dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng dự án thu gom pin rác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

SKKN Xây dựng dự án thu gom pin rác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Căn cứ pháp lý
– Căn cứ vào Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ
về việc quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
– Căn cứ vàoThông tư số 34/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
– Căn cứ vào Luật Giáo dục 2019.
– Theo thông tư 42/2012/TT-BGDĐT, tại điều 14 Quy định tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục. Với 12 tiêu chuẩn thì có các tiêu chuẩn số 2,7,8.
2. Hoàn cảnh thực tiễn
Dạy học tích hợp bảo vệ môi trường là một chủ chương lớn của ngành
giáo dục của Nhà trường và là sự chăn trở của giáo viên bộ môn. Dạy như thế
nào, học như thế nào, hiệu quả việc dạy đó đến đâu, học sinh tiếp thu kiến thức
này như thế nào…là câu hỏi luôn được đặt ra. Để tạo ra được hiệu quả bằng việc
đánh giá được lượng, nhìn thấy được, cầm nắm được là việc khó. Thay đổi thói
quen, ý thức bảo vệ môi trường của con em còn khó hơn.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích
cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của
HS. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt
động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS. Đặc biệt đối với
kiến thức liên quan đến bảo vệ môi trường cần thường xuyên và gắn thực tiễn
với giáo dục.
Ô nhiễm môi trường là một trong những chủ đề nóng trên toàn cầu, việc
khắc phục ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề cấp bách. Môi
trường bị ô nhiễm đã làm biến đổi khí hậu và đang đe dọa đến đa dạng sinh học,
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và các sinh vật trên thế giới
cùng nhiều hệ lụy khác đến môi trường sống. Bảo vệ môi trường không chỉ là
trách nhiệm của nhà nước, của những người làm về môi trường mà còn là trách
nhiệm của toàn nhân loại.
Việc thu hồi và tái chế không đúng quy cách là mối họa lớn khi các chất
độc hại và kim loại nặng như chì, thủy ngân rò rỉ ra bên ngoài. Pin được liệt kê
vào danh mục rác thải độc hại, lượng thủy ngân có trong một cục pin có thể làm
ô nhiễm 500 lít nước hoặc một mét khối đất trong 50 năm, khi các nguồn ô
nhiễm từ pin xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con
người như: tổn thương não, gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với
người lớn, tổn hại máu và xương, thậm chí là vô sinh và giảm đi các chức năng
của thận… Vì vậy, việc thu gom pin đúng cách sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc
giữ gìn môi trường sống.
3
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh được coi là giải pháp bảo vệ
môi trường hữu hiệu trong hiện tại và tương lai. Ở lứa tuổi của các em học sinh
THCS và THPT có khả năng cập nhật công nghệ thông tin nhanh nhạy, thích
khám phá và tìm kiếm cái mới; phương tiện truyền thông thì hiện đại …. Việc
đưa các em tiếp cận công nghệ một cách lành mạnh và giáo dục các em ý thức
sống có trách nhiệm, có lý tưởng, có hoài bão là việc làm rất cần thiết hiện nay.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những
biện pháp quan trọng, giúp các em học sinh thêm yêu thiên nhiên, hiểu được tầm
quan trọng của môi trường sống với cuộc sống …. Hơn nữa giáo dục cho các em
biết cách chăm sóc và giữ gìn hành tinh xanh, qua đó giáo dục cho các em phải
có ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình, trách nhiệm với chính gia đình,
cộng đồng và xã hội của mình qua từng hành động nhỏ.
Dạy học bảo vệ môi trường đã được tích hợp vào trong các môn học. Tuy
nhiên nếu chỉ dạy đơn thuần các tiết học thì việc giáo dục chỉ như muối bỏ bể.
Để ý thức bảo vệ môi trường đi sâu vào từ suy nghĩ đến việc làm hàng ngày cần
thiết phải có một chương trình hành động xuyên suốt, thường xuyên, gắn trách
nhiệm gia đình, nhà trường trong bản thân mỗi học sinh.
Bên cạnh dịch Covi hoành hành mang tính thời sự suốt hai năm qua thì có
một thực tế là nhiều năm qua vấn nạn ô nhiễm môi trường vẫn đang đe dọa sức
khỏe của con người và các loài sinh vật. Việc giáo dục ý thức về môi trường, vệ
sinh thân thể cho HS là việc làm thường xuyên liên tục, không thể chủ quan.
Là một lãnh đạo trẻ, là một giáo viên Sinh học còn đang trong độ tuổi
cống hiến và đã có một số năm gắn bó với học sinh, tìm hiểu và nắm bắt tâm lý
lứa tuổi muốn khẳng định mình của các em. Đặc biệt, với mong muốn đưa kiến
thức bảo vệ môi trường thành ý thức, cách sống song hành cùng hoạt động sống
của các em học sinh. Làm cho các em học sinh không bị nhàm chán trong môn
học. Với những thực tiễn nêu trên nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp “Xây dựng
dự án thu gom pin rác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh”
với mong muốn gải quyết khó khăn và phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập kiến thức bảo vệ môi trường.
4
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1. Hoạt động dạy kiến thức bảo vệ môi trường trong môn học Sinh
học và môn học khác
Trong chương trình giáo dục THPT các môn học đều có nhiều bài gắn
liền với ý thức bảo vệ môi trường như bài 42,43 SGK Hóa Học 10; bài 41 Địa
Lý 10; bài 12 GDCD 11; bài 9 Tiếng Anh 10 và bài 9 Tiếng Anh 11; bài 19
Công Nghệ 11; bài 13,18,19,20 Kỹ Thuật Nông Nghiệp 10; phần Sinh Thái Học
của Sinh Học 12 và 1 số bài được lồng ghép trong Sinh Học 10, 11. Nhưng mỗi
môn, mỗi bài hay phần kiến thức khi dạy độc lập giáo viên đều cho HS vấn đáp
hay tự viết bài thuyết trình mà chưa có vận dụng thực tế cũng như chưa có tính
sâu chuỗi và liên môn, liên tục.
1.2. Hoạt động trải nghiệm của các em học sinh trong năm học
2017 – 2018:
* Mục đích: Thăm quan, học tập, trải nghiệm thực địa: tìm hiểu về
lịch sử, danh lam, thắng cảnh, môi trường tại địa điểm lịch sử
* Địa điểm: K9- Ba Vì- Hà Nội.
* Thành phần: học sinh, giáo viên tự nguyện của các lớp trong trường
THPT Mỹ Tho.
* Kết quả: các em đã thu nhận được:
Các em có được sự hào hứng, tích cực và nâng cao tinh thần trách nhiệm
do được trải nghiệm ngoài không gian lớp học cùng thầy cô và các bạn.
Được rèn luyện năng lực ngôn ngữ, hoạt động nhóm và khả năng thuyết
trình trước tập thể.
Đặc biệt các em được giải quyết các vấn đề phát sinh khác trong quá
trình trải nghiệm mà trên ghế nhà trường ít khi các em vấp phải như tư trang
phù hợp, phương tiện cần thiết, an toàn giao thông, an toàn hoạt động và an
toàn thực phẩm…
Các em được tham gia một số hoạt động dân gian dưới sự tổ chức của
người phụ trách như: người thừa thứ 3. Các em được thực tế về cảnh quan, văn
hóaViệt Nam và được giáo dục về truyền thống lịch sử của Đất nước.
* Rút kinh nghiệm:
Cần có kế hoạch trước khi tiến hành. Giáo viên và học sinh kết hợp với
phụ huynh cần xây dựng kế hoạch ngoại khóa. Coi học tập ngoại khóa là hoạt
động hàng năm, bắt buộc. Đặt ra mục tiêu cho học sinh và nội dung trước khi
thăm quan. Tránh tình trạng các em coi đây là một chuyến tham quan nhiều hơn
là học tập trải nghiệm.
Kinh phí thực hiện: Số tiền các bậc PHHS phải chi trả tuy không phải là
quá cao nhưng nó cũng là cả một vấn đề đối với mức thu nhập bình quân của
5
người nông dân nuôi con ăn học và so với những kỹ năng các em đạt được có lẽ
còn hạn chế.
Trong một lần đi có đủ HS của các lớp trong một hoặc hai khối nên việc
tất cả các em cùng hoạt động, cùng khẳng định mình là khó khăn. Các em chỉ có
tâm thế của một chuyến du lịch ít tài chính trong ngày không hơn! Nó không có
sự lan tỏa, đốt cháy, háo hức, lòng đam mê cũng như lòng nhiệt huyết tham gia
cùng những người thân khác. Cùng số tiền và quĩ thời gian đó chúng ta hãy tìm
cách nào để các em được tham gia được trải nghiệm và học tập cũng như lòng
hướng thiện và ý trí quyết tâm làm chủ tương lai là mong muốn của tất cả các
giáo viên hiện nay!
1.3. Đề xuất giải pháp mới:
Lan tỏa rộng, vận động các em học sinh, giáo viên kết hợp với phụ huynh
thu gom phân loại rác thải thành rác tái chế, rác thải điện tử (pin, rác điện tử)
trong Nhà trường và gia đình.
Đối với rác thải hữu cơ dễ phân hủy, hướng dẫn học sinh xử lý thành
phân bón để bón cho cây trồng ngay tại gia đình.
Đối với rác thải có khả năng tái chế như giấy, nilon, kim loại …thu
gom tại lớp và bán cho đồng nát lấy kinh phí làm quỹ Môi trường của lớp.
Đối với pin và rác điện tử thu gom và nộp về điểm tập kết tại văn
phòng bộ môn Sinh học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1 Những vấn đề trọng tâm cần giải quyết:
Có ba vấn đề lớn cần giải quyết trong sáng kiến:
Củng cố kiến thức bảo vệ môi trường trong chương trình phổ thông.
Giáo dục cho các em biết cách phân loại rác thải, phân biệt được rác thải
nào có thể là nguồn tài nguyên – tái sử dụng được và rác thải nào không tận
dụng được mới thực sự là rác và phương pháp xử lý rác thải nguy hại.
Rèn luyện cho các em học sinh, giáo viên ….ý thức yêu môi trường. Sống
có trách nhiệm với môi trường với bản thân và những người xung quanh.
Nếu sau thí điểm mà thành công, có thể kêu gọi các trường học THCS
và THPT trong toàn tỉnh, toàn Quốc cùng tham gia để nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường.
2.2 Tính mới của sáng kiến:
Tạo cho học sinh thói quen bảo vệ môi trường và có khả năng lan tỏa ý
thức bảo vệ môi trường tới mọi người xung quanh.
Huy động đông đảo các em học sinh, các thầy giáo cô giáo và những
người thân cùng tham gia trong suốt thời gian dài.
6
Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường một cách thường xuyên và liên tục,
tự nhiên sinh động mà không gò bó áp đặt.
Gắn việc học tập đi đôi với thực hành. Giúp cho học sinh thêm yêu môn
học, trân trọng môi trường sống, quý trọng bản thân.
Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình xây dựng kế
hoạch để học sinh tự mình chủ động vạch ra những yêu cầu cần thiết cho hoạt
động trải nghiệm để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Kêu gọi các em HS các trường học THCS và THPT trong toàn tỉnh, toàn
Quốc cũng như người dân cùng tham gia.
2.3. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: giải pháp mới
khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ.

Nhược điểm của giải pháp cũGiải pháp mới khắc phục
Dạy kiến thức bảo vệ môi trường trong
tích hợp môn học.
Song song với dạy kiến thức bảo vệ
môi trường trong môn học còn củng
cố kiến thức bằng hoạt động thu
gom phân loại rác thải.
Kiến thức rời rạc từng môn học, bài
học, tiết học.
Hoạt động thường xuyên diễn ra
hàng ngày, hàng tuần, mọi nơi.
Kết quả: Học sinh biết được kiến thức,
một số kỹ năng….
Học sinh không chỉ có được kiến
thức, kỹ năng mà biến kiến thức đó
thành hành động cụ thể và ý nghĩa.
Hiệu quả: mới chỉ tồn tại trong ý thức.Không chỉ tồn tại trong ý thức mà
việc làm còn tạo hiệu quả nhìn thấy
được, lượng hóa được.
Đánh giá thông qua kiểm tra kiến thức,
kỹ năng.
Đánh giá được bằng đo lường cụ thể
qua lượng rác thu gom được và
lượng pin nộp về Chi Cục bảo vệ
môi trường Hà Nội.
Học sinh lĩnh hội kiến thức bị động.Kiến thức được củng cố tạo hứng
thú cho học sinh và tạo sự gắn kết
giữa nhà trường và gia đình.

2.4. Cách thức và các bước thực hiện:
2.4.1. Năm học 2018 – 2019
Bước 1: tìm hiểu chung:
Tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường trong các môn học.
Tìm hiểu các phương pháp phân loại rác thải.
7
Tìm hiểu phương thức thu gom pin, địa điểm thu gom pin và rác thải điện
tử để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Bước 2: lập kế hoạch cho hoạt động:
* Thời gian: Tháng 6, 7, 8, 9 năm 2018
* Nội dung:
+ Tại trường THPT Mỹ Tho:
Họp nhóm chuyên môn cùng bí thư đoàn thanh niên để đưa ra ý tưởng
sáng kiến, kết hợp các giáo viên chủ nhiệm và đoàn thanh niên lập kế hoạch cho
hoạt động thu gom phân loại rác thải.
Xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm đến từng thành viên trong
tổ, người phụ trách. Xây dựng tài liệu phân loại rác thải. Nội dung hướng dẫn
phân loại rác thải.
Phát động hành động:
1) Phát tờ rơi, hướng dẫn thu gom, phân loại rác thải
2) Thu gom phân loại rác tái chế tại gia đình: rác hữu cơ dễ phân hủy
chôn lấp làm phân bón cây, rác tái chế như giấy, túi ni-lông, sắt vụn, đồng nát…
không dùng đến nữa bán đồng nat, giấy và túi ni – lôn ở trường ở lớp thì thu gom
rồi bán hình thành quỹ môi trường của lớp.
3) Thu gom phân loại pin rác, rác thải điện tử.
Rác thải là pin, rác điện tử lớp trưởng các lớp nộp tại phòng bộ môn
Sinh học vào tiết 5 ngày thứ 7 hàng tuần và chốt sổ bàn giao cho lớp trực
tuần tiếp theo.
Cộng điểm khuyến khích cho các lớp ở mỗi khối vào điểm thi đua hết học
kỳ I và hết năm học. Phát thưởng động viên các lớp thu gom được nhiều pin
nhất, nhì, ba của trường vào buổi tổng kết năm học.
Kế hoạch trải nghiệm thử nghiệm cho lớp 12A9 vào ngày 31 tháng 3 và
11A2 vào ngày 26 tháng 5 năm 2019. (nội dung kế hoạch trình Hiệu trưởng và xin
ý kiến phụ huynh có trong phần phụ lục trang 29,30,31).
Tuyên truyền tới các em học sinh vào tiết chào cờ của tuần đầu tiên của
tháng 9 trong mỗi năm học về tác hại của pin rác cũng như các hiệu quả của các
hoạt động trên. (nội dung tuyên truyền có trong phần phụ lục trang 23, 24).
Đưa ra phương pháp thu gom và việc cộng điểm khuyến khích cho thi đua
của lớp khi các em tích cực tham gia. Trao thưởng cho các lớp thu gom được
nhiều pin nhất, nhì, ba của trường. (hình ảnh phát thưởng có trong phần phụ lục
trang 19).
+ Tại địa phương nơi cư trú:
Lập thông điệp kêu gọi người dân bảo vệ môi trường thông qua việc thu
gom pin và túi ni-long, gặp lãnh đạo thôn, xã nơi cư trú xin ý kiến để thực hiện
8
tuyên truyền tới từng đội trong cuộc họp đại đoàn kết dân tộc (nội dung thông
điệp có trong phần phụ lục trang 25).
Tại địa phương sau khi đã được sự nhất trí, cho phép và ủng hộ của cán
bộ xã, cán bộ thôn và hội trưởng hội phụ nữ các đội:
Tiến hành gửi tờ rơi tới mỗi trưởng thôn của các đội về:
Tác hại của pin rác, vỏ lon vỏ chai và giấy vụn, túi nilon mà mỗi người
vẫn gặp.
Kế hoạch thu gom pin rác, túi nilon tại nhà hội trưởng hội phụ nữ vào
sáng ngày chủ nhật hàng tuần để bản thân tôi sẽ đến từng nhà hội trưởng hội phụ
nữ thu gom tập kết tại nhà tôi.
Bước 3: hoạt động thu gom phân loại pin rác, giấy nháp, nilon, vỏ
chai…và hoạt động trải nghiệm cho học sinh:
+ Ngày 31 tháng 3 năm 2019 lớp 12A9 diễn ra hoạt động trải nghiệm:
Mang pin rác, túi nilon, vỏ lon, vỏ chai và giấy, sách đến Green Life số 33
– ngõ 67 – Lê Thanh Nghị – Hà Nội để đổi lấy cây mang về nhà và trường phát
cho các lớp. Hướng dẫn các lớp chăm sóc cây để tạo không gian lớp học không
chỉ sạch mà còn xanh và thân thiện.(hình ảnh làm minh trứng có trong phần phụ
lục trang 16).
Đến trường Đại học Bách khoa – đường Đại Cồ Việt – Hà Nội để tham
gia Trải Nghiệm Đại Học, Định hướng tương lai. Ở đây các em được các trường
Đại Học tư vấn giải đáp thắc mắc về các trường.
Đến Học Viện Nông Nghiệp – Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội. Chỉ với
70000 các em được nghe chia sẻ về khởi nghiệp nông nghiệp gắn với du lịch;
trung tâm sản suất nấm, Ong, vi tảo, mô hình khí canh, thủy canh, vườn thực vật.
Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2019 đại diện Ban liên tịch của trường, đại
diện đoàn thanh niên, học sinh lớp 11A2 mang pin rác, giấy, sách đến Green Life
được tổ chức tại trường mầm non 8/3, số 85 phố 8/3 Quỳnh Mai, hai Bà Trưng
Hà Nội để đổi lấy cây. (hình ảnh làm minh trứng có trong phần phụ lục trang 16,
17, 18).
Đánh giá hoạt động trải nghiệm thử nghiệm trên cùng các thầy cô, bậc
PHHS và các em. Đưa ra kế họach trải nghiệm cho các khối lớp nếu PHHS và
các em có nhu cầu. (nội dung đánh giá có trong phần phụ lục trang 22).
Nếu không đưa học sinh đi trải nghiệm được chúng ta vẫn cho các em
triển khai các hoạt động 1,2,3 rồi gửi xe đến 1 trong 5 địa chỉ thu gom pin trên
hoặc gửi cả pin và giấy tới Green Life để đổi giấy lấy cây. Hoặc liên hệ với học
sinh cũ đã ra trường đang học tập hay công tác tại Hà Nội để những học sinh này
có thể tự đổi cho chúng ta. Như ở trường THPT Mỹ Tho chúng tôi đã nhờ em
Nguyễn Thơ sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội có nick facebook Nguyễn
Thơ để đổi giúp.
2.4.2. Năm học 2019 – 2020
9
* Đặc điểm: Năm học 2019 – 2020 là năm có nhiều khó khăn do sự diễn
biến phức tạp của dịch Covid 19 nên chúng ta không thể tiến hành các hoạt động
tập chung đông người.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Nhóm tác giả sáng kiến quyết định vẫn thu gom pin rác trong
khu vực trường THPT Mỹ Tho bằng đồng thời cả hai cách:
Cách một đưa nội dung tuyên truyền lên trang page của trường . Với nội
dung này đã thu được gần 2000 lượt tương tác và chia sẻ từ các bậc PHHS và các
cựu HS của trường. (nội dung đánh giá có trong phần phụ lục trang 35, 36, 37).
Cách hai gửi tờ rơi tới các giáo viên chủ nhiệm về cách thức thu gom pin
rác của dự án . (nội dung đánh giá có trong phần phụ lục trang 37).
Xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THPT Mỹ Tho về 2 cách đã
đề ra ở trên.
Bước 2: Cắt cử người đồng hành cùng 2 hoạt động trên
Đồng chí Quang trực tiếp thu gom pin rác tại phòng Sinh học của trường
vào tiết 5 ngày thứ 7 của tuần cuối cùng trong mỗi tháng.
Đồng chí Đỗ Thị Thủy cập nhật trả lời các tương tác trên trang page.
Bước 3: Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm:
Thống kê, cộng số pin rác mà các lớp đã thu gom được trong năm học
2019 – 2020 (kết quả thống kê có trong phần phụ lục trang 34, 35)
Kế hoạch và hoạt động tốt, nhận được sự ủng hộ của các thầy cô giáo và
các em học sinh cũng như phụ huynh học sinh.
Thống nhất năm sau sẽ đề nghị thêm một số trường trong huyện Ý Yên
cùng triển khai.
2.4.3 Năm học 2020 – 2021
Giai đoạn 1: Phát triển xây dựng và thực thi dự án:
Bước 1: Đánh giá hoạt động thu gom pin rác của trường trong 2 năm qua và
đề xuất kế hoạch hoạt động cho năm học 2020 – 2021:

Nội
dung
Điều đạt đượcVấn đề cần phát triển
Đối
tượng
tuyên
truyền
– Phụ nữ của các thôn xã
Yên Phú đã rất nhiệt
tình và cẩn thận trong
hoạt động thu gom pin
rác.
– Giáo viên và các em
học sinh trường THPT
– Mở rộng hoạt động sang các xã khác
của huyện Ý Yên. Cần sự chung tay của
không chỉ các chị em phụ nữ mà là của
toàn thể các công dân.
– Với mục đích đã đạt được, chúng ta
nên mở rộng hoạt động này tới giáo viên
và HS các trường THPT, THCS trong

10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Nội
dung
Điều đạt đượcVấn đề cần phát triển
Mỹ Tho tham gia tích
cực và đều đặn, có tính
khoa học và thường
xuyên trong công tác
tuyên truyền, thu gom
pin rác.
toàn huyện, tỉnh. Liên hệ với ban ngành
của các trường khác ngoài tỉnh
Cách
thức
tuyên
truyền
– Đọc trước toàn trường
vào tiết chào cờ của đầu
năm học các nội dung:
1. Tác hại của pin rác.
2. Đề nghị các giáo viên
chủ nhiệm phối kết hợp
lớp trưởng thu gom pin
rác từ các thành viên và
nộp về cho đoàn trường.
3. Đưa ra kế hoạch cộng
điểm thưởng cho các
lớp thu gom pin rác.
Nhân rộng hoạt động tuyên truyền thu
gom pin rác ra các trường THPT và
THCS ra toàn huyện Ý Yên:
1. Chủ động xây dựng kế hoạch trình hiệu
trưởng trường Mỹ Tho, Ngô Thị Nhậm,
Phủ Lý A, Phòng Giáo Dục, các trường
TH khác trong huyện. Xin giấy giới thiệu
của Phòng Giáo dục Ý Yên để liên hệ Ban
Giám Hiệu và người tổng phụ trách Đoàn,
Đội của các trường THCS, THPT huyện
Ý Yên báo cáo về hoạt động thu gom pin
rác của trường THPT Mỹ Tho trong 2
năm qua, từ đó đề nghị các trường cùng
tham gia để thực hiện xây dựng dự án….
2. Tổ chức cho HS tự nguyện chủ động
tham gia tìm hiểu tác hại của pin rác và
các em tự mình trình bày trước toàn
trường vào tiết chào cờ của tuần đầu của
năm học.
3. Cộng điểm khuyến khích cho các tập
thể lớp thu gom được pin rác.
Nội
dung
tuyên
truyền
1. Tác hại của pin rác.
2. Cách thu gom pin rác
1. Cách phân loại rác thải.
2. Cách xử lý rác hữu cơ làm phân bón.
3. Tác hại của pin rác.
4. Cách thu gom pin rác.
Cách
thức thu
gom pin
rác
Mỗi HS có pin rác sẽ
mang tới lớp và bỏ vào
can nhựa để ở cuối lớp
rồi nắp chặt. Tiết 5 ngày
thứ 7 của tuần cuối cùng
của mỗi tháng lớp
Tại trường THPT Mỹ Tho mỗi lớp có
GVCN và 2 tình nguyện viên thu gom
pin rác, phân loại và gửi về nơi tập kết
pin của cả trường vào tiết 5 tuần cuối
cùng của mỗi tháng. Tại các trường
THCS và THPT khác có 1 giáo viên

11

Nội
dung
Điều đạt đượcVấn đề cần phát triển
trưởng mang đến phòng
thực hành Sinh học của
trường để nộp.
(thuộc đoàn thanh niên hoặc đội thiếu
niên) thu gom và mang về trường THPT
Mỹ Tho sau buổi sơ kết học kỳ I và tổng
kết năm học.
Cách
vận
chuyển
pin rác
tới nơi
tiêu hủy
Cựu HS Nguyễn Đức
Mạnh là sinh viên Đại
học Bách Khoa Hà Nội
đến phòng bộ môn Sinh
học của trường THPT
Mỹ Tho và nhà cô Đỗ
Thủy lấy, rồi mang đến
nơi tiêu hủy pin rác đảm
bảo vào dịp nghỉ tết và
nghỉ hè lên học.
I. Cựu HS Nguyễn Đức Mạnh là sinh
viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đến
phòng bộ môn Sinh học của trường
THPT Mỹ Tho và mang đến nơi tiêu hủy
pin rác đảm bảo vào dịp nghỉ tết và nghỉ
hè lên học.
2. Tuyên truyền và tìm HS đang học tại
các trường THPT sẽ tình nguyện vận
chuyển đến một trong các nơi tiêu hủy
pin rác tại Hà Nội khi các em học đại
học vào những năm sau.
3. Vì lí do nào đó mà chưa vận chuyển
kịp lượng pin rác tới nơi tiêu hủy thì sẽ
nắp chặt can pin rồi chôn xuống đất đợi
khi có điều kiện sẽ vận chuyển tới nơi
tiêu hủy.
Nơi
nhận và
tiêu hủy
pin rác
1. Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy
2. UBND phường Thành Công, số 9, đường Thành Công,
Phường Thành Công, Quận Ba Đình.
3. UBND phường Quán Thánh 12 – 14 Phan Đình Phùng,
Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình.
4. Chi Cục bảo vệ môi trường Hà Nội 17 Trung Yên 3, Trung
Hòa, Cầu Giấy.
5. UBND phường Tràng Tiền, Số 02 Cổ Tân, Phường Tràng
Tiền, Quận Hoàn Kiếm.
6. Công ty Hanel Traning số 2 Chùa Bộc, Láng Hạ, Đống
Đa, Hà Nội.
7. Công ty bảo hành Canong Lê Báo Minh, 130A, Giảng Võ,
Ba Đình.
8. Công ty HearLIFE, 198 Trường Chinh, Đống Đa.

12
Được sự đồng tình ủng hộ của Ban giám hiệu, tổ chức Đoàn, Đội dự
ánvẫn song hành 2 cách làm như năm học 2019 – 2020 đã bước đầu thành công
trong hoạt động phân loại rác, thu gom pin rác.
Giai đoạn 2: Kết quả dự án:
Thống kê, cộng số pin rác mà các trường đã thu gom được trong năm học
2020 – 2021 (kết quả thống kê có trong phần phụ lục trang 38). Riêng trường
THPT Ngô Thị Nhậm đã thu gom được 5kg pin rác và THPT Phủ Lý A thu gom
được 6kg pin rác đã trực tiếp nhờ cựu HS gửi tới nơi tiêu hủy.
Giai đoạn 3: Đánh giá, phát triển:
Xây dựng phiếu đánh giá về hoạt động phân loại rác, thu gom pin rác đối với
giáo viên và học sinh. (nội dung phiếu đánh giá có trong phần phụ lục trang 47).
Phát phiếu tới giáo viên và học sinh trường THCS Yên Nghĩa và THPT
Mỹ Tho (2 nơi này có lượng thu gom pin lớn nhất trong các trường đã thực
hiện). Kết quả thống kê phiếu điều tra có trong phần phụ lục trang 48).
Qua phân tích kết quả phiếu điều tra chúng tôi thấy Giáo viên, phụ
huynh và các em HS cũng như người thân của các em đều ủng hộ và tích cực
tham gia hoạt động này. Việc thực hiện không tốn công sức mà đem lại ý
nghĩa lớn cho cả cộng động và môi trường nên chúng tôi quyết định năm học
2021 – 2022 tiếp tục lan tỏa, nhân rộng dự án tới các trường khác trong và
ngoài tỉnh nhiều hơn nữa.
2.5 Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
* Năm học 2018 – 2019
+ Về ý thức:
(1) Mỗi người tham gia phải có ý thức bảo vệ môi trường và đam mê
nghiên cứu, thực nghiệm, trải nghiệm…
(2) Có ý thức tích cực, chủ động, xây dựng hoạt động tập thể.
(3) Tìm được một số giáo viên và em HS tự nguyện tham gia tuyên truyền
và thu gom, vận chuyển pin rác.
+ Về cơ sở vật chất:
(4) Phải liên hệ được nơi thu nhận pin rác, vỏ chai, vỏ lon, túi nilon,
giấy, sách.
(5) Phải liên hệ được nơi trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi, sở thích, phần
kiến thức cần học để tác động tích cực cho việc học tập và rèn luyện, hướng
nghiệp của các em nếu chúng ta cho các em đi trải nghiệm ngoài nhà trường.
(6) Phải có kế hoạch rõ ràng, chính xác và tỷ mỉ để thuyết phục được các
cấp lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh và các em học sinh.
(7) Cần có hòm đựng pin rác, cân pin và sổ ghi chép. Phải có nơi tập kết
pin, túi, vỏ và giấy, sách…từ khi thu gom đến khi mang tới nơi nhận .
13
(8) Cần có tài chính cho chuyến trải nghiệm của các em học sinh (xe, ăn,
chi phí cho các hoạt động trải nghiệm khác) nếu chúng ta cho các em đi trải
nghiệm ngoài nhà trường.
* Năm học 2019 – 2020
Vẫn cần có các điều kiện từ (1) đến (7) như mục 2.5 ở trên. Riêng điều
kiện (8) không cần vì đã có HS Nguyễn Đức Mạnh chủ động mang giao pin tới
Chi Cục bảo vệ môi trường Hà Nội. Cũng do dịch Covid nên các em cũng không
tham gia các hoạt động trải nghiệm.
* Năm học 2020 – 2021
Vẫn cần có các điều kiện từ (1) đến (4) như mục 2.5 ở trên, thay hòm
đựng pin bằng can hoặc thùng nhựa đã qua sử dụng. Không cần tới các điều kiện
(6), (7), (8) bởi:
Do tình hình dịch Covid phức tạp.
Đã có sự liên kết với Ban chấp hành Đoàn, Đội giữa các trường phía Bắc
huyện Ý Yên để cùng tuyên truyền và phân loại rác, thu gom pin rác.
2.6. Khả năng áp dụng giải pháp vào thực tế:
– Giải pháp mang tính thiết thực ứng dụng là 100% cho học sinh trung học
cơ sở trở lên ở mọi vùng miền của Tổ Quốc. Giải pháp cũng áp dụng được cho
tất cả các khu dân cư từ thành thị đến nông thôn.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
1. Giá trị kinh tế:
Năm học 2018 – 2019 đã đạt được một số hiệu quả:
(1) Với hơn 50 kg giấy vụn thu nhặt được từ các kỳ thi và những lần vệ
sinh lớp của các em học sinh chúng ta hãy nhân với 3000 đồng và nhân với số
trường cùng tham gia thì chúng ta đã mang lại giá trị lớn về kinh tế, càng giá trị
hơn khi chúng ta đem đổi giấy lấy cây.
(2) Sáng kiến mang tính tiết kiệm rất nhiều cho người tham gia cũng như
chi phí trải nghiệm học tập:
So với hoạt động trải nghiệm năm học 2017 – 2018 thì mỗi học sinh tham
gia trải nghiệm ngoài nhà trường đã tiết kiệm được 270.000 đồng (một học sinh
phải đóng góp cho hoạt động trải nghiệm năm học 2017 – 2018 học sinh lớp 11
A1 là 570.000 đồng, năm học 2018 – 2019 là 300.000 đồng ).
Còn các em có hay không đi trải nghiệm ngoài nhà trường đều mang về
một lượng lớn cây, tổng số cây các em đổi được là 35 cây. Trong tỉnh Nam Định
chúng ta có 58 trường THPT mà cùng có hoạt động 1,2,3 thì chúng ta đã có
được một lượng cây khổng lồ, giá trị của 1 cây là 35000 đến 50.000 đồng.
Năm học 2020 – 2021 chỉ đơn thuần là phân loại rác: rác hữu cơ dễ phân
hủy, xử lý thành phân bón cây trồng tại gia đình. Rác có khả năng tái chế như
14
giấy, ni – lon, kim loại,…thu gom bán đồng nát tại nhà; ở lớp các em cũng bán
đồng nát làm quỹ môi trường của lớp mà vẫn thu hút được đông đảo đối tượng
người tham gia.
2. Hiệu quả về mặt xã hội:
2.1. Về phía con người:
* Đối với học sinh:
Với hoạt động thu gom pin rác, giấy vụn đã giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi: Trung bình 50 kg
giấy nhân với 58 trường THPT được đem đi đổi lấy cây thì chúng ta đã có một
không gian xanh thật là xanh. Như vậy cùng với việc thu gom pin rác và đổi
giấy lấy cây thì chúng ta đã góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường và tăng
cường sự điều hòa khí hậu trong điều kiện khí hậu đang bị biến đổi mạnh mẽ
như hiện nay.
Sau trải nghiệm sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân với việc
trồng cây xanh, tăng lòng nhiệt tình và sáng tạo trong việc học tập và rèn luyện
để giúp ích cho xã hội sau này.
Cùng nhau trải nghiệm đã giúp các em chủ động trong các hoạt động cá
nhân và hoạt động tập thể để rèn luyện các kỹ năng sống. Gắn liền việc học đi
đôi với hành để sáng tạo cho các hoạt động sống sau này. Đặc biệt tuyên truyền
sâu rộng đến những người thân xung quanh cùng có ý thức bảo vệ môi trường.
Chúng tôi đã trao đổi với 1 số học sinh trong việc thu gom pin của lớp đã nhận
được nhiều phương pháp tích cực sáng tạo và đầy nhiệt huyết mà các em đã
làm như: Tuyên truyền tới phụ huynh của mình để thu giữ lại pin rác; tới các gia
đình hàng xóm xin thu gom lại pin rác của họ, các em thu được nhiều nhất ở gia
đình có karaoke, có đồ chơi trẻ em…
Việc phát phiếu điều tra không chỉ giúp cho nhóm tác giả rút kinh
nghiệm cho hoạt động của mình mà còn là một động thái khích lệ các em học
sinh chưa thật nhiệt tình với hoạt động phân loại rác, thu gom pin rác có ý thức
tham gia thường xuyên hơn.
* Đối với địa phương nơi các em và các giáo viên cư trú:
Mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền sâu rộng tới
những người khác cùng bảo vệ môi trường.
Các bậc PHHS ủng hộ về tinh thần và vật chất cho bốn hoạt động trên
cũng như hoạt động trải nghiệm của cô trò.
Tạo thói quen thường xuyên phân loại rác, hạn chế dùng túi ni-lông mà
địa phương cùng xây dựng nông thôn mới.
2.2 Về phía môi trường:
Mỗi người khi phân loại rác là là đã bảo vệ môi trường; giảm nguồn rác
thải, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
15
Khi thu gom 1 viên pin rác bằng cúc áo thôi là bạn đã giúp cho 500 lít
nước (hoặc 1m3 đất) tránh ô nhiễm kim loại trong 50 năm. Như vậy với 58
trường THPT trong cả tỉnh mà cùng thu gom pin rác thì giá trị bảo vệ môi
trường sẽ càng lớn biết bao! Từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính thế hệ chúng ta
và các thế hệ sau này.
Khi thu gom giấy làm giấy tái chế đã không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn góp phần giảm khai thác cây xanh, tiết kiệm nước, điện, giảm lượng rác
thải …Đổi giấy lấy cây là chúng ta đã góp phần điều hòa khí hậu.
Ô nhiễm nhựa đã trở thành một vấn nạn của thế giới, từ vùng biển đến
đồng bằng đều đang bị ô nhiễm, hậu quả là nó làm hại cả người và các động vật
khác. Với việc làm rất nhỏ của bạn khi thu gom vỏ chai hay vỏ lon để tái chế là
bạn đang bảo vệ môi trường sống của chính bản thân bạn và con em bạn!
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng
Sáng kiến có khả năng áp dụng cho mọi công dân từ thành thị đến nông ở
độ tuổi từ 10 tuổi trở lên. Áp dụng cho tất

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education