SKKN Tổ chức hoạt động câu lạc bộ STEM làm kính tiềm vọng và túi ủ
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Theo nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì giáo dục cấp
THCS nằm trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Quá trình dạy học cần đổi mới từ dạy
học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Việc dạy học Vật lý không
những giúp người học phát triển các năng lực chung mà còn phát triển các năng lực
chuyên biệt. Năng lực chuyên biệt cần phát triển khi dạy học Vật lý là năng lực
nghiên cứu khoa học và năng lực thực nghiệm. Mà con đường ngắn nhất giúp phát
triển 2 năng lực này chính là để người học tiếp cận nhiều nhất với thực nghiệm trong
dạy học đặc biệt là qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ STEM.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của giáo dục là cần đổi mới hình thức tổ chức
và phương pháp dạy học, học đi đôi với hành, nhằm phát huy phẩm chất, phát
triển năng lực cho người học, tạo ra hứng thú, khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa
học, hướng dẫn học sinh tập làm quen với phương pháp làm các sản phẩm khoa
học.
Vật lý là môn Khoa học thực nghiệm, gắn bó chặt chẽ với đời sống của con
người, dựa trên những hiểu biết về các hiện tượng Vật lý, học sinh có thể chế
tạo các sản phẩm phục vụ hữu ích cho đời sống, đồng thời Vật lý cũng gắn bó
với các môn học khác như Toán học, Công nghệ, Hóa học , Sinh học, Văn
học…nên có thể sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Vật lý.
II. | MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: |
Đối với học sinh lớp 7, theo chương trình phổ thông, đây là năm thứ 2 các
con được làm quen với môn Vật lý, các con được học các kiến thức quang học
về định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, sự tạo ảnh của
vật qua gương phẳng, qua hệ gương phẳng; học sinh vận dụng kiến thức vào
giải quyết nhu cầu thực tiễn là cần quan sát các vật xung quanh khi có chướng
4
ngại vật hay bị ngăn cản, ví dụ người dưới tàu, thuyền cần quan sát trên mặt
biển, người dưới đường ngầm cần quan sát trên mặt đất…
Để thực hiện được buổi sinh hoạt câu lạc bộ STEM, giáo viên khuyến khích
học sinh thảo luận, đưa ra ý tưởng, sau một số ngày suy nghĩ các con cho biết
những ý tưởng của mình hầu như đều bị trùng lặp với các ý tưởng đã có trên
mạng internet. Từ đó, đặt ra cho giáo viên suy nghĩ cần phải có sự sáng tạo, làm
sao tổ chức cho các con hoạt động trải nghiệm thực tế vừa phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh và nhận thức của các con, vừa đem lại sự thiết thực, bổ ích cho
đời sống của chính các con và gia đình. Vì vậy, giáo viên đã gợi ý cho các con 2
ý tưởng
(1)Làm kính tiềm vọng đơn giản
(2)Làm túi ủ từ muối, ngải cứu và cám gạo.
Những ý tưởng này khi đưa ra được học sinh ủng hộ nhiệt tình, các con hăng
hái tham gia.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Trước đây, học sinh khi học về các hiện tượng phản xạ ánh sáng, thường
được học lý thuyết, sau đó làm thí nghiệm với gương phẳng và các vật sáng.
Điều này làm cho học sinh có nhận biết được kiến thức mới nhưng chưa áp
dụng được vào thực tiễn đời sống. Vì vậy cần thiết phải tổ chức sinh hoạt câu
lạc bộ STEM cho học sinh lớp 7 để các con áp dụng được kiến thức vào làm các
sản phẩm thực tế.
Hai tuần trước ngày sinh hoạt câu lạc bộ, giáo viên đã cung cấp thêm tài liệu
cho học sinh những kiến thức có liên quan, một số địa chỉ link để học sinh tham
khảo trên mạng internet. Sau đó, giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm học sinh một
khoản kinh phí nhỏ để hỗ trợ các con thực hiện.
5
Khi tiến hành phân nhóm học sinh, giáo viên chú ý đến số lượng học sinh, và
tỉ lệ nam – nữ, các con nhóm trưởng là những gương mặt được tín nhiệm và tích
cực, đồng thời học tập tốt. Dựa trên nền tảng các nhóm trưởng, giáo viên hướng
dẫn nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm theo tiêu
chí : an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, hiểu biết, thiết thực.
Hầu hết các con đều có ý thức tự giác, mỗi bạn một nhiệm vụ , tranh thủ giờ
ra chơi, các con cùng nhau làm thử sản phẩm, các con phân công: bạn mua
nguyên vật liệu, bạn làm sản phẩm, bạn ghi hình, bạn thuyết trình…về sản phẩm
của nhóm mình. Cuối cùng, những sản phẩm tiêu biểu nhất được lựa chọn để
tham dự trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
Để thực hiện tốt buổi sinh hoạt này, giáo viên đã phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm các lớp, phối hợp với giáo viên các bộ môn trong Tổ khoa học thực
nghiệm, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm về khâu tổ
chức, hướng dẫn học sinh; thông báo trước về thời gian , địa điểm tổ chức để
học sinh chủ động báo gia đình, tạo điều kiện để buổi sinh hoạt câu lạc bộ thành
công.
Điều kiện thực hiện :
Có 60 học sinh khối lớp 7 tham gia buổi sinh hoạt câu lạc bộ, bao
gồm: 33 học sinh lớp 7A5, 18 học sinh lớp 7A4, 2 học sinh lớp 7A3, 7 học
sinh lớp 7A6. Giáo viên chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm đều có thành viên của
các lớp khác nhau, có 4 nhóm 8 học sinh, 4 nhóm 7 học sinh, tên nhóm được
đặt theo tên của 8 hành tinh trong hệ Mặt trời : Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất,
Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Qua đó các
em hiểu được ý nghĩa mình chính là một phần của tự nhiên, tuy có sự vận
động độc lập nhưng lại gắn kết với nhau trong một khối thống nhất.
6
Giáo viên xếp bàn ghế cho học sinh ngồi trong nhóm theo vị trí như sau:
Ghế Ngồi Của Giáo Viên Dự Giờ | Bàn GV (máy tính, mic ) | Màn Hình Bảng Đã trang trí |
Sao Thổ | Sao Thiên Vương | Sao Hải Vương |
Sao Mộc | ||
Bàn trưng bày sản phẩm | ||
Sao Hỏa | ||
Trái Đất | Sao Kim | Sao Thủy |
Cửa lớp | Cửa lớp |
Các phương tiện dạy học cần chuẩn bị : 2 máy tính, 1 màn hình máy chiếu, 1
máy chiếu, 1 bảng đã được học sinh vẽ trang trí, 2 micro, 1 bếp điện, 1 chảo, 1
muôi, 1 đôi đũa, 3 sản phẩm kính tiềm vọng, 2 túi vải, ngải cứu 200g, cám gạo
200g, muối hạt sạch 200g, 8 phiếu đánh giá sản phẩm có in kèm tiêu chí đánh giá
cho điểm, quà thưởng cho học sinh.
Giáo viên phân công các giáo viên bộ môn khác hỗ trợ các nhóm, đồng thời
ghi hình, chụp ảnh, quay video, viết bài cho website của nhà trường.
Buổi sinh hoạt câu lạc bộ STEM dự kiến tổ chức trong thời gian 2 tiết từ
9h35 đến 11h10 tiết 4,5 ngày thứ 7 (03/04/2021), với 2 hoạt động , tiến trình tổ
chức các hoạt động cụ thể như sau:
7
* Hoạt động 1: Làm kính tiềm vọng
-Học sinh ngồi theo nhóm theo sơ đồ và sự phân công từ trước của giáo viên.
-Nhóm trưởng điểm danh học sinh trong nhóm và báo cáo.
– Giáo viên giới thiệu đại biểu và thành phần tham dự
-Học sinh biểu diễn văn nghệ khởi động.
-Giáo viên đặt vấn đề: Để hỗ trợ trong việc quan sát các vật xung quanh khi có
chướng ngại vật hay bị ngăn cản, ở tàu ngầm thường sử dụng 1 dụng cụ rất quan
trọng, em hãy cho biết tên dụng cụ này ? – Học sinh trả lời : Kính tiềm vọng.
Như cô đã chia sẻ tài liệu và phân công các nhóm tìm hiểu và chế tạo loại
kính tiềm vọng đơn giản, hôm nay chúng ta cùng nhau lắng nghe các bạn trình bày
cách làm của mình và đánh giá sản phẩm thực tế mà các nhóm đã làm.
Một học sinh lên bảng treo khổ giấy A1 vẽ tranh mô tả nguyên lý hoạt động
của kính tiềm vọng. Học sinh trình bày, chỉ rõ trên hình, dựa vào hiện tượng phản
xạ ánh sáng qua hệ gương.
Lưu ý: Hai gương phẳng phải đặt song song, có mặt phản xạ quay vào nhau
và đặt nghiêng góc 450.
Đại diện nhóm Sao Thủy lên trình bày quy trình làm kính tiềm vọng:
+Bước 1: Tìm hiểu tài liệu, sách vở, mạng internet.
+Bước 2: Thiết kế bản vẽ mô hình kính tiềm vọng.
+Bước 3: Dự trù kinh phí, mua sắm nguyên vật liệu.
+Bước 4: Tiến hành chế tạo.
+Bước 5: Thử nghiệm và điều chỉnh.
Sau khi trình bày khái quát 5 bước, học sinh thuyết trình kỹ hơn ở bước 4:
tiến hành chế tạo.
8
Học sinh lên bảng chiếu video ghi lại quá trình thực hiện, bắt đầu từ khâu
chọn gương phẳng, là loại gương hình vuông, 2 gương giống nhau, có khả năng
phản xạ tốt ánh sáng, sau đó chọn bìa cát- tông từ vỏ thùng sữa tươi, là những
miếng bìa cứng, dùng bút bi và thước kẻ, đo các kích thước trên miếng bìa phù
9
hợp với kích thước của gương, sau đó, dùng kéo, cắt các kích thước. Dùng keo
sữa, hoặc keo 502, gắn các miếng bìa cát- tông, tiếp tục gắn các gương phẳng, chú
ý để các miếng bìa khô ráo và phẳng, khi gắn gương phải điều chỉnh để đảm bảo 2
gương phẳng song song với nhau và nghiêng góc 450. Cuối cùng trang trí bên
ngoài kính tiềm vọng, ghi tên nhóm.
10
11
12
Học sinh các nhóm khác đặt câu hỏi:
+ Bạn làm mất thời gian bao lâu ?
+ Nhóm bạn gặp khó khăn gì ?
+ Các bạn mua gương ở đâu ?
+ Giá thành sản phẩm là bao nhiêu ?
Sau đó nhóm Sao Thủy đưa kính tiềm vọng lên bàn trưng bày sản phẩm.
Đại diện nhóm Trái Đất chia sẻ về quá trình làm việc của nhóm mình theo 5
bước trên, tuy nhiên ở bước 4 các bạn đã có cách làm khác. Học sinh chiếu video
ghi lại quá trình chế tạo sản phẩm kính tiềm vọng từ ống nhựa, các ống nhựa được
tận dụng từ ống nước không sử dụng nữa của gia đình.
13
14
Quan trọng nhất là phải chọn ống có kích cỡ bằng với đường kính gương
phẳng, gương dạng tròn, phản xạ tốt ánh sáng, khi đặt gương vào ống phải nghiêng
450 và dùng súng bắn keo để gắn gương cho chắc chắn. Sau đó đại diện nhóm đưa
sản phẩm lên bàn trưng bày.
15
Học sinh các nhóm khác đặt câu hỏi: thời gian nhóm bạn thực hiện xong sản
phẩm là bao lâu? Kinh phí thực hiện bao nhiêu ?
Cuối cùng, đại diện nhóm Sao Thiên Vương trình bày cụ thể thao tác mà
nhóm đã làm với gương phẳng hình tròn và ống nhựa, để quan sát được phạm vi
rộng hơn thì nhóm đã thiết kế ống dài hơn, có thể thu gọn lại hoặc kéo dài kính
tiềm vọng ra, đồng thời có thể xoay 3600 cho phù hợp với nhu
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education