dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Tích hợp rèn kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong dạy học Hóa học cấp THCS

SKKN Tích hợp rèn kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong dạy học Hóa học cấp THCS

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
BĐKH đã và đang diễn ra trên toàn cầu với sự tác động ngày càng lớn, đây là thách
thức to lớn mà con người phải đối mặt trong thế kỷ 21 và sự tác động lớn hay nhỏ của
nó tùy thuộc vào sự nhìn nhận, khả năng thích ứng và hành động cụ thể của con người.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, nguyên thủ
các quốc gia trên thế giới đã nhất trí kí vào bản thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn
cầu. Bản thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã được chính thức thông qua tại
Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc COP21 ở Paris (Pháp) lúc 17 giờ 30 giờ Paris,
tức 23 giờ 30 giờ Việt Nam ngày 12/12/2015. Đây là một thỏa thuận lịch sử vì lần đầu
tiên tất cả 196 bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí
hậu (UNFCCC) đã đi đến một thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải
khí carbon. Bản thoả thuận một phần mang tính ràng buộc pháp lý, một phần mang tính
tự nguyện. Mục tiêu quan trọng nhất của thỏa thuận này là giữ mức tăng nhiệt độ toàn
cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C, rồi tiếp đó cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,5 độ
C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của
BĐKH. Theo kịch bản về BĐKH do Bộ TN&MT xây dựng và công bố năm 2016, mực
nước biển dâng trung bình ở Việt Nam cao hơn so với toàn cầu, đến năm 2050 với kịch
bản nước biển dâng ở mức trung bình cao, toàn dải ven biển Việt Nam sẽ dâng cao 22
cm, đến năm 2100 là 56 cm. Khi mực nước biển dâng 100 cm có khoảng 38,9% diện
tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8% đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập úng, sẽ có 22
triệu người mất nhà và ¾ diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng ngập trong biển nước,
đây là vựa lúa lớn của cả nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với an ninh lương
thực của đất nước và khu vực. Trong những năm gần đây các hiện tượng thời tiết cực
đoan như mưa lớn bất thường, nhiệt độ trung bình tăng cao, hạn hán, xâm nhập mặn,
dịch bệnh ngày càng phức tạp đều có liên quan đến BĐKH và trong tương lai những ảnh
hưởng này được dự báo ngày càng nặng nề hơn nếu con người không có giải pháp để
thích ứng với BĐKH. Việt Nam chịu nhiều thiên tai liên quan đến BĐKH do vị trí địa
lý và địa hình, cũng như sự phát triển kinh tế và tăng dân số, đặc biệt tại vùng đồng bằng
2
và dọc bờ biển ngày càng dễ bị ảnh hưởng và chịu rủi ro vì những đột biến và căng thẳng
khí hậu ngày càng gia tăng.
Từ thực tế đó, vấn đề thích ứng với BĐKH đã trở thành mục tiêu thiên niên kỷ và
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và toàn xã hội. Trong những
năm qua Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình ứng phó
với BĐKH như Chiến lược quốc gia về BĐKH và giảm nhẹ thiên tai. Tại Việt Nam,
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày
2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2015 và phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó
với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 – 2015″. Nhằm định
hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với BĐKH tích hợp vào các môn
học: Vật lí, Hóa học…
3
Ngành giáo dục với sứ mệnh cao cả trong nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài,
đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với đội ngũ giáo
viên hùng hậu, với chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục đóng vai trò to lớn và
tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thích ứng với
BĐKH cho thế hệ trẻ.
Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày
một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra
những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Là một người giáo viên giảng
dạy môn Hoá học, tôi thấy trách nhiệm của mình là phải hình thành cho các em thấy
được tác hại của hoá chất đối với môi trường. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang
sinh sống và học tập. Hay nói cách khác môn Hoá học là bộ môn có nhiều khả năng để
tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào bài giảng. Do
vậy, chương trình và nội dung dạy học môn Hoá học chứa đựng nhiều nội dung liên
quan đến kĩ năng sống và có khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cao.
Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Hoá học là giao tiếp – hợp tác, tiếp
sau là kĩ năng nhận thức, bao gồm kĩ năng nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức,
ra quyết định,… Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn Hoá học không chỉ thể hiện
trong nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp dạy học của giáo viên.
Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình đặt ra với học sinh,
người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn
kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,… học sinh có cơ hội rèn luyện, thực
hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh
nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp một
phần nhỏ để bảo vệ môi trường được hiệu quả hơn. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Tích
hợp rèn kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong dạy học Hoá học cấp THCS”.
4
II. Mô tả giải pháp
1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do
biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự
báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như
trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở
thành thị và nông thôn. Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân
số, đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại
lớn sau thảm họa thiên tai, trong khi việc đô thị hóa đã làm tăng các khoảng cách của
các gia đình di cư bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Trẻ em đặc biệt bị ảnh
hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này.
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề trọng tâm của toàn nhân loại, khi mà
cả thế giới đang đứng trước nhiều nguy cơ hủy diệt như sóng thần, động đất, núi lửa,
hạn hán, bão tố, lũ lụt … hay sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường, thiếu cây
xanh, dịch bệnh gia tăng … Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ
hiện nay, sự phát triển của Việt Nam hoàn toàn không nằm ngoài tác động của những
vấn đề mà nhân loại đang từng ngày từng giờ phải đối mặt như biến đổi khí hậu. Nhận
thức và hành động đối với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng được
đặt ra một cách bức thiết đối với mọi tầng lớp dân cư nhằm hướng đến xây dựng và phát
triển môi trường bền vững, đảm bảo sự sống của mọi loài sinh học trong đó có con
người.
Học sinh THCS sẽ là thế hệ tri thức trẻ của mỗi quốc gia, dân tộc; là lực lượng
chính trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật vào cuộc sống nhằm cải thiện, nâng cao mức sống của cá nhân, gia đình và xã hội;
là đội ngũ đã có sự chín muồi về tri thức, nhận thức, có đủ khả năng để hành động trước
các tình huống xảy ra trong đời sống xã hội một cách khoa học, hợp pháp nhất và là lực
lượng lao động trẻ có khả năng thích ứng, ứng phó cao trước các tình huống phức tạp
diễn ra xung quanh cuộc sống của họ. Vì vậy, đối với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay,
giáo dục học sinh để trở thành những người có nhận thức sâu sắc và hành động mạnh
mẽ nhất.
5
Hình 1. Trái Đất – cái nôi của sự sống.
Là một trường nằm ở phía đông nam của tỉnh Nam Định, tuy chưa chịu ảnh hưởng
nhiều từ biến đổi khí hậu như sự nóng lên của trái đất, ngập lụt do nhiều nguyên nhân
như ô nhiễm môi trường do bụi công nghiệp, bụi của các phương tiện giao thông, vấn
đề rác thải, cây xanh ….. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT Nam Định, Phòng GD-
ĐT Nghĩa Hưng, trường THCS Nghĩa Hưng cũng đã có nhiều hành động để ứng phó
với vấn đề biến đổi khí hậu như tuyên truyền, giáo dục lồng ghép trong các môn học,
đặc biệt là môn Hoá học, Sinh học và Địa lí… Từ đó giáo dục cho các em những kĩ năng
sống được trang bị thích ứng với các điều kiện khác nhau của cuộc sống.
Một cuộc khảo sát với 352 học sinh của trường đã được tôi thực hiện. Kết quả
cho thấy: phần lớn học sinh đều nhận thấy các biểu hiện của biến đổi khí hậu xung quanh
cuộc sống của mình. Những dấu hiệu ban đầu theo nhận định của học sinh để biết về
vấn đề biến đổi khí hậu được xác định như sau: học sinh biết đến biến đổi khí hậu chiếm
tỷ lệ cao nhất là thông qua việc xem ti vi, nghe đài (44,6%); tiếp đến là thông qua việc
đọc sách báo (13,6%); nhận thức qua các môn học của bản thân (10,2%); nhận biết thông
qua cộng đồng (9,4%) và một số các dấu hiệu khác (5,1%) như tuyên truyền viên giới
thiệu, thông qua mạng xã hội, thông qua người thân, nhà thờ, nhà chùa,… Nhưng con
số đáng buồn nhất đó là các em chưa có nhận thức hoặc hiểu biết về BĐKH còn chiếm
tỉ lệ khá cao (17,9%) (Hình 2)
6
Hình 2. Nguồn nhận biết về biến đổi khí hậu
Điều này đã chứng minh rằng, học sinh THCS tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng giống
như các thành phần xã hội khác, các em cũng rất quan tâm đến môi trường sống của
chính mình, bởi biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng và tác động sâu sắc lên đời sống
của mỗi chúng ta. Rõ ràng, lối sống ấy thể hiện khả năng và trách nhiệm của mỗi cá
nhân với cộng đồng, xã hội và thế giới quan bên ngoài của các em.
Tôi tiếp tục nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu,
kết quả ghi nhận được như sau: có tới 48% học sinh được khảo sát trả lời là do ô nhiễm
môi trường, 9 % là do ô tô, xe máy; 15% là do sử dụng thước trừ sâu, phân bón hoá
học; 7% trả lời là do “tự nhiên”, 21% là khó trả lời; và một số nguyên nhân khác (thiếu
ý thức cộng đồng, xả rác thải…) (Hình 3). Các nguyên nhân đó được các em cảm nhận
qua tình hình biến đổi khí hậu thông qua một số chỉ báo cụ thể đó là: “mưa nắng thất
thường”; tiếp đó là các em nhận biết thông qua dấu hiệu “Ngập nước nhiều hơn, lũ lụt
nhiều hơn”, “ mưa nhiều hơn”, do “trời nóng hơn”, “rét hơn”… phần lớn các em đền
thấy khí hậu biến đổi ngày càng phức tạp theo chiều hướng tiêu cực.
Xem tivi
44,6%
Đọc sách báo
13,6%
Nhận thức của
bản thân
10,2%
Cộng đồng
9,4%
Khác
5,1%
Chưa hiểu về
BĐKH
17,9%
7
Hình 3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội qua các
thế hệ, giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, kỹ năng, hình thành văn hóa, đạo đức
và đóng góp trí lực giúp xã hội bảo toàn và phát triển nền văn hóa. Giáo dục cung cấp
cho con người hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo, kỹ
năng hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ học vấn, phát triển năng lực của mỗi cá nhân
và hình thành lối sống văn hóa. Qua giáo dục con người tham gia một cách có ý thức
trong công cuộc xây dựng và phát triển cộng đồng, là nhân tố tích cực phát triển xã hội
đi đôi với BVMT sống. Phát triển giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước xem là quốc
sách hàng đầu được thể hiện trong chiến lược phát triển đất nước qua nhiều thời kì.
Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục được phát triển rộng khắp đất nước từ cơ sở giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học với nhiều loại hình đa dạng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, năm học 2019 – 2020 cả nước có 5,5 triệu trẻ mầm non, 17 triệu học sinh bậc phổ
thông và 1,5 triệu sinh viên chính quy. Tổng số giáo viên, giảng viên khoảng 1,2 triệu
người và đội ngũ cán bộ quản lý 154 nghìn người. Đây là lực lượng đông đảo chiếm gần
28% dân số cả nước và đây sẽ là đội ngũ tuyên truyền viên hoạt động rộng khắp, có hiệu
quả góp phần tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng khắp các vùng miền tổ quốc về vấn
đề môi trường nóng bỏng này một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các cơ
Ô nhiễm môi
trường
48,29%
Thuốc trừ sâu,
phân bón HH
15,05%
Ô tô, xe máy
10,79%
Do “tự nhiên”
7,1%
Khó trả lời
18,77%
8
sở giáo dục của Việt Nam là nơi có điều kiện để thực hiện các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về thích ứng với BĐKH và Chiến lược quốc gia về BĐKH.
Hình 4. Việt Nam là một trong các quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu rất lớn.
Hoạt động giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về BĐKH
trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động này được thực hiện
thông qua các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, sự kiện có liên quan. Các hoạt
động tuyên truyền, vận động liên quan đến tăng cường thích ứng với BĐKH đã được
triển khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong chương trình giáo dục Việt Nam đã từng bước đề cập đến vấn đề BĐKH,
hậu quả của BĐKH, tuy nhiên chưa tập trung đến đào tạo kỹ năng thích ứng với BĐKH.
Việc khai thác các nội dung này chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng lực nhận thức
của học sinh, sinh viên, trong khi đó việc hình thành kỹ năng tham gia BVMT, kỹ năng
thích ứng trong điều kiện khí hậu thay đổi, thái độ hành vi ứng xử thân thiện với môi
trường chưa đạt như mong muốn. Ở các trường phổ thông, chưa hình thành môn học
riêng, chưa có tài liệu giảng dạy riêng, do đó chưa được chú trọng và đầu tư một cách
đầy đủ về cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên chuyên sâu. Việc lồng ghép một số nội dung
môn học chưa mang tính logic, thậm chí quá tải, do đó việc dạy và học khó đạt hiệu quả
như mong muốn. Vì vậy, cần nghiên cứu phương thức và nội dung triển khai giáo dục
về thích ứng với BĐKH đối với từng bậc học phù hợp là vấn đề rất cần thiết và cấp thiết.
9
Thực trạng giáo dục lồng ghép kĩ năng sống trong trường THCS hiện nay:
Trong trường phổ thông, việc giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh (HS)
được thể hiện ở nhiều mặt, từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khóa đến các hình
thức giáo dục khác.
Giáo dục KNS cho HS không phải là mới, song nội dung nào được đưa vào giáo
dục trong nhà trường và giáo dục như thế nào để mang lại hiệu quả lại đang là vấn đề
cần quan tâm.
Hiện nay, việc thiếu KNS, thiếu tự tin, tự lập và lối sống khép kín với thực tại, đắm
chìm trong “thế giới ảo” của game đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của một
bộ phận thanh, thiếu niên khiến không ít phụ huynh, các thầy, cô giáo phải phiền lòng.
Qua tìm hiểu tại một số đơn vị trường cho thấy, mặc dù ở một số môn học, các hoạt
động ngoại khóa, giáo dục KNS đã được nhà trường đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung,
phương pháp, cách thức truyền tải… chưa phù hợp với tâm sinh lý của HS nên hiệu quả
lồng ghép chưa cao, kết quả mang lại chưa khả quan.
Tại các trường THCS, cùng với việc lồng ghép giáo dục KNS trong các môn Giáo
dục công dân, Địa lý, Sinh học, Hoá học … hằng tháng, nhà trường vẫn dành thời lượng
trong các tiết sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ để định hướng, giáo dục KNS cho HS
nhưng hiệu quả giáo dục KNS vẫn chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do thiếu
nhân lực và kinh phí để tổ chức. Bên cạnh đó, thời gian để HS thực hành ít, một bộ phận
giáo viên vẫn nặng về dạy văn hóa, chưa thực sự quan tâm đến giáo dục KNS cho các
em.
Sau nhiều năm thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lồng ghép
chương trình giáo dục KNS vào các giờ học, nhà trường đã thực hiện có hiệu quả nội
dung này và tự tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để HS nhà trường được trải nghiệm
thực tế. Tuy nhiên, để tổ chức một hoạt động ngoại khóa trang bị cho HS kiến thức KNS
là việc làm không đơn giản, khi nguồn kinh phí không cho phép, thời gian có hạn. Cùng
với đó, không phải giáo viên nào cũng có kỹ năng, năng lực điều hành, tổ chức các hoạt
động giáo dục KNS cho HS.
10
Hình 5. Học sinh tham gia lao động bảo vệ môi trường trên trục đường xã.
2. Giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Giáo dục kĩ năng sống
UNESCO đã đề xướng mục tiêu học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết,
nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.
Ngân hàng thế giới gọi thế kỉ XXI là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kĩ năng (Skills
Based Economy). Năng lực của con người được đánh giá trên 3 góc độ: kiến thức, kĩ
năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Giáo dục nước ta hiện nay, đang cố gắng
chuyển dần từ đánh giá kiến thức của học sinh sang đánh giá phẩm chất và năng lực làm
việc của học sinh. Nói một cách dễ hiểu, người học không chỉ học kiến thức mà quan
trọng hơn là rèn luyện kĩ năng hành động liên quan đến kiến thức đó. Peter M. Senge
từng nói “vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng
cường năng lực cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách ứng dụng khoa học công nghệ, thì
phải biết cách dạy và cách học. Giáo dục sẽ mãi mãi tụt hậu nếu chỉ chăm chú nhồi nhét
kiến thức của nhân loại vào đầu học sinh mà quên đi sứ mạng quan trọng là giáo dục
11
phẩm chất sống, năng lực học tập và sử dụng kiến thức, chẳng hạn năng lực tự học, biết
cách tự học là đồng nghĩa với mọi thứ đều biết.
Trước đây, nhà trường là nơi duy nhất để ta tiếp nhận kiến thức. Ngày nay, thế
giới càng trở nên phẳng hơn nhờ sách vở, internet và các phương tiện truyền thông làm
cho mọi người đều có thể tiếp cận thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi
nơi. Như vậy, để tiếp nhận kiến thức không phải là quá khó khăn trong thời đại ngày
nay mà quan trọng là biến kiến thức đó thành kĩ năng, nói như M.A. Đanhilop: “kĩ năng
chính là kiến thức trong hành động”. Từ biết, đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với
năng suất cao là một khoảng cách rất lớn không phải ai cũng thực hiện được, cần có
những bứt phá chuyển thói quen thành kĩ năng. Hầu hết các thói quen hình thành một
cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kĩ năng được hình thành một cách có ý
thức do quá trình luyện tập. Dạy học tích hợp sẽ là nền tảng giúp phát triển năng lực cho
học sinh để các em biết cách bảo vệ cuộc sống và sống có trách nhiệm với cộng đồng.
2.1.1. Quan niệm về kỹ năng sống:
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ
năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình
huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu
quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp học sinh thay đổi hoặc hình
thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình
thành thái độ và kĩ năng.
Theo Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kĩ
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm
các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn
đề, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân
như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống
với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm
12
(Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục
tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Nói tóm lại, nói tới kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn
nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình
huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn. Hay,
kĩ năng sống là khả năng tự làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống.
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của kĩ năng sống.
• Kĩ năng sống là khả năng con người biết cách sống phù hợp và hữu ích.
• Kĩ năng sống là khả năng con người dám đương đầu với những tình huống khó
khăn trong cuộc sống và biết cách vượt qua.
• Kĩ năng sống là kĩ năng tâm lý xã hội, con người biết quản lý bản thân mình và
tương tác tích cực với người khác, với xã hội.
2.1.3. Phân loại kĩ năng sống: Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống, tùy theo
từng quan niệm về kĩ năng sống.
Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cốt
lõi sau:
– Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving);
– Kĩ năng suy nghĩ/tư duy phê phán (critical thingking);
– Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (effective communication skills);
– Kĩ năng ra quyết định (decision-making);
– Kĩ năng tư duy sáng tạo (creative thinking);
– Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân (interpersonal relationship skills);
– Kĩ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị
(selfawareness building skills, incl, selfawareness. Self-estem and self-confidence, and
values analysis);
– Kĩ năng thể hiện sự cảm thông (empathy);
13
– Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc (coping with stress and emotions).
Trong giáo dục ở Vương quốc Anh, kĩ năng sống được chia thành 6 nhóm chính
là:
– Hợp tác nhóm;
– Tự quản;
– Tham gia hiệu quả;
– Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán;
– Suy nghĩ sáng tạo;
– Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống thường
được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau:
– Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng sống cụ
thể: tự nhận thức xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm hỗ trợ, tự rọng, tự
tin,…
– Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng sống cụ
thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự
cảm thông, hợp tác,..
– Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các kĩ năng sống cụ
thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định,
giải quyết vấn đề,…
Trên đây chỉ là một số các cách phân loại kĩ năng sống. Tuy nhiên mọi cách phân
loại chỉ là tương đối. Trên thực tế kĩ năng sống thường không tách rời hoàn toàn nhau
mà có liên quan chặt chẽ với nhau.
2.1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
trường phổ thông:
Kĩ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trong xã hội hiện đại.
14
“Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta
có thái độ đối với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản
ứng với những điều đó như thế nào.”
– Lewis L. Dunmington –
Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội: Có thể nói rằng kĩ năng
sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và
thói quen tích cực lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước
khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ
thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình.
Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ thất bại trong cuộc sống.
Kĩ năng sống không những thúc đẩy sự phát triển của cá nhân mà còn góp phần
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con
người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh các vấn
đề xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *