năng lực hợp tác và năng lực sử dụng công nghệ thông tin
– Bồi đắp thêm tình yêu sự say mê với tiếng Anh
2.2.2. Phân công công việc
5

SttNội dungNgười phụ trách
1Tuyển các bạn tình nguyện viên bên
Mỹ và quản lý
Cô Quỳnh Giao
2Thiết kế websiteLê Phan
3Tuyển học sinh bên Việt Nam và quản
lý các vấn đề chung bên Việt Nam
Trần Yến
4Gửi mail và thông báo lịch học nội
dung học
Vanessa Tran, Michael
Truong, Spencer Tran,
Calvin Nguyen

Ban cố vấn
6
Ban giám đốc điều hành
Một số các bạn học sinh Mỹ tham gia chương trình
2.2.3. Kinh phí hoạt động
Kêu gọi ủng hộ từ các hoạt động của các bạn sinh viên và các nhà hảo tâm bên Mỹ.
2.2.4. Thời gian học
7
Do có sự điều chỉnh giờ bên Mỹ vào mùa hè và mùa đông nên thời gian học của chương
trình có sự khác biệt giữa mùa đông và mùa hè:
– 10h30 – 11h30 sáng – mùa hè
– 11h – 12h sáng – mùa đông
2.2.5. Tuyển học sinh
Để tuyển được các bạn học sinh tham gia vào chương trình, ban tổ chức chương trình
đã truyền thông theo một số cách sau:
– Thứ nhất, là thành viên trong ban tổ chức chịu trách nhiệm tuyển quản lý các bạn
học sinh bên Việt Nam, tôi đã trực tiếp nhờ nhà trường tuyên truyền trước trường
và gửi link google forms cho các bạn học sinh đăng kí.
– Thứ hai, nhờ sự phát triển bùng nổ của công nghệ số mà tôi có thể sự dụng các ứng
dụng của công nghệ số để tuyên truyền và lan toả cho các bạn học sinh ở một số
tỉnh như Ninh Bình, Phú Thọ hay một số huyện quanh tỉnh. Tôi đã đăng bài trên
facebook để giới thiệu về chương trình gửi link google forms cho các bạn học sinh
8
đăng kí. Và ngoài ra chúng tôi cũng có trang web riêng để tải nội dung học cũng
như giới thiệu về chương trình.
– Thứ ba, chương trình cũng có sự giới thiệu của chính các bạn học sinh đã tham gia
từ chương trình chính các bạn học sinh đã chia sẻ và giới thiệu về chương trình cho
các bạn của mình.
2.2.6. Sắp xếp học sinh vào phòng học.
Sau khi các bạn học sinh đăng kí qua google forms, chúng tôi sẽ tổng hợp và dựa
vào phiếu để xếp học sinh tham gia vào các phòng nhỏ theo khả năng để các bạn kém hơn
không bị tự ti hay không dám nói nếu cùng phòng với bạn giỏi hơn quá nhiều. Trong phiếu
đăng kí của chúng tôi, chúng tôi có để mục các bạn tự đánh giá về khả năng ngoại ngữ của
mình. Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham gia rồi tự đánh giá và trình bày nguyện vọng
nếu muốn chuyển phòng khác.
9
2.2.7. Quyền lợi khi tham gia vào các lớp học trực tuyến
– Học sinh từng bước hình thành và nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi
trường số. Học sinh sử dụng thành thạo các chứng năng của phòng họp trực tuyến để
hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập.
– Được đảm bảo an toàn kỹ thuật số cho các học viên khi tham gia, có duyệt vào phòng,
chỉ có người chủ trì, hoặc đồng chủ trì mới có quyền quay nên học sinh không sợ bị
chia sẻ thông tin, hình ảnh cá nhân khi chưa được cho phép. Đảm bảo dữ liệu cá nhân,
quyền riêng tư, bảo vệ thể chất tâm lý cho các học sinh tham gia.
– Học sinh có thêm những hiểu biết, thêm tự tin và hoàn thiện hơn khả năng giao tiếp của
mình.
2.2.8. Yêu cầu và hình thức tổ chức dạy học trực tuyến qua Zoom
– Dựa vào tính năng của lớp học trực tuyến trên Zoom: từ phòng lớn có thẻ chia thành
các phòng nhỏ (3-4 học sinh người Mỹ và Việt Nam), để chia học sinh về các nhóm có
sự phù hợp về trình độ, lứa tuổi chủ để
– GV và cộng tác viên theo dõi và tương tác với các phòng nhỏ, kịp thời xử lý các vấn đề
phát sinh để đảm bảo an ninh, an toàn số cho học viên; đồng thời để ra các nguyên tắc
khi tham gia các lớp học trực tuyến:
+ Thực hiện buổi học theo đúng chủ đề đã đề ra
+ Không có hành vi xâm phạm đời tư của học viên tham gia học tập. Không chụp ảnh
màn hình và chia sẻ hình ảnh cá nhân của học sinh, ban cố vấn hay bất kì ai trong chương
trình lên các trang mạng xã hội mà chưa được cho phép của cá nhân đó.
+ Phải bật cam và mic trong suốt quá trình học
+ Không ăn hay làm việc riêng trong quá trình học
10
+ Khi có việc cần rời phòng học phải thông báo lại cho các bạn học sinh Mỹ hoặc ban
cố vấn ở phòng họp chính.
2.3. Nội dung học
Chủ yếu là các hoạt động thảo luận để học sinh có thể trao đổi kiến thức và kinh nghiệm
với nhau. Đan xen vào đó sau một khoảng thời gian chúng tôi cũng tổ chức các cuộc thi và
có những phần thưởng hấp dẫn để động viên khích lệ sự hăng say đam mê của các em học
sinh.
2.3.1. Hoạt động hàng tuần
Mục tiêu:
Hàng tuần để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh chúng tôi sẽ chọn chủ đề và triển
khai cho học sinh. Học sinh Mỹ và Việt Nam cùng nhau chia sẻ những kiến thức, thảo luận
và trao đổi chia sẻ với nhau những điều bổ ích.
Kế hoạch hoạt động:
Chúng tôi sẽ gửi mail hàng tuần những gợi ý cho học sinh chuẩn bị trước hoặc đăng
lên trang web của chương trình. Qua hơn 1 năm tổ chức thì chúng tôi đã triển khai được
những nội dung sau với học sinh. Ban đầu chúng tôi tổ chức thảo luận các chủ điểm đã
được chọn lọc trong chương trình 10, 11 của học sinh Việt Nam như generation gap, sports
and music, celebrations and holidays in Vietnam and in the USA, global warming,
relationship, staying healthy, technology. Dưới đây là các chủ đề mà chúng tôi đã triển
khai được:

STTChủ đềNgày thảo luận
1Introductions30/01/2021
2Tet06/02/2021
3Sports and music20/02/2021
4Gender equality and Generation gap13/03/2021
5Becoming independent20/03/2021
6Relationships27/03/2021
7Healthy living03/04/2021
8Technology10/04/2021
9Problem solving/ Simulating situations at the airport17/04/2021
10Food24/04/2021

11

11Violence01/05/2021
12Dream08/05/2021
13Covid-1915/05/2021
14Sports, Fitness, Nutrition22/05/2021
15Teach me29/05/2021
16Study methods05/06/2021
17Stories12/06/2021
18Childhood and Family19/06/2021
19Fashion26/06/2021
20Social Norms and Customs10/07/2021
21Crime17/07/2021
22Games24/07/2021
23Words of expression04/09/2021
24Fitness and Musculoskeletal injuries11/09/2021
25Famous people2/10/2021
26Holidays and festivals9/10/2021
27Teen’s stress and pressure16/10/2021
28Animals23/10/2021
29Halloween30/10/2021
30Future plans6/11/2021
31Online learning13/11/2021
32Thanksgiving20/11/2021
33Friendship4/12/2021
34Beauty standard11/12/2021
35Goals for the New Year8/1/2022
36Marriage15/1/2022
37Pets22/1/2022
38Valentine’s Day12/2/2022

Trong thời gian gần đây, ban tổ chức của chương trình được biết học sinh Việt Nam
giờ đang chuẩn bị và thi ielts khá nhiều nên chúng tôi mong muốn sẽ chung tay cùng các
bạn học sinh chuẩn bị thật tốt cho bài thi nói trong ielts. Trong thời gian tới hàng tuần
12
chúng tôi sẽ bám sát vào dạng bài thi ielts để hỗ trợ ôn luyện cùng các bạn học sinh Việt
Nam chuẩn bị cho kì thi ielts. Dưới đây là 1 số chủ đề chúng tôi đã triển khai:

STTChủ đềNgày thảo luận
1Personal questions in ielts17/07/2022
2Transportation23/07/2022
3Music30/7/2022
4Movies6/08/2022
5Tardiness14/08/2022
6Housework21/8/2022
7Clothes28/8/2022
8Newspapers and magazines4/9/2022
9Sports18/9/2022

Một số hình ảnh của các buổi học
Phòng chia theo nhóm và có điểm danh mỗi buổi để thưởng chuyên cần
13
Giới thiệu về trước mỗi buổi thảo luận
Đánh giá hoạt động:
14
Tôi đã tiến hành khảo sát trong các bạn học sinh và đa phần học sinh thích hoạt
động thảo luận vì các chủ đề thảo luận khá đa dạng và hữu ích giúp các bạn có thêm
những kiến thức mới hay và bổ ích.
2.3.2. Hoạt động theo quý (Các cuộc thi)
Mục tiêu:
Sau một thời gian. chúng tôi có tổ chức các trò chơi như vòng đua câu đố, thi thuyết
trình để tạo sự mới mẻ hứng thú cho các học sinh tham gia. Thay vì tuần nào cũng thảo
luận các chủ đề chúng tôi muốn đan xen có các cuộc thi hoạt động để học sinh thử sức
mình, học them những điều mới, tạo không khí vui tươi, gắn kết với chương trình.
Kế hoạch hoạt động:
– Vòng thi câu đố (Jeopardy Competition)
Hai đội sẽ thi trả lời câu hỏi để loại và vào vòng trong. Lần đầu tiên sẽ ngẫu nhiên
chọn 1 đội lựa chọn câu hỏi. Mỗi câu hỏi có số điểm tương ứng và người dẫn sẽ đọc câu
hỏi. Sau khi đọc xong hai đội mới được giơ tay trả lời, ai giơ tay trước phạm luật đội còn
lại sẽ được quyền trả lời. Bấm phím chức năng trong Zoom để giơ tay. Trả lời đúng nhận
số điểm tương ứng trả lời sai bị trừ điểm. Cuối cùng ai có nhiều điểm nhất sẽ thắng và vào
vòng trong. Sau các vòng loại bán kết và chung kết sẽ tìm ra đội thắng chung cuộc. Chúng
tôi có tất cả 8 đội chơi như sau:

Đội chơiThành viên
1Angela Tran
Emma
Trần Thị Phương Linh

15

Trần Hoàng Linh
Trần Quang Huy
2Vanessa
Viviana
Nguyễn Thảo Chi
Vũ Đăng Hưng
3Calvin Nguyen
Anthony
Đào Thị Thu Trang
Trần Phúc An
Ngô Trần Nhật Minh
Lê Thị Hồng Nhật
4Chloe
Marco
Nguyễn Tất Đạt
Nguyễn Trần Tú Linh
Nguyễn Quỳnh Anh
6Shannon
CJ
Trần Châu Anh
Nguyễn Thị Hồng Nhung
7Spencer
Scott
Anthony
Laura
Đinh Mai Anh
Trần Thị Thu Phương
Trần Việt Nhật
Mai Phương Linh
8Jackie
Nicolas
Charles

16

Nguyễn Thọ Anh
Phùng Kiều Hà Phương
Trần Thị Minh Ngọc
Bùi Tuấn Anh
9Joeffrry
Krystal
Nguyễn Nhật Quang
Nguyễn Thị Quỳnh Lê
Nguyễn Bảo Trang
Nguyễn Phạm Như Quỳnh

Cuộc đua câu đố
17
Kết quả cuộc thi vòng đua câu đố
Chứng chỉ của cuộc thi
– Cuộc thi thuyết trình
18
Học sinh sẽ tự chọn một chủ đề thuyết trình dưới 10 phút và chuẩn bị với sự góp ý hỗ
trợ của các bạn học sinh sinh viên Mỹ. Học sinh có thể chọn quay video thuyết trình và
nộp lại cho ban tổ chức hoặc thuyết trình trực tiếp sau đó các bạn học sinh Mỹ cùng phòng
sẽ mượn quyền làm chủ trong zoom để ghi lại phần thuyết trình để gửi ban giám khảo đánh
giá và chọn ra 6 bài xuất sắc nhất. Trong cuộc thi này chúng tôi chia học sinh thành 2 trình
độ – giỏi và khá để các bạn thi với nhau cho đỡ bị lệch về trình độ và để các bạn học sinh
đỡ mất tự tin khi thi với nhau. Dưới đây là các bài thuyết trình mà học sinh đã đăng kí và
trình bày:

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay