SKKN Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường dạy học phần Cơ học Vật lý 10
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm 2021, Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề “Hướng tới thập kỉ phục hồi hệ
sinh thái 2021-2030” của Ngày Môi trường Thế giới ngày 5 tháng 6 hằng năm nhằm
tập hợp sự đoàn kết của các quốc gia cùng nhau tham gia bảo vệ và hồi sinh các hệ
sinh thái trên thế giới, hướng tới những lợi ích của con người và thiên nhiên. Cùng
chung “nỗi lo” với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với
tình trạng suy giảm và suy thoái đa dạng sinh học. Thực tế, đang cho thấy chúng ta
phải chịu hậu quả vô cùng nặng nề khi mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái. Biển hiện
cụ thể nhất là dịch bệnh Covid-19, cũng là một trong những biểu hiện của sự mất đi
cân bằng sinh thái. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa
cuộc sống loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường đnag là vấn đề sống còn của
nhân loại và của mỗi quốc gia. Do đó, mỗi quốc gia, các nhà chuyên gia, nhà khoa
học, nhà quản lí… cần phải phân tích và đưa ra chủ trương kế hoạch dài hạn; cùng đó
là sự nhận thức rõ ràng về vấn đề mỗi trường của mỗi cá nhân để đảm bảo “Bảo tồn
để phát triển – Phát triển dựa vào bảo tồn”.
Ở cấp Trung học phổ thông hiện nay, nội dung giáo dục môi trường được coi là
nội dung chính thống, có hệ thống, có chất lượng với các mục tiêu sau:
- Những hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường như : Tính phức tạp, quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên,quan hệ chặt chẽ
giữa môi trường và phát triển,…. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một
nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia
và quốc tế,… Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường,
xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, giá trị nhân cách,… - Trang bị tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa
chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài
6
nguyên thiên nhiên và tham gia một cách có hiệu quả việc giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể nơi sinh sống và học tập.
Mỗi môn học có vị trí khác nhau để thực hiện giáo dục giáo dục môi trường.
Môn Vật lí, mặc dù không có các chủ đề nghiên cứu riêng về sinh thái, song đều có
thể tìm được cơ hội đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nội dung bài học. Điều quan
trọng giáo viên phải được chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trường, hiểu sâu kiến
thức bộ môn. Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học này giúp chúng
ta có cái nhìn chân thật hơn về môi trường sống đang bị huỷ hoại nặng nề. Từ đó, giáo
dục học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hơn thế, học sinh được tìm
hiểu sâu hơn các kiến thức vật lí tạo ra cho các em niềm yêu thích, hứng thú với môn
học, tự mình sáng tạo đề ra những giải pháp bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu.
Với các lí do trên, tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
giảng dạy Vật lí là rất cần thiết và cấp bách. Nó nhằm trang bị cho học sinh một hệ
thống kiến thức đầy đủ, có kĩ năng bảo vệ môi trường để các em trở thành lứa măng
non bảo vệ môi trường sống của ngôi nhà chung – Trái đất. Tôi quyết định chọn sáng
kiến “Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường dạy học phần cơ học vật lí
10” để nghiên cứu và thực nghiệm.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lí ở trường THPT
trước khi áp dụng sáng kiến:
Với mạng lưới phân bố rộng khắp mọi miền đất nước, nhà trường phổ thông có
một vai trò đặc biệt quan trong trong công tác giáo dục môi trường và bảo vệ môi
trường. Chính vì thế, trong những năm gần đây, ở trường THPT Trần Hưng Đạo, việc
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh được đánh giá lại và đã được quan tâm đúng
mức. Các nội dung giáo dục môi trường đã được lồng ghép vào quá trình giảng dạy
vào môn học. Tuy nhiên hoạt động lồng ghép này đối với bộ môn Vật lí lớp 10 chưa
được dầy đủ và thường xuyên. Vì vậy hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường trong học
sinh chưa cao, các em chưa thực sự có ý thức trong việc bảo vệ môi trường trong cuộc
sống hàng ngày của các em.
7
Vậy nguyên nhân nào khiến việc lồng ghép kiến thức về môi trường vào bài
trong môn Vật lí 10 còn hạn chế. Qua điều tra tìm hiểu tại trường Trung học phổ
thông Trần Hưng Đạo tôi thấy có một số nguyên nhân sau:
- Thời lượng cho 1 tiết học không dài;
- Thực tế địa phương;
- Tư tưởng cố thủ của học sinh về việc tiếp thu kiến thức nền, không đổi mới
sáng tạo, chưa chịu tìm tòi; - Một số giáo viên còn chưa chịu thay đổi, chưa có nhiều hoạt động mới trong
tiết dạy nên không gây được hứng thú với môn học cho học sinh; - Trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chương trình
Vật li đã điều chỉnh theo hướng tinh giản khối lượng kiến thức và thời gian trên lớp
dẫn đến cả giáo viên và học sinh đều không có cơ hội phát triển nội dung bài học để
thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Giải pháp 1. Nắm vững các khái niệm, quan điểm và các nguyên tắc dạy học
giáo dục tích hợp trong giờ dạy học Vật lí.
1.1. Khái niệm giáo dục môi trường.
Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường do IUCN/UNESCO tổ chức tại
Nevada (Mỹ). 1940. Các quốc gia tham dự Hội nghị đã thống nhất khái niệm:
“Giáo dục môi trường là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây
dựng những kĩ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương
quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lí xung quanh, giáo dục môi
trường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để đưa ra quyết định và tự hình thành quy
tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường”.
Đến năm 2000, Janathon Wigley đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường là một
quá trình phát triển những tình huống dạy/ học hiệu quả giúp người dạy và học tham
gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có
trách nhiệm và được thông tin đầy đủ”.
Điều quan trọng nhất là trong các định nghĩa khác nhau này đều có các điểm cơ
bản chung sau:
8
- Giáo dục môi trường là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở
nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những
phương thức khác nhau. - giáo dục môi trường nhằm thay đổi hành vi.
- giáo dục môi trường liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về
cách sống. - Trong giáo dục môi trường, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành
động làm cơ sở.
1.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục môi trường.
Đối với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ta quan tâm đến các vấn đề đáng
chú ý hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lí. Đó là tài nguyên rừng bị
suy giảm, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái và ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm
ánh sáng, sản xuất và sử dụng điện dưới góc độ bảo vệ môi trường, ô nhiễm phóng
xạ,… Dưới góc độ khoa học vật lí, có thể nêu lên các quá trình vật lí như: - Tài nguyên rừng suy giảm do nạn chặt phá rừng trái phép, đốn cây dài hạn
trồng cây ngắn hạn,.. hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng,
động năng dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất - Ô nhiễm nước do chất thải qua các quá trình xử lí không đúng cách,thải trực
tiếp ra nước sông ngòi - Môi trường đất ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các
chất thải không qua xử lí, các chất độc tồn tại sau chiến tranh, sạt lở, xói mòn, mặn
hoá và phèn hoá,… - Thiếu thốn không khí sạch: suy giảm tầng ozon, chất phóng xạ
- Ô nhiễm tiếng ồn: do tập hợp những âm thanh có tần số và chu kỳ khác nhau
gây chói tai, nhức đầu nguy hại sức khoẻ con người - Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây ức chế trực tiếp tổn hại cho con người và
sinh vật. - Sản xuất điện sử dụng bằng nguyên liệu gây hại môi trường tự nhiên, sử dụng
lãng phí điện năng.
9
Các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên: bảo vệ rừng (chống sói mòn
đất, hạn chế khí nhà kính…), các biện pháp bảo vệ nước trong tự nhiên, phủ xanh đất
chống đồi trọc, giảm sử dụng phương tiện cá nhân, sử dụng tiết kiện điện năng,…
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính
quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị
tạo điểu kiện cho họ tham gia và phát triển một xã hội vền bững về sinh thái
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm giúp học sinh vận đụng những kiến
thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững
cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm việc học tập cách sử dụng công
nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói,
tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên.
Hơn nữa, nó còn bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam
kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vẫn đề môi
trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Giáo dục môi trường giúp cho mọi người: - Hiểu bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo.
- Nhân thức được ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như mối quan hệ mật thiết giữa
chất lượng môi trường với sự tồn tại và phát triển của con người. - Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực, có những
hành vi đối xử “thân thiện” hơn với môi trường.
Hành động cụ thể:
Hình 1. Ba mục tiêu của giáo dục môi trường
1.3. Nguyên tắc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. - Khi thực hiện tích hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài
học vật lí, cần tuân theo các quy tắc sau:
Hiểu biết về môi trường
-Vấn đề - Nguyên nhân
- Hậu quả
Khả năng hành
động - Kiến thức
- Kỹ năng
- Dự báo các tác động
Thái độ đúng đắn với
môi trường - Nhận thức
- Thái độ
- Ứng xử
10 - Xác định mục tiêu tích hợp: lựa chọn chính xác nội dung kiến thức tích
hợp, sắp xếp hợp lý vị trí tích hợp cùng kỹ năng học tập nhằm đạt được mục tiêu kiến
thức vật lí và giáo dục bảo vệ môi trường - Đảm bảo sự phù hợp: Có sự thể hiện hợp lí giữa nội dung giáo dục và
phương pháp tiến hành, nội dung giáo giục phù hợp thực tế xã hội, tương đồng giữa
mức độ kiến thức và trình độ học sinh, an toàn giưac khối lượng nội dung và thời
lượng học tập. - Đảm bảo tính khoa học, thức thời: Các kiến thức được lựa chọn tích hợp
vào nội dung bài học phải đáp ứng tính cáp thiết, thời sự của thời đại, phản ánh đúng
bản chất sự việc, sự vật, phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Đảm bảo tính khả thi: Học sinh có đủ trình độ, thời gian, điều kiện thực
tế, phương tiện dạy học; giáo viên thì phải đáp ứng đủ điều kiện dạy học, kiến thức, kĩ
năng để tổ chức, hướng dẫn, định hướng việc học tập của học sinh. - Đảm bảo tính ứng dụng: Với kiến thức giáo viên lựa chọn tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường học sinh có thể nhận thức được và vận dụng, cao hơn và vận
dụng giải quyết các tình huống trong thực tế hằng ngày. - Quy trình tổ chức dạy học tích hợp:
Bảng 2: Quy trình tổ chức dạy hoc tích hợp
- Chọn chủ đề
- Xác định kiến thức
cần thiết để giải quyết
vấn đề - Xác định vấn đề cần
giải quyết - Xác định mục tiêu
dạy học - Xây dựng nội dung
hoạt động dạy học - Tổ chức dạy học và
đánh giá
DẠY
HỌC
TÍCH
HỢP - Lập kế hoạch dạy học
11
Bước 1: Thông thường các chủ đề tích hợp sẽ được định hướng trong chương trình
học. Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên cần xác định chính xác đề tích hợp để phù hợp
với trình độ của học sinh, thực tế địa phương và thời cuộc.
Bước 2: Rà soát theo khung chương trình hiện có của phần Cơ học vật lí 10, các
chuẩn kiến thức, kĩ năng, chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung liên quan đến nhau
với vấn đề môi trường.
Tìm ra những nội dung liên quan đến vẫn đề thời sự của bảo vệ môi trường gắn
nội dung học với thực tiễn, phổ biến, tương đồng với vố
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: