dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện chuyển đổi số qua việc sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học đạt hiệu quả theo Thông tư 32/2020/BGDĐT

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện chuyển đổi số qua việc sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học đạt hiệu quả theo Thông tư 32/2020/BGDĐT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Từ cuộc tranh luận trên truyền hình, báo chí, cuộc tranh luận của giáo viên,
cha mẹ học sinh và các em học sinh về Thông tư 32/2020/TT – BGDĐT được ban
hành ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông tư 32)
về việc cho phép hay không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở pháp lý và yêu cầu thực tiễn của vấn đề
này.
Tại Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2019 đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm
phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn
bản nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với điều kiện mới:
Thông tư số 26/2020/TT –BGDĐT ban hành ngày 26/8/2020 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban
hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT –BGDĐT, trong đó tại khoản 1.a điều 7 cho
phép kiểm tra thường xuyên theo hình thức trực tuyến; Thông tư 32/2020/TT –
BGDĐT ban hành Điều lệ trường THCS và trường THPT và trường THPT có nhiều
cấp học thay thế cho Thông tư số12/2011/TT-BGDĐT. Điều 37 thuộc Thông tư 32
đã quy định các hành vi học sinh không được làm, tại khoản 4 quy định “sử dụng
điện thoại di động và các thiết bị khác không phục vụ cho việc học tập và không
được giáo viên cho phép”. Quy định này đã “cởi trói” cho việc cấm sử dụng cấm
hoàn toàn việc học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường kể cả phục vụ mục đích
học tập.
Bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ (Cách mạng 4.0) với những bước tiến nhảy vọt đã tác động mạnh mẽ
đến mọi mặt của đời sống xã hội của từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu trong
đó có giáo dục đào tạo. Công nghệ thông tin được ứng dụng nhanh và rộng rãi trong
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó có giáo dục: Máy vi tính, thiết bị
video và các thiết bị truyền dẫn thông tin khác, những nghiên cứu về trí thông minh
2
nhân tạo dựa vào máy tính đã tạo ra được những hệ thống có thể nhận ra được giọng
nói, đọc được nét chữ và chẩn đoán được bệnh tật… đã làm thay đổi không
những cách chúng ta học, cái chúng ta phải học mà nó còn buộc chúng ta phải nhận
ra rằng tương lai sẽ đòi hỏi tất cả chúng ta phải là những người học liên tục và suốt
đời. Năng lực học suốt đời và biết cách học là những năng lực cốt lõi trong nền kinh
tế tri thức. Đổi mới giáo dục trở thành một xu thế tất yếu mang tính chất toàn cầu.
Hiện nay dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, ở Nam Định và nhiều địa
phương trong cả nước đã kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT)
vào việc quản lý, dạy và học. Các lực lượng giáo dục đã phát huy thiết bị thông minh
(máy tính, điện thoại thông minh; Ipad…) và các phần mềm hỗ trợ cho việc dạy và
học trực tuyến theo tinh thần “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”.
Thông qua các hoạt động đó đã giúp giáo viên và học sinh ứng dụng CNTT vào việc
thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Tuy nhiên việc sử dụng các thiết bị
thông minh và các phần mềm dạy và học chưa được sử dụng một cách thường xuyên.
Kỹ năng khai thác CNTT của học sinh và giáo viên để đạt hiệu quả còn chưa cao.
Hiện nay, phần lớn học sinh THPT đã được trang bị điện thoại thông minh
nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu giải trí, liên lạc gia đình, kết nối bạn bè. Chỉ
có một số ít học sinh biết khai thác thế mạnh của điện thoại thông minh cho việc
học tập, nâng cao trình độ. Điều này gây lãng phí lớn về tài nguyên (thiết bị công
nghệ, thời gian, sức khỏe, nguồn tri thức vô tận của nhân loại…). Vấn đề hiện nay
là, gần như không một gia đình nào hạn chế được tối đa việc sử dụng điện thoại của
con em mình; ở nhiều trường học, lớp học – học sinh vẫn lén lút mang điện thoại
đến trường sử dụng không nhằm mục đích học tập (điều đó được minh chứng bằng
rất nhiều các hình ảnh phản cảm học đường đã nhanh chóng được lan truyền trên
mạng, ngay trong giờ học). Vì vậy, cần thiết phải có cách thức để sử dụng thiết bị
thông minh một cách “thông minh”, biến điện thoại thông minh trở thành một
phương tiện học tập hiệu quả, giúp thế hệ trẻ chúng em được tiếp cận với một phương
thức giáo dục thông minh hơn, hiện đại hơn chứ không phải chỉ dùng điện thoại
thông minh với mục đích cá nhân đơn thuần.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh
nghiệm “Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện chuyển đổi số qua việc sử
dụng điện thoại thông minh trong giờ học đạt hiệu quả theo Thông tư
32/2020/BGDĐT” với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện dạy học bộ môn có sử dụng điện thoại thông minh tới bạn bè, đồng nghiệp.
3
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Ứng dụng CNTT (sử dụng các phần mềm dạy học, sử dụng các thiết bị hiện
đại như máy chiếu, máy chiếu hắt, ti vi thông minh, các ngữ liệu khoa học từ trên
mạng Internet) vào quá trình dạy và học là một vấn đề không mới tuy nhiên việc sử
dụng trong nhà trường mới chỉ dừng lại chủ yếu từ phía giáo viên. Việc ứng dụng
CNTT trong nhà trường đã bước đầu đáp ứng được một phần yêu cầu của đổi mới
dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của
người học. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên chỉ đào tạo về mặt chuyên môn, nên năng
lực sử dụng các phần mềm tiện ích phục vụ cho quá trình dạy học là rất hạn chế.
Hiện nay, có một số lượng lớn học sinh THPT được cha mẹ trang bị cho điện
thoại thông minh để liên lạc, giải trí, học tập. Tuy nhiên thời lượng học sinh sử dụng
điện thoại cho việc học tập còn chưa thường xuyên và chưa nhiều. Đồng thời ý thức
sử dụng điện thoại đúng mục đích của học sinh còn hạn chế. Đây là sự lãng phí lớn
về tài nguyên (thiết bị, thời gian, con người).
Sau khi Thông tư 32/2020/TT –BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 được ban
hành, có nhiều bài viết trên các báo Giáo dục thời đại, Tuổi trẻ, Nhân dân, Lao động,
Pháp luật… đề cập đến vấn đề về học sinh sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học
tập ở trường phổ thông: Có hay không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong
giờ học để phục vụ mục đích học tập; lợi ích và hạn chế trong việc cho phép học
sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ mục đích học tập; các nguy cơ khi
cho phép học sinh mang điện thoại đến trường; cho học sinh sử dụng điện thoại
thông minh là phương tiện học tập phù hợp với xu thế của thời đại.
Tất cả các đề tài và bài viết chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kết
luận về thực trạng về việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh, quan điểm
và cách thức quản lý của các cấp, hướng dẫn kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh
một cách hiệu quả cho học sinh. Đồng thời, các đề tài, các bài viết chưa chỉ ra các
giải pháp đồng bộ để sử dụng hiệu quả điện thoại thông minh trong giờ học của học
sinh khi giáo viên cho phép phục vụ mục đích học tập.
Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh, tăng cường giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh để đáp ứng được các đòi hỏi cần thiết cho cuộc sống,
thích ứng với quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục, chúng tôi đã mạnh dạn
lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình dạy và học bộ môn.
4
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông
minh trong giờ học phục vụ mục đích học tập
2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào
tạo
Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
năm 2013 đã thông qua Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học
đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp
quy luật khách quan.
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư
xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ
đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết 29- NQ/TW (2013) của Đảng, nước ta đã từng bước
thực hiện quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đến năm 2019,
Quốc hội nước ta đã ban hành Luật giáo dục. Tại Điều 2 đã xác định mục tiêu giáo
dục là “phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
5
xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”; tại Điều 4 chỉ rõ “Phát triển giáo dục
phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, xây
dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học
tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”; Tại Điều 7 nhấn mạnh “Phương
pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; tại Điều 16 quy định “Tổ chức,
gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở
giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh”.
Đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư nhằm triển
khai Luật Giáo dục 2019 một cách hiệu quả. Trong đó, Thông tư 26/2020/TTBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/8/2020 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học
sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày
12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Điều 1, khoản 3
đã sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Thông tư 58/2011, cho phép việc “kiểm tra, đánh giá
thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi
– đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập”; việc “kiểm tra,
đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được
thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự
án học tập”. Tại Thông tư 32/2020/ TT –BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020, Điều
37. Những điều học sinh không được làm, khoản 4 đã quy định học sinh không được
“Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục
vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Với quy định này đồng
nghĩa với việc học sinh có quyền sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thông
minh khác trong giờ học phục vụ mục đích học tập nếu được giáo viên cho phép.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo
dục và đào tạo”. Hội thảo đã nhấn mạnh yêu cầu cần thiết phải tích cực phải chuyển
đổi số trong giáo dục nhằm hướng tới việc đào tạo những công dân Việt Nam có
kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số để trở thành công dân toàn cầu.
Trong bối cảnh của dịch bệnh Cocvid – 19, đã tạo ra áp lực lớn cho các hoạt
động giáo dục đồng thời đồng thời cũng tạo ra động lực để chuyển đổi số trở nên
mạnh mẽ hơn; tạo cơ hội và động lực để giáo viên, học sinh thích ứng, áp dụng
phương thức dạy học trực tuyến, khai thác tối đa các phần tiện ích của giáo dục.
Hàng năm, một trong những nhiệm vụ của người giáo viên là thực hiện bồi dưỡng
thường xuyên (thông qua các đợt tập huấn tập trung do Sở, nhà trường tổ chức và
6
quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên trong suốt năm học) để đáp ứng những đòi hỏi
của Ngành, của đất nước đặc biệt là góp phần tiếp cận với chương trình Giáo dục
phổ thông 2018.
Như vậy, Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lộ trình đổi
mới toàn diện, liên tục, đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng
lực của người học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập
quốc tế trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc; gắn đổi mới giáo dục với tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển khả năng sáng
tạo, tự học của học sinh, khuyến khích học tập suốt đời, tạo cơ hội để mọi người
được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Có thể thấy, việc quy định học sinh có quyền sử dụng điện thoại di động và
các thiết bị thông minh khác trong giờ học phục vụ mục đích học tập nếu được giáo
viên cho phép là phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại, yêu cầu đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục.
2.1.2. Một số quan niệm về chuyển đổi số trong giáo dục
2.1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi hoạt động xã hội từ không gian truyền
thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức điều hành,
lãnh đạo, quy trình làm việc.
2.1.2.2. Mục đích chuyển đổi số
Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đáp ứng đòi hỏi của chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
Đồng thời trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu
mà con người chưa thể kiểm soát được khiến cho học sinh, sinh viên tạm dừng đến
trường, việc chuyển đổi số trong giáo dục càng trở nên cấp thiết với việc đa dạng
các hình thức dạy học trên cơ sở tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin.
Việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục sẽ làm thay đổi diện mạo giáo
dục hoàn toàn mới phương thức, cách thức, phương pháp, kĩ thuật, công cụ và
phương tiện mới nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, nâng cao chất
lượng giáo dục, tạo cơ hội để hội nhấp quốc tế.
2.1.2.3. Điều kiện cần thiết để chuyển đổi số
7
Để thực hiện chuyển đổi số cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong
đó:
– Sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của chuyển đổi
số trong giáo dục.
– Sự chuẩn bị đầy đủ đồng bộ về cơ sở hạ tầng ICT: Internet tốc độ cao, thiết
bị kĩ thuật số
– Sự phát triển công nghệ công nghệ: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật
(IoT), điện toán đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân tạo (AI)….
– Con người với kĩ năng chuyển đổi và Năng lực số sẽ là yếu tố cốt lõi để thực
sự thay đổi và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục một cách thực chất và hiệu
quả.
2.1.2.4. Khung năng lực số của học sinh
Chuyển đổi số trong giáo dục học sinh cần đạt được các năng lực sau đây:

0. Sử dụng các thiết bị
kĩ thuật số
Xác định, quản lý và sử dụng được công cụ phần mền và
công nghệ một cách hợp lí trong môi trường số
1. Xử lý thông tin và dữ
kiện
– Xác định rõ những, thuộc tính (từ khóa, định dạng, hình
ảnh, video…) thông tin cần thiết, địa chỉ nguồn dữ liệu,
thông tin và nội dung số, sử dụng chúng hiệu quả
– Tìm kiếm và đánh giá sự phù hợp của nguồn thông tin
và nội dung của nó. Sử dụng hiệu quả công cụ và thông
tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt.
– Lưu trữ, quản lý và tổ chức được dữ liệu thông tin và
nội dung số.
2. Giao tiếp và hợp tác– Tương tác, giao tiếp và hợp tác thông qua công nghệ số
trong khi chú ý đến sựu đa dạng về văn hóa và sự khác
biệt thế hệ.
– Tham gia vào xã hội thông qua các dịch vụ số và quyền
công dân được tham gia.
– Quản ;lí thông tin cá nhân
– Tạo ra và biên tập nội dung số.

8

3. Tạo nội dung kĩ thuật
số
– Cải tiến và tích hợp nội dung số vào nội dung đã có sẵn
khi ý thức được bàn quyền.
– Biết cách đưa ra hướng dẫn có thể hiểu được.
4. An toàn kĩ thuật số– Bảo vệ được thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền
riêng tư trong môi trường số, bảo vệ thể chất và sức khỏe
tâm lý và nhận thức về các công nghệ kỹ thuật số cho
hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội.
– Nhận thức được về tác động môi trường của công nghệ
kỹ thuật số và việc sử dụng chúng.
5. Giải quyết vấn đề– Xác định được các nhu cầu và vấn đề trong môi trường
số.
– Giải quyết các tình huống có vấn đề trong môi trường
số.
– Sử dụng được các công cụ số cải tiến quy trình và sản
phẩm, cập nhập được sự phát triển của công nghệ số mới.
6. Năng lực định hướng
nghề nghiệp
-Vận hành được các công nghệ kỹ thuật số chuyên biệt
và hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu chuyên ngành,
thông tin và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể.

Tất cả năng lực số của học sinh trong chuyển đổi số trong giáo dục đều phù
hợp và góp phần hình thành phẩm chất năng lực của người học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018.
2.1.3. Một số quan niệm về điện thoại thông minh
Xã hội ngày một phát triển và Công nghệ đang chiếm một phần quan trọng và
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng ta. Trong đó điện thoại thông minh đang
dần trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta và điện thoại
thông minh ngày một ảnh hưởng đến đời sống của con người.
2.1.3.1. Khái niệm về điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh (tiếng Anh: smartphone) là khái niệm để chỉ loại điện
thoại di động tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ
tiên tiến về điện toán và có khả năng kết nối với nhiều thiết bị điện tử hiện đại
như TV thông minh, máy tính, robot, nhà thông minh hoặc trí thông minh nhân tạo,
dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường.
9
2.1.3.2. Tác dụng khi sử dụng điện thoại thông minh đối với con người
Với khả năng di động cao, phần cứng mạnh mẽ, cùng hàng trăm ngàn ứng
dụng trên nhiều lĩnh vực, điện thoại thông minh ngày nay đã trở thành một thiết bị
“all in one” (tất cả trong một) nhỏ gọn luôn sẵn sàng phục vụ mọi người mọi lúc mọi
nơi.
Trong kỉ nguyên công nghệ ngày nay, điện thoại thông minh không chỉ ngày
càng phổ biến mà còn đem đến cho con người hàng loại khả năng mới trên mọi lĩnh
vực: trao đổi thông tin, làm việc di động, giải trí mọi lúc mọi nơi,…Điện thoại thông
minh đã giúp thay đổi toàn diện cuộc sống theo hướng tích cực hơn.
– Thay đổi phương thức liên lạc truyền thống: Điện thoại thông minh là
bước tiến vượt bậc trong phương thức liên lạc của con người, có thể mang theo trên
mọi hành trình. Điện thoại thông minh không chỉ cho phép người dùng truyền đi
những dữ liệu âm thanh (gọi điện), ký tự (nhắn tin), mà còn là cả dữ liệu âm thanh,
hình ảnh, video, ghi âm, file điện tử… Không những vậy, với kết nối mạng, chúng
ta còn có thể nhìn thấy đối phương, trực tiếp quan sát và chia sẻ nhiều thông tin đa
phương tiện chỉ với một chiếc điện thoại di động.
– Thay đổi cách con người làm việc: Con người có thể làm việc không bị
hạn chế về không gian và thời gian; kịp thời xử lý mọi công việc; sử dụng điện thoại
như một chiếc máy tính (gửi email, chuyển bài tập, học tập trực tuyến; họp trực
tuyến, soạn thảo văn bản, hình ảnh, video, trình chiếu…), thẻ ngân hàng, cuốn sổ tay
ghi chú các công việc cần thiết (thông qua văn bản, âm thanh, hình ảnh); phương
tiện lưu trữ và truyền tải thông tin cần thiết; công cụ để chấm bài trắc nghiệm nhanh
chóng, chính xác; thay đổi một phần của một số lĩnh vực, một số ngành truyền
thống.
– Thay đổi cách giải trí: Điện thoại thông minh là một thiết bị lấp đầy thời
gian chết của mỗi ngày bằng những khoảnh khắc thư giãn thật giá trị; là kho giải trí
khổng lồ giành cho bạn trên mọi lĩnh vực như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, chơi
game, vào trang các trang mạng xã hội; tiết kiệm về thời gian, chi phí cho việc giải
trí.
– Là phương tiện học tập hiệu quả đối với học sinh: Trong thời đại công
nghệ số, vai trò của điện thoại thông minh có rất nhiều ưu điểm để trở thành phương
tiện dạy và học hiệu quả.
Điện thoại thông minh như một cuốn sách mở (có văn bản, hình ảnh, âm
thanh,…) mà người học có thể nhanh chóng truy cập và tìm kiếm tri thức mình cần;
điện thoại thông minh trở thành phương tiện kết nối với giáo viên, bạn học trong lớp
10
và kết nối cộng đồng ngay trong giờ học khi sử dụng phần mềm hỗ trợ; điện thoại
thông minh có thể kịp thời lưu trữ toàn bộ quá trình học tập trong giờ (nhất là khi
học sinh chưa kịp lĩnh hội toàn bộ nội dung bài học); điện thoại thông minh là công
cụ hiệu quả để giáo viên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học
sinh một cách toàn diện bằng nhiều cách thức khác nhau.
Điện thoại thông minh có thể phát huy tối đa các năng lực của học sinh thông
qua các hoạt động học.
2.1.3.3. Một số tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh không đúng
cách.
Thứ nhất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người:
Thị lực con người bị suy giảm, gây tình trạng căng thẳng, mất ngủ, ảnh hưởng
đến xương khớp,da, giảm miễn dịch cơ thể, trầm cảm, béo phì, rối loạn hành vi, suy
giảm trí nhớ, có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, …. Điện thoại thông minh là một
chiếc cầu nối vô hình để lây truyền các vi khuẩn, vi rút làm ảnh hưởng sức khỏe con
người.
Thứ hai, ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội:
– Con người lệ thuộc quá nhiều vào điện thoại thông minh sẽ dẫn đến các suy
nghĩ tiêu cực, giảm sút khả năng tư duy logic
– Cản trở các giao tiếp trực tiếp trong gia đình và xã hội, đặc biệt với trẻ em
hạn chế kỹ năng giao tiếp và hòa nhập xã hội.
– Làm cho cuộc sống của con người trở nên kém an toàn.
– Bùng nổ các mâu thuẫn, các tệ nạn xã hội do tác động từ mạng xã hội khi sử
dụng điện thoại thông minh.
– Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc nhất là giới trẻ có văn hóa “thần
tượng”.
Thứ ba, một số tác hại khác từ việc sử dụng điện thoại thông minh:
– Con người có khả năng tiếp cận các thông tin không chính thống dẫn đến
nguy cơ hoang mang, mất niềm tin hoặc là dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.
– Gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
– Xuất hiện ngày càng nhiều rác thải công nghệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống.
11
– Xuất hiện nguy cơ tai nạn từ việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài hoặc
khi đang nạp pin.
Có thể thấy điện thoại thông minh ngày nay là một phần thiết yếu trong cuộc
sống của con người. Điện thoại thông minh có rất nhiều điểm tích cực góp phần làm
nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách, đúng mục
đích sẽ gây ra những hậu quả khôn lường mà chính người sử dụng phải gánh chịu.
Tác động tích cực hay tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh là do cách
con người khai thác và điều chỉnh hành vi của chính bản thân mình.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh
một số trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Lộc và các trường lân cận.
2.2.1. Thực trạng của việc sử dụng điện thoại thông minh trước khi có
Thông tư 32/2020/TT- BGDĐT
Về việc trang bị và sử dụng điện thoại thông minh của học sinh
Có tới 97,8% học sinh trên địa bàn huyện Mỹ Lộc được trang bị và sử dụng
điện thoại thông minh. Đây là điều kiện thuận lợi đầu tiên trong việc trang bị phương
tiện học tập hiện đại cho học sinh, từ đó có thể dễ dàng triển khai việc cho phép học
sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học nhằm mục đích học tập theo Thông
tư 32.
Về mục đích cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh
Đối với cha mẹ học sinh:
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy việc cha mẹ trang bị và cho phép con mình
sử dụng điện thoại thông minh nhằm các mục đích được cụ thể hóa như sau:
Bảng điều tra về mục đích trang bị điện thoại thông minh cho học sinh THPT
của cha mẹ học sinh.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Nội dung
điều tra
Nội dungSố lượt người
lựa chọn
Mục đích
của cha
mẹ học
sinh
Học tập502
Giải trí204
Kết hợp giữa học tập và giải trí332
Theo dõi, quản lý con ngoài thời gian ở nhà32

12
Đối với bản thân học sinh:
Theo điều tra xã hội học, phần lớn học sinh khi sử dụng điện thoại chủ yếu
nhằm nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích học tập. Với học tập, học
sinh chủ yếu dùng điện thoại để tìm kiếm lời giải cho các bài tập về nhà; học online,
tìm kiếm đề tham khảo, tra cứu thông tin hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên
giao cho. Như vậy, việc sử dụng điện thoại thông minh vào mục đích học tập của
học sinh đã có, tuy nhiên chỉ dừng lại trong thời gian ngoài giờ lên lớp (mà thực tế
phần lớn thời gian của học sinh là học tập ở trường và tham gia các lớp học thêm),
nên thời gian sử dụng điện thoại thông minh vì mục đích học tập chưa nhiều. Không
phải học sinh nào cũng có ý thức sử dụng điện thoại thông minh với ưu tiên hàng
đầu cho việc học tập. Phần lớn học sinh đều mở ứng dụng mạng xã hội hoặc ứng
dụng giải trí (chiếm 53,3%), chỉ có 27,2% học sinh mở ứng dụng học tập đầu tiên
khi sử dụng điện thoại. Điều này cho thấy, học sinh chưa khai thác một cách tối ưu
các hiệu quả của điện thoại thông minh cho việc học tập. Trong khi đó, việc sử dụng
các ứng dụng mạng xã hội hoặc ứng dụng giải trí ngoài tác động tích cực, có khả
năng gây ra tác hại nhiều mặt.
Đối với giáo viên:
Trước khi Thông tư 32 được ban hành, có 68% số thầy cô được hỏi đã từng
hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại thông minh phục vụ mục đích học tập (như
tổ chức dạy học trực tuyến, hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập hoặc hoàn thành
dự án học tập ở một số bộ môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa học, Sinh
học, Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục công dân…), 38% số thầy cô được hỏi chưa từng
hướng dẫn HS sử dụng điện thoại thông minh để học tập vì theo các thầy cô, một số
bộ môn mà thầy cô phụ trách chưa thực sự cần thiết.
53,3%
27,2%
13,9%
5,6%
Biểu đồ 3: Ứng dụng đầu tiên khi học sinh
sử dụng ĐTTM
Mạng xã hội Ứng dụng học tập Kênh giải trí Ứng dụng khác
13
Qua kết quả thống kê trên đã chứng tỏ rất nhiều thầy cô đã tiếp cận và bước
đầu có kỹ năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức, hướng dẫn
học sinh học tập. Đây là điều kiện thuận lợi để nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất các
giải pháp cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học theo Thông
tư 32 một cách hiệu quả.
Về nhận thức đối với lợi ích và tác hại trong việc sử dụng điện thoại thông
minh của cha mẹ học sinh và học sinh
Hầu hết các bậc cha mẹ học sinh và học sinh đều nhận thức được lợi ích của
việc sử dụng điện thoại thông minh trong việc quản lý và liên lạc khi cần thiết hoặc
tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ xã hội, nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế
xã hội cần thiết, nâng cao hiệu quả học tập. Đây là nhận thức đúng đắn, là điều kiện
thuận lợi cho việc triển khai Thông tư 32 trong việc cho phép học sinh sử dụng điện
thoại thông minh trong giờ học phục vụ mục đích học tập trong nhà trường.
Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ học sinh và học sinh đã nhận thức được tác hại
của việc sử dụng điện thoại thông minh nếu không được quản lý chặt chẽ đối với
sức khỏe và các mối quan hệ xã hội, là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn học đường.
Từ thực tế trên, một vấn đề đặt ra là cần phải có biện pháp hiệu quả để phát
huy các lợi ích đồng thời hạn chế các tác hại của việc cho phép học sinh sử dụng
điện thoại thông minh. Chỉ có như vậy cha mẹ học sinh, thầy cô giáo mới có thể yên
tâm cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học vì mục đích học
tập.
2.2.2. Quan điểm về việc sử dụng điện thoại thông minh sau khi Thông tư
32/2020/TT- BGDĐT được ban hành
Về mức độ cần thiết cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong
giờ học phục vụ mục đích học tập
Biểu đồ khảo sát về thực trạng giáo viên hướng dẫn học sinh sử
dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập trước khi có Thông tư 32
Có Không
68%
32%
14
Bên cạnh một bộ phận giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh chưa nhận thức
được đầy đủ yêu cầu cần thiết cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh
trong giờ học phục vụ mục đích học tập, thì đa số đối tượng trên được hỏi đã xác
định được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và việc
sử dụng điện thoại trong giờ học để nâng cao hiệu quả học tập, tạo hứng thú và rèn
kỹ năng, năng lực số cho chọ sinh.
Về lợi ích và tác hại của việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh
trong giờ học theo Thông tư 32.
Hầu hết giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đã nhận thức được lợi ích của
việc sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học. Đó là: học sinh được tích cực,
chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức khoa học, hình thành và phát huy được năng
lực ứng dụng công nghệ thông tin ; mở rộng được không gian học tập cho học sinh
(không bị bó hẹp trong không gian lớp học với những trang sách khô cứng, đang
thiếu nhiều vấn đề thực tiễn hiện nay); phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay
là lấy học sinh làm trung tâm; thúc đẩy được năng lực tự chủ và tự học, giải quyết
vấn đề và sáng tạo của học sinh, kết nối với các lớp học toàn cầu; tạo cơ hội để học
sinh và giáo viên giao lưu trong nước và quốc tế, hội nhập toàn cầu, giáo viên “nhàn”
hơn và chủ động hơn trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Sự nhận thức
đó chính là nền tảng vô cùng quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai
các giờ
Bên cạnh đó, các đối tượng được hỏi cũng đã nhận thức tương đối đầy đủ về
hạn chế khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học: nếu không có biện
pháp quản lý hiệu quả, nhất là việc lo sợ học sinh sẽ càng ngày càng “nghiện” điện
thoại, lơ là việc học tập dẫn đến chất lượng giảm sút; ;lan truyền các văn hóa phẩm
đồi trụy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thụ động tìm kiếm lời giải có sẵn, giảm sút
tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô.
Tuy nhiên, theo nhóm tác giả nghiên cứu, việc dùng điện thoại và thiết bị
thông minh để phục vụ học tập, nghiên cứu đã là xu hướng trên thế giới bởi vậy các
lực lượng giáo dục trong và ngoài xã hội cần phải bắt kịp xu hướng đó. Thông tư 32
là một trong những biểu hiện của sự bắt kịp xu thế đó của lực lượng giáo dục. Điều
quan trọng là phải có chế tài để phát huy điểm tích cực đồng thời khắc phục các mặt
trái của việc sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách. Thiết bị thông minh
là thông minh hay ngược lại hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng nó

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *